1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm một người Việt phản bác Newton và cả Einstein

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlysocap, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ntth

    ntth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Đây là video clip phần phát biểu của một người rất quen trên ttvnol:
    http://www2.thanhnien.com.vn/tn_upload/ser...nhNien/TT16.wmv
    http://www2.thanhnien.com.vn/tn_upload/ser...nhNien/TT17.wmv
    Tiếc là bác ấy hỏi bác Trí hai câu, nhưng chỉ cho xem có một câu thôi:
    Trích đoạn câu thứ nhất:
  2. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Một vài ý kiến nhận xét về thuyết hấp dẫn mới​
    Sau khi nghiên cứu qua lý thuyết hấp dẫn mới của kiến trúc sư Bùi minh Trí đưa ra, tôi có một vài ý kiến nhận xét sơ bộ như sau về những điều được và những điều chưa được của thuyết hấp dẫn mới.
    I) Trước hết tôi xin nói về những cái được:
    Tác giả đã đưa ra được một số ý tưởng mới cụ thể như sau:
    1 ?" Ý tưởng thứ nhất: Giải thích lại bản chất tương tác lực của lực hấp dẫn.
    Để thực hiện điều này, tác giả đưa một tên gọi mới cho một vấn đề không mới, đó là tác giả dùng thuật ngữ ?otrường quyển? để thay thế cho một tên gọi khác của nó là ?otrường hấp dẫn? (là một khái niệm không mới). Nhưng cái mới ở đây là tác giả giải thích lại bản chất tương tác lực của lực hấp dẫn.
    Theo như cách giải thích truyền thống thì tương tác hấp dẫn giữa hai vật thể luôn luôn là tương tác giữa hai vật thể với nhau hoặc trực tiếp (tương tác xa) hoặc gián tiếp (tương tác thông qua hạt Graviton làm trung gian)
    Cách giải thích bản chất tương tác hấp dẫn của tác giả đi ra ngoài hai cách giải thích trên. Theo cách giải thích của tác giả thì tương tác hấp dẫn giữa hai vật thể không phải là tương tác giữa hai vật thể với nhau dù là trực tiếp (tương tác xa) hay gián tiếp (tương tác thông qua hạt Graviton làm trung gian), mà mỗi vật thể đều tạo ra xung quanh nó một trường hấp dẫn (tương tự như hạt điện tích tạo ra xung quang nó một điện trường vậy - điều này đã được thể hịên trong mô hình:
    THỰC THỂ VẬT LÝ = VẬT THỂ + TRƯỜNG QUYỂN.
    Các vật thể sẽ tương tác với trường hấp dẫn của vật thể khác theo cách như sau: khi có một vật thể xuất hịện trong trường hấp dẫn dẫn này thì nó sẽ phải chịu tác động của lực hấp dẫn trong trường đó (điều này tương tự như trong điện trường khi xuất hiện một hạt điện tích thì nó sẽ phải chịu tác động lực của điện trường vậy). Điều này đã được tác giả trình bày như sau: ?oKhối lượng (trong vật thể tâm trường) hấp dẫn các năng lượng không gian (hạt Graviton) trong trường quyển chuyển động hướng tâm với gia tốc g. Các vật thể có khối lượng hiện hữu trong trường quyển bị cuốn theo cùng gia tốc đó.?.
    Tuy nhiên trong lý thuyết của mình thì tác giả đã giải thích hơi bị lộn ngược vấn đề thành ra trở lên phức tạp, tức là tác giả cho rằng: vật thể sẽ hút trường hấp dẫn của vật thể khác. Cách giải thích này thực ra không ổn và việc giải thích cơ chế đó sẽ hết sức phức tạp có thể sẽ dẫn đến phi lý. Theo ý kiến của tôi tác giả nên sửa lại thành vật thể chịu tác động của lực hấp dẫn như vậy sẽ hay hơn và cũng dễ hiểu hơn.
    Thực ra cách giải thích cơ chế tương tác lực thông qua trường là cách giải thích không có gì mới, nhưng cái mới ở đây là tác giả áp dụng cái cơ chế đó vào việc giải thích bản chất của tương tác hấp dẫn. Và theo tôi là một ý kiến rất hay, tôi hòan tòan tán đồng cách giải thích về bản chất của tương tác hấp dẫn nói trên của tác giả
    Dựa trên cơ sở này tác giả xem xét lại các công thức tính tóan lực hấp dẫn của Newton và Einstein, việc làm này là hợp lý nhưng kết quả của việc xem xét đó thế nào thì tôi không dám có ý kiến vì tôi ngại đọc các công thức, mong mọi người thông cảm.
    Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng: Nếu dựa theo lý thuyết này mà chỉ ra được cái sai trong các công thức của thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, và các công thức của thuyết tương đối tổng quát của Einstein thì cũng không thể dựa vào đó để mà khẳng định rằng thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, hay thuyết tương đối tổng quát của Einstein sai được. Vì đây chỉ là một giả thiết cho nên chỉ là sự khác biệt giữa hai lý thuyết, không thể nói lý thuyết nào đúng hơn lý thuyết nào được, vì thực ra chẳng có gì kiểm chứng được cả. Ta chỉ có thể nói một vấn đề gì đó là đúng so với lý thuýêt của mình, hay sai so với lý thuyết của mình mà thôi.
  3. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    2 - Ý tưởng thứ hai: Môi trường truyền sóng ánh sáng không phải là chân không.
    Xét kỹ lại các nhà vật lý thì đúng là họ coi rằng không gian truyền sóng ánh sáng là chân không, và vì vậy, mỗi khi trong công thức cần sử dụng đến vận tốc ánh sáng truyền qua không gian là họ sử dụng hằng số C.
    Điều này thực sự không hợp lý bởi vì miền không gian mà ánh sáng đi qua không phải chỗ nào cũng là chân không thực sự. Có những vùng, mà trong đó, khi ánh sáng đi qua phải chịu tác động của lực hấp dẫn, và vùng đó thì không thể gọi là chân không được. Cần lưu ý rằng lực hấp dẫn có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ của ánh sáng nếu chiều tác động của lực hấp dẫn ngược chiều với chiều chuyển động của ánh sáng. Điều này không mâu thuẫn gì với tiên đề 2 của Einstein cả, vì tiên đề 2 của Einstein quy đinh rằng: vận tốc của ánh sáng khi truyền qua chân không là một hằng số, chứ tiên đề 2 của Einstein không quy định rằng vận tốc của ánh sáng khi truyền qua mọi miền không gian khác nhau là một hằng số. Thực sự các nhà vật lý khi sử dụng vận tốc C cho ánh sáng khi truyền qua các miền không gian khác nhau là một sai lầm. Nhưng vì thông thường ảnh hưởng của lực hấp dẫn làm thay đổi vận tốc ánh sáng là vô cùng nhỏ, có thể coi bằng không, so với độ chính xác của các dụng cụ đo hiện nay, nên người ta đã không phát hiện ra những sai lệch đó và kết quả vẫn được coi là đúng vì sai số nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên trong một số điều kiện nào đó thì sai lệch này là đủ lớn, và nó sẽ dẫn đến nghịch lý mà người ta không giải thích được.
    Tác giả đã phát hiện ra chính cái sai lầm này của họ. Nhưng đây là sai lầm trong sự vận dụng thuyết tương đối hẹp của các nhà vật lý chứ không phải là sai lầm của bản thân thuyết tương đối hẹp của Einstein như tác giả đã khẳng định.
    3 - Ý tưởng thứ ba: Làm rõ các khái niệm không gian và thời gian
    Ở đây về mặt không gian tác giả phân biệt ra khái niệm ?okhông gian tuyệt đối? và ?okhông gian vật lý? nhưng mới chỉ ở dạng sơ sài. Riêng về khái niệm ?oKhông gian vật lý? tác giả trình bày còn nhiều khiếm khuyết cần tìm hiểu thêm. Riêng về vấn đề này tôi xin bổ sung thêm như sau: ?oKhông gian vật lý? được phân làm hai loại là ?oKhông gian thực? và ?oKhông gian được hiển thị qua các dụng cụ đo? trong đó ?oKhông gian thực? là không gian trong thế giới thực, còn ?oKhông gian được hiển thị qua các dụng cụ đo? là không gian đựơc các dụng cụ đo ghi nhận được. Riêng về không gian thực ta lại có thể phân làm hai loại không gian thực khác nhau: ?okhông gian bản thể? và ?okhông gian hiện tượng?.
    Ví dụ: Các ?osóng? thuộc về ?okhông gian hiện tượng? là không gian có thể nhìn thấy, cảm thấy được! Còn ?ocái gì nổi sóng? thuộc về ?okhông gian bản thể? là không gian không thể nhìn thấy, cảm thấy được,
    ?oKhông gian hiện tượng? là sự hiển lộ của ?okhông gian bản thể?, và ?okhông gian bản thể? là nền tảng cho sự xuất hiện của ?okhông gian hiện tượng?.
    Về mặt thời gian tác giả phân biệt ra ?othời gian tuyệt đối? tức là ?othời gian ?otrôi? và ?othời gian qui ước? tức thời gian được ghi nhận bởi các dụng cụ đo vật lý.
    Cần lưu ý rằng hiện nay đối với khoa học thực nghiệm thì chỉ có ?oKhông gian được hiển thị qua các dụng cụ đo? và ?othời gian qui ước? mới là những khai nịêm có ý nghĩa mà thôi. Còn các loại không gian khác và ?oThời gian tuyệt đối? là những khái niệm không có ý nghĩa. Nhưng chúng không có ý nghĩa đối với khoa học thực nghiệm không có nghĩa là nó không có ý nghĩa đối với con người trong việc đi tìm hiểu về thế giới tự nhiên, và ngày hôm nay có thể nó vô nghĩa với khoa học thực nghiệm, nhưng trong tương lai sau này nó lại có thể trở nên có ý nghĩa. Vì vậy ý tưởng phân loại các loại không gian và thời gian của tác giả là một ý tưởng rất hay, nếu biết vận dụng thì đó sẽ là chìa khóa giúp ta hiểu được các kết quả của vật lý hiện đại về giới tự nhiên một cách dễ dàng hơn.
    Ngòai 3 ý tưởng đó ra tác giả còn đưa ra một số nhận định mà tôi thấy là rất có ý nghĩa như:
    Nguyên lý vàng : Một lý thuyết vật lý dù cho kết quả tính toán phù hợp với thực nghiệm, ta chưa thể kết luận lý thuyết vật lý đó là đúng đắn (phản ánh đúng bản chất của tự nhiên) nếu có nghịch lý. Nghịch lý là cảnh báo có sự ngộ nhận.
    Đây thực sự là một điều rất có ý nghĩa có thể giúp cho chúng ta xem xét lại những khiếm khuyết trong nhận thức của mình.
  4. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    II) Tuy nhiên ngòai những điều được đó ra, lý thuyết hấp dẫn mới còn rất nhiều thiếu sót. Bây giờ tôi xin nói về những cái chưa được:
    1- Về mặt hình thức của lý thuyết hấp dẫn mới.
    Theo tôi đây chỉ là một bản trình bày ý tưởng của tác giả, chưa đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức của một tác phẩm khoa học. Trong đó tác giả đưa ra những sự khẳng định, hay các công thức tính toán của mình một cách hết sức chủ quan, tùy tiện không có cơ sở, không logic, thiếu dẫn chứng, thiếu phần lập luận biện giải hay chứng minh, cho nên thiếu sức thuyết phục đối với người đọc, Nhiều chỗ áp đặt gượng gạo, và hết sức cẩu thả khi đưa ra những nhận xét về các lý thuyết khác. Cụ thể tôi sẽ trình bày sau.
    Ngòai ra tác giả mắc vào một lỗi hết sức nghiêm trọng trong một tác phẩm khoa học đó là: ?otự cho là mình đúng!?, ?otự khen mình và chê người?, mèo khen mèo dài đuôi, giống như là đang đi quảng cáo cho mình vậy.
    Ví dụ như những câu:
    - Thực thể vật lý là một cấu trúc vật lý cơ bản có ý nghĩa vật lý rất cơ bản và siêu việt. Phát hiện này có thể sánh với phát hiện vĩ đại của Copernic về thuyết nhật tâm. (trang 14)
    - Thuyết tương đối đã ngộ nhận môi trường không gian vũ trụ là chân không nên coi C là hằng số vật lý (trang 3)
    - Vì Einstein ngộ nhận môi trường không gian trong vũ trụ là chân không nên đã lập ra biểu thức trên (Trang 3)
    - Thuyết hấp dẫn mới đã tìm ra bản chất của biểu thức trên (trang 4)
    - phát hiện thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton là ngộ nhận. (trang 16)
    - Phát hiện này chấm dứt cách chọn điểm quy chiếu tùy tiện mơ hồ trong quan niệm không gian trước đây.(trang 16)
    - Einstein đã ngộ nhận quá trình vật lý (dao động chu kỳ) biến đổi theo trạng thái và môi trường vật lý (nhịp đồng hồ chạy nhanh chậm) là thời gian ?oTrôi? nhanh chậm (trang 17)
    - Xây dựng thuyết tương đối tổng quát, Einstein đưa ra khái niệm Không - thời gian cong, một khái niệm không thể hình dung nhận thức theo tư duy thông thường cho đến nay chưa có ai giải thích được rõ ràng thuyết phục khái niệm không - thời gian cong.(trang 17)
    - Einstein đã ngộ nhận vận tốc của vật thể chuyển động trong trường quyển làm biến đổi gia tốc áp lực của trường quyển lên vật thể ra biến đổi khối lượng. (trang 19)
    - Hiện tượng trên phù hợp với quan điểm của Einstein là vận tốc tăng dẫn tới thời gian ?otrôi? chậm lại. Nhưng đây là một sự ngộ nhận khái niệm thời gian ?otrôi? với trạng thái và môi trường vật lí biến đổi dẫn tới quá trình vật lí (thời gian vật lý) biến đổi. (trang 19)
    - Einstein đã ngộ nhận vận tốc làm thay đổi gia tốc áp lực của trường quyển lên vật thể chuyển động ra thay đổi khối lượng. Đây là một ngộ nhận rất nghiêm trọng. (trang 20)
    - Hiện tượng vận tốc ánh sáng chậm lại tại miền biên không gian trên trái với lý thuyết tương đối của Einstein. (trang 32) (Tại sao lại trái?)
    - Thật kỳ diệu, một điều không tưởng đã thành hiện thực: Thuyết hấp dẫn mới đã giải quyết được vấn đề Newton hằng trăn trở với phát triển bất ngờ: chính Newton vĩ đại đã ngộ nhận cơ chế hấp dẫn.
    Đúng vậy, cơ chế vạn vật hấp dẫn của Newton được thay thế bằng cơ chế hấp dẫn mới: Trường quyển vật thể. Nghịch lý hấp dẫn mà Newton hằng trăn trở được giải quyết rất tự nhiên không cần đến triết lý để biện minh, không những thế Thuyết hấp dẫn mới còn phát hiện ra cấu trúc vật lý cơ bản của tự nhiên, khẳng định các vật thể (vi mô hay vĩ mô) đều có khối lượng, các vật thể đều có trường quyển riêng cùng tuân theo một quy luật vận động.
    Thuyết hấp dẫn mới đã làm sáng tỏ bản chất của lực hấp dẫn, bản chất lưỡng tính song hạt, bản chất của lượng tử năng lượng.
    Thuyết hấp dẫn mới đã có khái niệm nhất quán tường minh về không gian và thời gian.(trang 38)

    Đây là một biểu hiện của người không biết làm khoa học, tác giả cần rút kinh nghiệm và sửa chữa.
    Theo tôi hiểu thì trong một tác phẩm khoa học, mình chỉ nên trình bày ý kiến của mình, còn nó có đúng hay không? có đựơc chấp nhận hay không? hãy để cho công luận đánh giá phán xét, chứ không nên tự mình đưa ra những đánh giá chủ quan như vậy. Tuy nhiên tôi nghĩ những lỗi này có thể sửa chữa đựợc
  5. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Ta có thể phân lý thuyết của tác giả ra làm hai phần chính:
    - Phần 1: Những luận điểm tác giả đưa ra nhằm bác bỏ thuyết Vạn vật hấp dẫn của Newton và thuyết Tương đối của Einstein.
    - Phần hai: lý thuyết mà tác giả đề xuất (chính là thuyết Trường quyển) để giải quyết vấn đề.
    Bây giờ tôi xin đi vào phần thứ nhất:
    Trong phần này tác giả đưa ra những ý kiến nhằm bác bỏ thuyết Vạn vật hấp dẫn của Newton và thuyết Tương đối của Einstein. Nhưng ở đây những luận điểm mà tác giả đưa ra thiếu cơ sở, thiếu logic, không chặt chẽ thuần túy chỉ là những ý kiến chủ quan của tác giả nên thiếu sức thuyết phục. Lẽ ra để bác bỏ một vấn đề gì đó , tác giả cần trình bày sơ bộ nội dung của nó (để đảm bảo tác giả hiểu đúng vấn đề mà mình định bác bỏ), rôi sau đó mới chỉ ra những khiếm khuyết cụ thể của nó và giải thích rõ ràng lý do vì sao mà mình cho rằng đó là những khiếm khuyết.
    Ví dụ:
    A - Để bác bỏ ?oThuyết Vạn vật hấp dẫn của Newton? trước hết tác giả cần nêu rõ nội dung của Thuyết Vạn vật hấp dẫn là gì? Và sau đó chỉ ra những khiếm khuyết cụ thể của nó là gì? Vác cách thức mình định làm sao để bác bỏ nó?
    B - Để bác bỏ thuyết Tương đối của Einstein trước hết tác giả cần nêu rõ nội dung của thuyết Tương đối của Einstein là gì? Những khiếm khuyết cụ thể của nó ra sao? Và mình sẽ làm sao để bác bỏ nó?
    Nhưng ở đây tác giả đã không làm như vậy!
    Đối với thuyết vạn vận hấp dẫn tác giả không nói rõ nội dung của thuyết vạn vật hấp dẫn là gì? Mà Ông chỉ đưa ra những điều mà ông cho rằng đó là khiếm khuyết của thuyết vạn vật hấp dẫn. Ông cũng không chỉ ra cách thức ông định làm sao để bác bỏ thuyết vạn vật hấp dẫn. Trong lý thuyết hấp dẫn mới của mình ông có nói rằng: ?oChỉ cần phát hiện lực hấp dẫn truyền đi với vận tốc hữu hạn là thuyết hấp dẫn sụp đổ.? Nhưng ông không giải thích rõ lý do vì sao mà Chỉ cần phát hiện lực hấp dẫn truyền đi với vận tốc hữu hạn là thuyết hấp dẫn sụp đổ như ông đã khẳng định?

    Đối với thuyết tương đối của Einstein tác giả cũng không trình bày nội dung thuyết tương đối là gì? Mà ông chỉ đưa ra những nhận xét chủ quan của mình về thuyết tương đối tổng quát mà thôi. Ông cũng không chỉ ra cách thức ông định làm sao để bác bỏ thuyết tương đối. Rõ ràng ở đây tác giả không chứng minh được là thuyết tương đối của Einstein là sai như tác giả đã khẳng định!!!! Và ông lầm lẫn không phân biệt đựơc đâu là thuyết tương đối, và đâu là những kết quả của việc nghiên cứu các lĩnh vực khác của vật lý khi áp đụng thuyết tương đối ở đây.
    Về phần thứ hai: là phần tác giả đưa ra lý thuyết của mình.
    Việc trình bày thiếu rõ ràng, lộn xộn và không nhất quán với nhau. Nhất là không nói rõ nội dung lý thuyết của mình là gì? Xây dựng nhiều khái niệm theo một cách một cách mơ hồ không rõ ràng.
  6. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Trên đây là nhận xét của tôi về mặt hình thức, và tiếp theo tôi xin trình bày nhận xét về mặt nội dung.
    Bỏ qua những vấn đề khác tôi xin đi vào hai phần chính là phần nhận xét về thuyết vạn vật hấp dãn và thuyết tương đối; và phần thứ hai là lý thuyết mà tác giả đưa ra.
    Bây giờ tôi xin đi vào phần thứ nhất

    Phần này được tác giả trình bày trong mục số 3 từ trang 7 đến trang 13, bỏ qua một số yếu tố ít quan trọng tôi xin đi vào những vấn đề chính:
    1- Việc giải thích vấn đề Tại sao các lý thuyết vật lý được coi là chuẩn mực thành công lại không tương thích với nhau ?
    Tác giả cho rằng:
    Trước hết là quan niệm, nhận thức về các đại ********* lý cơ bản của các lý thuyết không thống nhất, có nhiều dị biệt, mô hồ, đặc biệt là khái niệm không gian và thời gian.
    ..................................................................................................................................................................................................
    ta không thể chủ quan đánh giá một lý thuyết vật lý nào đó là đúng hay sai (phản ánh đúng bản chất của tự nhiên) khi chính ta còn rất mơ hồ về khái niệm không gian và thời gian.

    Thế nhưng có một vấn đề cần đặt ra ở đây là: dựa vào đâu mà tác giả khẳng định rằng: lý thuyết vật lý được coi là chuẩn mực thành công lại không tương thích với nhau là do là quan niệm, nhận thức về các đại ********* lý cơ bản của các lý thuyết không thống nhất, có nhiều dị biệt, mô hồ, đặc biệt là khái niệm không gian và thời gian?
    Nếu bây giờ tôi lật lại vấn đề là nếu các lý thuyết vật lý hiện có thống nhất lại các quan niệm, nhận thức về các đại ********* lý cơ bản của các lý thuyết không thống nhất, có nhiều dị biệt, mô hồ, đặc biệt là khái niệm không gian và thời gian với nhau thì tác giả có chắc chắn rằng chúng sẽ tương thích với nhau không?
    Và điều khẳng định thứ hai của tác giả: ta không thể chủ quan đánh giá một lý thuyết vật lý nào đó là đúng hay sai (phản ánh đúng bản chất của tự nhiên) khi chính ta còn rất mơ hồ về khái niệm không gian và thời gian.
    Tôi xin hỏi lại: nếu bây giờ chúng ta không còn mơ hồ về khái niệm không gian và thời gian nữa thì có chắc chắn rằng những đánh giá chủ quan của chúng ta về một lý thuyết là đúng hai sai là tuyệt đối đúng hay không?
  7. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    2- Việc giải thích vấn đề Tại sao các vật thể vi mô có lưỡng tính sóng hạt ?
    Tác giả đưa ra lời giải thích như sau:
    - Vận tốc của vật thể (hạt photon) chuyển động cho ta biết tính hạt.
    - Tần số của trường quyển photon quay cho ta biết tính sóng.

    Vậy tại sao Vận tốc của vật thể (hạt photon) chuyển động cho ta biết tính hạt?
    Và tại sao Tần số của trường quyển photon quay cho ta biết tính sóng?
    Tác giả hòan tòan không có một lời giải thích!!
    3- Việc nhận xét đánh giá về thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton
    Tác giả nhận định: Chỉ cần phát hiện lực hấp dẫn truyền đi với vận tốc hữu hạn là thuyết hấp dẫn sụp đổ.
    Thế nhưng vì sao mà việc: lực hấp dẫn truyền đi với vận tốc hữu hạn là thuyết hấp dẫn sụp đổ? Tác giả không có một lời giải thích!
  8. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    4 ?" Việc nhận xét đánh giá về thuyết tương đối của Einstein
    Tác giả nhận xét về thuyết tương đối hẹp dựa trên nền tảng là một nhận định: Cơ học tương đối tính là cơ học cổ điển có xét đến ảnh hưởng của vận tốc lớn (gần vận tốc ánh sáng) tới các đại lượng vật lý.
    Không biết dựa vào đâu mà tác giả đưa ra một lời khẳng định như vậy? không một dẫn chứng, không một lời giải thích! Theo sự hiểu bíết của tôi về thuyết tương đối thì hoàn tòan không phải như vậy!
    Cũng trong phần này tác giả khẳng định hai tiên đề của Einstein đưa ra là sai, nhưng chỗ mà tác giả chỉ ra nó sai như thế nào thì lại không chính xác!
    Tiên đề thứ nhất của Einstein được phát biểu như sau:
    - Mọi hiện tượng Vật lý (Cơ, nhiệt, điện, từ ...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. Ðiều nầy cho thấy các phương trình mô tả các hiện tượng tự nhiên đều có cùng dạng như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính.
    Nhận xét về tiên đề này tác giả đưa ra lời nhận định như sau:
    Ngộ nhận vận tốc làm thay đổi khối lượng của vật thể chuyển động. Thực ra vận tốc không làm thay đổi khối lượng của vật thể chuyển động mà làm thay đổi gia tốc áp lực (A) của trường quyển hấp dẫn lên vật thể chuyển động
    Tôi chẳng thấy sự ?ongộ nhận vận tốc làm thay đổi khối lượng của vật thể chuyển động? của Einstein trong tiên đề 1 như tác giả nói là ở chỗ nào cả!
    Tiên đề thứ hai của Einstein được phát biểu như sau:
    Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính
    Và tác giả đã nhận định về tiên đề này như sau:
    Ngộ nhận môi trường không gian là chân không dẫn tới ngộ nhận vận tốc ánh sáng trong môi trường không gian là hằng số vật lý, thực ra vận tốc, ánh sáng C không phải là hằng số vật lý trong mọi trường quyển vật thể
    Ở đây rõ ràng là Tiên đề 2 phát biểu về vận tốc ánh sáng truyền trong chân không, tác giả lại hiểu lệch theo ý nghĩa truyền trong môi trường không gian! Vì vậy lý lẽ của tác giả chẳng có chút logic nào cả!
    Về thuyết tương đối tổng quát tác giả khẳng định:
    Cơ sở của thuyết tương đối tổng quát là phương trình trường hấp dẫn Einstein nhằm xác định mô hình không gian của vũ trụ cùng tính chất vật lý đặc trưng cho không gian đó.
    Đây là một lời khẳng định vô căn cứ!
    Trung tâm của thuyết tương đối tổng quát là nguyên lý tương đương đựơc phát biểu như sau:
    ?oTrọng lực và quán tính là một? hay ?otrọng lực chính là quán tính và quán tính chính là trọng lực!?
    Dựa trên nguyên lý tương đương này mà Einstein xây dựng lên phương trình trường hấp dẫn Einstein nhằm xác định mô hình không gian của vũ trụ cùng tính chất vật lý đặc trưng cho không gian đó, chứ không phải Cơ sở của thuyết tương đối tổng quát là phương trình trường hấp dẫn Einstein nhằm xác định mô hình không gian của vũ trụ cùng tính chất vật lý đặc trưng cho không gian đó như tác giả khẳng định.
    Tác giả còn một khẳng định vô căn cứ nữa khi cho rằng Cơ sở của thuyết tương đối tổng quát là cơ sở của thuyết vạn vật hấp dẫn có xét đến độ cong không thời gian phi Euclid bao quanh vật thể có khối lượng lớn.
    Để rồi từ đó tác giả suy luận:
    Từ phát hiện Newton ngộ nhận về cơ chế hấp dẫn trong thuyết vạn vật hấp dẫn đến ngộ nhận của Einstein trong thuyết tương đối đặc biệt. Thuyết hấp dẫn mới có thể kết luận : Cơ sở của thuyết tương đối tổng quát không phù hợp với cấu trúc vật lý cơ bản của tự nhiên. Ý tưởng của thuyết tương đối tổng quát là hệ quả phát triển tư duy ngộ nhận từ hai lý thuyết vạn vật hấp dẫn và thuyết tương đối đặc biệt.
    Cơ sở của thuyết tương đối tổng quát càng xa rời hiện thực (khái niệm không gian phi Euclid, không thời gian cong)

    Theo tôi hỉểu thì thực sự tác giả có tìm hiểu về thuyết vạn vật hấp dẫn, còn về thuyết tương đối tổng quát của Einstein thì ông chỉ tìm hiểu lớt phớt chưa hiểu gì lắm, nhưng vì ông cho rằng thuyết tương đối của Einstein là sự kế thừa thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, cho nên thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton mà sai thì đương nhiên thuyết tương đối tổng quát của Einstein cũng sai luôn!!
    Nếu quả đúng như vậy thì đây là một cách thức làm khoa học hết sức tùy tiện của tác giả!
    Tuy nhiên trong phần này tôi thấy tác giả có đưa ra nguyên lý vàng là rất có giá trị!
    Nguyên lý vàng:
    Một lý thuyết vật lý dù cho kết quả tính toán phù hợp với thực nghiệm, ta chưa thể kết luận lý thuyết vật lý đó là đúng đắn (phản ánh đúng bản chất của tự nhiên) nếu có nghịch lý. Nghịch lý là cảnh báo có sự ngộ nhận
    Tôi hết sức tán thành nguyên lý vàng này của tác giả!
  9. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Về phần thứ hai: việc đưa ra lý thuyết hấp dẫn mới:
    Trong phần này tác giả đưa ra lý thuyết của mình nhưng tôi đọc mãi vẫn không thấy nội dung của lý thuyết đó là gì?
    Chỉ thấy tác giả nói đến cơ sở để xây dựng lý thuyết hấp dẫn mới, hoặc nói đến việc xác định hai hạt cơ bản nguyên thủy nhờ lý thuyết mới, hoặc nhận thức rõ về các đại lượng vật lý cơ bản,... nhưng cái chính là Nội dung của lý thuyết hấp dẫn mới tôi tìm hòai mà không thấy nó nằm ở chỗ nào?
    Sau cùng tôi để ý đến một dòng bên dưới tiêu đề có nội dung như sau: ?oTrường quyển hấp dẫn năng lượng không gian (Graviton) của vật thể? có lẽ đó là nội dung của thuyết hấp dẫn mới chẳng? Quả thật ý nghiã của nó thật khó hiểu
    Hơn nữa ở đây thì tác giả viết rằng: ?oTrường quyển hấp dẫn năng lượng không gian (Graviton) của vật thể?, nhưng ở những chỗ khác thì tác giả lại viết rằng:
    - Hạt khối lượng chỉ tương tác hấp dẫn các hạt Graviton trong trường Graviton tạo nên trường quyển Graviton riêng hình thành một thực thể vật lý.
    - Trường quyển vật thể là vùng trường Graviton chịu sức hấp dẫn của khối lượng vật thể tâm trường.

    Vậy trường quyển hấp dẫn Graviton của vật thể hay là Vật thể hấp dẫn các hạt Graviton của vật thể khác?
    Hạt Graviton có phải trường quyển không?
    .....vvvvv
    Tôi thấy tác giả dùng các khái niệm này chưa ổn định, chưa nhất quán với nhau!
    Tôi thấy ở đây tác giả đưa ra nhiều ý kiến hết sức mơ hồ. Cụ thể tác giả đưa ra thuyết trường quyển, trong đó tác giả đưa ra việc xác định hai hạt cơ bản nguyên thủy nhưng tác giả không nói rõ dựa vào đâu để mà tác giả đưa ra kết luận này. Dựa vào đâu để mà khẳng định trường quyển là ?ohạt?? (theo ý kiếnm cá nhân của tôi, tác giả không nên gán chữ hạt cho nó, mà nên giữ nguyên tên ?otrường? như vậy sẽ hay hơn.)
    Hơn nữa việc mô tả hai hạt cơ bản nguyên thủy của tác giả hết sức mơ hồ, đối với hạt khối lượng tác giả không nói rõ vì sao lại gọi nó là hạt khối lượng? và nó khác với hạt năng lượng Graviton về bản chất như thế nào? Tại sao tác giả gọi đó là hạt??? ý nghĩa của chữ hạt ở đây phải được hiểu như thế nào? Cấu trúc của hạt khối lượng và hạt Graviton ra sao? Kích thước của chúng thể nào? (Trong lý thuyết của mình tác giả chỉ nói một cách rất đại khái rằng: Hạt khối lượng là hạt nhỏ nhất trong tự nhiên có thể coi là siêu vi điểm nhưng siêu vi điểm nghĩa là thế nào? Kích thước của nó bằng không hay khác không? Nếu khác không thì cụ thể là bao nhiêu? Còn đối với hạt Graviton thì tác giả thậm chí không đề cập gì đến kích thước của chúng). Rồi hình dáng cụ thể của từng loại hạt ra sao? Sự kết hợp của chúng với nhau được thực hiện như thế nào? Chúng có thể tồn tại độc lấp riêng rẽ với nhau không? Một hạt khối lượng kết hợp với một hạt Graviton hay nhiều hạt Graviton? Lực gì giữ vai trò nối kết hạt khối lượng và hạt Graviton với nhau? Hạt Graviton có câu trúc thế nào? Gián đọan hay liên tục? Tại cùng một vị trí trong không gian có thể tồn tại hai hạt Graviton có thể nằm trùng lên nhau hay không? vì sao? Tại cùng một vị trí trong không gian có thể tồn tại hai hạt khối lượng có thể nằm trùng lên nhau hay không? Vì sao? Tại cùng một vị trí trong không gian có thể tồn tại một hạt khối lượng nằm trùng lên một hạt Graviton nhau hay không? Vì sao? Hạt khối lượng tương tác với hạt Graviton của một hạt khối lượng khác theo định luật nào? Tương tác của chúng là tương tác xa hay tương tác gần?..... và còn vô số vấn đề liên quan đến vấn đề này đã không được tác giả đưa ra một lời giải thích thỏa đáng.
    Còn nhiều vấn đề nữa nhưng tôi nghĩ như vậy cũng tạm đủ để xem xét lại lý thuyết này.
    Trên đây là một số ý kiến nhận xét của tôi gửi đến tác giả, viện khoa học phát triển nhân lực và tài năng cùng một số cơ quan thông tấn báo chí có liên quan. Theo ý kiến cá nhân của tôi các ý tưởng mà tác giả đưa ra là rất hay nên phát triển và hòan thiện, còn các thiếu sót thì cần khắc phục để nó có thể trở thành một lý thuyết khoa học hòan chỉnh đáp ứng được các yêu cầu về nội dung cũng như hình thức của một tác phẩm khoa học..
    Nhưng dù có hòan thiện đựơc tác phẩm của mình thì tôi cho rằng lý thuyết hấp dẫn mới của tác giả Bùi minh Trí chỉ có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho hai thuyết: thuyết vạn vật hấp dẫn và thuyết Tương đối mà thôi, chứ nó không có tác dụng thay thế, và càng không có khả năng lật đổ hai thuyết đó.

Chia sẻ trang này