1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm một người Việt phản bác Newton và cả Einstein

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlysocap, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phieufbk

    phieufbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn vatlysocap và các bạn,
    Tôi hơi bất ngờ với câu trả lời thách thức và ?ocục bộ? của bạn.
    Trước hết tôi xin trình bày quan điểm của tôi về cách đánh giá một vấn đề, rồi ta vào việc chính nhé!
    Khoa học mà tôi và bạn đang nói là khoa học thực nghiệm, có nghĩa phải cân đo đong đếm được hay nôm na là bắt bỏ vào mồm được mới tin.
    Khoa học thực nghiệm chia cắt đối tượng để nghiên cứu sự vật, và giải thích các hiện tượng tự nhiên mà đích cuối cùng là giải thích bản chất vũ trụ này. Quá trình đó rất nhiều học thuyết được xây dựng, mà Thuyết hấp dẫn và Tương đối là 2 trong số đó. Ngày nay, những lý thuyết này không đơn thuần được coi là câu chuyện riêng của Vật Lý, mà thực sự bao hàm ý nghĩa triết học bên trong.
    Từ Newton đến Eistein, từ đối tượng nghiên cứu vĩ mô đến vi mô, dẫn đến câu hỏi cái gì là cơ bản nhất?, điều này dẫn Vật Lý đến thẵng của ngõ triết học mà ở đó người bạn Tôn giáo đang chờ sãn, chỉ có điều đi khác con đường mà thôi!
    Với tôi không chấp nhặt là gì, miễn là có thể giải thích được hiện tượng tự nhiên và vũ trụ là được, tôn giáo hay khoa học cũng vậy! Một sô bạn cho rằng vật lý phải đi trên con đường khoa học thực nghiệm, nhưng các bạn phải biết là có nhiều cách để giải thích thế giới và chúng vẫn tồn tại đến ngày này, con ra đời thì sớm hơn vật lý nhiều!
    Vật Lý học cũng vậy được phát triển dựa trên nhiều học thuyết và công cụ (toán học,...), các lý thuyết sau muốn sống được nó phải giải thích được một lớp bài toán tổng quát hơn, và như thế nó trở nên tiên tiến hơn.
    Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được rằng, bất kỳ một mô hình toán hoặc hay lý thuyết nào cũng đều tồn tại những nghịch lý mà bản thân lý thuyết đó không giải quyết được (hẳn bạn đã đọc câu chuyện ?onghịch lý người tử tù??). Điều này thì Hesenbeg đã chỉ ra trong vật lý lượng tử, rằng không thể đồng thời xác định chính xác cả vận tốc và khối lượng!, vậy điều gì xảy ra dưới khoảng cách plank hả bạn? Điều đó có nghĩa là Thuyết tương đối của Eistein vẫn còn nghịch lý, mà thực tế là nó có nghịch lý. Điều này không có nghĩa là phủ nhận học thuyết, mà ngược lại học thuyết này đã giải thích được một lượng lớn bài toán hơn hẳn các học thuyết trước đó để trở thành trụ cột cho vật lý hiện đại (giống như câu chuyện các cầu thủ, ai cũng có khả năng gi bàn, nhưng cai khác là cấp độ trận đấu nào, ở trận đấu đỉnh cao thì rõ ràng việc đưa bóng vào lưới khó hơn). Còn hẳn là bạn biết rõ lúc nào thì áp dụng Newton rồi chứ?, chắc là không phải mọi lúc và mọi nơi được!
    Các học thuyết như Eistein chẳng hạn được xây dựng dựa trên các tiên đề, và các công cụ toán học và điều này có nghĩa là sức sống của toán học phụ thuộc nhiều và độ sống của các tiền đề (chẳng hạn Eistein cho rằng vận tốc ánh sáng là bất biết, nhưng thực sự là có bằng chứng cho thấy điều này ko phải! Lỗi tai ai đây?, tai bằng chứng hả bạn). Và khi thực tế chỉ ra rằng bản thân nó lý thuyết này không giải thích được thì có nghĩa là nó đã bị lạc hậu! Và một lý thuyết mới hơn giải thích được lớp bài toán rộng hơn rõ ràng là được chấp nhận. Tôi cho rằng Lý Thuyết Hấp Dẫn Mới (LTHDM) của Bùi Minh Trí tiến bộ hơn.
    Rõ ràng LTHDM sử dụng ít tiền đề hơn, và tự nhiên hơn khi đưa ra khái niệm Thực thể = Vật thể + trường quyển. Về phía tôi tôi cho rằng nó sẽ sống.
    Bạn phải lưu ý rằng Thuyết Tương đối có từ đầu thế kỷ 20, còn LTHDM thì hôm nay!
    Các bạn có lẽ có hàng tỷ ví dụ về sự ngộ nhận, cho răng VN nhược tiểu nên không nhiên cứu được, tôi có thể nói rằng: không phải là cứ một nước công nghiệp còn kém phát triển thì trình độ tư duy trừu tượng lại thấp đâu bạn nhé!
    Có bạn đưa ra ví dụ về học trò của Đàm Trung Tồn đã ngộ nhận,...thì tôi có thể đưa ví dụ về sự ngộ nhận của những ông thầy luôn tưởng mình là số 1 cho các bạn. Chính cuộc đời Eistein là một ví dụ, Eistein có tôn thờ ông Gs của mình đâu!
    Lịch sử thì chuyện đúng sai, công bố rồi ngộ nhận thì nhiều vô kể, nhưng đối với trường hợp này thì tôi tin là ?osống đẹp?!
    Các bạn có thể choáng váng với các phòng thí nghiệm ở nước ngoài, rõ ràng trong tình trạng hiện nay của đất nước thì chưa thể trang bị được, nhưng ở tầm trừu tượng và lý thuyết chúng ta không thể ngăn cản những nhà sáng tao!
    Gửi tới bạn vatlysocap: bản bảo tôi là nhầm lẫn giữa tôn giáo và khoa học thì tôi có thể chỉ cho bạn nhiều nhà vật lý hàng đầu bỏ khoa học để tìm chân lý trong tôn giáo (nếu có thời gian bạn có thể tham khảo: the tao of physic hoặc bản dịch TV, kẻo bạn bảo tôi nêu ví dụ cụ thể sờ mó được thì tôi ko có tg trả lời!). Còn bạn thì bạn cũng chìm đắm trong tôn giáo đó thôi (ban tự nhận mình là tín đồ của Newton và Eistein đấy nhé!).
    Còn về mặt đối chất, (nghe nghiêm trọng quá!) thì tất cả những người trong diễn đàn này sẽ lắng nghe bạn, không phải mình tôi đâu!
    Tôi tin Lý Thuyết Mới sẽ sống!
    P/S: Bạn có thể ngưỡng mộ ai đó, nhưng đừng đặt họ lên đầu vì nó sẽ cản trở bước chân của bạn!
    _____________________________________________
    Được phieufbk sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 12/11/2006
  2. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    anh bàn nà?y cò vè? nf̣ng vĂ? phương phàp luẶn hơn là? hiĂ?u biẮt vĂ vẶt lỳ
    cài triẮt lỳ hòc thuyẮt nà?o cùfng cò nghìch lỳ là? 'ùng, nhưng nòi cơ hòc cĂ? 'iĂ?n tĂ?n tài nghìch lỳ, hay thuyẮt tương 'Ắi tĂ?n tài nghìch lỳ, hay dĂfn chứng ra cà? "nghìch lỳ" cù?a heisenberg là? khĂng 'ùng
    nhưfng cài 'ò khĂng phà?i nghìch lỳ, mà? là? giới hàn cù?a mẶt lỳ thuyẮt, hay là? khoà?ng tiẮp cẶn cho phèp cù?a mẶt phèp thư?, chứ khĂng phà?i nghìch lỳ.
    khi ta chàm 'Ắn nhưfng giới hàn 'ò, là? lùc ta cà?m thẮy 'Ặng lực 'Ă? phàt triĂ?n vẶt lỳ thĂm mẶt nẮc thang mới, nhò? hơn, sĂu hơn, chi tiẮt hơn, hof̣c rẶng hơn, bao quàt hơn vv..vv...
    chf́c chfn Einstein và? Newton khĂng sai, vì? tĂi 'ang kiĂ?m chứng nhưfng hòc thuyẮt 'ò hf?ng ngà?y, hơn 70% nhưfng ứng dùng cù?a con ngươ?i trĂn trài 'Ắt hiẶn giơ? 'Ă?u dựa và?o nhưfng hòc thuyẮt 'ò. Chì? cò 'iĂ?u nhưfng hòc thuyẮt 'ò cò giới hàn trong khi àp dùng, và? 'ò là? 'Ặng lực thùc 'Ă?y nghiĂn cứu cơ hòc lượng tư? 'Ă? lẮp 'Ă?y nhưfng chĂf trẮng cù?a Newton và? Einstein.
    TĂi chưa cò thơ?i gian 'Ă? 'òc kỳf lỳ thuyẮt mới cù?a bàc Trì, nhưng tĂi cò xem qua và? thẮy cò nhiĂ?u 'iĂ?m thiẮu thuyẮt phùc. NẮu quan tĂm 'Ắn vẶt lỳ, anh bàn cò biẮt mẶt nfm ơ? chĂu Ă,u cò khoà?ng 7000 ngươ?i cĂng bẮ hòc thuyẮt mới cù?a mì?nh, ơ? chĂu À là? 12000 (sẮ liẶu nà?y tĂi 'òc nfm 2002 cù?a tàp chì S.E.C, Ào). TĂi cùfng rẮt mư?ng nẮu như hòc thuyẮt nà?y tĂ?ng quàt hơn (tĂi nòi chình xàc là? tĂ?ng quàt hơn) càc lỳ luẶn cù?a Einstein và? Newton, nhưng muẮn tin thì? ta phà?i chơ? nhưfng kẮt quà? thực nghiẶm.
    VẶy thì? ta cù?ng bà?n bàc xem nò chf̣t chèf ơ? 'Ău, thiẮu thuỳĂt phùc ơ? 'Ău, hơn là? nòi nò 'ùng hay nò sai.
  3. engin

    engin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cái gì thế này? Bằng chứng cho thấy tốc độ ánh sáng chậm lại là ở đâu thế? Đừng có đem cái bài của cha BMT vào đây. Cái mà cha đó nói thật ra là solar wind, đek phải tốc độ ánh sáng. Cha BMT chỉ đọc báo KH lá cải thôi.
    Vấn đề ko phải người Việt tự tin hay ko. Cái này là khoa học, biết thì nói, ko biết thì học cho biết đã. Nhìn references của cha BMT đi, đọc cái quyển của Haliday, trong đó ko nói tí gì đến thuyết tương đối rộng, vậy làm sao chả biết gì mà bàn.
    Toàn bộ cái bài của cha BMT chỉ da''ng vứt sọt, đừng có mở miệng ra là kêu chỉ chổ sai. Chổ nào cũng sai hết. Độ dài planck là cái gì? Bản chất ra sao? Hiểu nỗi ko mà đòi viết thuyết này thuyết kia?
    Tôi cũng làm CNTT đây, nhưng ko đến nỗi ngu muội đọc bài BMT mà khen lấy khen để.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    anh bạn phieufbk nên mang mấy cái bài diễn thuyết rẻ tiền ấy ra doạ bọn trẻ con cấp 2 là hơn, post lên đây người ta cười cho đấy
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chuyện vùi đập thuyết này thì không phải là không cho ông Trí cơ hội ! hãy nhìn đánh giá của các nhà khoa học Việt Nam thì rõ . Bác nào còn có "niềm tin" thì cứ mà "kì vọng" . Xem thế giới người ta cười ra sao ... Chuyện đăng bài trên các báo vật lý thế giới chẳng phải khó lắm mà phải là giáo sư này giáo sư kia nó mới đăng , vấn đề là có đáng để đăng không , nó không "ngu" như mấy báo của Việt nam đâu
    Lỗi tại mấy ông nhà báo Việt Nam
    Chuyện vận tốc ánh sáng chậm laị khi Voyager ra đến biên của hệ mặt trời ????. Quái bác Trí đọc tin này ở đâu nhỉ chỉ thấy gió mặt trời chậm lại thôi (điều này là tự nhiên ) . Chác lại là tin từ các báo kiểu như máy bay có tốc độ gấp 10 lần tốc độ ánh sáng (thực ra là tốc độ âm thanh )
    -----
    khoa học khác tôn giáo . nếu đồng nhất được thì có Phật giáo , thiên chúa giáo rồi cần cóc gì làm khoa học nữa .
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 12/11/2006
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Àh bác gì ở trên ủng hộ bác Trí ấy. Em tìm cả hơn ngày nay chẳng thấy thông tin nào bảo là Ánh sáng bị chậm lại khi Voyager ra khỏi Hệ Mặt Trời . Bác tìm giúp em với vì em chỉ thấy gió mặt trời hay gió từ chậm lại thôi . Nếu tìm được thì cũng nên lưu ý lại thuyết của Bác Trí . còn không phải thì Bác Trí đang chứng minh cái không có thật tức là cái sai , bác cũng chả nên kì vọng làm cái gì nữa
    -------------
    Không biết sách hay báo Việt nam đã đầu độc bác Trí nhỉ ? ôi vận tốc ánh sáng chậm lại .
    bài báo này nói về Voyager các bác xem có chỗ nào nói vậy chỉ cho em với http://www.spacetoday.org/SolSys/Voyagers20years.html
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 12/11/2006
  7. phieufbk

    phieufbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Tôi không bảo là Newton va Eistein sai, tôi đồng ý với bạn là những thuyết của hai bác nay chỉ áp dụng trong giới hạn điều kiện nào đó, co nghĩa la cho vi mô thì cơ học Newton ko còn xài được nữa,...!
    Va cái của bác BMT theo tôi la thuyết phục hơn!
    Về chuyện Hesenbeg, có thể tôi diễn đạt mập mờ giữa nghịch lý và giới hạn.
    Đây là một học thuyết, và tất nhiên nó sẽ được kiểm chứng bằng thực tiễn, theo tôi được biết thì kể cả E=mc2 cũng đang được test lai ở nhiều điều kiện khác! Và lúc đó thì chúng ta biết cái nào triệt để hơn!
    ___________________________________________________
  8. KGB06

    KGB06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức thế này thì ủng hộ bmt là phải rồi
    Tôi không đồng ý với chuyện khen bmt là ham tìm hiểu và say mê nghiên cứu. Những người ham học và say mê khoa học thực bao giờ họ cũng học cơ bản một cách nghiêm túc, cực kỳ thận trọng khi đưa ra kết luận khoa học và cũng cực kỳ biết trân trọng thành quả của những người đi trước, ngay cả khi họ tìm ra một lý thuyết mới đúng đắn hơn
    Cho nên vấn đề rất cần bàn ở đây là cái nạn háo danh và chứng hoang tưởng. Đó thực sự là những căn bệnh.
  9. Roman_king1

    Roman_king1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bác thử tìm trong cuốn "Cơ Sở Vật Lý" của David Haliday et al. (Nhà XB GD 1999) xem thế nào. Đó là cuốn "Tài Liệu Tham Khảo Chính" DUY NHẤT mà bác Trí đã sử dụng. Chắc cuốn này có thể tìm trong thư viện vật lý đại cương của các trường như Khoa Học Tự Nhiên hoặc Bách Khoa. Tôi sẽ tìm bản tiếng Anh của sách này xem thế nào rồi ta cùng đối chiếu nhé.
  10. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác thảo luận mà em tò mò quá.
    Em thử vào các link nhưng không vào được, không tải được.
    Bác nào có điều kiện paste "toàn văn" bài của bác BMT lên đây được không. Như thế mọi người có điều kiện tranh luận nhiều hơn.
    Chúc các bác vui khoẻ có ích.

Chia sẻ trang này