1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm một người Việt phản bác Newton và cả Einstein

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vatlysocap, 04/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phieufbk

    phieufbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bạn có thể tạm thời tạm dừng công việc thú vị là xem BMT bảo Eistein sai chổ này, chổ khác không?
    Trong chân không vận tốc ánh sáng = C, là tuyệt đối theo Eistein!
    Trong môi trường khác, chiết xuất khác thì ánh sáng có vận tốc khác, điều đó tôi cũng hiểu, bạn ạ!
    Vậy chân không là gì, theo tôi suy ra từ BMT thì "chân không" không bất biến! (theo tôi biết thì cái mà chúng ta gọi là không đấy thực ra xảy ra sôi sục vô số các phản ứng lượng tử siêu vi mô). Vậy cái mà BMT đề cập có nghĩa, khái niệm "chân không", không áp dụng cho toàn bộ vũ trụ này được, nghĩa là sẽ có môi môi trương "chân không2" nữa. Tức ở đó sẽ có tâm trường quyển khác, và tất nhiên vận tốc ánh sáng cũng khác (ở đây phai hiểu là vận tốc ánh sáng ở trong môi trường "chân không 2")
    Liệu tôi đã diễn đạt đúng ý tôi chưa nhỉ?
    Tôi xin lấy một ví dụ:
    Nếu xem cô A là người đẹp nhất ở đất nước X, theo những tiêu chuẩn của người dân X; các cô gái còn lại thì đẹp = 1/2, 1/3 A (cứ tuyến tính cho dễ so sánh bạn nhé).
    Và ở một nơi xa xôi tận nước Y cũng có người được dân bầu là đẹp số 1, nàng B.
    Thành thật mà nói tôi không cho rằng A, và B đẹp như nhau (ví nếu như nhau thi A trùng B, và X trùng Y).
    Vấn đề là ở chổ đấy.
    Còn ai lý luận về chuyện vận tốc ánh sáng thay đổi trong môi trường chiết xuất gì gì đó theo lời Einstein thì đọc kỹ lại nhé!
    Chúng ta đang so sánh cái cơ bản nhất với nhau!, nghĩa là cái vận tốc ánh sáng tuyệt đối trong môi trường chân không sẽ thay đổi trong một môi trường chân không khác, với trường quyển khác!
    "Khái niệm chân không cũng đã thay đổi", và trường quyển là sự thay thế linh hoạt tuyệt vời về mặt khái niệm.
    Còn Thực thể = Vật thể + trường quyển, là cách đặt vấn đề hết sức biện chứng!
    Bạn nào còn thắc mắc, thì tra giùm tôi định nghĩa chân không là gì nhé, không chúng ta lại nghĩ chân không là chân không, vậy thôi, đâu đâu cũng vậy cả!
    P/S: chào bạn mathotinhlang, phiền bạn đọc lại quan niệm của tôi về "chân không" trong bài này rồi rỗi rãi chúng ta lại thảo luận tiếp nhé!
    !<Ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác!!!!!
    ------------------------------------------------------------------------------------------
    Được phieufbk sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 13/11/2006
  2. phieufbk

    phieufbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Fairydream ơi là Fairydream!
    Là học thuyết chứ không phải công trình chứng minh Newton hay Eistein sai!
    Ông ta đưa ra học thuyết này với quan niệm mà ông ta cho là sâu sắc hơn, và trong học thuyết của mình ông ta chỉ ra sự ngộ nhận về mặt bản chất của Newton và Eistein!
    Ví dụ, như Eistein không bảo Newton sai!, mà trong học thuyết của mình Eistein đã chỉ ra rằng Newton là trường hợp con của mình, vì newton bất lực trước tg vi mô!!!!!!
    Học thuyết có thể không chứng minh, vì nó bắt đầu bằng quan niệm, nếu quan niệm đó giải thích được TG tốt hơn, ta dùng! OK chứ Fairydream ?????????
    Đừng quá nặng nề ăn thua thế! Ví dụ như ở VN và các nước khác, quan niệm về đi đường là "đi bên phải" la OK, và vô số các hệ quả khác kéo theo điều nay như xe ô tô phải thiết kế vô lăng bên trái...
    Nhưng bên Nhật bản hay Anh Quốc, đi đúng nghĩa là đi "bên trái" cơ, và vô lăng nằm bên phải bạn ạ. Không có nghĩa là ai sai cả, mà trường hợp này cả hay trường phái đều ok!
    Bạn thử hình dung xem liệu ở mức độ phức tạp hơn, có nhiều trường hợp hơn, có nhiều trường phái hơn, thì tôi và bạn có thể hi vọng một trường phái nào đó ok nhất chứ!
    Đừng qua câu nệ, hãy xem cái tinh túy của học thuyết này đi!
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Phần học thuyết dựa trên chứng minh sự ngộ nhận của vật lý hiện đại do đó tôi chỉ ra những chỗ ngộ nhận của bác Trí có gì sai
    --------
    Còn thuyết mới:
    Bác thử nói lý thuyết mới này giải thích tốt hơn thế giới ở chỗ nào không .???
    Trước hết ở quan điểm trường quyển. Xin thưa rằng chúng ta đã có trọng trường mà khi mọi vật ở trong nó chịu tác động của lực trọng trường . Trọng trường có bán kính vô tận còn trừơng quyển của bác Trí lại tự giới hạn mình trong bán kính Rt (bán kính hẫp dẫn ). Thuyết mới đem lại thành quả gì có thể dùng được cái gì . xin thưa không gì cả , tất cả các thông số để chứng minh đều lấy từ thành quả của newton .
    Còn về vận tốc ánh sáng đúng là tôi có nhầm chút khi chưa đọc kỹ .
    Mọi cơ sở để bác Trí nghĩ ra điều này đều dựa trên thông số đo được của tầu Voyager . bác tìm cái này ra đi rồi mới nói tiếp được , cho đến bây giờ chẳng có cái này nên mọi lập luận của bác Trí đều vô giá trị .
    Đó chính là điểm "nổi trội" của thuyết mới đó
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 21:38 ngày 13/11/2006
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Như thế này chắc là rõ hơn . Einstein bảo ánh sáng truyền trong chân không là c hằng số .
    bác Trí bảo ánh sáng truyền trong các truờng quyển khác nhau thì khác nhau (max cũng không lớn hơn c)
    Có nghĩa cùng môi trường chân không nhưng trong các truờng quyển khác nhau có thể ánh sáng sẽ có vận tốc khác nhau.
    Vì thế trong môi trường chân không (giả sử ) tàu Voyager ra khỏi trường quyển của hệ MTrời, đến hệ trường quyển khác vận tốc sẽ thay đổi (mặc dù đều là chân không ).
    Có lẽ điều nay kiểm tra cũng dễ thôi, nhân dịp NASA phóng tàu lên sao Hỏa hay Mặt Trăng test 1 cái là biết liền
    Các bác lưu ý điều này để khỏi nhầm lẫn. Theo bác Trí thì Photon còn là hạt có khối luợng ( không có khái niệm khối luợng nghỉ).
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    mấy bác load nhanh quá làm sao cái host free của em nó chết queo rồi
    chuyển sang cái mới vậy http://www.freewebtown.com/fairydream/Thienvan/THUYET_HAP_DAN_MOI.pdf
  6. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn fieufbk!
    1- tại sao bạn lại đề nghị mathotinhlang dừng cái việc thú vị là xem BMT bảo Eistein sai chổ này, chổ khác thế! Nếu mathotinhlang nhớ không nhầm thì lý thuyết này ồn ào ở chỗ nó lật đổ cả N và A cơ mà!
    Bạn hãy đọc lại một số câu của bác Trí trong Lý thuyết đó nhé:
    - Trên cơ sở nhận thức cấu trú cvật lý cơ bản và nguyên lý vàng, tôi trình bày thuyết hấp dẫn mới nhằm nêu ra một ý tưởng mới, nhận thức mới về tự nhiên, giải thích cấu tạo vật chất theo kiểu vật thể và trường quyển không thể tách rời của nó và chỉ ra sự ngộ nhận của Newton và Einstein
    - C Không phải là hằng số trong mọi vùng môi trường không gian (trường quyển) trong vũ trụ. Thuyết tương đối đã ngộ nhận
    - Vì Einstein ngộ nhận môi trường không gian trong vũ trụ là chân không nên đã lập rabiểu thức trên
    ....... việc phủ nhận thuyết tương đối của Einstein là rất quan trọng và cần phải được quan tâm kỹ càng sao bạn lại đề nghị dừng lại là sao?
    2- Về việc giải thích ý nghĩa cuả thuật ngữ chân không theo ý của bạn, mathotinhlang không quan tâm đến việc giải thích khái niệm đó theo ý của bạn và mathotinhlang quan tâm đến việc giải thích khái niệm chân không đó theo tinh thần của thuyết tương đối cơ, vì ở đây bác trí bác bỏ thuyết tương đối mà cho nên ta cần phải tìm hiểu xem sự bác bỏ đó có hữu lý hay không chứ! Hy vọng bạn hiểu ý mặt hồ tĩnh lặng.
    mathotinhlang chưa bàn gì về nội dung lý thuyết của bác trí cả, vì mathotinhlang đang ở giai đoạn thu thập thông tin, hy vọng bạn hiểu đưọc ý của mathotinhlang!
    Tuy nhiên mathotinhlang cũng xin nói với bạn cái thuyết trường quyển của bác Trí đã có lâu rồi bác ạ! thậm chí cái tên: hạt graviton bác Trí cũng lấy của người ta đó chứ! bạn có thể tham khảo tại đây:
    http://www.thuvienhoasen.org/luocsuthoigian-10.htm
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thực sự không hiểu được những khái niệm thế này:
    Về số lượng : Hạt Graviton có số lượng nhiều nhất trong tự nhiên lắp đầy không gian tạo thành môi trường không gian- Trường Graviton
    Về tính chất : Hạt Graviton có hai tính chất đặc trưng
    ? Tính tự choán lấp đầy không gian, nơi nào có không gian nơi đó có hạt Graviton. Không gian vũ trụ thực chất là môi trường Graviton - trường Graviton.
    Tính tự choán lấp đầy không gian của trường Graviton và phản lực chống lại sức hút của hạt khối lượng.
    ? Chịu sức hút (với hằng số hấp dẫn G) của khối lượng chứa trong vật thể, các hạt Graviton (trong trường Graviton) chuyểnđộng hướng tâm vật thể với gia tốc (g). Vùng trường Graviton) chuyển động hướng tâm vật thể với gia tốc (g). Vùng trường Graviton chịu sức hấp dẫn của khối lượng vật thể có bán kính giới hạn tạo nên trường quyển Graviton của vật thể.
    2. Hạt khối lượng
    Hạt khối lượng có trong vật thể xác định lượng vật chất của vật thể đó.
    Về số lượng : Hạt khối lượng trong tự nhiên có số lượng nhiều chỉ đứng sau hạt Graviton
    Về kích thước : Hạt khối lượng là hạt nhỏ nhất trong tự nhiên có thể coi là siêu vi điểm
    Về tính chất : Hạt khối lượng có tính chất đặc trưng sau :
    ? Tính định xứ trong trường Graviton, tạo nên tâm trường quyển Graviton riêng.
    ? Hạt khối lượng không tương tác hấp dẫn với nhau. Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton là một sự ngộ nhận. Hạt khối lượng chỉ tương tác hấp dẫn các hạt Graviton trong trường Graviton tạo nên trường quyển Graviton riên ghình thành một thực thể vật lý.
    Thứ nhất: Mơ hồ về định lượng. Đã nói về số lượng thì phải nói là bao nhiêu? Đằng này bảo là hạt Graviton nhiều nhất trong tự nhiên, còn hạt khối lượng nhiều thứ 2, "chỉ sau hạt Graviton"... Lại còn hạt khối lượng có kích thước nhỏ như "siêu vi điểm" ôi...ôi...
    Thứ hai: Đối với hạt Graviton:" Vùng trường Graviton chịu sức hấp dẫn của khối lượng vật thể có bán kính giới hạn tạo nên trường quyển Graviton của vật thể." Đã thế hạt này còn chuyển động hướng tâm, thế thì suy ra số lượng hạt này là vô hạn?
    Thứ 3: Mạn phép xét về triết học thì ông này thuộc dạng Siêu hình dữ dội. Đã biết trong triết học biện chứng: Tất cả vật chất đều tương tác với nhau! Newton hay Einstein không phải xét rời các đối tượng vật lí, mà xét chúng trong các "Hệ quy chiếu". Đó chính là môi trường. Các đối tượng này thể hiện sự tồn tại của mình thông qua tương tác và trao đổi năng lượng với môi trường. Nếu không có tương tác và trao đổi năng lượng với môi trường, chúng ta không thể nhận thức được sụ tồn tại của chúng. Ông bạn gì gì trên đây có vẻ khoái món triết nên mới nặn cho bác Trí của chúng ta lắm thứ ý nghĩa triết học như vậy.
    Nói thế này mà không nghe nữa thì cũng bó tay thôi, chứng tỏ sọ được nhồi và được nguỵ trang rất kĩ.
  8. nguyenhhdang

    nguyenhhdang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/02/2006
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Einstein và bác BMT đều đề cp đến hai khái niệm là môi trường xung quanh vật thể và vật thể, đều mô tả mối quan hệ giữa vật thể và môi trường xung quanh nó. E nói không gian xung quanh vật bị lực hấp dẫn của vật làm cong và dự đoán as đi qua môi trường này bị uốn cong, không giải thích tại sao. bác BMT giải thích hiện tượng này sâu hơn, giả thiết ra không gian xung quanh vật thể lấp đầy thứ z gì đó và nó liên lục bị vật hút vào, as truyền trên nền z này do đó khi as đi qua vùng z đang bị hút mạnh hướng tâm bị bẻ cong. giả thiết này giải thích hiện tượng mà E có lẽ không dám giải thích vì không có cơ sỏ gì. nếu giả thiết một mô hình để giải thích thì độ không tin cậy tăng lên dẫn đến giảm giá trị xã hội của thuyết của ông. E chỉ dừng lại ở việc mô tả. nay ta có bác BMT đưa ra mô hình để giải thích việc E chỉ mô tả mà thôi. đây là việc tương tụ như việc đề xướng thuyết mô hình nguyên tử.
    ha ha ha
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Oạch, lại thêm một bác nữa đây:
    _____________________________
    ...Khi được hỏi, những nghiên cứu của ông và ông Bùi Minh Trí có điều gì khác biệt, ông Lê Văn Cường, nói:" Đề tài của tôi và ông Trí không giống nhau..."
    Trong khi ông Trí cho rằng, mình đã đưa ra được "..."Thuyết hấp dẫn mới..." nhằm nêu ra một ý tưởng mới, nhận thức mới về tự nhiên, giải thích cấu tạo vật chất theo kiểu vật thể và trường quyển không thể tách rời của nó và chỉ ra sự ngộ nhận của Newton và Einstein" thì ông Cường nhận thấy "(Thuyết Vạn vật hấp dẩn) của Isaac Newton và Thuyết tương đối của ông Einstein là đúng, chỉ có nhận thức về vận tốc ánh sáng là hằng số vũ trụ theo như nhận thức của Einstein là chưa đúng thôi".
    Nói cách khác, theo lý giải của ông Cường, vận tốc ánh sáng (300.000 km/giây) chỉ là hằng số (số xác định hoặc đại lượng có giá trị không thay đổi) trong từng hệ quy chiếu.
    Nhưng, "trong những hệ quy chiếu khác nhau thì vận tốc ánh sáng không nhất thiết cứ phải là 300.000 km/giây, như Albert Eintein đã chỉ ra trong thuyết tương đối của ông..." ông Cường, nói.
    ___________________________________
    Bác nào siu tập được thuyết này up lên cho bà con thưởng thức luôn với.
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đây ! Bác Cường này còn có nhiều bài viết bằng tiếng Anh mà theo VNN đã được đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài Vào cái link của bọn VNN mà tìm tên Le Van Cuong ( khốn nỗi cái này là đạng web khoa học nhưng giống như youtube vậy , chỉ cần đang kí 1 acount rồi đăng bài lên và tự chịu trách nhiệm )
    -------------------------------
    Trong Thuyết tương đối Albert Einstein đã nói rằng: Vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ, và nó là độc lập, không phụ thuộc vào nguồn chuyển động hoặc bất cứ cái gì. Năm nay là năm 2005, tri thức nhân loại đã phát triển cao hơn, sâu hơn so với năm 1905, do vậy chúng ta thấy điều Einstein đã nói như trên là không đúng.
    Không cần phải dùng những phương trình toán học phức tạp, dài dòng hoặc những cách chứng minh lắt léo mà chỉ có những Viện sĩ hàn lâm khoa học mới hiểu, chúng ta sẽ chứng minh điều đó dễ dàng như sau:
    Dù trên thực tế đã kiểm nghiệm rất nhiều lần Thuyết tương đối và công thức nổi tiếng E=m.c² của Einstein là đúng, nhưng vẫn có những mâu thuẫn không thể chấp nhận được giữa Thuyết tương đối và công thức E=m.c² để chúng ta phải sửa lại tính tuyệt đối của vận tốc ánh sáng.
    Thật vậy, giả thiết có một hệ quy chiếu có khối lượng là m, năng lượng của hệ là E, chúng được biểu thị bằng công thức E=m.c² ( trong đó c: vận tốc ánh sáng), sau đó hệ chuyển động với tốc nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng bay vào không gian vũ trụ. Theo Thuyết tương đối với tốc độ lớn như vậy khối lượng của hệ quy chiếu sẽ tăng lên rất lớn. Tương ứng với khối lượng tăng, trường lực hấp dẫn của hệ cũng tăng lớn nó sẽ bóp méo làm co không gian và trôi chậm thời gian của chính hệ đó. Lúc này khối lượng và năng lượng của hệ chuyển động sẽ là m?T và E?T, biểu diễn theo cồng thức là E?T=m?T.c?T². Theo Định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng của hệ quy chiếu khi đứng yên cũng như khi chuyển động sang trạng thái khác nó cũng sẽ vẫn phải bằng nhau nên E=E?T, do đó m.c²=m?T.c?T².
    Nhìn vào biểu thức đó, nếu vận tốc ánh sáng là hằng số không đổi c=c?T=constant=300.000km/s thì Thuyết tương đối sẽ không đúng. Bởi lẽ khối lượng m?T của hệ không tăng mà theo lý thuyết nó sẽ phải tăng lớn để gây hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian của hệ. ( Tại biểu thức m.c²=m?T.c?T² này chúng ta cũng đừng nhầm c?T² là vận tốc chuyển động: v của hệ. Vì m và c² là không đổi nên khi c?T² nếu là v tăng thì m?T sẽ giảm, như vậy lại trái với Thuyết tương đối là m?T sẽ phải tăng. Phải hiểu rằng công thức E=m.c² chỉ diễn tả sự biến đổi của các đại lượng vật lý (E; m; c) trong hệ quy chiếu chứ không thể hiện vận tốc của hệ. Hệ chuyển động lúc này là hệ quy chiếu quán tính. Do đó c không phải là vận tốc: v của hệ quy chiếu).
    Nếu Thuyết tương đối và công thức E=m.c² đều đúng thì vận tốc ánh sáng sẽ không phải là hằng số và không thể không biến đổi khi hệ quy chiếu biến đổi trở thành hệ quy chiếu khác trong vũ trụ. Vì rằng tại biểu thức m.c²=m?T.c?T², khi khối lượng m tăng lên thành m?T vận tốc ánh sáng c² sẽ giảm xuống thành c?T². Nói cách khác khi m ?' m?T÷ ^z thì c²?' c?T²÷ 0 , và ngược lại, khi m?'m?T÷0 thì c²?'c?T²÷^z .
    Để dễ hiểu hơn, giả sử nếu bạn ngồi trên hệ quy chiếu từ khi nó chưa chuyển động (E=m.c²) đến khi nó chuyển động nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian (E?T=m?T.c?T²). Trong cả hai trường hợp đó bạn sẽ không thấy sự biến đổi nào của m và c cả, lúc nào bạn cũng thấy chỉ có biểu thức E=m.c² là đúng mặc dù sự thực là không gian và thời gian của hệ chuyển động đã khác với khi hệ chưa chuyển động. Nhưng tôi đứng nguyên một chỗ (E=m.c²), tôi lại thấy khi hệ của bạn chưa chuyển động trạng thái đó là (E=m.c²), khi đã chuyển động trạng thái của hệ lại biến thành (E?T=m?T.c?T²). Tôi khẳng định là m.c²=m?T.c?T² , c trở thành c?T, m trở thành m?T, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau trong một hệ quy chiếu.
    Không những thế, dù Thuyết tương đối là đúng thì khoa học vật lý và kể cả Einstein cũng không có quyền phát biểu: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ. Vì rằng hệ quy chiếu chuyển động nhanh của Einstein cứ cho là hệ quy chiếu quán tính để có vận tốc ánh sáng bằng 300.000km/s tại đó thì đơn vị tính km/s đó lấy ở hệ quy chiếu nào? Do vận tốc ánh sáng c=constant nên bằng với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên không có hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian và lấy đơn vị tính km/s tại hệ đó, thế thì tại hệ chuyển động có không gian và thời gian biến đổi các đại lượng vật lý không gian và thời gian đó bị thừa, không biết dùng vào việc gì chăng? Còn nếu lấy đơn vị tính tại hệ chuyển động của Einstein để các đại lượng vật lý không gian và thời gian đã biến đổi đó đỡ bị thừa thì vận tốc ánh sáng tại đó lại không phải là 300.000km/s.
    Những mâu thuẫn hết sức ngớ ngẩn và dễ thấy đó buộc chúng ta phải có kết luận rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s chỉ đúng trong từng hệ quy chiếu riêng rẽ, nó không phải là hằng số và bằng 300.000km/s nếu so sánh với các hệ quy chiếu khác như các hệ quy chiếu có không gian và thời gian biến đổi của Einstein. Nếu không có biện pháp chỉnh sửa thì Tính tương đương giữa các hệ quy chiếu quán tính bị phá sản, và các định luật vật lý của ông Niu-tơn sẽ không phải là hệ quả của Thuyết tương đối do ông Einstein sáng tạo. Thuyết tương đối của Einstein không phải là sai, nhưng nó chưa đầy đủ vì nó chưa mô tả rõ ràng sự liên hệ giữa các hệ quy chiếu khác nhau trong vũ trụ. Vì thế tất nhiên tri thức nhân loại bị giới hạn, dẫn đến những lầm lỗi trong nhận thức để sự phát biểu của khoa học về thế giới tự nhiên rất lủng củng và đầy mâu thuẫn.
    Để sửa lại những nhầm lẫn đó, chúng ta phải bổ sung thêm tiên đề : 3 đại lượng vật lý ( không gian: km ; thời gian: s ; vận tốc ánh sáng: km/s ) liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ quy chiếu. Nếu hệ quy chiếu có sự biến đổi thì cả 3 đại lượng vật lý đó phải cùng biến đổi để tạo nên quy luật vật lý tương đương với các quy luật vật lý tại các hệ quy chiếu khác. Như thế khoa học vật lý và Einstein mới có quyền phát biểu: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ tính theo đơn vị tính không gian, thời gian tại các hệ quy chiếu quán tính đó.
    Cuối cùng, chúng ta muốn nói rằng sự bổ sung của tiên đề trên sẽ giúp cho tri thức nhân loại có cách nhìn nhận mới về Thuyết tương đối của Einstein và về thế giới tự nhiên đầy bí ẩn. Tiên đề bổ sung này là chân lý hiển nhiên như nhà khoa học Galilê đã phát biểu: Trái đất đang quay quanh Mặt trời chứ không phải Mặt trời đang quay quanh Trái đất.
    Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2005
    Người viết: Lê Văn Cường
    Email: cuong_le_van@yahoo.com
    ---------------------------------------------
    Các bác chú ý chỗ tô đậm
    Người Việt Nam ngày càng giỏi .
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 14/11/2006

Chia sẻ trang này