1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thêm vào một chuyện cũ

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Guest, 24/12/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Guest

    Guest Guest

    Thêm vào một chuyện cũ

    llnn chỉ thích nói toàn chuyện cũ. Chuyện cũ mà cứ muốn tung ra 1 topic mới. Kể ra cũng bon chen, xấu xa quá nhưng nếu bản chất nó thế mà cố giấu đi thì lòng buồn và tức lắm. Vậy nên lại tòi ra cái topic này

    Chuyện này nó ....cũ lắm. Cũ rích. Đó là chuyện tại sao llnn,tại sao những ai vào đây và cả những người chưa một lần đặt chân vào box Trịnh này,những người mà llnn và mọi người chưa từng gặp gỡ lại yêu Trịnh Công Sơn??

    hic, cũ quá, cũ thật....nhưng có điều...llnn đã đọc nhiều tự cảm cũng như bài viết của nhiều người trong box này cũng như trên các báo chí và diễn đàn khác nhưng hình như hơi ít người có thể lý giải 1 cách rành mạch cái câu hỏi " tại sao tôi yêu Trịnh Công Sơn" đó.

    Câu trên viết xong thấy hơi run tay vì chắc sẽ có người nói rằng đây là ÂM NHẠC, là NGHỆ THUẬT chứ có phải mổ giun thí nghiệm đâu mà ông đồi chúng tôi phân biệt tim gan phèo phổi ?! Và sẽ lại có 1 cuộc cãi vã.Cãi vã thì cũng được nhưng .......mệt.

    Thôi thì ai không thích mổ giun làm ơn lặng lẽ sang nơi khác để nói lên những tình yêu trừu tượng mà ngôn ngữ và đầu óc của kẻ phàm không thấm nổi hoặc hô khẩu hiệu " Hay Hay quá, đó mới là nghệ thuật chân chính...tâm tâm tịnh tịnh ẩn chứa Phật giáo...v.v.v..". Vị nào cảm thấy trong tình yêu dành cho Trịnh Công Sơn của mình có điều gì đủ cụ thể để diễn tả được bằng lời 1 cách bình dị, ai đọc cũng hiểu thì vào đây buôn cùng llnn cho vui cửa vui nhà.Cũng là góp thêm một chút cảm nhận cá nhân sau những lúc ta ngồi trầm ngâm với nhạc. Năm hết Tết đến mà nơi này......lặng lẽ quá.

    Thường khi đặt câu hỏi trên ra,tôi hay nhận được trả lời theo nhiều kiểu .Phổ biến là : "vì nhạc Trịnh......hay" hoặc "...chẳng biết, nghe rồi thích vậy thôi" v...v..v . "CAO SIÊU" hơn nữa thì những câu trả lời kiểu như " vì ông ấy viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra.

    llnn hâm mộ những người trả lời kiểu trên ghê gớm vì họ thích Trịnh Công Sơn cứ y hệt như Nguyễn Xuân Khoát. Cao siêu quá thể.Còn nhiều kiểu thích nữa, mà toàn thích giống các danh nhân Thích theo kiểu Văn Cao, kiểu Thái Bá Vân .....

    .....Cứ như đi ăn nhà hàng vậy. Ăn theo kiểu mình tự làm không thấy ngon, phải cao lâu Tàu, nhà hàng Pháp nó mới ...sành chơi. Ăn còn theo khuôn được nhưng cảm nhận 1 nhạc sĩ& những bài hát mà cũng có lệ bộ, có kiểu thì quả là .....cao siêu

    .." vì nhạc Trịnh.......hay "nếu nhận được câu trả lời vậy khác nào hỏi...... đầu gối. Mấy ai chấp nhận nổi chứ nói gì đến thích rồi yêu được 1 thứ......không hay ?!

    .." chẳng biết..nghe rồi thích vậy thôi.." nghe đỡ hơn một chút. hehe câu trả lời nghe lãng đãng như.........nhạc Trịnh vậy haha, đúng là người yêu nhạc ông chân chính rồi,tụt cả hứng hỏi han. Nhưng cũng có người không biết mình yêu từ lúc nào và vì cái gì như vậy thật nên.....chấp nhận.

    Miễn nói tới mấy vị mà đến ý thích cũng phải đi mượn của Văn Cao hay Nguyễn Xuân Khoát vì các vị là ..........bằng hữu của các danh nhân rồi

    Có 1 người bạn của llnn khi nghe bài Hoa Vàng Mấy Độ thường gào lên .."tại sao lại không phải MỘT ĐOÁ HOA VÀNG mà lại là HOA VÀNG MỘT ĐOÁ hả em ....." tại sao ông ấy lại nói ngược như thế.....sao ông ấy không ..........nói xuôi.??!!.rồi anh ta tiếp tục : " ..mà nói xuôi thì ....còn gì là Trịnh Công Sơn..!!." Anh luôn suyt xoa hoặc chép miệng khi nghe đến những đoạn mà ca từ bị đảo ngược lại với lối dùng từ ngữ thông thường. Điều này cũng không hiếm trong nhạc Trịnh :


    .....từng lời bể sông nghe ra từ độ SUỐI KHE

    .........còn rất nhiều nữa... llnn không múa rìu qua mắt thợ mà type ra làm gì. llnn chẳng bao giờ hỏi anh bạn đó yêu Trịnh Công Sơn vì cái gì vì llnn biết rằng anh cũng sẽ trả lời là " ...chẳng biết...nghe rồi ......" nhưng thêm vào đó sẽ là vài ví dụ nhỏ về cách đảo từ rất thần tình trong nhạc của ông(anh bạn này thuộc ít nhạc TCS lắm nhưng bản nào có kiểu chơi chữ như trên hình như thuộc hết). Ít ra anh cũng tự tìm ra cho riêng mình một điều gì đó làm hạt nhân cho cái sự yêu ấy. Anh tìm thấy những điều mà (rất có thể thôi nhé - vì llnn đọc cũng ít lắm) các danh nhân cũng .....chưa kịp thích hay ít ra chưa kịp đưa nó vào cái khung cho vài cao nhân yêu nhạc Trịnh và chí ít là chưa dẫm lên chân ai trong box này.

    Tất nhiên anh chàng đó chẳng vì riêng cái lối đảo từ ấy mà yêu nhạc ông. Còn nhiều nữa,nó nằm trong cái " chẳng biết nữa.. " mà anh ấy không lý giải nổi. Nhưng ít ra anh cũng hiểu rõ được một trong những cái " chẳng biết nữa " ấy

    Lại có một người khác nói rằng " Khánh Ly hát(nói chung, không riêng gì hát TCS) hay hơn những người khác vì cách Khánh Ly nhả ca từ rất gợi cảm.Hát mà như nói vì dấu thanh bằng cực rõ nhưng..... ...vẫn là hát. Đặc biệt là với nhạc Trịnh.Nhưng Khánh Ly dù tài năng đến mấy khi hát Trần Thiện Thanh hay vài tác giả khác vẫn...... ngọng như thường.Trong nhạc Trịnh thì tuyệt nhiên không thấy. Vậy thì không thể nói 1 mình Khánh Ly làm nên điều đó bằng kỹ thuật của mình. Mà phải có sự "tiếp tay "rất lớn của ca từ.Cô bạn ấy nói thế.

    Ví dụ thì nhiều vô biên, chỉ cần nghe Khánh Ly và vài ca sĩ khác hát cùng 1 nhạc phẩm TCS là ra ngay. Trong khi Kl hat như thủ thỉ,đúng là như nói thì mấy vị kia sắc huyền hỏi ngã nặng kéo nhau đi nhận họ lộn tùng phèo

    Đưa hết ví dụ về người này người nọ mà chẳng nói đến mình kể cũng ..không hay. llnn làm cái nghề chỉ nhìn đời bằng ........một con mắt. Nghĩa là nghề suốt ngày nhắm 1 mắt lại."Con mắt còn lại" thì nhìn vào View finder của camera nên cái gì gợi hình là thích. Thích những gì gợi hình trong nhạc Trịnh Công Sơn. Ông viết lên những hình ảnh mà nếu biến nó thành hình ảnh thật nó sẽ chẳng thể đẹp hoặc gợi cảm như khi ta để nó trong trí tưởng....

    Vài ví dụ nhỏ về hình ảnh trái tim trong nhạc ông

    ...tim lăn trên đường mòn...

    ....nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài
    ...ngàn hoa đồng cỏ nội cúi xuống nhìn con tim...

    .....toàn những hình ảnh kỳ vĩ. Chỉ đẹp trong tưởng tượng và sẽ là tầm thường hoá nó khi ta có ý biến nó thành hình

    ...hay những câu ca chứa đầy sự bất ngờ...llnn còn nhớ mãi cảm giác lần đầu nghe câu cuối trong bản "cho đời chút ơn". Đây cũng là title của một mỹ nhân box này : ...nằm mộng suốt đêm trong ......thiên đường. Đã lên đến cõi đó thì còn gì để mà ..."mộng suốt đêm" nữa hả các cao nhân. Nếu có mơ thì cũng chỉ mơ mình được sung sướng như tiên thôi. Mà tiên thì ở thiên đường...(cảm ơn anh hothanhphuong nhé,llnn sẽ gìn giữ kỷ vật của anh)

    Còn nhiều nữa, rất nhiều..

    Tầm thường, quá tầm thường. Tại sao họ chỉ cảm nhận được TCS ở những điều nhỏ nhặt như vậy. Đã bảo là TCS viết dễ như lấy chữ từ trong úi áo ra kia mà. Mấy cái vụ nói ngược hay tạo điều kiện cho Khánh Ly hát chuẩn dấu đối với ông ấy đơn giản như xé vé cho xe chở Khánh Ly ...........qua cầu Chương Dương vậy. Có gì khó khăn mà đem vào đây trình bày. Còn bao nhiêu điều cao siêu nữa mà những kẻ phàm phu như llnn và 2 đứa bạn tai trâu đầu đất làm sao mà cảm được như ........"tâm thức và cơn mưa" hay ...."mục thị vô nhân" ...hay những đàm đạo đầy triết lý về ông Tuệ Sĩ....vv.v.v.(toàn đề tài box này nhé). Lập topic để nói về những thứ yêu thích và phát hiện tầm thường như vậy chỉ tốn đất. ttvn thì đang ngắc ngoải,người ta đang kêu gọi ầm ĩ kia kìa.Nói về mấy cái điều lặt vặt này làm giề. Những topic kiểu này chỉ đáng cho vào sọt rác.....mod đâu, giải quyết gọn chú llnn cái nhể ....

    Đã nói là chuyện của llnn toàn chuyện cũ mà llnn thì là kẻ phàm phu rồi.Có cái gì hay ho để mà dưa góp đâu.Nếu có cũng chỉ là những chuyện thường tình mà ai đọc cũng hiểu vì nó đơn giản như 1+1=2. Chỉ là mấy chuyện tầm thường về những người đến với nhạc Trịnh Công Sơn một cách bình thường. Họ thích thú với cái mà họ tìm được ở ông. Cho dù có ai thích theo kiểu đó trước họ rồi đi nữa thì họ vẫn không thích ....theo một cái khuôn.

    Nói những điều họ tìm thấy trong nhạc Trịnh là cũ cũng được nhưng nó còn mới hơn "moi chữ trong túi ra" nhiều vì khi họ nói ra những điều đó thì Nguyễn Xuân Khoát, VanCao hay các danh nhân khác chết từ lâu rồi. Thích theo kiểu danh nhân,theo cái khung mà mấy ông già này đưa cho mới là ...

    Đã là một dòng nhạc hay hẳn trong nó phải ẩn chứa nhiều điều để những người đến và yêu nó tìm tòi, phát hiện để rồi yêu nó hơn. Nếu llnn viết bài này mà trong giọng hơi có mùi cồn thì mong mọi ngưòi thể tất cho.

    Topic này lập ra với một mong muốn duy nhất là được nghe mọi người nói về tình yêu của mình dành cho nhạc Trịnh Công Sơn. Nói một cách cụ thể và bình thường.Hơi máy móc cũng được nhưng đừng "cao siêu", không "tâm" - " tịnh" hay về cái gì có vẻ cao đạo vì những thứ đó đầy ặc trong này rồi.
    Nếu vị nào có tìm ra cái gì cao đạo...... thật cũng xin người hãy diễn đạt nó một cách bình dị. Vì chỉ khi người hiểu rõ nó lắm thì mới có thể nói về nó một cách bình dị được. Giảng giải 1 vấn đề hóc búa cho một đứa trẻ con hay 1 kẻ phàm phu thì không thể dùng giọng hàn lâm móc họng đánh đố. Phải kể về nó như kể một câu chuyện cổ tích mới mong đối tượng tiếp nhận và hiểu trọn ý mình.Cái mong muốn của người lập topic là vậy

    Chúc mọi người vui,Noel đi chơi vui vẻ,
    Mong 1 người ở mãi tận Bình Dương.
    Sẽ không quên những ngày vui với một người ở Huế




    Được langlenoinay sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 24/12/2003
  2. yellow_autumn

    yellow_autumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    llnn nè,nghe anh nói một lèo đọc đỏ lòm con mắt,chờ đợi một cái gì đó mà không thấy ...
    Đó là ý kiến của riêng anh, ...vì sao anh thích nhạc Trịnh ???
    Trước đây có một chủ đề khá hay do nhutran post : Vì sao bạn nghe nhạc Trịnh,ở đó có ý kiến của tác giả và các thành viên khá hay,không phải chỉ có những lời nhại danh nhân như anh nói đâu
    ------------------------
    yellow autumn
    T_C_S
    Được yellow_autumn sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 24/12/2003
  3. Guest

    Guest Guest

    Cảm ơn mùa thu vàng .....phôi pha đã nhắc lại topic đó. Tôi cũng từng xem bài trong đó. Đúng như bạn nói. Nhưng topic đó hình như cũng lâu rồi.Không biết đã trôi xuống trang nào nữa.....và cũng vì chuyện vì sao thích TCS đã có người nói đến nên topic của tôi chỉ là ...."thêm vào 1 chuyện cũ"
    Những gì tôi muốn gửi gắm đã viết hết ra. Nhưng chắc nó là chuyện của riêng tôi nên phoipha không tìm thấy cái của riêng mình cũng là chuyện dễ hiểu. Tất nhiên rồi, nếu phoipha tìm thấy mình trong bài tôi thì dễ 2 chúng ta tìm thấy nhau trong các bài viết của danh nhân quá...
    Nếu đã mất công vào topic này sao phoipha không chiều ý chủ nhân một chút ?! sao phoipha không nói vì sao phoipha yêu TCS ? ít ra là sao phoipha yêu .....PHÔI PHA ?Như thế có phải sẽ hiểu được nhau nhiều hơn mà không cần thông qua danh nhân như ai đó ?!
                  
     
                     ..........cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.............
  4. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Dọc bài của llnn, tôi hieu mot cach tom tac la: ban khong thich (và có phần xem thường) nhung cai gi ma ban goi bang chu?Cao đạo?, ?ocao siêu? và cổ xuý cho những cái gì mà bạn dùng chũ ?oPhàm Phu? để gọi. Nếu ý bạn khôg phai như thế thì xin hãy xem những dòng sau đây là thừa thải.
    llnn đã dựa vào một chữ Phàm Phu để quan niệm về nhac TCS, và như thế cũng là cách bạn phán xét những lời khác viết về TCS và nhac của ông. Đứng ngay trên quan điểm của llnn thì chữ Phàm Phu mà bạn muốn cổ xuý bạn đã dùng khôg đúng rồi. Chữ Phàm Phu. trong ?olãnh vực tinh thần? (tôn giáo, triết học, triết lý, thi ca?)là chữ dùng để chỉ những ai căn tánh chậm chạp (xin hãy phân biệt căn tánh này với cái gọi là kiến thức hay thậm chí trí óc luận lý). Nếu xem nhac TCS, hay chính xác hơn là ca từ của nhac TCS là một đối tượng để thưởng thức, hay cụ thể và mạnh mẽ hơn là một thứ ?otôn giáo?(xin đừng mổ xẻ từ này) nào đó để đạt tới, theo những gì tôi học thấy, biết, cảm nhận và trãi nghiệm thì chữ Phàm Phu dùng để chỉ những ai rất khó khăn và mất nhiều thời gian trong việc tiếp cận với tôn giáo đó. Hay hiểu một cách ngắn gọn hơn: một kẻ ?oCao Đạo? cũng có thể là một người ?oPhàm Phu?, trong ý nghĩa bạn dùng.
    2. Bây giờ thử chấp nhận chữ Phàm Phu của llnn.
    Hoelderlin, Thi sĩ mà tư tưởng minh triết của ông đãù ảnh hưởng sâu đậm đến nền triết học và thi tưởng hiện đại Tây Phương có nói thế này (cái tư tưởng ni rất tương hợp với minh triết Đông Phương): ?oĐối với con người, có hai trạng thái lý tưởng: Chất Phác cùng cực là một trong trạng thái này, do sự cấu tạo tự nhiên không thôi, ngoài khả năng của ta, những nhu cầu của ta hoà hợp với nhau, hoà hợp với năng lực và mọi mối quan hệ của ta; và trạng thái Uyên Bác cùng cực cho ta đạt tới kết quả như trên, vì nhu cầu và năng lượng vô cùng lớn hơn và phức tạp hơn, nhờ sự cấu tạo mà ta có khả năng ban cấp cho ta. (Bửu Ý dịch và tôi chắc là cũng có tặng cho TCS một bản ) (xin mọi người đừng lấy làm khó chịu vì tôi buột phải trích dẫn). Xin hãy đọc từng chữ một của đoạn trích trên.
    Như thế thì ai sẽ là kẻ đạt đến được cái lý tuởng đó (ở đây là cảm nhận nhac TCS) ?
    Vậy thì, vì lẽ gì, lại phân định thành hai thái độ ?ophàm phu? và ?ocao đạo? trên?
    3. Nếu chấp nhận Nhac TCS có suy tưởng, hẳn nhiên chúng ta phải chấp nhận những Ngã Ba trên từng sát na của lối suy tưởng ấy, nghĩa là phải chấp nhận một sự lan tràn trên đó. Đã là lan tràn rồi thì phải chấp nhận tiếp, rằèng có vô số lối đi trên mảnh đất đó. (Nếu không chấp nhận như thế thì chỉ còn đứng trên mảnh đất của biện chứng và luận lý. Hai cái này là hai mũi tên tẩm độc bắn vào thi ca, và cùng lúc là âm nhạc)(hơi dài dòng vì người viết chỉ có cách như thế). Nếu chấp nhận thì hẳn nhiên chấp nhận vô số lối quảng diễn cho cái suy tưởng đó. Nào là phật giáo, triết lý, lãng mạn, lý sự, lông bông, căn ke, tình tự, hoài niệm,tượng hình, gợi ảnh, du côn, nghiêm túc?hay phảii chấp nhận rằng có nguời nghe TCS để chia sẻ mối tình mình, kẻ khác muốn chia sẻ sự tuyệt vọng, chia sẻ sự mất mát quê hương, chia xẻ nỗi quằn quại khi nhìn thấy đồng loại nổ súng vào nhau?cũng như phải chấp nhận có người xem không gian nhac TCS là căn gác, giuờng ngủ, dòng sông, hoặc cái buồng tắm?. Ai dám nói rằng không gian nào là hơn? Không lẽ đi ca ngợi cổ xuý cho cái không gian buồng tắm mà nỡ bỏ rơi căn gác?
    Nếu có người nói rằng: tại sao lại phải giải thích TCS theo lối triết lý cao siêu thì chắc chắn sẽ có người hỏi lại: tại sao lại phải lang bang lãng mạn bình dị với nhạc TCS? vì hai người đó đang mắc kẹt vào một thái độ nào đó mà họ cho là hay hơn, đẹp hơn. Xin nêu một hình ảnh gợi cảm sau: những người không học võ (có thực hành) thường so sánh cái nhu thuật của aikido so voi cái cuong thuật của karate nhưng tại sao người ta không thử đặt một câu hỏi rằng liệu có chăng một sự nhu nhuyễn tinh tế trong karate? Hay có vẻ bác học hơn một tí: thử trả lời xem rằng liệu sự thịnh nộ trong nhạc Beethoven là ghê ghớm hay sự nhẹ nhàng của am nhac Chopin là ghớm ghê? Chopin chăng?Chưa hẳn là cái nào. Sự trả lời thông thường rơi vào tình trạng sau: người trả lời thường đứng về phía sở trường của mình mà bài bác cái phía bên kia.
    Đó là chưa nói rằng nhạc TCS vốn mang ca hai âm hưởng. Có những bài ca từ nhẹ nhàng nhưng cũng có những bài ca từ có thể nói là tiêu cực (nói theo cái nghĩa tiêu cực của thông thường), thậm chí ngay trong một bài cũng tồn tại cả hai thái độù, ví dụ Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui, những người ưu ái sự thánh thiện bình dị..sẽ không hiểu tại sao TCS, để bước nhẹ vào đời, lại chon cái Bước Du Côn trong suốt cả bài hầu như là rất bình dị? có thể tìm rât nhiều điều như thế trong nhạc TCS. và một điều nữa mà liệu có ai dám phủ nhận: nhạc trịnh là một triết lý, cho dù TCS không muốn lamø triết lý. (vấn đề chướng ngại ở đây là người ta thường không muốn đối mặt với chữ này, dù rằng nó thường trực trong dầu chúng ta) nhưng tại sao người ta lại bài bác triết lý trong khi cổ xuý cho van chương, văn học, thơ, tự sự?.???????Chúng khác nhau ở chổ nào???
    Sao lai ca ngợi sự ?oBình Dị? để bài bác sự ?oCao Siêu??
    4. Không thể tách biệt sự sáng tạo ra khỏi cuộc sống và tư tưởng của người ngheej sỹ. Vậy liệu có phải hỏi rằng tại sao TCS lại ngồi trầm tư bên bàn rượu với một nhà tu tên là Tuệ Sỹ và một hoạ sỹ tên Đinh Cường? Tình bạn giữa họ và những chia sẻ đồng đạo giữa họ lại không có dính dáng chi phối gì đến tư tưởng sáng tác của họ? Để hiểu được tâm tình của họ Trịnh liệu rằng không cần dặt một câu hỏi rằng tại sao một người như TCS lại ngồi ?onhậu? công khai với một tu sĩ đã bị một chính quyền xủ tử hình và được xem là ?ophần tử đối lập?? Cái cốt cách nào ẩn dấu bên trong họ liệu không đáng đựoc nhắc đến khi ?obàn đến nhạc TCS sao? trong khi cùng lúc đó người ta vẫn thường bàn tán xem TCS có bao nhiêu người yêu, cô nào tên gì, hay bất cứ cái chi tiết nhỏ bé nào của cuộc đời TCS? ai dám trả lời rằng cái nào là ảnh hưởng đến sáng tác của TCS hơn, mỹ nhân hay cái chuyện ngồi bên bàn nhâụ với ông Tuệ Sỹ??? Ai là người dám chắc rằng cái ?okhía cạnh ông Tuệ Sỹ? không phải là một phần TCS?( Vả lại tôi thấy cái khía cạnh ?oông Tuệ Sỹ? ni cũng chỉ được nhắc đến một cách kín đáo và lướt qua thôi, vì đây là chuyện không phải ai cũng có thể chia xẻ)
    5. Những ai muốn viết gì thì cứ viết và những ai muốn chưởi bới tụng ca gì thì cứ việc. ?Nhưng, nếu có ý kiến rằng các Mod hãy bỏ bài này bài kia?vào sọt rác thì thử hỏi có nên chăng?????Và tôi tự hỏi rằng nếu các Mod có cái quyền hạn đó (nằm ngoài quyền hạn theo quy định của TTVN) thì liệu có nên mở cái Trái Tim Việt Nam này ra không? mỗi người là một cá thể mà ngoài những liên hệ thuộc về xã hội ra thì hoàn tòan là biệt lập cô lập cô độc cô đơn, vậy thì mỗi bài viết dĩ nhiên mang mỗi màu sắc khác nhau, mỗi cảm xúc và mỗi ám ảnh quan tâm riêng, chúng ta liệu có thể so sánh cảm xúc này là hơn cảm xúc kia giống như một kẻ ngây ngô so sánh một nền văn hoá này với nền văn hoá khác? Thậm chí nếu có trường hợp này thì phải ra sao đây: có những người viết văn có vẻ cao đạo nhưng con người thì vô đạo, hoặc ngược lại có những lối viết trong văn chương thì nhẹ nhàng bình dị nhưng ngoài đời thì lại thực hiện những cuộc buôn bán phức tạp bất tận còn những kẻ trong văn chương lại hay triết lý phức tạp nhưng cuộc sống đời thường lại dung dị nhẹï nhàng. Chắc chắn có những trường hơp j như thế. Vậy phải ứng xử sao đây? Ném cái bài của kẻ triết lý kia vào sọt rác ư? Tại sao lại phải như thế???????????
    Cảm nhận qua ngôn ngữ không phải là chuyện đơn giản vì nếu nói là dễ thì tại sao với Truyện Kiều lại có nhiều sự đánh giá trái ngược như thế, một bên thì xem là Dâm Thư còn bên kia thì xem là một tiếng nói khác của kinh Kim Cang.
    Vả lại Truyện Kiều là bình dị hay u ẩn triết lý???Nếu là bình dị sao lại gây ra bao nhiêu lối hiểu như thế, còn nếu là u ẩn triết lý thì sao người Việt lại thuộc nhiều đến như rứa???
    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là khác nhau.

    Là bình dị hay triết lý u ẩn????Nếu là bình dị thì việc chi ma PCT phải viết một cuốn sách về nó, nếu là bình dị thì vì răng Bùi Giáng, trong tác phảm nào, dù la thơ , khảo luận hay dich thuật đền có bóngù dáng hai câu thơ đó????còn nếu là u ẩn thì tại răng tui chẳng thấy có chi là u ẩn hết? Các bạn cũng thử đọc lại coi có gì là u ẩn cao siêu không?
    Vậy thì tại sao lại phải ép buột rằng phải là bình dị????
    6. Tôi đồng ý rằng những gì cao cả thâm hậu thường tìm lối ?obình dị? để giải bày, nhưng như thế không có nghĩa là những cái ?ocao đạo? là tầm thường. Nêu ra dẫn chứng sau: 1. về sự bình dị: người ta thương nói Thiền thì đơn giản bình dị như ăn xong thì rửa chén hay lạnh thì run, nực thì đổ mồ hôi?Tôi tự hỏi nếu qảu thực là đơn giản như thế thì phải chăng chúng ta đều đã đắc đạo? 2. về sự ?ocao siêu?: Thiền đơn giản thế nhưng sao ông đại sư Suzuki lại diễn giải thành bộ sách đồ sộ thế? Và đọc qua thì thấy như điên.? Nếu cao siêu mà là tầm thường thì triết học của Heidegger phải thuôc loại siêu tầm thường, nói như thế e rằng không đúng!
    Thêm nữa, với một bài toán, dĩ nhiên cách giải hay là cách giải đơn giản nhất, tuy nhiên, liệu bạn có thể giải bài toán lượng tử mà cứ dùng cái đơn giản của Newton? Hay trong Không-Thời mà cứ dùng Euclic, bạn sẽ không thể làm được. Hoặc nếu gạp phép tính sau 234242+234242*55345.43+435-535/4534+3453/5456.5745+44-7485 thì liệu bạn có dùng tới máy tính? Sao lai không? Vì nói cho cùng thì đó chỉ là phương tiện, mô phải cứu cánh. Cũng như ?ophàm Phu? hay ?oCao đạo? thì cũng chỉ là phương tiện. Trong TTVN nay ai la người đã tới bờ đạt đạo để có thể nói rằng phương tiện ni hay còn cái kia thì dở???
    Mỗt một phát biểu tự mang một giá trị và sức sống của nó. Nói rộng ra, cái vấn đề là ?oriêng đối diện tôi?, mỗi một phát biểu sẽ mang lấy sự kết tập của nó. Kẻ ?ocao đạo? thì mang cái nghiệp của ?ocao đạo?, kẻ ?ophàm phu? thì có nghiệp của ?ophàm phu? hà tất phải lo lắng cho nhau.
    Ai thích sự ?oPhàm Phu? vậy thì hãy cứ tiếp tục theo lối ?obình dị?, ai ?ocao đạo? thì hãy tiếp tục ?ocao siêu? Nếu bạn không nghĩ rằng bạn đã đạt tới trạng thái chất phác cùng cực thì hãy cố gắng để tiến tới phía ấy, cũng như để cho những người ?ocao siêu cao đạo? một cơ hội để họ cũng được tiến tới cùng cực. Cho vui.
    llnn nói rằng mình làm cái nghề nhìn đời bằng một con mắt. Chắc là bạn lấy ý từ một bài hát của TCS. bạn có biết bài này TCS lấy cảm hứng từ một câu thơ của Bùi Giáng:
    Còn hai con mắt khóc người một con
    Và bạn có biết rằng khi BG viết như thế thì cũng có thể là thi sỹ đang nhìn đời bằng những 3 con mắt, hoặc có khi là 4,5,6 con mắt
    Những điều trên quả thực là rất dài dòng và "nhân danh", nếu những ai thích bình dị mà không muốn đọc hết thì xin đọc một câu bình dị sau, cũng là nội dung của đoạn dài dòng trên:
    Vì răng llnn lại muốn quẳng mấy cái bài ?ocao siêu? hay ?ocao đạo?vào sọt rác?
    XIN NÓI MỘT ĐIỀU RẰNG, NHỮNG ĐIỀU TRÊN KHÔNG PHẢI ĐỂ CHỈ TRÍCH LLNN, VÌ NGƯỜI VIẾT KHÔNG CÓ HỨNG THÚ ĐÓ. TẤT CẢ CŨNG VÌ NGƯỜI VIẾT MUỐN MỌI NGƯỜI HÃY BÌNH ĐẲNG VỚI MỌI CẢM XÚC VÀ LỐI GIẢI BÀY RIÊNG TƯ MÀ THÔI.
    Và vì quán tính của sự dài dòng trên nên sẽ trích phần còn lại của Hoelderlin:
    Cái quỹ đạo xa xôi mà con người(loài ngwif cũng như mỗi người) ruỗi dong từ điểm này đến điểm kia, nghĩa là từ trạng thái chất phác ít nhiều thuần tuý dến trạng thái uyên bác ít nhiều thành đạt, quỹ đạo này hình như bao gió cũng giữ nguyên trạng thái như thế,ít nhất là trong những định hướng chủ yếu của nó.Giấc mơ của con người vừa là ở trong lòng tất cả vừa là ở trên tất cả, và câu châm ngôn mà người đời đọc được trên nấm mồ của Loyola:?không được tối đa cũng được tối thiểu? có thể định nghĩa cho cái khuynh hướng nguy hiểm muốn khát khao tất cả, vừa có thể đinhgj nghĩa cho tình trạng tuyệt đỉnh và tuyệt mỹ mà con người có thể đạt tới. Chọn lối nào trong hai lối phiên diễn đó, tuỳ ý mỗi người định liệu?
    Trân trọng
    Được vetlantram sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 25/12/2003
  5. yellow_autumn

    yellow_autumn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay quá,nhưng rất xin lỗi khi tôi phải thú thật :
    tôi không hiểu được hết những cái "cao siêu" của anh,đọc bài của anh phải căng cái mắt ra còn hơn cả khi đọc bài của llnn
    Với mỗi con người có những khái niệm khác nhau,không thể gán cái cao siêu vào người nghe,nhưng theo tôi nghĩ llnn cũng chẳng có ý ném cái cao siêu vào sọt rác
    Chẳng lẽ chỉ có những người có trí óc siêu phàm mới được phép nghe nhạc Trịnh ???
    Với tôi,tôi thích nghe nhạc Trịnh bởi vì ...tôi thích nghe,vậy thôi
    Thú thật,mặc dù tôi nghe nhạc Trịnh từ khi còn trong bụng mẹ,và lớn lên,anh em chúng tôi được quay quần bên tiếng hát của cha,nhưng lúc đó,tôi chả nghĩ rằng có ngày mình sẽ đam mê nhạc Trịnh,thậm chí đã có lúc tôi ghét cay ghét đắng tiếng hát KL
    Vì vậy cho đến bây giờ tôi vẫn chưa có câu trả lời cụ thể là tôi bắt đầu thích nhạc Trịnh khi nào và thích từ bao giờ .
    Và hy vọng đừng nên biết thì tốt hơn
    Theo tôi thì chỉ nên nghe nhạc Trịnh chứ đừng nên khám phá sâu về nhạc Trịnh
    ------------------------
    yellow autumn
    T_C_S
  6. Guest

    Guest Guest

    Vậy là lại có thêm 1 cao nhân trầm ngâm ..."lăn" vào đây. Như llnn đã nói từ đầu, topic này là nơi để ai có những lý do bình dị để yêu thích TCS thì vào buôn .
    Nếu vlt đã tinh thông kim cổ, lại còn uyên bác đến mức lôi được võ Nhật vào phân tích. Lại còn cả thiền nữa(khiếp), toàn những vấn đề không nằm trong vùng phủ sóng của kẻ........ phàm phu...........
    Đã đạt đến cảnh giới cao siêu đó chắc vlt nên tìm vào "tâm thức và cơn mưa" hay "mục thị vô nhân" để đàm đạo với các "tiên ông" bên đó.Cái giọng thể hiện hiểu biết trên trời dưới đất xin nói thẳng luôn là không hợp với nơi ao tù nước đọng này. Nó hợp với những chỗ cao sang của tâm hồn như " tâm thức" hoặc những nơi toàn học giả tập dùng .....Hán Việt tự như ...."mục" "thị" "vô" "nhân" hơn
    Ở đây chỉ toàn ngô khoai sắn lăn lông lốc. Nếu ai có cái gì quý hơn( ví dụ như mấy ông triết gia mà tư tưởng ảnh hưởng 4 phương 9 tầng địa ngục.....rồi sự khác nhau giữa võ vật và võ đấm vào mũi người khác, rồi những bài rao giảng đầy triết lý từ thiền rồi v..v.v.) thì cũng cônén cái hứng thú khoe khoang mà cất đi để lục kho tìm đụn xem có gì rách nát mà tầm thường bình dị hết sức thì mang vào đây lăn lộn nô đùa cho nó đỡ phí cái công thể hiện tài kinh bang tế thế. Vì tài kinh bang tế thế ở đây.....không ai biết thưởng thức - biết dùng.
    Trong box này đã có người nói llnn là thủ phạm đưa" tuổi trẻ ra đi về miền tăm tối" nhưng llnn vẫn cười tươi vì Vietnam đang ở tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Cử nhân tiến sĩ đi bơm xe ngày càng nhiều trong khi nông dân cày ruộng ngày một hiếm(vì mải kéo nhau đi thi đại học để ngày ngày ngồi hót suông về những thứ cao siêu rồi)..... Người có khả năng lên giọng giảng đạo hiện đang trong tình trạng lạm phát. Cái gì có nhiều thì llnn không thích mà người thích TCS theo kiểu cử nhân tiến sĩ..........bơm xe thì.............quá nhiều.
    Vậy nên tham vọng ngắn ngủn của llnn là tìm người đồng cảm - nghĩa là tìm người thích TCS theo kiểu nông dân thông qua cái topic nói về toàn những chuyện cũ rỉ này.
    vlt nếu đã tinh thông cỡ đó hẳn phải biết mình nên làm gì nói gì ở đâu ?!!?Sao lại đem toàn kinh sách cao siêu ,luận điệu cao nhân chí thánh vào "đại hội nông dân" để nói????? Nói hay thật nhưng .....không có thính giả sẽ .....thành dở.
    Trong khi llnn mong muốn bạn nào vào đây hãy viết thuần chất đơn giản như ngô khoai về lý do hoặc chỉ một phần nhỏ cái lý do mình đến và ngồi lại với nhạc TCS thì vlt vào đây với văn hoa rườm rà ...rối cả mắt và tuyệt nhiên chẳng chiều chuộng chút nào cái mong muốn cỏn con đã bày tỏ rõ ràng đến mức chỉ thiếu nước viết chữ in cỡ số 6 và nhuộm đỏ của llnn. Hay vlt đọc nó xong rồi phớt lờ ??!!"sống trong đời sống cần có"...... cái gì nhỉ, sao thờ ơ với nhau thế ?!Chỉ một chút mong muốn cỏn con cũng không muốn chiều nhau trong khi cái tôi to đùng muốn mang kiến thức còi ra bô lô ba la thì kiềm chế không nổi.
    Khuyến mãi với vlt là llnn cũng không nông dân đến mức ù tai truớc đống hoả mù ở trên đâu. Nhưng ....ở đâu âu đấy. Khi viết topic này đã quyết làm nông dân rồi nên cứ "ù tai" cho nó .....đúng kiểu.
    Vậy nên nếu vlt có chút hứng thú nào với topic này thì cũng xin bạn coi những gì tôi viết ở trên là ........thừa thãi và cùng tôi mang ngô khoai vào đây, vừa ăn vừa hát cho nhau nghe những giai điệu Trịnh Công Sơn mà mình yêu. Hát xong lại.....ăn khoai sắn tiếp và nói với nhau bằng giọng chân chất hiền lành như .......sắn khoai rằng tại sao tôi hay bạn thích cái mình vừa nghe ( vừa hát). Như vậy hiểu nhau được nhiều hơn, đời hơn mà không cần thông qua mấy ông triết gia Tây Tàu và mấy danh nhân Vietnam đã khô xương dưới huyệt bao năm. Chỉ là llnn và vlt ngồi buôn chuyện vặt và hiểu nhau. Như thế tôi thích hơn.
    Nhắn (mùa thu vàng) phoipha
    Nhất quyết chỉ làm bình luận viên Vũ Quang Huy thôi à ?? Đâu cần "khám phá sâu" như phoipha nói, cứ chất phác như ngô khoai thôi mà.

                  
     
                     ..........cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau.............
  7. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    đơn giản thôi, như ri là xong ngay!
    trắng trẻo và sạch sẽ như ri thì được chứ gì?
    Nhìn cũng được đó chớ!
  8. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    1.
    2.
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    Định delete cái bài ni đi nhưng răng không thấy cái nút "sửa chữa", thôi thì làm ri cũng được.
    trắng trẻo và sạch sẽ như ri nhìn cũng được đó chớ!
    Được vetlantram sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 26/12/2003
  9. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    cac mod, ai có thể xoá được cái bài dài lê thê của kẻ Phi Lý vetlantram thì xin hãy xoá dùm cái. (nói thiệt, không dỡn)
    chân thành cảm ơn!
    hà hà, nhìn lại vlt cũng thấy thiệt la buon cuoi! không biết rang cả đời vlt luon say sua bí tỉ mà lại bị một giây phut "tỉnh táo" khiến hắn ngồi viết cái bài dài lê thê đó hè???
    vì vốn vlt thấy rằng (chỉ thấy cho riêng hắn thôi) sống trên trần gian ni mà chỉ cần một giây "tỉnh táo" thôi thì coi như lạc vô địa ngục như chơi, địc ngục ngay cả ở trần gian.
    Cần phải như ri nì: "mỗi ngày tôi chọn một lần thôi, chọn tiếng du côn nhẹ bước vào đời."
    một ngày chỉ chọn một lần thôi, cũng có nghĩa là, cả cuộc đời này và, muôn cuộc đời kia cũng chỉ chọn một lần thôi. chọn tiếng DU CÔN nhẹ bước vào đời!
    Tôi quý bước chân đó của TCS.
    đó không phải là nhân cách.
    Đó là CỐT CÁCH.
  10. vetlantram

    vetlantram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    llnn hỡi!
    đã nói rồi, không chỉ trích llnn (và điều ni không ngoại lề đối với bất cứ ai). Nhưng llnn buộc phải chiụ trận vậy, ai vẻ bày ra cái topic ni làm chi. (cai ni gọi la nghiệp hiện tai đó, gây ra thì phải chịu, giống như yêu thì ắt phải chịu thất tình đương nhiên, vậy thì thử làm như yêu, nghĩa là thất tình cũng vẫn cứ lấy làm hạnh phúc vậy!)
    vlt biết tác dụng cua nhung gi han viết ra. nen han chơi liều vậy.
    vlt vốn thật không thích chữ, vì vlt đã tình cờ có nhìn thaáy nhiều chữ rồi. vả lại cái nghiệp nghề của hắn cũng rất kỵ chữ. Nhưng nếu phải viết ra thi, nếu không dùng chữ thì dùng cái chi đây? chữ lại thường mang nghĩa (nghiwx ni cũng là do người đọc nhìn ra thôi, chứ thân nó thì chăng co nghĩa chi cả) Vì rưa nên, viết thường sinh ra cái hiểu này cái hiểu nọ, cái không hiêu nay không hiêu no. đó là một thuộc tính của chữ nghĩa vậy.
    TCS vốn rất lặng lẽ. lặng lẽ thì ngập tràn vô cùng. vốn TCS không phải là người bình dị mà rất phức tạp, hãy đọc những dòng chữ ông viết thì thấy. những người phật giáo thương nói rằng : những ai nhiều phiền luỵ thì lòng nhiều BỒ ĐỀ. cái đơn giản, cái bình dị của TCS nằm trong ý nghĩa đó. vlt cảm nhận diều đó một cách vô bờ bến ở TCS. khác với những người ra dáng đạt đạo. ma thực ra họ chẳng có tí chi là trãi nghiệm.
    nhạc TCS cũng vậy. nó bắt nguồn từ những suy tưởng không gì khác hơn là triết học, triết lý. có điều vì TCS hiểu rõ rằng cánh của triết lý triết học dẫn đến đâu nên, bằng cái tài năng của mình (mà ông luôn khướt từ) ông thường đánh lạc hướng đi. nói một cách khác. Vậy nên, những câu nhạc nhẹ nhàng và từ bi của TCS, ẩn bên trong nó là cả một vết lăn trầm, quá sức, quá sức chịu đựng, và vì không đủ sức chịu đựng nên khi bậc thành lời nó từ bi như thế. (có ai đó gọi như thế là hoằng pháp, thật tinh tế)
    (Còn tiếp, phải ngắt đoạnra như ri không thôi thì người ta kêu ca là đọc mờ con mắt, biết là đọc mờ con mắt mà cứ muốn đọc, lỗi tại ai? Tại người viết?)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này