1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THEO BẠN,CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU NÀO LÀ ĐẸP NHẤT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC????

Chủ đề trong 'Văn học' bởi home_nguoikechuyen, 30/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    trong<< tieng chim hot trong bui man gai>> , chung ta con bat gap 1 tinh yeu manh liet cua ba bac Meri cacxon danh cho duc cha Ran.1 1 tinh yeu that su la manh liet!!!!! ba yeu Ran bang ca trai tim, va the xac. ba yeu Ran!! va ba cam ghet cai tam than gia nua cua ba!!!<<toi yeu cha, yeu den muc co the giet cha vi cai ve ho hung cua cha,nhung tra thu nhu the thi ngot ngao qua>>, ba yeu Ran, mac du khong duoc Ran dap lai nhung ban van yeu.yue den cuong nhiet!!!
  2. catbui01

    catbui01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    minh rat thich
  3. anisme_vn

    anisme_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Tớ không đồng ý với bạn Nguoikechuyen về cảm nhận của bạn về tình yêu của bà Mary Cacxon đâu..Tớ rất ghét bà này..theo tớ đấy chỉ là một sự thèm muốn tình cảm ở cái tuổi "nạ dòng " ấy thôi..và tớ lúc nào cũng căm ghét những nhân vật kiểu như thế..Và nhân vật này cũng làm cho Ralph có nhiều lúc vừa tàn nhẫn, vừa thực dụng...
    Và tớ cũng không đồng ý với bạn ở chỗ : tình yêu của Ralph và Mecghi không có gì tiếc nuối..chính thời gian họ ở bên nhau đó còn làm cho truyện thêm buồn..bàng bạc một mối tình không thể trọn vẹn...Có thể nhân vật không cảm thấy như vậy nhưng chúng ta, người đọc ,lại thấy thương cho họ hơn...Mà truyện này buồn quá đi mất....Nhất là cái cảnh nhà Mecghi, bà Fia và chuyện đời bà...thằng em Steward càng làm cho chuyện buồn rười rượi........Không khí đầy ruồi và bụi, làm việc vất vả...Tất cả đều tạo nên cái không khí u uất.....
    Nhưng dù sao chúng ta cũng gặp nhau ở chỗ là đều yêu thích tác phẩm này đúng không? Tó rất thích những chuyện viết theo lối mềm mại, tâm lý sâu sắc như thế ...giống như Ruồi Trâu, CTCG, con hủi......
    Chào bạn....Tớ VOTE cho bạn một cái BỐN sao cho tình yêu văn học của bạn....
    Anisme
  4. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ngược lại, bạn đã hiểu nhầm rồi. Không khí trong "Tiếng chim hót..." không hề u uất. Cái không khí đẩy ruồi và bụi của miền đất Đrôghêđa ẩn giấu trong nó cái sức mạnh tiềm tàng. Chính nó thổi sinh khí vào cuộc đời tưởng chừng tàn lụi của bà Fiona, chính nó mang lại tình yêu, chính nó cũng là cội nguồn cái sức mạnh và sự rắn rỏi của Mecghi.
    ( Tôi nhớ đến Saint Exupéry : "Đất dạy ta nhiều hơn mọi sách vở , vì đất cuờng kháng lại ta")
    Đó không phải là câu chuyện tình buồn. Đó là bài ca đầy khoẻ khoắn về tình yêu và khát vọng, vượt lên trên tôn giáo. Hẳn chính đấng Jesus Christ cũng phải gật đầu thừa nhận rằng : tình yêu mạnh hơn cả Chúa trời.
    Nếu không có Đrôghêđa, thì dường như tất cả sẽ trỏ thành hư vô. Miền đất đó giống như minh chứng cho sức mạnh vĩnh cửu của con ngưòi và tình yêu.
    Cũng nhân nói về Đrôghêđa, xin được nói thêm một chút về miền đất Tara của Scarlet. Tôi thấy tất cả các bạn khi nói đến "Cuốn theo chiều gió", ngay cả với cái đầu đề "... đâu chỉ là một truyện tình ", cũng đều rơi vào cái vòng xoáy tình yêu của Scarlet và Ret Butller ( mà ít nhiều chắc chắn mang dấu ấn của Vivian Leight và Clark Gable. Nhưng điện ảnh là điện ảnh và tiểu thuyết là tiểu thuyết. Mỗi thứ có một thủ pháp và hình thức biểu đạt riêng, một đời sống riêng có độ độc lập nhất định. Trong câu chuyện này còn có một nhân vật rất quan trọng nữa là miền đất này, chính Tara, mà mọi người đều quên mất. Đó là một nhân vật rất quan trọng, mang ý nghĩa như một biểu tượng, một bằng chứng của sự sinh tồn và đôi lúc giống như mục tiêu tranh đấu của Scarlet. Chắc chắn không thể nói đến Scarlet mà không thể nói đến tình yêu với mảnh đất này.

    V@
    [/size=4
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bác Pagoda nói đúng.
    Nếu chỉ có mỗi chuyện yêu đương giữa Scarlet và Ret Buttler thì chả ai đọc Cuốn theo chiều gió làm gì nữa. Không có Tara, không có cuộc chiến tranh, thì làm gì có một Scarlet quyến rũ như vậy.
    Mà tôi còn rất ấn tượng về Asley, một nhân vật tuyệt vời.
    Không biết các bác thấy sao, tôi rất thích cách mà các nhà văn nữ xây dựng các nhân vật nam giới, như Butller, cha Ralph... Còn một tay nữa tôi rất thích, là cái thằng cha Dieter, thiếu tá Đức, trong "Đừng bao giờ xa em" (chả nhớ là bà nào viết). Mạnh mẽ và đầy nam tính, nhưng không giống như cách bọn đàn ông đánh giá lẫn nhau. Đó là cái nhìn của phụ nữ.

    Tequila Sunrise
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì ngược lại, tớ thường không thích cách xây dựng nhân vật đàn ông của các nhà văn nữ. Tớ cảm thấy những nhân vật ấy không có thực, được xây dựng để thoả mãn hình mẫu đàn ông lý tưởng của chị em. Phụ nữ tạo ra những nhân vật đàn ông trong tiểu thuyết như cha Gian, như Rhett, như Ruồi trâu, như Hechlit (xin lỗi tớ không nhớ chính xác tên mấy nhân vật này), khoác lên các nhân vật này một tính cách tưởng tượng: vừa mạnh mẽ, vừa lạnh lùng, vừa say đắm, vừa quý phái lại vừa phong trần- tức là những tổ hợp tính cảm trái khoáy, những gam màu nghịch sắc-nhưng lại hợp với tâm lý hơi thất thường, muốn trở thành người phụ nữ "mạnh mẽ" nhưng lại được ở trong sự "che chở" của những người đàn ông lý tưởng này. Họ tạo ra những hình ảnh tưởng tượng ấy- không phản chiếu gì hơn chính tình cảm và nguyện vọng của mình- để rồi lại đắm say trong tình yêu ảo tưởng với những hình bóng ấy.
    Có câu danh ngôn đại ý là "Đàn ông tìm người phụ nữ của mình trong số tất cả những người phụ nữ còn phụ nữ thì muốn tìm trong người đàn ông của mình tất cả những người đàn ông.
    Hì hì, có lẽ là tớ nói hơi phiến diện, vơ đũa cả nắm, nhưng đó thực sự là cảm giác của tớ về những cuốn tiểu thuyết gối đầu giường và các nhân vật đàn ông lý tưởng trong đó của các cô gái: Ruồi trâu, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Đồi gió hú...(tất cả đều do phụ nữ viết và hì hì, chủ yếu là để cho phụ nữ đọc). Nói vậy không phải là tớ phủ nhận giá trị văn học của các cuốn sách đó. Chỉ đơn giản là tớ không tin vào các nhân vật "lý tưởng" và tình yêu "đẹp nhất" ở trong đó (những cuốn sách có quá nhiều nữ tính). Cũng có thể là do tớ có quá ít lãng mãn và thiếu quá nhiều niềm tin chăng?

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  7. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Vừa măm xong, ra tán phét với bác VNHL tí.
    Ấy, sao bác VNHL lại nỡ phê phán các nhân vật và tình iêu "lý tưởng" trong văn học vậy. Tớ thấy chả phải có mỗi truyện, đến thơ văn, điện ảnh, ... chẳng có cái nào là không lý tưởng hoá hết. Đến đời thường như phim gì dài tập của Braxin ý mà còn kịch, còn đời thường đến bất thường ấy chứ.
    Thành công của một tác phẩm theo tớ chỉ là nó truyền đạt được ý đồ của tác giả, hướng người đọc theo đó, nếu có gợi mở thì cũng là ... thành công, dù là cố tình hay may mắn. Bi giờ mấy vị ấy muốn tạo điển hình - theo tớ nên dùng chữ điển hình thay cho lý tưởng thì hợp lý hơn - mà khiến thay đổi một thế hệ độc giả thì, xời, trên cả tuyệt vời ý chứ. Nhà văn xét dưới góc độ này chả khác mấy so với mấy vị truyền giáo, mấy nhà giáo dục . Nhân chi sơ tính bản ... ác mờ, cứ thả lỏng ra xem, có trời mới biết là hắn sẽ gây ra những tội lỗi gì (nguyên lý 2 Nhiệt động học cũng nói xế) . Cho nên nếu cứ bê nguyên đời thường mà đem ra giáo dục thì e rằng đến đời mục thất đứa trẻ con mới thành người nhớn được (định nghĩa kiểu banana: người nhớn = trẻ con + một mớ các qui tắc để tương tác với mình và với thế giới xung quanh gồm có tự nhiên và xã hội, mà nếu nói tích cực là kinh nghiệm, nếu nói tiêu cực thì gọi là định kiến, còn tình iêu thì chả biết ai hơn ai, hì hì).
    Đẩy về các thái cực, tạo ra những con người của các thái cực, có khi còn bao gồm cả những thái cực trái ngược nhau chính là giúp cho người đọc nhận biết được mình đang đứng ở đâu, phân biệt và tìm được trạng thái cân bằng cho riêng mình, cho phù hợp với xã hội. Chẳng hạn như giả sử tớ cứ ở quê thì đâu biết thành phố có cái nhà cao 11 tầng, đọc truyện nó bẩu có nhà cao 1000 tầng thì biết nó bốc phét dưng cũng hiểu là hoá ra cũng có nơi có nhà cao gần được như xế, hoặc ít nhất nó cũng cao hơn nhà quê mình. Đấy, thằng nào chí nhớn nó sẽ nghĩ cách xây nhà cao - biết đâu lại xây được 1 cái cao 999 tầng, còn như tớ chí bé thì mò ra thành phố ngó thử cái nhà 11 tầng, nhìn một lần cho biết, nhể bác nhể, hì hì.
    Bác biết là nó lý tưởng thì chứng tỏ bác cũng thử xem có phải nó lý tưởng hay không rùi. Đôi khi người ta không cần phải đạt được mục đích ban đầu, chỉ cần thử cũng đã tốt lém rùi. Bọn tư bản thối tai nó phát triển nhanh cũng một phần nhờ ngày xưa có nhiều ông dở hơi đi luyện vàng, chả ông nào luyện được dưng mà cuối cùng lại đẻ ra môn Hoá học khốn khiếp ngày nay (tớ ghét môn này lắm, bao nhiêu phản ứng kỳ cục, u hết cả đầu) .
    Ờ, dưng mà bác đã thử chưa nhỉ?
    Thui, tớ bùng đây, hic, hôm nay dở hơi nói năng liên thiên, lẩm cẩm. Mẹ đĩ nhà tớ nhìn thấy thế này thì chít mất, hic hic.
    Với bao nhiêu điều đã trôi qua
    Có riêng em cuộc đời sẽ nhớ ...

    Được sửa chữa bởi - paladin vào 04/06/2002 03:32
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, mẹ đĩ nhà bác đi chợ vắng nhà rùi, bác cứ thoải mái đi.
    Nhà văn nào chẳng sử dụng trí tưởng tượng trong tác phẩm của mình và chẳng có nhân vật hay tình huống nào trong văn học là bê nguyên xi từ đời thường vào cả. Nếu tiếp tục chuyện phiếm với bác như vậy thì khéo chúng ta lại sắp lôi cả Hugo và Bandắc, cả Hải Triều và Hoài Thanh vào bây giờ.
    Ý tớ hơi khác. Tớ không thích cách nhìn vấn đề trong các tác phẩm trên. Các bác có thể nói rất có lý là những tác phẩm đó không chỉ là câu chuyện tình nhưng tớ tin rằng những gì gây ấn tượng nhất, làm người ta nhớ đến nhất, tạo nên sức sống trong những tác phẩm rõ ràng không chỉ là câu chuyện tình ấy lại là chính tình yêu.
    Mà tớ thì không thích tình yêu theo kiểu tình yêu của nghệ nhân với đất sét ấy. Nghệ nhân có thể tạo ra tuyệt phẩm từ đất sét, để rồi đắm say, tôn thờ nó. Cho dù sản phẩm ấy có đẹp đi thế nào, có đáng ngưỡng mộ như thế nào thì nó cũng chỉ là đất sét, tự bản thân vô hồn. Tính yêu trong trường hợp đấy cũng chỉ là tình yêu của một người đối với vật mà người đó sở hữu và nhào nặn. Tớ cảm thấy nó ích kỷ thế nào ấy.
    Cũng như vậy, tớ thích thú về tình yêu giữa hai con người với nhau hơn là tình yêu của Chúa với loài người-sản phẩm từ đất sét, hay của anh chàng Adam với cái xương sườn của mình.
    Lan man, liên miên hình như lạc đề rùi. Với lại mẹ đĩ nhà bác đi chợ về rùi (hay đi thi nhỉ)
    À quên, thế bác bảo tớ thử gì: làm một nhà giả kim thuật à?.

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên

    Được sửa chữa bởi - vnhl vào 05/06/2002 00:14
  9. muoi_beo

    muoi_beo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Về vụ t/g nữ XD tính cách nhân vật nam, thâm tâm tôi nghĩ bác VHNL nói đúng. Nhưng cần gì phải quan tâm xem t/g nữ XD nhân vật nam của họ thế nào, t/g nam XD ra sao, họ XD như thế để thoả mãn nhu cầu/ước mơ gì...Tôi nghĩ cái quan trọng là nhân vật đó có thú vị hay không, có bản sắc hay không, túm lại là t/g đó có xây dựng thành công nhân vật của mình hay không.
    Hơn nữa, không phải ai cũng xây dựng nhân vật của mình theo một hình mẫu lý tưởng mà mình mơ ước (mặc dù chuyện này khá phổ biến, và cũng rất hợp lý hợp tình). Như kiểu nhân vật Heothclit (xin lỗi, tôi ko nhớ tên nhân vật viết thế nào) của Emily Bronti (Cuốn theo chiều gió). Tôi không nghĩ đó là hình mẫu lý tưởng cho tác giả cũng như cho bất cứ ai. Một con người hoang dã, xù xì, không có phạm trù đạo đức, đã thế lại quá mãnh liệt. Nói thực, tôi mà gặp nhân vật tương tự ngoài đời, chắc là phải cắp dép chạy cho xa. Thế nhưng phải nói là tác giả xây dựng nhân vật đó cực kỳ thành công. Một nhân vật khó quên, một mối tình tuyệt đối- vừa khiến người ta sợ, vừa khiến người ta ngưỡng mộ.
    --------------
    Tâm thương an sở niệm? Đán nguyện ân tình thâm
    Nguyện vị thần phong điểu, song phi tường Bắc Lâm
  10. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, xin lỗi, chắc là bạn định nhắc đến "Đồi gió hú" của Emily Bronte. Còn Cuốn theo chiều gió, chắc là của nhà văn khác bạn ạ.
    Cũng nhân chuyện tên của nhân vật chính, tên gã là Heathcliff. Rất tiếc là bản dịch đã phiên âm mà không để nguyên tự dạng , do vậy làm mất đi cái dụng ý của tác giả.
    Nếu để ý, bạn sẽ thấy cái tên Heathcliff làm bật lên cái âm sắc nhọn khi đọc, hơn nữa nó ghép giữa hai từ : Heath - có lẽ là nóng, và Cliff- vách đá nhô ra biển. Cái tên này mang đến một cảm giác gân guốc, cô độc và nóng nảy.
    Việc đặt tên chơi chữ theo kiểu này không nhiều lắm nhưng cũng không phải là ít trong các tác phẩm văn học phưong Tây.

    V@
    [/size=4

Chia sẻ trang này