1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Theo bạn, Việt Võ Đạo có thể trở nên nổi tiếng ngang với các môn võ của Tàu, Nhật, Hàn được không?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi ChuLai, 03/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Môn sinh VVN với công tác xã hội :
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là 2 bản tin nhận được từ VN ; lâu ngày nên không rõ do anh em nào gửi cho .
    MT
    ====================
    VỀ THĂM QUÊ VÕ SƯ SÁNG TỔ VOVINAM ?" VIỆT VÕ ĐẠO
    Từ ngày 04 ?" 10/12/2000, Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam đã phối hợp với Sở TDTT tỉnh Hà Tây mở lớp tập huấn Vovinam các tỉnh phía Bắc lần thứ 2 tại Trung tâm TDTT huyện Thạch Thất. Việc một đoàn VS, HLV từ TP. Hồ Chí Minh vượt chặng đường dài gần 1.800 km đến tận nơi này không chỉ để đào tạo Hướng dẫn viên mà còn là cuộc hành trình về thăm quê hương cố VS Sáng Tổ Nguyễn Lộc sau nhiều năm mong ước.
    ================
    Tin vui từ Hữu Bằng
    Theo thư của bác Phan Văn Cửu gởi đi từ Hữu Bằng, cuộc biểu diễn của các huấn luyện viên TP.HCM đã được tất cả khán giả ca ngợi, rất nhiều người luyến tiếc vì không được xem và còn bảo nhau rằng: ?oKhông biết đến bao giờ các anh ấy lại về đây biểu diễn? Tiếc quá!?. Được sự quan tâm của Sở TDTT Hà Tây, Trung tâm TDTT Thạch Thất cùng chính quyền địa phương, lớp Vovinam ở Hữu Bằng đã bắt đầu khai giảng vào ngày 01/01/2001 với sự tham dự của hơn 250 thanh thiếu niên tập luyện tại sân Quán - nơi dân làng rước thánh ra đây tế lễ và trai làng vật thờ mấy keo, xong mới rước thánh về đình. Trước đó, ngày 31/12/2000, lễ khai giảng lớp học diễn ra tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã, sau đó các HLV, võ sinh đến nhà thờ họ Nguyễn Đình dâng hương hoa, mâm ngũ quả để tế lễ trong 3 hồi chiêng, trống ngân vang?
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Xin post 1 bài về Quê Võ Sư sáng Tổ Nguyễn Lộc . Tác giả không rõ tện
    MT
    ============
    VỀ THĂM QUÊ VÕ SƯ SÁNG TỔ VOVINAM ?" VIỆT VÕ ĐẠO
    Quê hương Nủa Chợ, Hữu Bằng trang
    Xã Hữu Bằng (giáp các xã Bình Phú, Thạch Xá, Phùng Xá và Dị Nậu) thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây; cách thủ đô Hà Nội trên 20 km. Theo một vị bô lão trong xã, ngày trước khu vực này có tổng Nủa bao gồm: Nủa Tràng (tức xã Tràng Sơn ngày nay), Nủa Bừa (chuyên sản xuất bừa, nay là 2 xã Vĩnh Lộc và Phùng Xá) và Nủa Chợ (vì nơi đây có ngôi chợ, nay là xã Hữu Bằng). Cùng với Đình Bảng và Ninh Hiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, Hữu Bằng nằm trong danh sách 3 xã giàu nhất các tỉnh phía Bắc thời bao cấp. Nghề truyền thống của làng là dệt vải. Từ hơn 10 năm nay, đa phần người dân chuyển sang làm dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (may mặc, làm bàn, ghế, giường, tủ?). Trong làng có cả cửa hàng bán xe gắn máy, nghề nông chỉ chiếm độ 15%. Tuy diện tích chỉ có 180 ha, nhưng mật độ dân số Hữu Bằng thuộc vào hạng đông nhất các tỉnh phía Bắc với gần 13.000 nhân khẩu. Do tục lệ của nhiều nơi ở phía Bắc qui định - trai, gái trong làng khi lấy vợ, lấy chồng phải lát gạch vài mét đường đi - nên hầu hết các nẽo đường trong xã Hữu Bằng đều sạch sẻ, hai bên là phố trệt, phố lầu san sát. Bao bọc khu dân cư là những cánh đồng. Thời phong kiến, làng từng được vua Tự Đức ban tặng 4 chữ vàng: ?oMỹ tục khả phong?, sản sinh 3 - 4 vị Tiến sĩ và khá nhiều vị Cử nhân. Đình làng được xây dựng cách nay khoảng 300 năm. Từ đầu thế kỷ 20, vùng đất này cũng là quê hương của Nghệ sĩ nhân dân Tào Mạt, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Đàn, cố VS Nguyễn Lộc - sáng tổ Vovinam?
    Về thăm quê cố Võ sư Sáng Tổ
    Khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 19 giờ ngày 2/12/2000, sau 32 giờ trên tàu hỏa, các VS Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Tấn Thịnh, VS Nguyễn Văn Ký, HLV Dương Thanh Tiến, Nguyễn Văn Cường, Hồ Chí Hải, Phạm Thị Phượng, Nguyễn Thị Kim Cúc, HLV Võ Danh Hải và tôi đã đến ga Hà Nội lúc 5 giờ ngày 4/12. Sau đó, đoàn được đưa đến Trung tâm TDTT huyện Thạch Thất và ngay buổi chiều cùng ngày, đoàn đã đi cùng ông Trương Quang Trung (Phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng - Ủy ban TDTT), ông Đinh Như Lưu (Phó Giám đốc Sở TDTT Tỉnh Hà Tây), ông Kiều Hoàng Tuấn (Giám đốc Trung tâm TDTT Huyện Thạch Thất) đến thăm thân nhân VS Nguyễn Lộc tại xã Hữu Bằng. Tại ngôi nhà cũ của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến - phụ thân VS Nguyễn Lộc, đoàn đã gặp và trò chuyện thân mật cùng 2 người cháu gọi VS Nguyễn Lộc bằng bác họ là Nguyễn Đình Thoang (62 tuổi) và Nguyễn Đình Ngọc (42 tuổi). Qua lời giới thiệu của 2 ông, đoàn đã tìm gặp cụ Phan Văn Nhân (78 tuổi) - một trong những môn sinh Vovinam vào năm 1947 khi VS Nguyễn Lộc cùng gia đình và một số môn đệ tâm huyết từ Hà Nội tản cư về đây. Ngạc nhiên và xúc động khi được thăm bất ngờ, cụ Nhân đã kể lại một vài chi tiết về lớp võ cách nay 53 năm: ?oĐộ 4 giờ chiều, non 100 trai làng tập trung tại vườn phơi vải của cụ Ước để tập luyện đến tối. Trực tiếp đứng lớp là thầy Lê Sáng (hiện là Chưởng môn Vovinam) và thầy Nguyễn Đình Nhân, còn thầy Nguyễn Lộc hôm nào cũng có mặt nhưng chỉ ngồi quan sát và nhắc nhở. Vài tháng sau, do tình hình thời cuộc, thầy Lộc tản cư sang nơi khác nên lớp giải tán dần dần. Số học trò ngày đó hiện nay chỉ còn độ mươi người?.
    Sáng hôm sau (5/12), theo lời mời của Ban tổ chức lớp tập huấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hữu Bằng, ông Thoang, ông Ngọc và 2 học trò cũ của VS Sáng Tổ là Phan Văn Nhân và Phan Văn Cửu (78 tuổi) đã đến dự lễ khai mạc lớp. Thưởng thức chương trình biểu diễn của các huấn luyện viên TP.HCM, 2 cựu môn sinh cao niên đều tỏ ra rất vui mừng, hãnh diện vì không ngờ Vovinam ngày nay đã có một hệ thống kỹ thuật đa dạng và phong phú như vậy. Còn các vị lãnh đạo Sở TDTT Hà Tây, Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất và các học viên đã cảm nhận được sự gắn bó mật thiết giữa Vovinam và vùng đất nổi danh về vật này?
    Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất là cuộc biểu diễn báo cáo trước dân làng vào chiều ngày 9/12. Dù 15 giờ buổi biểu diễn mới khai cuộc, nhưng từ 13 giờ tại sân bóng chuyền trước cổng UBND xã, khán giả đã bắt đầu tề tựu. Khi đoàn đến nơi, đã hơn 1.000 người hiện diện, háo hức, đợi chờ. Không còn một chỗ chen chân, một số người đến muộn phải trèo lên cây hoặc tập trung ở balcon các phố lầu chung quanh. Hai banderole xiển danh cố võ sư Nguyễn Lộc và chào mừng đoàn căng dọc 2 bên sân. Mở đầu cuộc biểu diễn, lần đầu tiên tiểu sử cố võ sư sáng tổ được đọc lên vang dội tại nơi ông đã chào đời. Và khi những đòn chân quặp cổ (cắt kéo), các bài đơn luyện, đa luyện, tự vệ nữ, quyền tập thể, nhào lộn? được các HLV ở TP.HCM và một số học viên thi triển, các tràng pháo tay cứ liên tục vang lên. Người xem không chỉ có học sinh, thanh niên mà còn đông đảo cụ ông, cụ bà và tất cả đều thích thú trước ?osản phẩm? độc đáo của người đồng hương. Nhiều tiếng hô to khen ngợi: ?oThật tuyệt vời!?, ?oKhéo quá!?? Khi bài song luyện vật được trình bày, nhiều tiếng trầm trồ lại nổi lên: ?oĐòn bốc đôi đấy!?, ?oMiếng sườn này đánh khéo quá!?, ?oCú ngáng chân kia sao giống vật làng mình thế!?? Lòng tự hào về truyền thống quê hương của người xem thêm một lần được đánh thức, do thấy một quá khứ - võ sư Nguyễn Lộc đã lấy các thế miếng của vật và võ dân tộc làm nòng cốt - cũng như thái dụng tinh hoa của nhiều môn võ khác để sáng tạo nên môn Vovinam tại Hà Nội vào năm 1938. Cuộc biểu diễn kết thúc, nhiều khán giả vẫn còn nán lại, nuối tiếc thời gian sao trôi nhanh quá! Một số thanh niên ùa đến ?otruy vấn? Ban tổ chức: ?oBao giờ lớp Vovinam mới mở tại đây??. Vài cụ ông vừa đi vừa nói: ?oĐông và vui chẳng khác gì ngày hội làng bác ạ!?. Còn một HLV tham gia biểu diễn tâm sự: ?oTừng mang chuông đi gióng xứ người ở Thái Lan, Đức và Pháp, nhưng chưa bao giờ em thấy vinh dự như hôm nay khi được ra mắt đồng bào tại quê sáng tổ. Tuy rất hồi hộp, em vẫn cố gắng hết sức mình để phục vụ dân làng và đền ơn Sáng tổ?. Thế nên, dù quà lưu niệm chỉ là những chiếc khăn nhưng từng võ sư, HLV đều trân trọng đón nhận, bởi chúng là sản phẩm từ nghề truyền thống của Hữu Bằng. Trong lần biểu diễn này, đoàn được gặp thêm những cựu môn sinh năm 1947 như Nguyễn Đình Hồng (79 tuổi), Nguyễn Văn Bút, Phan Văn Bốc, Nguyễn Đình Vy (78 tuổi), Nguyễn Đình Tôn, Nguyễn Đình Rinh (72 tuổi)? Cuộc hội ngộ giữa 3 thế hệ môn sinh tại quê hương võ sư sáng tổ thật xúc động và đầy tình thân ái. Các cụ sắp bước sang tuổi bát tuần, các võ sư đang ở tuổi trung niên, còn những HLV mới xấp xỉ 30. Vượt qua hàng rào tuổi tác, tình đồng môn đã đưa 3 thế hệ thân thiết nhích lại gần nhau qua những nụ cười, những cái bắt tay thật chặt, các pô hình kỷ niệm, vài bài thơ trao tặng nhau? Cụ Nguyễn Đình Tôn còn chép và đọc lại bài hát ?oĐời trai tráng? mà thầy Nguyễn Lộc đã yêu cầu lớp tập thời ấy hát để tạo khí thế trước khi bắt đầu buổi tập để tặng đoàn :
    ?o Đời trai tráng như thân tùng,
    Trong gió sương, không chút gì yếu lòng.
    Đời trai tráng, bao nguồn sống,
    Mang sức tài đọ cùng núi sông . . .?
    Có lẽ từ bài hát này mà khoảng năm 1964, võ sư Cao Văn Cát đã cải biên thành bài hát ?oViệt Võ sĩ ca?. Các cụ cũng nhờ đoàn chuyển lời chúc sức khỏe đến thầy Chưởng môn Lê Sáng. Trước lúc tạm biệt, đoàn đã đến thăm gia đình ông Nguyễn Đình Ngọc và ra tận nghĩa địa để thắp hương trước mộ cụ thân sinh thầy Nguyễn Lộc. Mộ cụ Xuyến nằm giữa nhà mồ, hai phần còn lại dành cho thầy Nguyễn Lộc và mẹ ông. Trên đường về, một thân nhân của võ sư Nguyễn Lộc xúc động nói: ?oNhờ Vovinam mà dòng họ chúng tôi được rạng danh như hôm nay??
    ở Từ đốm lửa hôm nay
    Bất ngờ nhất là tuy Nủa Chợ đã sản sinh ra võ sư Nguyễn Lộc nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên hiếm có người biết đến Vovinam. Thậm chí, lớp tập huấn tại Thạch Thất cũng chẳng thấy một thanh niên nào của Hữu Bằng tham dự. Nhưng sau cuộc biểu diễn vừa qua, mọi việc đã thay đổi.
    Theo đề nghị của dòng họ Nguyễn Đình, tại cuộc họp mặt với đoàn VS, HLV của TP.HCM và Quân Đội; Sở TDTT Hà Tây và UBND huyện Thạch Thất đã bàn bạc sơ bộ về việc xin UBND tỉnh cho phép quy hoạch một khu đất để gia đình xây dựng nhà tưởng niệm cố Võ sư Nguyễn Lộc và một CLB Vovinam. Đây sẽ là một tổ ấm để các môn sinh trên toàn thế giới nhìn về. Giám đốc Sở TDTT Hà Tây còn nói thêm: ?oSau lớp tập huấn này, Sở sẽ chỉ đạo cho các huyện, thị mở lớp để phát động phong trào. Hình thành đội tuyển Vovinam Hà Tây, đưa vào TP.HCM tập huấn chu đáo để có thể đoạt được huy chương tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002, xứng danh là quê hương cố Võ sư Sáng tổ?. Giám đốc Trung tâm TDTT Thạch Thất cũng đề nghị Ủy ban TDTT Việt Nam và Ban điều hành Vovinam Việt Nam hỗ trợ cho 1 - 2 HLV giỏi hầu đào tạo vận động viên cho huyện. Về phía Vụ Thể dục Thể thao quần chúng (Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam), ông Trương Quang Trung cho biết sẽ trao đổi với Đài Truyền hình Việt Nam để thực hiện một chương trình giới thiệu tổng quát về một số hoạt động quan trọng của Vovinam, trong đó có những cảnh quay tại xã Hữu Bằng.
    Riêng lớp tập huấn (quy tụ 42 học viên của 9 tỉnh, thành và ngành) đã bắt đầu học tập vào tối ngày 4/12 và bế mạc vào sáng 10/12. Tất cả các anh em đều rất cố gắng ôn luyện và quyết tâm mở lớp khi trở về đơn vị. Sau lễ bế mạc, cuộc trò chuyện giữa võ sư Nguyễn Văn Chiếu và vài cựu môn sinh năm 1947 cũng được ghi hình cẩn thận. Chiều ngày 10/12, đoàn VS, HLV đi tham quan thị xã Sơn Tây. Sáng 11/12, đoàn trở ra Hà Nội đi thăm một số di tích lịch sử và về đến TP. Hồ Chí Minh lúc 21g30 bằng máy bay của Việt Nam Airlines.
    Lần đầu tiên đến phía Bắc và được về thăm quê hương cố võ sư sáng tổ, chuyến đi đã lưu lại trong lòng tôi nhiều xúc cảm và kỷ niệm đáng nhớ. Hy vọng từ đốm lửa hôm nay sẽ thắp lên cả ngọn lửa lớn cho phong trào Vovinam các tỉnh phía Bắc và tỏa sáng ở tương lai?
    Trung tuần tháng 12/2000
    Một cựu môn sinh Vovinam
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Lúc trước tôi cũng có đọc bài viết Về Nguồn của môn sinh Nguyễn Cao Khanh với nội dung gần giống như bài trên ... Cám ơn những tư liệu của bác MinhTrinh . Không ngờ cũng có nhiều người quan tâm đến môn phái VoViNam Việt Võ Đạo
    Cũng muốn nói nhiều thứ lắm , nhưng ... ngại ... Chỉ xin có chút lời bàn về sự khác nhau về kỹ thuật giữa trong nước và một số nơi ở nước ngoài . Tôi nghĩ có thể do các võ sư huấn luyện dùng chương trình trước 75 , hoặc một số huấn luyện viên , võ sư sau này "quá nhanh" trưởng thành lên huấn luyện viên và võ sư (vì cũng nhiều người được đặc cách để phục vụ cho việc phát triển môn phái) ... nên có một chút khác biệt . Vì thế nên thỉnh thoảng vẫn phải có một chương trình tập huấn do các võ sư trong nước ra nước ngoài hoặc những người ở nước ngoài về Vn để tập huấn lại ... Bản thân tôi rất hy vọng VoViNam Việt Võ Đạo sẽ là quốc võ , dù gì cũng là cựu môn sinh mà Nhưng để có được điều trên , nhiều thứ cần phải làm và làm lại lắm ...

    Lonelymanus
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chính vì ai cũng muốn nói nhưng ngại đã làm cho 1 số VS lãnh đạo không biết là mình SAI ....( Tạm thời , xin được tháo bỏ đoạn này )
    MT
    11/10/2003
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 01:44 ngày 11/10/2003
  6. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng vào những thế hệ mai sau , những con người hiểu biết , ngại nói nhưng không ngại làm ? ...

    Lonelymanus
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vovinam ngày nay .
    Để có thể đánh gía và tiên liệu : Bao nhiêu năm nữa thì VVN VN sẽ nổi tiếng ngang với Tàu, Nhật, Hàn ...và với 3 lựa chọn nêu ra : 30 năm, hơn 30 năm, sẽ không bao giờ ....Chúng ta thấy cần phải xác định cho rõ thêm : VVN nổi tiếng ngang với các phái võ của các quốc gia trên .
    Muốn tiên liêu 30 năm hoặc hơn, hoặc không bao giờ ...chúng ta cần xác định vị trí của VVN tại nguồn gốc : Nược mẹ VN và VVN hải ngoại .
    Việc đầu tiên phải thành thật mà nói : Con số trên 1 triệu môn sinh trên toàn thế giới đọc tưởng là nhỏ và dễ dàng ; trên thực tế, muốn có nổi 1 triệu môn sinh ...thôi, khỏi cần mơ mộng tới 1 triệu môn sinh; chỉ cần có được 1 triệu ngươ`i ghi danh xong rồi có người học tập tiếp, người nghỉ tập sau 1 ngày, 1 tuần , 1 tháng hay vài năm ...Con số 1 triệu vẫn to lắm không dễ dàng như khi ta nói chuyện tiền bạc như tiền triệu hay tiê`n tỷ VN đâu !
    Giả sử cứ mỗi năm, 1 môn phái chiêu sinh được 10 000 môn sinh thì để có được 1 triệu người ghi danh, chúng ta mất 100 năm !
    VVN đã trải qua 65 năm môn phái ; Tổng số môn sinh trên toàn quốc ( đang tập luyện ) chưa tới nổi 15 000 ; Tất cả hải ngoại cộng lại thì may ra hơn 15 000 nhưng chắc chắn là không tới nổi 20 000 , trong đó; đông nhất là ở Pháp ( thổi phồng mãi cũng chưa được nổi 5000 ); Tất cả các QG thuộc nhóm intercontinental chưa tới nổi 10 000 ; Hoa Kỳ khoảng 2000; Canada : 500, Úc : 800 .
    Vậy thì đào đâu ra cho có nổi trên 1 triệu ngươ`i ghi danh .
    Thêm vào đó là 1 vài bằng chứng khác chúng ta có thể thu lượm ngay trong các phần lịch sử môn phái, Từ 1938 tới 1964 ...VVN mới chỉ ở dạng 1 " lò " võ với 1 nơi tập nhỏ bé đi mượn đất để huấn luyện; Chuyện có nổi 1000 người ghi danh cũng không thể có, nói gì chuyện 10 ngàn người ! Giai đoạn phồn thịnh nhất của VVN là thời diểm 1965-1975; trong 10 năm này, tuy gọi là cực thịnh nhưng cũng chẳng bao giờ có nổi 10 000 môn sinh ...Thật ra thì cả nước cũng chẳng có phái võ nào có nổi 10 000 võ sinh ..
    Vì thế, Tôi cho rằng con số võ sinh đã được thổi phồng quá đáng . Bất cứ VS VVN nào không đồng ý với những diểm trên xin cứ đưa ra .
    Nhưng mà Quân cốt ở " Tinh " ; không cốt ở số đông .
    VVN có 1 điểm lợi là có 1 hệ thống huấn luyện kiểu Đại chúng ; khác với lối huấn luyện của Võ Cổ truyền ( Các Thày kén chọn đệ tử, giấu nghề nên đòn thế mai một ....) VVN cũng đem đến cho các môn sinh 1 hệ Tư tưởng để đóng góp công sức, nhiệt tâm cho xã hội, đoa`n the^? ; Tha`nh ra trong so^'' mo^n đo^` VVN, co'' rất nhiều nhân tài theo đuổi sinh hoạt cả chục năm dù không còn tập luyện . 1 Vo Sư đã vui miệng cho rằng : Dính vào VVN thì nghiền như nghiền xì ke ...cấu nói hơi quá đáng nhưng không phải là sai . Tại Hải Ngoại, có những anh phục vụ lo lắng cho gia đình hết mức chỉ cốt để vợ cho đi sinh hoạt cuối tuần ..có anh bỏ cả gia đình chạy theo sinh hoạt, có chị lái xe đến tận nhà võ sinh chở đến chùa huấn luyện xong lại chở về tận nhà .
    Tôi cho rằng đó là những điểm thuận lợi . Tuy là ngành VÕ nhưng thời buổi này, huấn luyện Võ không cốt để chỉ giỏi võ mà tinh thần Võ sĩ đạo mới là quan trọng .
    Có lẽ nên tạm dừng các điểm thuận lợi để anh em cùng đóng góp .
    MT .
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vovinam ngày nay .
    Vovinam tại Việt Nam .
    Dù trải qua nhiều khó khăn ( chủ quan cũng có, khách quan cũng có ) ; Vovinam Vietnam vẫn mỗi ngày mỗi phát triển theo chiều hướng tốt .
    Tuy vẫn chưa được công nhận như 1 liên đoàn Võ thuật, Các sinh hoạt của môn phái, công việc huấn luyện đã đi đến những miền xa xôi nhất của đất nước . Trong những năm gần đây, VVN VN cũng dành được nhiều quan tâm và trợ giúp của chính quyền, đoàn thể điển hình là lần tập huấn trọng tài với luật thi đấu được ban hành chính thức ...nếu không có trợ giúp của chính quyền, Chắc chắn VVN VN không thể nào tổ chức những buổi tập huấn đầy tốn kém và quy mô tại Vũng tàu trong năm 2002 .
    Và dù vẫn có những điều tiếng về hai chữ Công bằng trong các cuộc tranh giải ( Chẳng thể tránh khỏi ); VVN VN vẫn chứng tỏ có 1 tinh thần kỷ luật và tổ chức rất cao .
    Và để có kết quả như thế, VS Nguyễn V Chiếu, Hội VVN VVĐ thành phố đã phải hy sinh và nỗ lực rất nhiều ...Duy có 1 điểm mà chúng tôi nhận thấy : Thế hệ kế thừa chưa được chuẩn bị; Các môn sinh trẻ vẫn còn rụt rè chưa chịu xuất hiện, thành phần lãnh đạo mỗi ngày mỗi già mà vẫn phải gánh mọi trọng trách .
    Để có thể phát triển, VVN VN cần có 1 đội ngũ VS, HLV trẻ sẵn sàng đảm nhận công tác phát triển cũng như lãnh đạo, Các môn sinh trẻ có khả năng cần được huấn luyện bổ túc kỹ thuật lãnh đạo bằng những lớp tập huấn " Người chỉ huy " và lần lượt nhận lãnh trách nhiệm để thay thế các Thày đã lớn tuổi ....Nói chung là Công việc trẻ trung hóa thành phần lãnh đạo cần được quan tâm .
    Vấn đề tài chánh cũng rất quan trọng; trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế của các VS; HLV...VVN VN cần có được các nguồn tài trợ về phía chính quyền cũng như các đoàn thể ; các tập đoàn kinh tế, các mạnh thường quân ..và để có được như thế, VVN VN cần có 1 ủy ban vận động gây quỹ và với nguyên tắc công khai tài chánh .
    Quan trọng nhất vẫn là : VVN VN phải nhanh chóng được công nhận là 1 Liên đoàn Võ thuật; trước tiên là các cấp Thành phố và sau đó là cấp Quốc gia .
    Còn ở dạng 1 hội trong 1 Liên Đoàn thì chưa có thể nghĩ tới việc ngang bằng với các môn phái tại các quốc gia Á Châu .
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 17:37 ngày 13/10/2003
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0

    Vovinam hải ngoại ! Từ Việt Võ đạo đến " Nhân " võ đạo
    Nói đến Vovinam hải ngoại thì là cả một sự kinh hoàng !
    Tôi cũng không biết nên bắt đầu viết khởi đầu từ thời gian nào ? địa điểm nào trước !
    Người mở ra chủ đề này cho rằng vào Google mà search chỉ có 12 000 trang còn mấy phái võ khác thì gấp đôi, gấp trăm ...
    Bạn ChuLai khỏi lo vì nếu có khả năng ngồi gõ cho đủ thì chỉ cần tường thuật những chuyện 10 năm trở lại đây, các tài liệu có thể đã cao hơn đống rác chưa kịp hốt tại chợ Bà Chiểu vào chiều 30 tết ! Hương vị cũng không thua !
    Trong 1 cuốn Hồi ký VS CM Lê Sáng cho biết là Thày mê đọc và thuộc nằm lòng bộ Đông Châu Liệt quốc, Thày lại còn rút những kinh nghiệm từ đó để áp dụng vào cuộc sống ...
    Thành ra VVN hải ngoại chẳng khác gì Đông Châu liệt quốc .
    Tại các quốc gia Âu Mỹ, có hai điểm rất dễ nhận ra :
    1/ Ai cũng thích lập hội, lập hội rất dễ, có hội chỉ có 3 người : Chồng Chủ tịch, vợ thủ quỹ và đứa con làm hội viên !
    2/ Nói phét, ba hoa, phô trương thanh thế thoải mái, không bị đánh thuế .
    Ngoài hai điểm chung cho mọi sắc dân , Riêng đối với cộng đồng VN lại còn có thêm 1 điểm nữa là :
    Những người có chức vụ ngày xưa qua được đây thường là luống tuổi, khó hội nhập vào xã hội mới; Quyền hành đã không còn , vợ con lại học đòi bình đẳng cũng hết sợ , nhiều vị chỉ mơ về " dĩ vãng " ; có ông vẫn tưởng mình còn trong quân đội, thỉnh thoảng lại tự ý tăng 1 cấp , có vị chỉ ngồi thu tiền ở bãi đậu xe lại mơ rằng đang chỉ huy một vùng tiếp vận ngày xưa .
    Thành ra trong cộng đồng có nhiều hội đoàn lắm, Riêng thành phố này với hơn 20 ngàn người Việt thì sơ sơ cũng có tới hơn 70 hội đoàn và hội thì ra tuyên ngôn, hội thì khoe cương linh..ông nào, bà nào cũng nghĩ rằng chỉ nay mai là có người mời về lãnh đạo đất nước ., chờ mãi không thấy, muốn làm chủ tịch cũng chưa tới lượt, thế là lại ly khai, lại lập hội mới, cương lĩnh mới ...
    Nhưng kẹt một điều là : Số lượng hội viên tăng thì khó mà giảm thì vừa dễ vừa nhanh ! vì hội viên trẻ nhất hồi năm 75 thì đến nay cũng phải 5 bó . Những người lớn tuổi hơn thì lần lượt giã từ cuộc chơi , mà muốn được " người ta " chú ý mời về lãnh đạo thì phải ra vẻ có lực lượng mới ngon ...
    Thành ra các hội đoàn trẻ ; không vì thời gian qua đi mà bớt hội viên thường được các ngài mon men tới, với tuổi tác, kinh nghiệm, uy tin..Các vị lấy 1 chức lãnh đạo để ngồi chờ thời không mấy khó khăn ...Trong các đoàn thể đó , VVN hải ngoại không thoát khỏi mặc dù Môn phái vẫn khẳng định : KHÔNG LÀM CHÍNH TRỊ và đôi khi cũng tội nghiệp cho các em nhỏ , có em chưa biê''t nước mẹ ra sao mà đã bị dọa mai này về quang phục quê hương !!!
    Có quá nhiều phe nhóm VVN hải ngoại để kể, chẳng biết đưa phe nào lên bảng " danh dự " trước ; Có lẽ hoà hoãn và tốt đẹp nhất là nói về Vovinam của anh Chàng Patrick Levet ; người đã được nhiều báo chí phỏng vấn và đồng môn tại VN biết tới .
    Patrick đẹp trai, có năng khiếu về ngôn ngữ, ham mê võ thuật, sắc bén trong nhận định . Có một cuộc sống của một " lãng tử " .
    Sinh năm 1963, học VVN từ 1979 với VS Phạm Xuân Tòng ; sau này, VS Tòng lập môn phái mới ; Patrick cũng học tập đủ mọi thứ võ khác...năm 1996, Patrick về VN " tầm sư học đạo " Patrick lần mò tới Tổ Đường xin học, bị tính võ phí cao..lần mò qua gặp VS Chiếu ..VS Chiếu rất ham mê phát triển nên không đòi điều kiện tài chánh gì cả ..từ đó, Patrick thường về VN tập huấn ..năm 1999, Patrick chính thức được mang Chuẩn Hồng Đai ; thi cử đàng hoàng, không chê trách vào dâu được .
    Nhưng tại Paris đã có vài Liên đoàn VVN sinh hoạt, muốn huấn luyện, mở võ đường, ra uy được với Võ sinh thì cái đai không chưa đủ, điều cần thiết là phải được Hội đồng VS Âu châu công nhận. Patrick tuy không được công nhận nhưng với sự cố gắng và say mê, anh đã thành công trong việc phát triển VVN tại nhiều quốc gia tại Spain hoặc Phi Châu ; những việc này không khó đối với Patrick vì anh đã có sẵn mối quan hệ với các VS học cùng thời với VS Phạm Xuân Tòng .
    Patrick cũng là sáng lập viên của VVN intercontinental mà ngày nay sinh hoạt cũng khá sôi nổi và là lực lượng chủ yếu đem quân về tranh giải tại VN .
    Nói chung là trong mọi hoạt động phát triển, Patrick đáp ứng được sự mong muốn của Môn phái nói chung và VS Chiếu thuộc hội VVN VVD TP nói riêng . Nếu nói thêm về mặt chính quyền thì việc anh làm lại càng đáng hoan nghênh vì anh đã đưa được văn hóa Việt gần gũi với các quốc gia xa xôi..công lao của Patrick là 1 sự việc hiển nhiên thiết nghĩ không cần phải " cường điệu " , thêm mắm, thêm muối như 1 số báo chí đã thổi phồng là anh qua Mỹ và Canada dạy Vovinam và đã có tới 12 000 võ sinh !!!
    Và những việc anh làm đáng khuyến khích về mặt này thì lại cần anh thay đổi suy nghĩ về mặt khác .
    Đó là " yêu sách " độc quyền phát triển .
    Tại bất cứ quốc gia nào anh có võ đường thì Patrick coi như đã cắm dùi ! Không một ai được quyền mở võ đường ...chính vì thế mà đã xảy ra 1 việc không mấy tốt đẹp là Patrick lại thẳng Tổ Đường VVN knock-out một Môn sinh từ Maroc đến VN tập huấn thêm ...; Anh chàng này tên Hicham Ramli, cũng thuộc loại nói phét có " môn bài "; chạy qua, chạy lại mãi Ramli dám khoe khoang là VS CM Lê Sáng mời về ...dám tự tiện đeo Chuẩn Hồng đai ...Tin mới nhất cho biết là người đỡ đầu cho anh đã khai trừ Ramli ra khỏi môn phái sau khi đã có bằng chứng là dạy võ không hay mà bán đai lại rất giỏi ....( Ghi chú : Ông đệ tử kia của Patrick cũng không kém ; chỉ khác 1 điều là bên này người ta thanh tra và trừng phạt, bên kia đã không thanh tra mà la,i có khi khuyến khích thương mại đai đẳng không chừng !!! )
    " vốn liếng " còn nhiêu..sẽ tường thuật dài dài .
    Hình Hicham Ramli tự ý đeo Chuẩn Hồng Đai :
    Và đây là quảng cáo đầy khoác lác của Hicham Ramli trên báo chí tây phương :
    Hìng Patrick Levet với VS Phi Long; Chủ tịch LD Pháp trong những cố gắng kêu gọi đoàn kết, nhường nhịn :
  10. 1anh

    1anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào anh MinhTrinh ,
    Anh có viết một câu : "Để có thể phát triển , VVN VN cần có 1 đội ngũ VS, HLV trẻ sẵn sàng đảm nhận công tác phát triển cũng như lãnh đạo" ... "Sẵn sàng" , cụm từ đó mang nhiều tính "lý tưởng" lắm anh MinhTrinh à . Tôi từng chứng kiến một câu chuyện , có vị võ sư bảo học trò mình , một anh huấn luyện viên Hoàng đai nhị rằng tại sao mãi vẫn chưa xúc tiến lớp dạy ở một trường học . Anh học trò bảo dạo này bận rộn quá , vả lại bây giờ cũng hai mươi mấy rồi , cũng phải kiếm công ăn việc làm chứ lông bông hoài không được . Vị võ sư giận lắm , ông rất muốn phát triển môn phái (bằng cách xúc tiến thành lập các câu lạc bộ trong các trường học) , và cũng tạo điều kiện cho các học trò mình có thu nhập . Nhưng suy nghĩ của vị võ sư và anh học trò hoàn toàn khác nhau . Anh học trò đến với võ thuật chỉ như là một môn tập luyện sức khoẻ cho chính anh ta , một cuộc chơi có chút say mê . Còn đối với vị võ sư kia thì võ từ lâu đã là nghiệp , và ông sẵn sàng sống chết với nghiệp của mình . Bây giờ khó có thể nào mà "võ sư A chuyển từ thành phố X sang tỉnh Y để làm nhiệm vụ phát triển môn phái" . Thời của các anh ngày xưa , thầy trò luôn có nhiều buổi ngồi bên nhau tâm tình , thầy hiểu trò , trò hiểu thầy , hiểu môn phái , luôn có nhiều những buổi sinh hoạt đoàn thể , hoạt động xã hội .... lý tưởng dễ dàng phát triển trong 1 tập thể . Còn thời buổi bây giờ ... nhiều người chỉ tập võ để có sức khoẻ , tự vệ chiến đấu chứ chẳng quan tâm thêm gì khác ... tuần chỉ 3 buổi , tập hơn 1 tiếng rồi chào thầy về , thầy cũng dạy xong rồi về nhà với cô ... nhiều khi học trò chẳng biết gì về môn phái , ai Chưởng môn ..v.v... như thế thì làm sao mà "xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo" ? Là đồng môn , nhưng nhiều khi đệ tử thầy này đấu với đệ tử thầy kia như kẻ giang hồ ngoài đường , xuống tay xuống chân không bao giờ có "độ dừng" ... Quá trình huấn luyện võ đạo còn ít lắm , thiếu sót lắm ... chưa đủ để tạo nên một cách sống , cách nghĩ , lý tưởng cho môn sinh ...
    Thống nhất chương trình huấn luyện cũng rất quan trọng . Hiện nay nhiều nơi dạy khác nhau , rồi đệ tử thầy này coi thường đệ tử của thầy kia (cũng có thể tiến đến coi thường ông sư phụ luôn) vì chương trình không giống thầy mình . Sự coi thường nhau , tình đồng môn không có , dễ dẫn đến lặp lại những hình ảnh lủng củng hiện nay ở mai sau .

Chia sẻ trang này