1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Theo dấu chân khám phá của người cổ xưa

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Afo_Rhapsody, 20/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Theo dấu chân khám phá của người cổ xưa

    Trong topic này có hai bài viết có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nước mình trong thế kỷ mới.


    Bài thứ 1: Theo dấu chân khám phá của người cổ xưa.Một buổi sáng bộ lạc Mo thức dậy, họ chuẩn bị sửa soạn để lên đường theo khẩu lệnh bằng những tiếng hú, tiếng gọi bằng ám hiệu của người chỉ huy bộ lạc. Họ phải đi đến những vùng đất mới mà họ chưa biết, bởi điều kiện cấy trồng và săn bắt không được tốt lắm...
    Chúng ta đang nghe kể rằng: cách đây 16000 năm loài người có một chuyến đi lịch sử. Khi mà những tổ tiên của chúng ta bỗng một hôm xuất phát từ châu Phi và đi đến những vùng khác nhau ở khắp thế giới: Đầu tiên từ vùng Đông Phi nơi có các dãy núi lớn và những ảnh hưởng địa tầng ở dưới sâu trong lòng đất, điều đó khiến vùng này vốn là cái nôi đầu tiên của loài người, đây chính là nơi mà diễn ra sự chuyển hoá mà tổ tiên của chúng ta từ vượn trở thành người. Những tổ tiên đầu tiên của chúng ta sống nguyên thuỷ trong những vùng ven rừng Đông Phi cho đến ngày khó khăn mà Afo vừa nói trên.
    Thế là từng đoàn người bắt đầu lên đường. Họ đi tìm những vùng đất mới dễ sống hơn để sinh sống.

    Từ Đông Phi, tổ tiên của chúng ta đã hành quân lên, qua vùng giáp ranh giữa Châu Phi và Châu Âu. Sau đó họ toả ra nhiều hướng khác nhau:
    - đi vòng lên Bắc Âu, Tây Âu và định cư ở đó.
    - đi sang châu Á, qua Trung Quốc và Ấn Độ, xuống Đông Nam Á, qua eo biển giữa Thái Lan (bây giờ) để xuống Malaixia và vào INdonesia lúc này các vùng này không rời ra thành các đảo như bây giờ mà liền nhau thành một dải.
    - Đi lên Liên Xô, và định cư ở đó (nếu Afo không nhầm thì đó về sau trở thành giống người Mongoloit, còn người ở châu Phi qua quá trình biến đổi theo thời gian hình thành người Ơropoit, là hai giống người cơ bản tạo nên nhân loại ngày nay).
    - Và cuối cùng (quan trọng nhất vì có liên quan đến âm nhạc của mình) họ từ Liên Xô, đi đến qua mũi đất giáp với Alaska (bây giờ) đi vào Canađa vào khu vực Mỹ, định cư ở đó làm thành người châu Mỹ, dần dần họ đi đến hết khu vực nam Mỹ, lâu dần thành người ở đó.
    (Chúng ta cũng nhớ là ở vùng nào họ đi đến thì họ là những người "văn minh" hơn so với những người vượn chưa tiến hoá ở đó, lâu dần những người này trở thành như là cùng một gốc tích, thực ra ngày xưa bắt đầu nó rất phức tạp, liên quan đến sự di cư giữa các vùng).

    ............
    Bộ lạc Mo là bộ lạc nay đây ai đó sống không cố định một chỗ nào cả. Và cuối cùng sau một hành trình xa xôi cuối cùng họ đến được Mỹ và định cư ở đây.

    *
    **
    ***
    *****
    *********
    ***************
    *************************
    ***********************************************
    *************************
    ***************
    **********
    *****
    ***
    **
    *


    Đó là một trong những chuyến đi đầu tiên kỳ diệu của loài người.
    *********
    Gần 16000 năm sau thật thú vị khi lại xuất phát từ châu Phi nhưng buồn thay trong kiếp nô lệ của những người quý tộc châu Âu họ sang Mỹ - vùng đất mới được khám phá.
    Trải qua nhiều thăng trầm, đặc biệt sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc Mỹ kết thúc vào khỏang nửa cuối thế kỷ 19. Nhưng người nô lệ đã đi đã được giải phóng và trở thành một bộ phận dân cư của nước Mỹ. Tuy vậy họ vẫn phải lao động cực khổ và là tầng lớp thấp kém của xã hội.
    ?Họ hay mang đàn ra chơi vào mỗi lúc cuối ngày vào giờ nghỉ ngơi. Những bài hát buồn vơi đi Cuộc Sống cực nhọc và lấy lại Tình Yêu vào cuộc sống. Những bài hát đó có nguồn gốc từ châu Phi nơi họ từng sinh sống và mang theo nỗi buồn của những người đi lưu lạc đến 1 vùng đất mới xa lạ.
    Thế rồi, chính những tiết nhịp cơ bản đó mà người ta gọi là blues đã dần dần trở thành cội nguồn và nền tảng của âm nhạc thế giới hiện đại thế kỷ hai mươi là cái nôi âm nhạc tạo ra đại dương âm nhạc khổng lồ mà chúng ta vẫn nghe hiện nay.



    Được Afo_Rhapsody sửa chữa / chuyển vào 13:52 ngày 20/01/2004
  2. machineguns

    machineguns Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    0
    Ê này, bác viết thêm cái gì đi chứ, nãy giờ vẫn chả hiểu bác viết cái gi cả

    Rabbit don't come easy​
  3. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12
    Kết luận về bài viết thứ nhất: Đi lang thang và khai phá những vùng đất mới là tính cách đẹp nhất của loài người. Điều đó đúng trong toàn bộ lịch sử âm nhạc nói chung và của nhạc rock''''n''''roll nói riêng nhưng chưa phải là một thói quen của người VN và những nhạc sĩ nước mình.
    Vì vậy trong chặng đường mới của âm nhạc thế kỷ 21 chúng ta chỉ có một con đường: Kiếm tìm không biết mệt mỏi để làm nên những giá trị mới chưa bao giờ xuất hiện.
    Nói cách khác, đó là chúng ta đi dần đến bản thân âm nhạc và đi dần đến chính mình.
    si..len..ce
  4. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Ặc , vãi đái . Gocbachộp đã từng nói : "Chúng ta phải bỏ rượu"

    As long as I have Ai-chan !
  5. dongphuonggiaochu

    dongphuonggiaochu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2003
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người tìm ra con đường đi mới, nhưng vì không đủ bản lĩnh để duy trì lập trường, bởi vì không phải cái mới nào cũng dễ dàng được chấp nhận, cần có thời gian, nhạc cũng vậy, nếu bạn đi theo một hướng mới người ta sẽ bảo bạn chơi nhố nhăng, không đúng dòng nhạc đó, và lập tức tẩy chay bạn...đời là thế đấy.
    Heeding the call
    one and for all
    never surrender with glory we fall
  6. Afo_Rhapsody

    Afo_Rhapsody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Bài viết số 2: Sắp được ra mắt trong thời gian sớm nhất.
    -------------------------------------------------------------------------------------------------
    Lịch sử được tạo nên bởi có những người dám đứng lên làm những việc chưa ai từng làm.
  7. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Chú mày cóp ở đâu thía ??? ... Khôn hồn thì khai ra đi , anh không tin mấy cái này do chú mày tự viết ra ...
    Anh đang chờ phần 2 xem thế nào đây .
    The wonder at your feet...
  8. AfoRhapsody

    AfoRhapsody Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    12

    Bài 2: Hành trình tìm kiếm vĩ đại
    ********
    1. Cái nhìn mới về một vấn đề đã quen thuộc thậm chí hiển nhiên.
    Một cách đơn giản chúng ta thấy âm nhạc Việt Nam là cả một quá trình tìm kiếm vô vọng của những người nghệ sĩ tìm đến với công chúng. Không phải là họ không có tài. Không phải là họ không có tâm huyết. Nhưng tất cả những gì có được vẫn là điều vô vọng. Những người nghệ sĩ bằng lòng với những gì mình đã sáng tạo ra được. Và khán giả cũng vừa lòng với những gì mà họ nghe.
    Không có một sự đồng cảm vô biên của cả người nghệ sĩ và những khán giả đồng cảm của riêng mình tới một cảnh giới vô biên mà người ta hay gọi là khi ấy vị thần âm nhạc xuất hiện trong khung cảnh hòa nhập bất tử giữa những người sáng tác với khán giả của mình.
    2. Bây giờ chúng ta sẽ cùng xét lại những lý do khách quan và chủ quan.
    - Khách quan: Những diễn biến của nền văn minh nhân lọai diễn ra ở những phần khác của quả địa cầu, trong khi nước ta thì hầu hết thế kỷ 20 nước ta ?(bận những việc khác mà chưa có điều kiện).
    Nếu coi nền văn minh nhân lọai thế kỷ 20 có 2 trung tâm lớn là Mỹ và Châu Âu, chẳng hạn coi Mỹ là thủ đô của Nền Nghệ Thuật và Văn Minh Nhân Loại, Châu Âu cũng là một trung tâm lớn thứ hai?thì Việt Nam của chúng ta chỉ là một địa danh vùng sâu vùng xa, hẻo lánh không mấy khi có nhữn thành tựu lớn về Văn hóa ?" Văn minh đóng góp cho loài người. Đối với chúng ta điều này không có gì lạ, cũng bởi vì từ trước đến giờ chưa bao giờ có chuyện đó cả. Chúng ta không có Jesus hay đức Phật, không có Anhstanh hay Newton, không có Doxtoievxky hay James Joyce?những nhân vật đã và vẫn đang có ảnh hưởng lớn đến hầu như tất cả nền văn mình nhân lọai và cũng không chỉ ngày hôm nay?và vì đã "không có quen rồi nên mọi thứ vẫn bình thường như không phải là vấn đề gì ghê ghớm mà cứ chộn rộn cả lên. Thực ra đó là vấn đề nghiêm túc hơn bao giờ hết nếu ta nghĩ xa hơn về đường đi của dân tộc trong thế kỷ 21 thậm chí xa hơn nữa. Nếu ta biết rằng mới đây trong cuộc bình chọn những con người bất tử của nước Đức, một nhạc sĩ thiên tài W.A.Mozart chỉ xếp thứ 20 trong danh sách những người được bầu chọn và một nhạc sĩ vĩ đại khác L.V. Beethoven cũng tèng tèng thứ 12. Vậy trên đó 10 người hàng đầu nước Đức chắc chắn họ không thể có một ảnh hưởng tầm thường đến khắp thế giới trong suốt khỏang nửa thiên niên kỷ vừa qua (tức là khoảng 500 năm trở lại đây).
    Ta hãy cùng nhìn lại một thế kỷ bi tráng của thế giới trong đó riêng trong lĩnh vực âm nhạc là một cuộc cách mạng tòan diện. Khi mà chúng ta vẫn còn đang quyến luyến với nhạc của thế kỷ 18,19 (tức nhạc cổ điển) thì lấy Mỹ làm trung tâm, nước Anh làm vệ tinh quan trọng nhất - họ đã làm nên cuộc cách mạng mới trong âm nhạc Blues, Zazz và Rock cùng nhiều thể lọai khác. Chúng ta biết là ở những trào lưu lớn thì mới tạo ra một cảm hứng thời đại để tạo nên một không khí "sáng tạo tập thể" và có tính lây truyền như trong một cuộc cách mạng? đó là những đặc điểm cơ bản của tất cả các trào lưu âm nhạc từ trước đến nay từ nhạc Clasicc trở đi.
    Mới đây khi phát lên vũ trụ thông điệp của loài người gửi đi khắp thiên hà để kiếm tìm những hành tinh cũng có người ở những nơi xa xôi trong vũ trụ - thế giới đã gửi đi đúng hai bản nhạc: một chính là bản giao hưởng số 9 của nhạc sĩ thiên tài người Đức L.V.Beethoven và thứ hai chính là bài hát "Hey Jude" của ban nhạc Rock nước Anh : The Beatles.
    Vậy đó, chính vì ở quá xa trung tâm, ở bên ngoài dòng chảy của nền văn minh nhân lọai và quá trình tự nỗ lực không đủ tạo nên những giá trị lớn trừ một vài trường hợn đặc biệt mà trong bài viết sẽ đề cập) mà chúng ta đành cam chịu xách dép theo sau trong những tháng năm, hay có thể là thế kỷ đầu tiên của thiên kỷ mới.
    Tất nhiên nếu xét đến tận cùng của vấn đền thì cũng còn nhiều lý do nữa. Chẳng hạn tại sao có những vùng đất dễ trở thành nơi hội tụ của tinh anh nhân lọai, dễ nảy sinh những trào lưu lớn về khoa học và văn hóa nghệ thuật, dễ phát sinh nhân tài hơn những vùng đất khác.
    Một điều đen đủi nữa là: Khi chúng ta có điều kiện mở rộng cửa ?ohội nhập? để giao lưu văn hóa từ đó mà bật ra những khả năng tiềm ẩn của văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc Việt Nam nói riêng?thì vừa lúc đến kỳ suy thoái của âm nhạc thế giới, thành ra những giá trị có tính xấu ở trong thời kỳ "tụt dốc" của nền âm nhạc khổng lồ và hùng mạnh trong suốt thế kỷ 20 này ?" đúng lúc nó trở nên già cỗi và có nhiều yếu tố phức tạp..thì ta lại du nhập tất cả những thứ này. Đây chính là lý do tại sao nhạc trẻ hiện nay lại hời hợt, giả tạo và mang tính thương mại cao đến như vậy.
    -Chủ quan: Những người nghệ sĩ (nói rộng ra là những nhà khoa học, những nhà v.v.) chưa đạt đến sự tìm kiếm chính mình, chưa tin vào chính mình và chưa nắm được, nhận biết được hết khung cảnh xã hội mà mình đang sống. Có phải phần lớn những nhạc sĩ ở ta hiện nay không viết nhạc vì chính mình, vì sự giải phóng cá nhân mình và từ đó giải thóat cho nhiều người khác. Phải chăng vì rất nhiều lý do khác nhau mà chúng ta không dám nói nên những vấn đề cốt tử của chính bản thân mình và của đời sống cộng đồng đương đại.
    Nếu là âm nhạc đích thực thì chỉ có một con đường: chỉ sáng tác cho chính mình. Chỉ có sự hòa nhập bao la với chính cảnh ngộ vui buồn, hạnh phúc, khổ đau chính mình và xã hội mình đang sống. Không hề run sợ né tránh bất cứ thứ gì mà "con mắt bên trong" nhìn thấy. Không bao giờ bẻ cong ngòi bút vì bất cứ lý do gì, khán giả hay áp lực cuộc sống, xã hội.
    Ngoài trào lưu "Tân nhạc" rộng lớn đã làm nên những tên tuổi lớn cho âm nhạc Việt Nam là Phạm Duy và Văn Cao cùng với một hành trình độc lập của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ?" thì chúng ta cơ bản sáng tác nhạc chủ yếu theo những lối mòn và khan hiếm sự sáng tạo tìm tòi những âm thanh mới.
    (Còn tiếp)
    si..len..ce

Chia sẻ trang này