1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Theo em " Đoá hoa vô thường" là cuộc đời Bác Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi Iron-Heart, 06/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Lời ngỏ
    Sói tôi vốn không thích tranh luận cho lắm, nhất là tranh luận về những gì không liên quan đến mình, và tranh luận về những thứ đi lạc khá xa khỏi chủ đề chính. Tuy nhiên, vì bạn tao_lao đã rất ?onhiệt tình? giảng giải, Sói cũng xin nói đôi chút, và chỉ nói một lần, tránh xảy ra ?obút chiến? ở cái chốn vốn rất thanh bình này ;-)
    Với bạn tao_lao :
    Đạo Phật xuất phát ở Ấn Độ và du nhập sang các nước lân cận từ rất lâu trước khi tư tưởng Lão Trang xuất hiện ở TQ, vậy nói Phật giáo mượn khái niệm từ Huyền Học Trung Hoa có khiên cưỡng lắm không ? Và Phật giáo dù ở đâu cũng chỉ có hai tông là Tiểu Thừa và Đại Thừa (xin miễn nêu ra sự khác biệt và ý nghĩa của hai tông này) nhưng đều lấy nền tảng là Phật Thừa, và đó là cái tư tưởng xuyên suốt của giáo lý Phật. Khác biệt do ảnh hưởng của văn hóa các nước chỉ là khác biệt về cách tiếp nhận và diễn đạt, không có khác biệt nào về tư tưởng cả.
    Cái ?oHuyền Học Trung Hoa? mà bạn tao_lao có ý nêu ra kia chỉ là cách gọi thời nay khi đề cập đến các bộ môn lấy tư tưởng triết lý Trung Hoa cổ làm đối tượng nghiên cứu. Khi nói Huyền Học Trung Hoa mượn ý của Lão Tử, có lẽ bạn muốn nói đến Bách Gia Chư Tử (tư tưởng Lão được người đời sau nghiên cứu phát triển theo những đường hướng khác nhau hợp thành Bách Gia Chư Tử, hay gọi là Lão giáo).
    Và cũng xin thưa lại rằng Lão tử xuất hiện rất lâu sau khi hệ thống lý luận triết học Trung Hoa ra đời, mà kết tinh của nó là bộ Kinh Dịch, đây mới chính là nền tảng triết học Trung Hoa.
    Theo cách nói của bạn tao_lao, Sói nghĩ có lẽ bạn được ai đó nói cho nghe, hoặc chính bản thân bạn đọc được từ đâu đó về những chi tiết trong lịch sử tôn giáo chăng ? Hay bạn đã học về Triết Học Phương Đông khi còn ở đại học, mà những kiến thức đó do không được nghiên cứu và thẩm tra thấu đáo đã khiến bạn có những nhìn nhận mơ hồ và lẫn lộn giữa các luồng tư tưởng vốn dĩ dị biệt ở tiểu tiết và hợp nhất ở đại đồng ấy ?
    Với tất cả các bạn :
    Sói xin được phép nói rõ hơn về hai chữ ?ovô thường? theo ý nghĩa nhà Phật, còn theo những ai khác thì xin thôi, để các bạn rộng đường tham khảo (những bạn nào không có thời gian tra cứu cũng đỡ mất công phần nào). Chữ này liệu có cùng ý nghĩa với chữ ?ovô thường? mà TCS đã dùng không thì Sói không dám quyết, tùy bạn cảm nhận.
    Chữ ?othường? trong từ ?ovô thường? là để chỉ sự bất biến, sự không thay đổi, sự vĩnh cửu. Theo nhà Phật, vạn vật đều tuân theo vòng Sinh ?" Thành ?" Trụ - Hoại mà huân chuyển không dừng. Phàm là vật tồn tại đều theo quy luật này mà không có ngoại lệ. Vậy nên một vật ta nhìn thấy ở giây phút này đây rồi sẽ biến đổi mà thành vật khác ở giây phút sau. Cái con người ta đã thấy đó trong một giây đã chết đi và sinh ra không biết bao nhiêu lần, mặc dù ta không thấy được (hãy nghĩ đến những tế bào già chết đi và những tế bào được sinh ra luôn luôn). Và do đó, vạn vật là vô thường. Đến đây, Phật không tiếp tục giảng giải về ý nghĩa sự tồn tại của vũ trụ nói chung và cuộc sống nói riêng mà dùng chữ vô thường để làm nền tảng cho những lý lẽ về con đường diệt khổ (đó cũng là nét khác biệt độc đáo của Phật giáo so với các tôn giáo khác, chỉ tập trung vào con đường diệt khổ mà bỏ qua những lý giải mang tính triết lý sâu xa không cần thiết).
    Ở chỗ này, bạn tao_lao nói đúng, con người vốn mong manh và yếu đuối, do vậy rất không thích những gì không vĩnh cửu, những gì không chắc chắn và rõ ràng, đó cũng là nguồn gốc của Khổ. Tuy nhiên, những ai đã nắm rõ lẽ Đạo, hiểu rõ cái quy luật vô thường kia thì sẽ thoát khỏi cái mê ảo phù phiếm, biết khi nào thì ?ochấp? (nắm giữ) và lúc nào nên ?oxả? (buông bỏ). Do đó, vô thường không còn là mầm khổ nữa mà trở thành chánh quả, trở thành hiện thân, biểu tượng của sức sống mãnh liệt.
    Chỗ này xin phép được dùng một ví dụ nhỏ để các bạn hiểu thêm tại sao mầm khổ lại là chánh quả. Hãy nghĩ đến hạt lúa, nếu không được vùi vào đất, không nát đi và phân hủy thì làm sao cái mầm xanh trong nó vươn lên và nối tiếp sự sống ? Cũng như vậy, một cái cây có phát triển, biến đổi là cái cây còn sống, cây khô thì rõ ràng không thể biến đổi được, nó là cái chết.
    Với những ai thích triết Đông :
    Vạn vật là vô thường, tuy nhiên, cái lẽ biến đổi, cái quy luật huân chuyển ấy là duy nhất, là không đổi, là thường hằng. Nó xây dựng và nó huỷ diệt mà không hề có ngoại lệ, đó là Đạo. Nó đứng trên mọi ý niệm, do thế không thể dùng từ ngữ một chiều mà nói đến nó, có thể dùng từ ngữ để mô tả, là đã đóng khung Đạo vào một ý niệm, là sai biệt hoàn toàn với Đạo. Do vậy Lão tử đã phải thốt lên ?oĐạo khả đạo, phi Thường đạo?
    Chính cái đạo Thường, đạo Nhất Nguyên ấy đã khiến cho những tư tưởng lớn tuy xuất phát từ những ý nghĩa, những tư tưởng khác nhau, nhưng đều đến cùng một đích.
    Lời kết
    Nói thế nào nhỉ, như Trang Tử
    ?oCó dò là vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò
    Có nơm là vì cá, đặng cá hãy quên nơm
    Có lời là vì ý, đặng ý hãy quên lời
    Ta tìm đâu người biết quên lời hòng cùng nhau đàm đạo?,
    hay như Thích Ca
    ?oCác con hãy theo ngón tay ta chỉ mà chiêm ngắm mặt trăng, nhưng nên nhớ, ngón tay ta không phải là mặt trăng?,
    hay như Lão Tử
    ?oTri giả , bất ngôn
    Ngôn giả, bất tri?,
    dù là ở hình thức nào, ngôn ngữ nào, thì Chân Lý vẫn chỉ có một ;-)
    Và do vậy, bạn có quyền tin, hay phủ định hoàn toàn những điều Sói nêu ra ở đây, miễn sao nó làm bạn thỏa mãn ! Chỉ xin tránh cho Sói phải tranh luận, bởi như TCS có nói ?otừng câu nói là từng cánh buồm, dong cuối trời. Còn lại, tiếng cười khóc giữa đời?.
    Lời nói rồi sẽ qua đi, nhưng còn lại trong nhau là tiếng khóc thì Sói hoàn toàn không thích. Vài lời quê mùa, mong đừng ai để tâm.
    Dịch : cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu.
    - Kinh Dịch -
    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi mọi người nếu tôi có đi "lạc đề" lí giải về một số vấn đề trong triết học cổ đại Trung Hoa. Thật tiếc là huynh đệ soi_dong_hoang chỉ "nói một lần", tránh bút chiến nên không biết là những diễn giải sau đây có thể nào xem là cố ý "bút chiến" hay không. Nhưng thiết nghĩ "biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa" nên tôi mạo muội viết mấy dòng này.
    Phật giáo Ấn độ truyền đến Trung Hoa bao giờ (có phải từ rất lâu trước Lão Tử không)? Theo chính sử, đời Hán Minh Đế (58-75), Hán Hoàn Đế (147-167) là hai ông vua đặt niềm tin vào Phật Giáo, làm chùa trong cung (tuy trước đó trong dân gian đã có người theo Phật, nhưng quí vị thử nghĩ cũng hiểu là nếu không có sự tham gia về tiềm lực,nhân lực của triều đình thì Phật giáo ở Trung Hoa chưa thể lớn mạnh và là..Phật giáo Trung hoa được).
    Đời Tam quốc (220-280) có Chi Sâm, Chi Lượng, Chi Khiêm từ Ấn Độ sang truyền giáo. Lúc đó tư tưởng Phật Giáo đã dần dần thấm vào giới sĩ phu.
    Đời Tấn (265-420), một vị cao tăng của Tây vực là Phật-đồ trừng đến Trung Quốc truyền giáo,dịch kinh,trong đám môn đệ có những bậc vĩ nhân như Đạo An- lãnh tụ bản Tôn Vô, Tuệ Viễn- người đặt nền tảng cho tông Tịnh vô. Sau đó chẳng bao lâu, một vị đại sư là Cưu-ma-la-thập từ nước Quy tư đến truyền giáo ở Trường An (401). Đại sư tinh thông Hán ngữ, môn đồ có đến 3000 người mà 4 vi kiệt xuất nhất là Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ. Thầy trò họ cùng nhau dịch kinh, dịch thêm và dịch dạy những kinh trước đây dịch chưa tôt. Những kinh Pháp hoa, Duy ma cật, Thủ lăng nghiêm, Nhân Vương...những bản Thành thực luận, Trung luận, Bách luận, Thập nhị luận, Trí độ luận con ở các chùa VN và Trung Quốc là do thầy trò họ dịch.
    Chỉ tính trong thời Lương (502-557), Trần (557-589) và sơ kỳ nhà Đường, nhiều tông phái đã thành lập. Ấy là:
    1) Địa luận tông do Bồ-đề-lưu-chi sáng lập
    2) Thiền tông do Bồ-đề-đạt-ma sáng lập
    3,4) Nhiếp luận tông, Câu xá tông do Chân-đế tam tạng sáng lập
    5) Luật tông do Nam sơn đại sư sáng lập
    6)Tịnh độ tông do Thiên Đạo đại sư sáng lập
    7)Chân ngôn tông do Thiện-vô-uý tam tạng sáng lập
    8) Pháp tướng tông do Từ an tam tạng sáng lập
    9)Thiên thai tông do Trí giả đại sư sáng lâp
    10)Hoa nghiêm tông do Hiền thủ quốc sư sáng lập
    Còn có 3 tông thành lập từ đời An đế (397-418) nhà Tấn: Thành thực tông (Cưu-ma-la-thập), Tam luận tông (Gia tường đại sư),Niết Bàn tông (Đàm-vô-sấm). Niết Bàn tông, Địa luận tông, Nhiếp luận tông đã bị gộp vào những tông khác.
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
    Được tao_lao sửa chữa / chuyển vào 09:01 ngày 13/09/2003
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    1) Khái niệm và thuật ngữ:
    Cùng với từng bước du nhập Phật giáo vào Trung Quốc, việc dịch kih Phật được đặt ra cấp bách,ồ ạt trong nhiều thế kỷ và một hệ thống thuật ngữ Phật giáo lần lần được xây dựng và ngày càng dồi dào,phong phú. Hệ thống thuật ngữ này được Hán hoá từ các thuật ngữ Ấn độ vừa được vay mượn từ những thuật ngữ tương đương bản địa như Nho giáo, đặc biệt là Lão Trang, Huyền học...Đó là một quá trình vận động hài hoà, trong đó cái lõi đóng vài trò giao thoa giữa 2 nền văn hoá (siêu hình và thực tiễn) là Huyền học. Hai phương diện "phiên âm" và "dịch nghĩa" đã luôn luốn phối hợp, xen kẽ, bộ túc cho nhau, giúp Trung Hoa Phật giáo có một hệ thống thuật ngữ đa dang chưa từng thấy. (nếu có điều kiện sẽ trở lại với nhiều ví dụ).
    2) Trung Quốc là nước duy nhất đã phát triển tư tưởng Đại thừa
    Theo sách Ẩm băng thất văn tập cũa Lươg Khải Siêu (một người nghiên cứu Phật học khá nhiều) có nói:
    "..Về Phật học, cái mà các nước được truyền đến là Tiểu thừa, chỉ có Trung Quốc là được truyền Đại Thừa. Phật giáo lưu hanh:Phía tây đến Ba tư, phía bắc đến Xiberi, phía Nam tới Xiêm, phía đóng tới Nhật, trong huầ hết mấy trăm nước lớn nhỏ ở Á Châu không có nước nào Phật giáo không truyền đến". Khi Mã-minh mới hưng khởi thì những người ở ngay Ấn Độ đã nhao nhao đả kích, bảo rằng Đại thừa không phải là Phật pháp. Như vậy việc thực hành Đại thừa ở Ấn độ cũng chẳng bao lăm..Ngay cả những nới được xem là đạo Phật cực thịnh như Tây tạng, Mông cổ, thì thử hỏi đã có một người nào lĩnh hội được hết ý nghĩa của kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa. Không có ai hết!
    Chỉ riếng ở Trung Quốc ta,tuy từ Nguỵ tấn trở về trước, thì Tượng Pháp (tức Tiểu thừa) có manh nha nhưng chưa đạt đến chỗ tinh thâm. Đến Cưu-ma-la-thập trở về sau, Đại thừa được truyền bá rộng rãi, cả nước đều theo sát, thì dấu vết của Tiểu thừa dường như mất hẳn".
    3)Trung Quốc đã tự sáng lập ra một số tông chi khác
    Cũng theo quyển trên:
    "Các tông phái ở Trung Quốc, phần lớn do Trung Quốc sáng lập[..].Các phái có công đức nhất, thế lực nhất với Phật Giáo, chẳng phái nào bằng Thiên Thai, Pháp Tướng, Hoa Nghiêm ,gọi là "Giáo hạ tam gia" và Thiền tông,gọi là "Giáo ngoại biệt truyền.
    Trõng phái trên chỉ có một phái đã từng thịnh hành ở Thiên Trúc (Ấn Độ, trỏ Pháp Tướng), còn 3 phái kia đều khởi sáng từ Trung Quốc...."
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ở đây tôi xin nói tiếp về Đại thừa (vốn là phái chủ đạo trong phật giáo Trung hoa).
    1) Vai trò Huyền Học
    Hai nhân vật tiền đạo cửa Huyền học là Hà Yến và Vương Bật sống vào đời nhà Nguỵ. Họ đứng trên quan điểm Lão Trang để chú giải kinh điển Nho gia (Luận ngữ, Chu dịch). Đời Tây Tấn là thịnh thời của Huyền Học. Nhóm trung kiên của nó là Trúc Lâm Thất Hiền. Bạn bè họ và nhiều người đương thời cũng bị cuốn theo trào lưu Huyền học.
    Một tác phẩm có tính cách điển hình của Huyền học là sách Trang tử chú của Quách Tượng. Tôi xin trích một đoạn mà nó giải thích về câu "Tại thái cực chi tiên nhi bất vi cáo":
    "Đây là nói Đạo không chỗ nào là không có mặt, cho nên ở chỗ cao mà không cao, ở chỗ sâu mà không sâu [...], không có chỗ nào mà không có no, mà chỗ nó ở cũng là không có."
    2) Phật Học khởi phát trên nền tảng của Huyền Học:
    Trong các tư tưởng Trung Quốc chỉ có hệ tư tưởng Lão-Trang là có thể xấp xỉ với tư tưởng Ấn Độ về mặt cao siêu huyền diệu.Vì vậy các nhà Phật học Trung Hoa đã dựa vào nhũng phạm trù, những khái niệm của Lão Học để lí giải và giới thiệu những khái niệm và phạm trù Phật học. Không những thế, truyền thống và bản sắc dân tộc ăn sâu trong họ làm họ đồng nhất hoá Phật học theo các nhu câu truyền thống tư tưởng Trung Quốc, và do đó dựng nên một nền Phật Học Trung Quốc khác với Phật Học Ấn Độ.
    Ảnh hưởng huyền học vào Phật giáo Trung hoa rất rõ rệt trong cách xử lí các vần đề "hữu vô của Lục gia thất tông. Xin phép anh chị em cho tui bỏ qua (anh chị em có thể tự tìm đọc về Lục hoa Thất tông vậy,chứ mà nói ra ở đây nữa chẳng hiểu là phải mất bao lâu). Để tiện việc tham khảo xin nêu tên Lục gia thất tông: Bản Vô tông, Ban vô dị tông, tức sắc tông, Tâm vô tông, Thức Hàm tông, Huyễn hoá tông, Duyên hội tông (nói lục gia bi bỏ qua Bản Vô dị tông).

    "
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  5. nhactruong

    nhactruong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Hix việc gì mà cứ phải lần từng trang mò từng chương như vậy ? Box này là box Nhạc Trịnh kia mà , nói vật chất thay vì nói : tỉ dụ như là ... thì lại dẫn triết Mác , chả lẽ là bạn muốn nói theo kiểu diễn đạt hình tượng hay nghệ thuật sắp đặt giống Đào Anh Khánh ? Nt đọc vài dòng đầu thì thấy thính thích vì các bạn làm mình hiểu thêm một vài điều , nhưng bỏ thời gian mà đọc hết thì quả thật rất khó mà không quên tiệt
    Chào mừng các bạn đến với :
    CSC - ngôi nhà chiến tranh&nbsp;&nbsp; Box HOU <A href="http://www.ttvnol.com/for
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn Soi Dong Hoang và Tao_lao đã bàn luận nhiều điều bổ ích. lys trước mắt đọc xong có thể chưa hiểu hết nhưng thế nào cũng có lúc đọc lại. Hiểu cho cặn kẽ một vấn đề bao giờ cũng lý thú. Vô cùng khâm phục sự hiểu biết và nhiệt tình của các bác.
    Mong các bác tiếp tục, và gắn câu chuyện với nhạc Trịnh hơn, chủ đề chính của chúng ta mà lị.
    Mong box Nhạc TRỊNH có thêm nhiều bài vétt trí tuệ và được đầu tư nhiều công sức như thế này.
    All the rivers run into the sea; yet the sea is not full: unto the place from whence the rivers come, thither they return again. (ECCLESIASTES)

    lys

  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chẳng qua vì soi_dong_hoang có nói về Triết Đông và lo là Tao_lao tôi vì học hành kém cỏi mà đi vào tà đạo. Với văn hoá ( của dân mình) mà kém am hiểu thật xấu hổ lắm thay. Vậy nên tôi cũng viết vài dòng coi như thanh minh thanh nga là Tao_lao cũng chưa đến nỗi tệ lắm để soi_dong_hoang yên tâm. Hơn nữa, khi thấy mấy dòng viết của soi_dong_hoang về phật giáo, về bách gia chư tử v.v. thì tôi hơi bàng hoàng vì nó khác hẳn với những hiểu biết của tôi. Chợt nhớ lời Nguyễn Trường Tộ tiên sinh "biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa" vậy nên tôi mạo muội đem những hiểu biết thô thiển của mình ra trình bày. Nếu đúng thì may lắm,còn sai thì được anh chị em chỉ giáo, âu đó cũng là một điều hay.
    Bách gia chư tử là thuật ngữ dùng để chỉ chung các nhà cổ học thời Tiên Tần bên Trung Quốc chứ không phải như những gì mà soi_dong_hoang nói. Còn trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử thì ông mở đầu bằng "Đạo khả đạo phi thường đạo", chứ không ta thán "đạo khả đạo, phi thường đạo" như soi_dong_hoang dẫn. Có lẽ anh chị em cho tôi nhỏ mọn, học đòi theo lối học từ chương, tầm chương trích cú, bắt bẽ đến từng dấu phẩy. Nhưng với một văn bản uyên áo như Đạo đức kinh, một dấu phẩy cũng không thể tuỳ tiện thêm vào. Chắc hẳn quí vị biết vị học giả đời Tống Vương An Thạch bên Tàu. Ông là người cũng thời với Tô Đông Pha và Tư Mã Quang, là "đối thủ" của Tư Mã Quang vì ông này chủ trương "cựu học" trong khi Vương tiên sinh cổ vũ "tân học". Bá Dương tiên sinh trong quyển Người Trung Quốc xấu xí (bản dịch của Nguyễn Hồi Thủ) đã từng khen ông không tiếc lời,cho rằng thời cổ ở Trung Hoa nếu có một người đáng nhắc đến thì đó chính là Vương An Thạch tiên sinh. Nhắc đên tiên sinh là vì trong Đạo Đức Kinh Vương tiên sinh chỉ thêm có dấu phẩy ở chỗ "Vô, Danh...", Hữu, Danh.." thì Cao Xuân Huy tiên sinh đã gọi ông là thiên tài rồi. Chỉ là dấu phẩy thôi thưa quí vị.
    Huynh đệ nhactruong trách tôi là phải lắm. Tự tôi cũng thấy mình quá đáng, là khách mà đến nhà chủ la lối như thế thật không phải lẽ. Mong anh chị em bỏ qua cho. Hi vọng là những dòng tào lao lạc đề thế này sẽ không xuất hiện nữa.
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  8. nhactruong

    nhactruong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Nếu em có nói gì quá lời mong bác bỏ qua nhé em cũng như bác ...là khách qua đường ,em ngứa miệng vì không biết gì hơn mà tranh luận ,công nhận ngu dốt cũng là một cái tội
    Được nhactruong sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 14/09/2003
  9. huan334

    huan334 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2004
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    2&gt; "Vô thường theo sách kinh Phật là Tạm bợ, là Không lâu bền, là chóng tàn". Có chắc thế không? Nếu vậy thì con chữ VÔTHƯỜNG của Trịnh cũng đơn giản nhỉ? Vậy có gì mâu thuẫn với "thân phận là hữu hạn, tình yêu thì vô cùng" không? Nếu mà tình yêu cũng vô thường nốt (hiểu theo nghĩa "tạm bợ, không lâu bền, chóng tàn") thì đời sống còn gì để tôn thờ? còn gì là cứu cánh?
    Lâu nay vẫn hay tranh luận với các ông bạn về vô thường. Hôm nay hắn bảo mình vào đây mà cãi với hắn. Nói theo quan điểm của đạo phật thì vô thường được thể hiện ở nhiều dạng. Như tâm vô thường, thân vô thường,... Nhưng đơn giản về vô thường có thể nói như sau: Quy luật Vô thường là để nói đến sự biến đổi khôn lường của cuộc sống mà phần lớn là mọi người không biết hiểu hết được. (Chắng hạn chúng ta vẫn thấy những trường hợp như là một người chịu khó làm ăn đàng hoàng, đối xử tốt với mọi người nhưng mãi vẫn gặp liên tiếp những chuyện không may xảy đến cho mình..).Chứ không có nghĩa là tạm bợ, không lâu bền, chóng tàn. Ý nghĩa tạm bợ, không lâu bền, chóng tàn chỉ là hệ quả của của những gì bị chi phối bởi quy luật vô thường.
    Ở đây muốn nói thêm là tại sao đạo coi luật nhân quả là qui luật xuyên suốt rồi thì qui luật vô thường để làm gì? có mâu thuẫn không? Thật ra trong đạo phật, luật vô thường chỉ có ý nghĩa trong cõi chúng ta gọi là cõi vô minh(không có ánh sáng). Nghĩa là chúng ta thấy điều đó biến đổi khôn lườngnhiều khi không hợp lý(người tốt mà chịu thiệt trong khi người xấu vẫn được hưởng sung sướng). Bởi vì chúng ta không nhìn thấy được cái nhân của cái quả đó. Ví dụ khi một người xấu cho quà một đứa bé để xúi nó làm việc lợi mình hại người thì đứa bé vẫn gnhĩ người đó là tốt tại sao phải trừng phạt người đó. Cũng như vậy, suy nghĩ của chúng ta cũng giống như đứa trẻ chỉ nhìn thấy cái nhân trong kiếp này của người đó mà không thấy được cái quả hiện tại của người đó là do thành tựu của cái nhân ác của kiếp khác rồi. Nên chúng ta sống trong cõi vô minh thể hiểu được sự biến đổi của nhân quả nên gọi đó là vô thường. Nhưng nếu là người đã vượt khỏi vô minh(Những người có thể thấy được xuyên suốt chứ không phải tui) thì vẫn đúng với quy luật nhân quả. Nói tóm lại trong đạo phật muốn nói chúng ta phải tu luyện để khai sáng sự u mê nhìn thấy được cái vô thường để không phải khổ với điều đó nữa.
    Còn nói về vô thường trong nhạc Trịnh. Mình nghiên cứu thêm nhiều về đạo phật cũng là vì nghe Trịnh. Nhưng càng nghiên cứu thì mình càng nhận ra điều mình nghi ngờ về Trịnh là đúng.. Trịnh là người am hiểu về đạo phật , hiểu rõ khổ và biết cách diệt khổ nhưng ông là người không muốn giải thoát khỏi điều đó.(Hơi nói nhảm nhỉ). Trịnh là một người dấn thân để nếm trải tất cả các cảm xúc của nhân loại. "thân phận là hữu hạn, tình yêu thì vô cùng" Thật ra theo quan điểm của đạo phật thì tình yêu cũng không vô cùng. . Cứu cánh rốt ráo trong đạo phật không phải là tình yêu. Nhưng đối với Trịnh đó là tình yêu (không hẳn là tình yêu trai gái mà còn tình yêu con người.... như các bạn cũng biết). Ta dễ dàng nhận thấy Trịnh đã ngộ ra sự mong manh của tình yêu, lúc nào cũng giữ thái độ "không xa đời và cũng không xa loài người". Nếu mà theo quan điểm của đạo phật thì cái tình yêu không phài là cái để tôn thờ chị Lys ơi. Thôi đọc lại cũng không hiểu mình viết gì nữa. Viết tiếp tẩu hoả nhập ma à

Chia sẻ trang này