1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Theo kbigbang thì thuyết tương đối của A.E không còn đúng nữa ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi silverknight, 23/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. silverknight

    silverknight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Theo kbigbang thì thuyết tương đối của A.E không còn đúng nữa ?

    Em có đọc được tin này trên VNEx, các bác xem thế nào. Hình như vô lý thì phải ?
    "Bây giờ chắc là bạn đã tin rằng vũ trụ chúng ta có thể có những chiều không gian phụ bị cuộn lại; chừng nào mà những chiều phụ này còn rất nhỏ thì không gì có thể loại bỏ chúng được.
    Nhiều chiều nữa và lý thuyết dây
    Bây giờ chắc là bạn đã tin rằng vũ trụ chúng ta có thể có những chiều không gian phụ bị cuộn lại; chừng nào mà những chiều phụ này còn rất nhỏ thì không gì có thể loại bỏ chúng được. Nói thế chứ, các chiều phụ này có thể đối với bạn vẫn có vẻ gì đó như là nhân tạo. Sự không có khả năng thăm dò tới những khoảng cách nhỏ hơn một phần tỷ tỷ mét của chúng ta cho phép không chỉ khả năng tồn tại của các chiều phụ mà còn đủ các loại khả năng kỳ quái nữa, chẳng hạn như sự tồn tại của nền văn minh vi mô trong đó sinh sống những người xanh nhỏ xíu. Chắc chắn là khả năng thứ nhất hợp lý hơn khả năng thứ hai, nhưng việc thừa nhận một khả năng nào đó chưa được kiểm chứng bằng thực nghiệm thì đối với cả hai trường hợp dường như đều tùy tiện như nhau.
    Tình hình đúng là như vậy cho tới khi xuất hiện lý thuyết dây. Đây là lý thuyết giải thích được mâu thuẫn trung tâm mà vật lý hiện đại phải đối mặt - đó là sự không tương thích giữa cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng, đồng thời nó thống nhất được sự hiểu biết của chúng ta về tất cả các lực và thành phần vật chất cơ bản của tự nhiên. Nhưng để thực hiện được những chiến công đó, hóa ra lý thuyết dây lại đòi hỏi vũ trụ phải có thêm những chiều phụ.
    Bây giờ chúng ta sẽ giải thích tại sao lại có sự đòi hỏi đó. Như đã biết, một trong những phát minh vĩ đại nhất của cơ học lượng tử, đó là khả năng tiên đoán của chúng ta bị giới hạn một cách cơ bản do khẳng định rằng các kết quả đều xuất hiện với một xác suất nhất định. Mặc dù Einstein đã cảm thấy khó chịu với điều đó và bạn cũng chắc đồng ý với ông, nhưng thực tế lại là như vậy và chúng ta hãy chấp nhận nó. Chúng ta ai cũng biết rằng xác suất luôn là con số nằm giữa 0 và 1, hay tương đương thế, nếu tính theo phần trăm thì nó là con số nằm giữa 0 và 100. Nhưng các nhà vật lý đã phát hiện ra một dấu hiệu then chốt báo rằng lý thuyết lượng tử đang có những trục trặc, đó là một số những tính toán cụ thể cho giá trị của các xác suất không nằm trong giới hạn mà chúng ta vừa nêu ra ở trên. Ví dụ, như chúng ta đã có lần nói tới ở trên, dấu hiệu không tương thích giữa thuyết tương đối rộng và cơ học lượng tử trong khuôn khổ dựa trên các hạt điểm, đó là những tính toán cho xác suất có giá trị vô hạn. Và cũng như chúng ta đã thảo luận, lý thuyết dây đã ?ođiều trị? được những vô hạn đó. Nhưng chúng ta còn chưa nói tới một vấn đề còn lại, khá tế nhị. Vào những ngày đầu của lý thuyết dây, các nhà vật lý phát hiện ra rằng một số tính toán thậm chí còn cho xác suất âm, nghĩa là cũng nằm ngoài khoảng giá trị chấp nhận được. Như vậy, thoạt nhìn, thì dường như cơ học lượng tử đang bị chìm trong bể nước lượng tử của chính mình.
    Với một quyết tâm sắt đá, các nhà vật lý tìm kiếm và đã tìm thấy nguyên nhân của những kết quả không thể chấp nhận được đó. Sự giải thích bắt đầu từ một quan sát đơn giản. Nếu một dây bị ràng buộc nằm trên một mặt hai chiều, như mặt bàn hay bề mặt ống dẫn nước, chẳng hạn thì số các hướng độc lập mà dây có thể dao động rút về chỉ còn hai: đó là các chiều phải - trái và trước - sau trên mặt này. Và bất kỳ một mode dao động nào trên mặt ấy đều liên quan với một tổ hợp nào đó của các dao động theo hai hướng nói trên. Do vậy, chúng ta thấy rằng điều này có nghĩa là trong Xứ sở Thẳng, trong vũ trụ ống nước hay một vũ trụ hai chiều bất kỳ nào khác, cũng đều bị hạn chế dao động chỉ theo hai hướng không gian độc lập. Tuy nhiên, nếu dây được phép rời bề mặt, thì số hướng dao động độc lập sẽ tăng lên thành ba, vì vậy khi đó còn có thể dao động theo hướng trên - dưới nữa. Như vậy, trong một vũ trụ có ba chiều không gian, một dây có thể dao động theo ba hướng độc lập nhau. Mặc dù điều này hơi khó hình dung, nhưng sơ đồ đó cứ tiếp tục mãi: trong một vũ trụ có nhiều chiều không gian hơn nữa, thì các hướng dao động độc lập của dây cũng nhiều hơn.
    Chúng ta cần nhấn mạnh thực tế này của các dao động của dây, bởi vì các nhà vật lý đã phát hiện ra rằng những tính toán có vấn đề lại rất nhạy cảm với số lượng độc lập mà dây có thể dao động. Những giá trị xác suất âm xuất hiện là do sự không ăn khớp giữa cái mà lý thuyết đòi hỏi với cái mà thực tế dường như áp đặt. Những tính toán chứng tỏ rằng, nếu các dây có thể dao động theo chín hướng không gian độc lập, thì tất cả các xác suất âm sẽ bị triệt tiêu hết. Cừ thật, đúng là thiên tài về mặt lý thuyết, nhưng rồi thì sao? Bởi vì nếu như lý thuyết dây được dùng để mô tả thế giới với ba chiều không gian của chúng ta, thì chúng ta chưa thoát khỏi khó khăn.
    Liệu có đúng như vậy không? Lần ngược trở lại con đường của hơn một nửa thế kỷ trước, chúng ta thấy rằng Kaluza và Klein đã cung cấp cho ta một lối thoát. Vì các dây là quá nhỏ, nên chúng không chỉ dao động theo các chiều lớn có quảng tính rộng mà còn có thể dao động theo các chiều nhỏ bị cuộn lại. Và như thế, có thể đáp ứng được đòi hỏi phải có chín chiều không gian của lý thuyết dây trong vũ trụ chúng ta, bằng cách, theo Kaluza và Klein, giả thiết rằng ngoài ba chiều không gian lớn quen thuộc ra, còn có sáu chiều không gian khác bị cuộn lại. Bằng cách đó, lý thuyết dây, một lý thuyết sắp sửa bị loại bỏ đã được cứu thoát. Hơn thế nữa, thay vì thừa nhận sự tồn tại của các chiều phụ như Kaluza, Klein và những người kế tục họ đã làm, lý thuyết dây lại đòi hỏi phải có những chiều phụ đó. Để cho lý thuyết dây trở nên có ý nghĩa, vũ trụ cần phải có chín chiều không gian và một chiều thời gian, cả thảy là 10 chiều. Và thế là, ý tưởng đề xuất năm 1919 của Kaluza đã tìm được diễn đàn mạnh nhất và có sức thuyết phục nhất của nó."
  2. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    vậy bạn cho mình hỏi ,6 chiều không gian còn lại là những chiều nào vậy???????????
  3. gl

    gl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2003
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thi không gian có nhiều hơn 10 chiều. bây giờ thiên hạ vẫn còn đang cãi nhau ì xèo xem số chiều không gian là hữu hạn hay vô hạn. Còn cái lý thuyết Dây đó nên gọi là màng nhiều chiều thì chính xác hơn. Anyway, bọn Mẽo vừa phóng 1 cái tàu 700 triệu để kiểm nghiệm ông Einstein rồi (Tốn kém thật). Chờ xem
  4. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    bạn đọc thử bài thảo luận trong room thiên văn học coi nè,bài có topic là: Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều (Chứng minh chiều không gian thứ 4 bằng thực nghiệm)
    Nếu ai từng đọc cuốn sách của Stephen Hawking về Vũ trụ trong một chiếc thuyền nhỏ thì vấn đề :Vũ trụ trong hệ tọa độ 11 chiều được đề cập đến được coi là gây chấn động thế giới khoa học,dường như làm đảo lộn quan điểm khoa học truyền thống.
    Em sẽ post lên một phần rất nhỏ về cuốn sách này để mọi người cùng đọc.
    Tổng hợp thuyết tương đối và thuyết lượng tử
    Trong khi thuyết tương đối giải thích thế giới ở dạng vĩ mô, có liên hệ với lực hấp dẫn, thì trong mô hình của thuyết lượng tử (miêu tả thế giới vi mô), không có sự hiện hữu của đại lượng này. "Vì thế, để hiểu được vũ trụ, chúng ta cần một lý thuyết mới: thuyết lượng tử hấp dẫn", Hawking nói. Theo đó, thuyết mới (thuyết M) có thể tổng hợp được hai lý thuyết vĩ mô và vi mô nói trên, và cung cấp những kiến giải chính xác về bản chất của vũ trụ.
    Khi phát triển thuyết M, Hawking tin rằng đã đạt được những thành tựu bước ngoặt, dựa trên nền tảng của một lý thuyết rất nổi tiếng trong những năm gần đây: thuyết String. Thuyết này cho rằng, những thành tố nhỏ nhất tạo nên vũ trụ là những dạng thức hình sợi (string), chứ không phải dạng hạt. Nhưng ở xung quanh các sợi này, theo Hawking, có hiện hữu một trường hấp dẫn, và người ta có thể xác định được độ lớn của trường hấp dẫn ấy.
    Tọa độ 11 chiều và hiện tượng linh cảm
    Tiếp theo, dựa trên thuyết "lượng tử hấp dẫn" của mình, Hawking tính ra rằng, vũ trụ của chúng ta được hình thành từ 11 chiều. Nhưng chỉ có 4 chiều (3 không gian + 1 thời gian) là đã "mở", còn 7 chiều kia bị "cuộn" lại từ sau vụ nổ lớn.
    Ý tưởng này của Stephen Hawking đang gây ra nhiều tranh cãi lớn, vì nhà vật lý này cho rằng có thể giải thích được hiện tượng "linh cảm" một cách khoa học bằng thuyết M: Trong mô hình vũ trụ của Hawking, cùng lúc tồn tại vô số những con người khác nhau trong một con người. Và cùng lúc, tất cả thông tin về vũ trụ ở mọi thời đại đều hiện hữu. Vì thế, hiện tượng "linh cảm" có thể giải thích bằng việc một con người nào đó trong bạn đã trải nghiệm điều mà bạn sẽ trải qua, và mách bảo cho bạn biết điều đó.
    Dây và vạn vật
    xuất phát từ thế giớI hàng ngày ,các nhà khoa học đã khảo sát không gian theo 2 hướng :hướng ra vũ trụ bởI các kích cỡ lớn và hướng vào bên trong thế giớI nhỏ bé của các nguyên tử. gần 100 năm sau khi con ngườI chấp nhận mọI vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử, Einstein là 1 trong số các nhà khoa học đã góp phần chứng minh khẳng định đó.trong suốt thế kỉ 20,các nhà khoa học đã tiêếnhành khảo sát bên trong các nguyên tử và tìm ra ở đó có nhiều hạt ngày càng 1 nhỏ hơn.tạI ngay trong tâm của cái không gian nhỏ bé xíu ấy ,những thực thể nhỏ bé nhất được xem là các vòng và các sợI của 1 "dây" dao động.Có khoảng 100.000.000.000.000.000.000 các dây như vậy nằm kế tiếp nhau dọc theo đường kính của hạt prôton.vậy là mọI vật có thể đều được tạo thành từ các dây. để giảI thích hành vi của của các hạt lớn hơn,chính các dây lạI được tạo thành từ các mẩu 10 chiều của không thờI gian,chúng cuộn chặt lạI sao cho ta chỉ nhìn thấy 4 chiều mà thôi.nếu các lý thuyết hiện đạI là đúng thì bên trong các dây này sẽ không còn gì nữa.các thực thể này thực sự là những viên gạch cuốI cùng tạo nên vật chất ,tức là những vật nhỏ nhất trong vũ trụ.
    Ví dụ em cho ví dụ về sự thay đổI số chiều. cho 1 tấm chất dẻo mềm,như vậy nó sẽ có 2 chiều nhé,nếu chúng ta cuộn tròn tấm chất dẻo ấy lạI thì ta sẽ thấy tấm vật liệu ấy bây giờ lạI chiếm cả chiều thứ 3 của không gian.Như vậy nó sẽ là 3 chiều nhé nhưng nếu như ta nhìn cái dây ấy ở xa thì trông nó cứ như 1 đường thẳng 1 chiều.cũng tương tự thế các dây tạo nên hành vi của các hạt nộI nguyên tử là các tấm không thờI gian10 chiều được cuốn lạI sao cho từ xa tưởng nó chỉ như 1 không gian 3 chiều và 1 chiều thờI gian.các chiều này chỉ là chiều biểu kiến.Các dây nhỏ tớI mức thậm chí đốI vớI các quark chúng nom chỉ như 4 chiều.
    Lý thuyết về vạn vật
    hấp dẫn là 1 trong bốn lực của tự nhiên được Newton phát hiện ra .Ngoài ra,còn có các lực cơ bản khác là lực điện từ và 2 lực hạt nhân .các nhà khoa học trong khi tiến hành tiến hành tìm hiểu 3 lực này đã rất ngạc nhiên nhận thấy rằng 1 lý thuyết dây giảI thích được chúng bằng các dây hở lạI tự động bao gồm cả vòng dây kín vốn để giảI thích lực hấp dẫn.Chi tiết còn phảI mất hang chục năm nghiên cứu nữa,,nhưng thuyết này hi vọng có thể giảI thích được mọI vật,kể cả cấu trúc của không thờI gian. Đó sẽ là lý thuyết về vạn vật.
    Thuyết dây chỉ là 1 giả thuyết thôi. Chúng ta sẽ ko thể tìm ra được cái nhỏ bé nhất. Vì tất cả mọi dụng cụ dùng để phát hiện ra cái nhỏ nhất sẽ có gới hạn của chính nó. Đến 1 lúc nó sẽ ko thể vượt qua giới hạn của chính nó. Nếu chúng ta có 1 cái gì đó được coi là lớn nhất thì nó sẽ lớn vô hạn. Còn nếu là nhỏ nhất thì nó sẽ nhỏ vô hạn. Trong vũ trụ sẽ tồn tại duy nhất 1 tính tuyệt đối( mà chúng ta tự cho nó là tuyệt đối) để từ đó coi như là hệ quy chiếu cho các tính tương đối khác.( Nên nhớ ngay cả khi chúng ta qui ước 1 cái gì đó là tuyệt đối thì bản thân sự qui ước của ta cũng đã mang tính tương đối vì ta chỉ qui ước có duy nhất 1 cái tuyệt đối, còn lại là tương đối).
    Ví dụ định luật Newton được coi là đúng. Thì ngay bản thân cái suy nghĩ của ta về định luật Newton mà ta cho là đúng thì nó cũng đã có thể bị sai. Và ngay cả cái điều mà bản thân Hawking cho là đúng thì chính cái suy nghĩ của ông ta cũng đã có thể bị sai.
    Còn về thuyết String. Chúng ta đâu đã biết được các sợi tạo nên proton có phải là nguyên tố ko. Biết đâu chính cái string ấy lại được ghép nên bởi các hạt cực nhỏ và rồi các hạt lại được tạo bởi cái gì đó cực nhỏ nữa. Nhưng hiện nay, khoa học đâu có tìm hiểu cấu tạo trong của prôtn theo chiều hướng ấy. Mà họ đang cố tìm thêm các hạt mới.
    Tôi thì có ý kiến là chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra được cái nhỏ nhất hay lớn nhất cả. Mà mọi quy trình sẽ ko có điểm dừng, hoặc nó tuần hoàn hoặc nó vô hạn. Cái giớ hạn mà chúng ta có thể tiến tới có thể sẽ ko phải là 1 cấu trúc duy nhất mà nó sẽ gồm nhiều cấu trúc chuyển hoá cho nhau.
    Còn về thuyết ko gian 11 chiều của Hawking thì ko thể trực quan như bạn nghĩ đâu vì từ ko gian 4 chiều trở lên, ta có thể tìm được gradient của nó mà ko thể biết cái surface của nó như nào. Bản thân Hawking cũng còn tranh cãi rất nhiều về beginning of time, cái mà người ta tưởng là thời gian bắt đầu khi có Bigbang nhưng Hawking cho là ko phải. Hawking cũng đưa ra phương trình thermodynamics cho hố đen và đã dùng rất nhiều đến hình học phi Ơclit và siêu phi Ơclit để chứng minh. Nhưng điều đó cho thấy bản thân cách mà Hawking dùng cũng vẫn còn trực quan. Còn với riêng tui, tui cho rằng chỉ khi nào mà Hawking viết được hay chứng minh được = chính sự trừu tượng của Hawking mà ko 1 ai có thể hiểu được thì khi đó nó mới mang tính đúng đắn. Vì càng lên 1 cấp độ cao thì khả năng trừu tượng càng cao. Khoa học cho rằng khi chúng ta đủ trình độ hay vượt qua được 1 ngưỡng trừu tượng nào đó thì chúng ta sẽ có những khả năng kì diệu. Và hiện nay chúng ta vẫn chưa đạt đến cái ngưỡng đó...Đáng buồn! Trở lại vấn đề hawking, chỉ có điều nếu ông ta đưa ra 1 phương trình và chứng minh nó = 1 cách ko ai hiểu được thì người ta lại ko cho là nó đúng đắn nữa rồi.
    Đời là rắc rối thế đấy!
  5. I_am_joking

    I_am_joking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    1
    Em cũng định mượn quyển "The universe in a nutshell" vì nghe nói là được giải thưởng là quyển sách viết về khoa học hay nhất năm 2003. Nhưng mà đọc cái phần trích của Vnexpress thì thấy chẳng hiểu gì hết. Bảo là 11 chiều, 7 chiều cuộn lại, trước BigBang thì thời gian vẫn có thì mình nghe mình còn thấy có thể chấp nhận được. Còn nói có nhiều con người gì gì đó đang sống để giải thích hiện tượng linh cảm thì em chẳng hiểu gì hết =).
    Nói thật thì em không thích học vật lý kiểu áp dụng công thức(tại cũng không phải chuyên ngành của em), nhưng mà em thích đọc vật lý kiểu VL phổ thông như mấy câu đố của mấy anh ý hay là mấy cái hơi trừu tượng 1/3 triết học, 1/3 vật lý, 1/3 khoa học viễn tưởng ấy. Đọc vài cứ thấy trí tưởng tượng của mình được kích thích, thấy sướng lắm. =)
    Em đọc kiểu đó nên kiến thức không có hệ thống, không bày bản, có gì các anh chỉ bảo cho. Cảm ơn các anh nhiều. Mà vào đây thấy cái box này là hay nhất. Mấy cái box khác em cũng vào nhưng quậy là chính, vào đây thì không quậy tại em thấy có vài anh hơi khó tính (như anh Larra).

Chia sẻ trang này