1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

There is God.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Arts_Humanities, 30/05/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tronhoc

    tronhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    nếu như không ai trả lời thì mình xin tạm trả lời câu hỏi của bạn, nếu như bạn trả lời được câu hỏi của mình: thứ nhất bạn có tin là có ma hay không?
    nếu như bạn trả lời không thì hãy suy nghĩ kĩ lại, vì bất cứ người nào cũng sợ, có lẽ là không phải là ma, nhưng là một cái gì đó xung quanh chúng ta mà chúng ta không thấy được, nhưng mà khi chúng ta nghĩ đến thì cảm thấy rùng mình.
    thứ hai, bạn có bao giờ thoả mãn được việc làm của mình chưa? khi bạn có cái này bạn có thêm nữa....
    thứ ba, khi bạn làm việc gì, bạn có bao giờ muốn nó theo ý của mình không? chắc chắn là có, nhưng đã bao lần bạn đã thất bại vì nó không giống theo ý của bạn. điều này huống hồ chi, Thiên Chúa cho bạn có quyền tự do lựa chọn. và ngoài ra trong kinh thánh có câu: "cây lao bị dập người không đành bẻ gảy, ngọn đèn loe loét, người không nỡ tắt đi" người chỉ muốn cho chúng ta sữa đỗi mà thôi. có về việc Jesus chịu chết thì có lẽ bạn nên đọc kinh thánh sẽ hiểu hoặc có một số bài khác trong box này nói rõ.
  2. FairPlaynha

    FairPlaynha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thích Ca đâu có phải là "đấng cứu thế" . "Thích Ca là Phật ĐÃ thành , quý vị là Phật SẼ thành".
    Phật Thích Ca chỉ là một người thầy đi trước . Con người muốn thóat khỏi bể khổ phải tự tu học để giác ngộ , thấu hiểu các nguyên nhân khổ đau mà giải quyết nó .
    Đó mới chính là đạo Phật .
    Ở Việt Nam , ngày lễ người ta đi chùa , ngày tang ngày giỗ người ta mời sư sãi đến đàn chay cúng tế, nhiều người ở nhà tụng kinh niệm Phật cầu mong đức Phật phù hộ độ trì cho gia đình , trong nhà có bàn thờ Phật , và thế là ?omặc áo cà sa cho là thành Phật? , đã tự coi mình theo đạo Phật . Không mấy ai hiểu rằng hình thức tín ngưỡng ấy đã bóp méo Phật giáo như thế nào, bởi vì bản chất cầu xin nơi siêu hình đã là hiểu hòan tòan sai về đạo Phật , không có gì khác với các đạo thờ thần khấn thánh đi ngược lại giáo lý nhân bản thế tục của Phật giáo.
    Cái niềm tin lệch lạc ấy đại khái có thể ví dụ như Phật là một ông thầy dạy bạn kiến thức để bạn dùng kiến thức ấy mà xây dựng cuộc sống tốt đẹp, chứ không phải là một ông nhà giàu nào đó bạn cầu xin, ngoan ngõan nghe theo tin theo là sẽ được cho tiền xài tà tà qua ngày. Bản thân bạn không có kiến thức, không biết tự xây dựng cuộc sống thì bạn sẽ thất nghiệp, đói nghèo, chẳng có Phật nào giúp cả , tự bạn mà thôi. Mà nói đến đạo Phật , dùng chữ ?oniềm tin? là không chính xác. Người theo đạo Phật chân chính phải biết nhận ra điều nào đúng điều nào hay (Kinh Nền tảng đức tin) mà nhận thức , giác ngộ làm theo . Đã đúng thì là đúng chứ không phải ?otin? hay ?okhông tin?.
  3. FairPlaynha

    FairPlaynha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trong thời đại khoa học ngày nay, nhân vật được giới khoa học tôn sùng nhất trong thế kỷ 20 là Albert Einstein, cha đẻ của thuyết Tương Đối. Thật ra thì chỉ có những người có một kiến thức nào đó về Vật Lý Học mới có thể thưởng thức chân giá trị của thuyết Tương Đối, còn tuyệt đại đa số nhân loại không biết gì nhiều về những thành quả khoa học ngoạn mục nhất trong thế kỷ 20 do sự áp dụng thuyết Tương Đối của Einstein. Theo một số khoa học gia ngày nay thì một nhân vật còn nổi danh hơn Einstein, đó là Charles Darwin, được coi là ông tổ của thuyết Tiến Hóa hiện đại. Chưa có một đóng góp nào cho nhân loại rộng lớn như thuyết Tiến Hóa vì ngày nay, có thể nói là thuyết Tiến Hóa đã trở thành một sự kiện, và đi vào mọi bộ môn của khoa học như vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, nhân chủng học v..v... Thuyết Tiến Hóa cũng còn giúp con người ra khỏi vòng mê tín của thuyết Sáng Tạo, bác bỏ vai trò sáng tạo của Thượng đế , biến những chuyện như ?otội tổ tông?, ?ochuộc tội?, ?ocứu rỗi? v..v.. thành những chuyện đàm tiếu trong lúc trà dư tửu hậu, tuy tất cả những tác dụng thay đổi đầu óc con người trên không phải là mục đích của thuyết Tiến Hóa.
    Đối với Einstein thì khác. Các Mít nhà ta thường trích dẫn vụn vặt những câu của Einstein, thí dụ như ?oThượng đế không chơi súc sắc? (God does not play dice) và ?ochứng minh? rằng Einstein tin ở Thượng đế, và câu ?oKhoa học không có tôn giáo là què quặt, tôn giáo không có khoa học là mù quáng? (Science without religion is lame, religion without science is blind) và ?ochứng minh? rằng tôn giáo của Einstein là Ki Tô Giáo. Họ không hề quan tâm đến chuyện Einstein nghĩ về Thượng đế của họ như thế nào, và từ ?otôn giáo? (religion) mà Einstein dùng trong câu trên có nghĩa như thế nào.
    Để giúp những ai ưa thích trích dẫn Einstein và diễn giải sai lạc để quảng cáo cho ... Thượng Đế mở mang đầu óc ra một chút và khỏi tiếp tục rơi vào sự lố bịch trí thức, tôi xin dịch sau đây bài ?oKhoa Học và Tôn Giáo Phụ Thuộc Lẫn Nhau? (Science and Religion Are Interdependent) của Albert Einstein trong cuốn Science & Religion, Greenhaven Press, Inc., San Diego, 1988, trg. 92-96, hi vọng họ có thể thấy rõ quan niệm về Thượng đế của Einstein tuyệt đối không phải là Thượng đế của Ki Tô Giáo, và tôn giáo của Einstein cũng tuyệt đối không phải là Ki Tô Giáo. Hơn nữa, nếu đọc kỹ thì độc giả có thể thấy ảnh hưởng của những tư tưởng triết lý Á Đông, nhất là Phật Giáo, trong cách lập luận của Einstein.
    KHOA HỌC & TÔN GIÁO PHỤ THUỘC LẪN NHAU
    (SCIENCE & RELIGION ARE INTERDEPENDENT)

    Albert Einstein
    Chẳng có gì là khó khăn khi chúng ta đồng ý với nhau về điều chúng ta hiểu khoa học như thế nào. Khoa học là nỗ lực trong nhiều thế kỷ để góp lại với nhau, bằng sự suy tư có hệ thống, những hiện tượng trong thế giới mà chúng ta nhận thức được, thành một kết hợp càng thấu đáo càng tốt. Nói một cách rõ hơn, khoa học là toan tính tái tạo sự hiện hữu bằng một quá trình thuộc khoa nhận thức bằng quan niệm (process of conceptualization). Nhưng khi tôi tự hỏi tôn giáo là gì tôi không thể nghĩ ra câu trả lời một cách dễ dàng. Và ngay cả sau khi tìm ra được một giải đáp có thể làm cho tôi hài lòng, tôi vẫn tin tưởng rằng không bao giờ và trong bất cứ trường hợp nào, tôi có thể góp lại với nhau tất cả những giải đáp của những người đã suy tư nhiều về câu hỏi này.
    Định Nghĩa Của Tôn Giáo
    Thay vì hỏi tôn giáo là gì, tôi cho rằng nên hỏi đâu là đặc tính những khao khát của một người mà người này đã gây cho tôi một ấn tượng họ là người có ý thức tôn giáo hay mộ đạo (being religious): Đối với tôi, một người mộ đạo sáng suốt là người, với tất cả khả năng của mình, tự giải thoát ra khỏi những ràng buộc của những ham muốn ích kỷ, và đặc biệt quan tâm đến những suy tư, cảm nghĩ, khao khát mà họ bám vào đó vì cái giá trị cao cả của chúng. Đối với tôi, điều quan trọng là nội dung của cái động lực cao cả đó, và lòng tin tưởng sâu xa về ý nghĩa mạnh mẽ của nó, bất kể là có toan tính nào kết hợp nội dung đó với một đấng thần linh, nếu không như vậy thì chúng ta không thể kể Đức Phật và Spinoza như là những nhân vật có ý thức tôn giáo. Và như vậy, một người mộ đạo sùng đạo theo nghĩa anh ta không còn nghi ngờ gì về ý nghĩa và sự cao cả của những mục đích cao thượng, những mục đích không đòi hỏi cũng như không thể có một nền tảng thuần lý. Những mục đích cao thượng đó thật là cần thiết đối với anh ta cũng như chính sự sống của anh ta. Theo nghĩa này, tôn giáo, từ thuở khai sinh lập địa, là nỗ lực của nhân loại để trở thành sáng suốt và ý thức được đầy đủ về những mục đích cao thượng và củng cố, phát triển ảnh hưởng của những mục đích này trên con người. Nếu chúng ta quan niệm tôn giáo và khoa học theo những định nghĩa như trên thì một sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo có vẻ như không thể nào xảy ra. Bởi vì khoa học chỉ có thể xác minh một cái gì đó là như thế nào (what is) chứ không phải là phải nên như thế nào (what should be), và ngoài giá trị trong lãnh vực của khoa học, mọi loại phán đoán về các lãnh vực khác đều là cần thiết. Mặt khác, tôn giáo chỉ đánh giá tư tưởng và hành động của con người: tôn giáo không có tư cách để nói đến các sự kiện (facts) và sự liên hệ giữa các sự kiện. Theo sự diễn giải này thì những sự xung đột quen thuộc giữa tôn giáo và khoa học là do sự nhận thức sai lầm về bản chất của tôn giáo và khoa học.
    Thí dụ, một sự xung đột xảy ra khi một cộng đồng tôn giáo khẳng định là mọi điều viết trong Thánh Kinh đều tuyệt đối đúng. Điều này có nghĩa là tôn giáo đã can thiệp vào trong lãnh vực của khoa học; đây chính là cơ sở chống những thuyết của Galileo và Darwin của giáo hội Ki Tô. Mặt khác, khoa học thường toan tính đạt tới những phán đoán căn bản đối với những giá trị và kết quả, dựa trên căn bản của phương pháp khoa học, và trong đường hướng này đã đặt những giá trị khoa học ở vị thế đối nghịch với tôn giáo. Những sự xung đột này đều bắt nguồn từ những sai lầm nghiêm trọng.
    Dù rằng những địa hạt tôn giáo và khoa học tự chúng xa cách nhau, giữa khoa học và tôn giáo cũng có những liên hệ và mối tùy thuộc lẫn nhau. Tuy rằng tôn giáo xác định những mục đích của tôn giáo, tôn giáo cũng học hỏi từ khoa học, theo nghĩa rộng nhất, những phương tiện góp phần vào trong việc đạt tới những mục đích mà tôn giáo đã đặt ra. Nhưng khoa học chỉ có thể được tạo nên bởi những người đã hoàn toàn thấm nhuần bởi sự khao khát sự thật và hiểu biết. Và nguồn cảm nghĩ này cũng nảy ra từ lãnh vực tôn giáo. Để đi tới sự thật và hiểu biết, khoa học tin tưởng rằng có thể những qui luật trong thế giới hiện hữu thì hữu lý, nghĩa là, có thể hiểu được bằng lý trí. Tôi không thể quan niệm một khoa học gia chân chính nào mà lại không có một đức tin vững chắc như vậy. Tình trạng này có thể biểu thị bằng một hình ảnh: Khoa học không có tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không có khoa học là mù quáng.
    Tuy rằng tôi đã khẳng định ở trên, rằng trong chân lý một sự xung đột giữa tôn giáo và khoa học không thể hiện hữu. Tuy nhiên tôi phải khẳng định rõ hơn trên một điểm quan trọng, dựa trên sự thực trong lịch sử các tôn giáo. Điều này liên hệ đến quan niệm về Thượng đế. Trong buổi sơ khai của tiến trình tiến hóa tâm linh của nhân loại, con người đã tưởng tượng và tạo ra những Thượng đế (gods) theo hình ảnh của chính mình, những đấng mà theo như ý muốn của con người, có thể quyết định, hoặc có ảnh hưởng đến thế giới các hiện tượng. Con người, bằng những trò quỷ thuật hoặc những lời cầu nguyện, mưu cầu thay đổi những khả năng mà họ gán cho Thượng đế để kéo Thượng đế về phe họ, giúp họ. Ngày nay, ý tưởng về một Thượng đế (God) [Thần của Ki Tô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo. TCN] chỉ là sự nâng cao lên tột đỉnh quan niệm cổ xưa về các Thượng đế (gods) [Thần của các tôn giáo dân gian. TCN]. Đặc tính nhận thức Thượng đế phỏng theo hình thái con người (anthropomorphic) dược thấy rõ, thí dụ như, qua sự kiện là con người, trong những lời cầu nguyện, cầu khẩn Thượng đế hãy hoàn thành những ước muốn của con người.
    Lẽ dĩ nhiên, không ai có thể phủ nhận ý tưởng về sự hiện hữu của một đấng toàn năng, công bình, toàn nhân có thể mang lại cho con người sự an ủi, cứu giúp, và hướng dẫn; và cái ý tưởng đơn giản đó dễ dàng thấm nhập vào những đầu óc kém phát triển nhất (it is accessible to the most undeveloped mind). Tuy nhiên, một mặt khác, ý tưởng này lại có những yếu kém mà chúng ta phải đau lòng gánh chịu từ khi lịch sử bắt đầu. Đó là, nếu Thượng đế là đấng toàn năng thì mọi sự việc xảy ra, kể cả mọi hành động, mọi tư tưởng, mọi cảm tính, mọi khao khát của con người cũng đều là tác phẩm của Thượng đế; vậy làm sao mà có thể đổ trách nhiệm lên đầu con người về những việc làm hoặc tư tưởng của con người trước một đấng toàn năng như vậy? Khi định ra những sự thưởng, phạt, theo một mức độ nào đó, Thượng đế tất nhiên cũng phải tự phán xét chính mình. Làm sao mà chúng ta có thể kết hợp điều trên với những thuộc tính toàn thiện, công chính, mà chúng ta gán cho Thượng đế?
    Nguồn Gốc Của Những Sự Xung Đột
    Nguồn gốc của những sự xung đột ngày nay giữa tôn giáo và khoa học nằm trong quan niệm về một Thượng đế như trong Thánh Kinh (personal God). Mục đích của khoa học là thiết lập những quy luật tổng quát xác định mối liên hệ hỗ tương giữa vật chất và những biến cố trong thời gian và không gian. Đối với những quy luật này, hay luật thiên nhiên, chúng ta đòi hỏi chúng phải có một căn cứ vững chắc tổng quát và tuyệt đối (absolutely general vali***y is required). Chính yếu, đây là một chương trình, và một đức tin về những thành đạt mà trên nguyên tắc chỉ có thể xây dựng trên những sự thành công một phần (founded on partial successes). Nhưng không ai có thể phủ nhận những thành quả khoa học đó và cho rằng những thành quả đó chỉ là những điều con người tự lừa dối mình.
    Sự kiện là, đặt căn bản trên những định luật thiên nhiên, chúng ta có thể tiên đoán sự diễn tiến của các hiện tượng trong một vài lãnh vực với một độ chính xác rất cao, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người hiện đại, tuy rằng hắn ta chỉ có thể nắm được rất ít nội dung của những định luật đó. Tương tự, tuy không có cùng một độ chính xác, chúng ta có thể tính toán trước phương thức vận hành của một động cơ điện, một hệ thống truyền tin, hay một vật dụng không cần giây điện (wireless apparatus), ngay cả khi chúng ta đang đối phó với một phát triển mới.
    Điều chắc là, khi có quá nhiều những nhân tố dự phần vào một hiện tượng phức tạp, phương pháp khoa học sẽ thất bại trong hầu hết các trường hợp. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến vấn đề thời tiết, trong trường hợp này khó có thể tiên đoán chính xác dù chỉ trước vài ngày...
    Một Vũ Trụ Hài Hòa, Có Trật Tự
    Một người càng thấm thuần vào sự hài hòa có trật tự của mọi biến cố trong vũ trụ bao nhiêu thì càng tin tưởng là không có gì ở ngoài thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến và thay đổi làm cho thiên nhiên khác đi. Đối với hắn, quy luật của con người hay của Thượng đế không thể hiện hữu như là một nguyên nhân độc lập đối với những biến cố thiên nhiên. Điều chắc là, giáo lý về một Thượng đế trong Thánh Kinh có thể xía vào (interfering) những biến cố thiên nhiên không bao giờ có thể phủ bác được bởi khoa học, theo đúng nghĩa, bởi vì giáo lý đó bao giờ cũng có thể nấp đàng sau những lãnh vực mà khoa học chưa thể đặt chân vào.
    Nhưng tôi tin rằng cách xử sự của tôn giáo như vậy không những chẳng có giá trị gì mà còn nguy hại. Vì một giáo lý mà chỉ có thể duy trì trong bóng tối chứ không phải trong ánh sáng (For a doctrine which is able to maintain itself not in clear light but only in the dark), sau cùng sẽ mất đi ảnh hưởng đối với nhân loại, và gây phương hại không thể lường được cho sự tiến bộ của nhân loại. Trong cuộc tranh đấu cho đạo đức, các nhà truyền giáo phải có can đảm bỏ đi giáo lý về một Thượng đế trong Thánh Kinh, nghĩa là, bỏ đi cái nguồn gốc của sự sợ hãi và hi vọng mà trong quá khứ đã đặt tất cả vào quyền lực của các linh mục. Trong những nỗ lực của mình, các linh mục phải sử dụng những ảnh hưởng ngõ hầu có thể trau dồi Chân, Thiện, Mỹ trong chính con người. Điều này chắc chắn là sẽ khó khăn hơn nhưng là một nhiệm vụ đáng giá không có gì có thể so sánh được. Sau khi hoàn thành những điều tinh tế trên, những nhà tôn giáo sẽ sung sướng mà nhận ra rằng kiến thức khoa học đã nâng cao một tôn giáo chân thật lên và làm cho nó trở nên sâu sắc hơn.
    Vai Trò Tinh Thần Trong Khoa Học
    Nếu một trong những mục đích của tôn giáo là tận lực giải thoát nhân loại khỏi những ràng buộc của những tham muốn, và những sự sợ hãi, thì lý luận khoa học có thể giúp tôn giáo theo một nghĩa khác. Đã đành rằng mục đích của khoa học là khám phá ra những quy luật cho phép kết hợp và tiên đoán các sự kiện, nhưng đây không phải là mục đích duy nhất của khoa học. Khoa học cũng còn có mục đích giảm bớt những mối liên hệ được khám phá ra thành một số tối thiểu những quan niệm độc lập với nhau [Đây là ý tưởng mọi vật đều liên hệ với nhau (tương duyên, tương túc) về sau được nhiều khoa học gia hoàn chỉnh và chấp nhận. TCN]. Chính là trong nỗ lực theo đuổi sự hợp nhất thuần lý của thế giới đa dạng mà khoa học có được những thành quả to lớn nhất, dù rằng trong toan tính này khoa học có thể có nguy cơ rơi vào vòng ảo tưởng. Tuy nhiên, bất cứ người nào đã có những kinh nghiệm trong những thành công trong sự tiến bộ thì cũng phải hết sức tôn trọng tính thuần lý nằm trong sự hiện hữu. Bằng con đường hiểu biết người này đã đạt tới sự giải thoát rốt ráo khỏi những gông cùm của hi vọng, tham muốn cá nhân, và do đó đạt tới một thái độ khiêm tốn trước sự vĩ đại của lý trí thể hiện trong sự hiện hữu.. Thái độ này, đối với tôi chính là thái độ tôn giáo, theo nghĩa cao nhất của từ tôn giáo. Và vì vậy, đối với tôi, có vẻ như là khoa học không những chỉ thanh tẩy những thúc đẩy tôn giáo về cách nhìn Thượng đế theo hình thái con người trong tôn giáo mà còn góp phần trong phần tâm linh tôn giáo đưa đến sự hiểu biết của chúng ta về sự sống.
    Kiến Thức Hợp Lý
    Sự tiến hóa tinh thần của nhân loại càng tiến bao nhiêu thì tôi càng thấy rõ rằng con đường tôn giáo chân chính không nằm trong sự sợ hãi về sự sống, và sự sợ hãi về sự chết, và đức tin mù quáng, mà là nỗ lực theo đuổi kiến thức hợp lý. Theo nghĩa này tôi tin rằng một linh mục phải trở thành một ông thầy nếu ông ta muốn thực hiện đúng đắn nhiệm vụ giáo dục của ông ta.
  4. nihilism

    nihilism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Thượng Đế, nếu có thì chỉ có một Thượng Đế duy nhất thôi , vì thế câu trên là vô nghĩa .
    Thực ra thì niềm tin cóThượng Đế tôi cho là một niềm tin sáng suốt và phù hợp với lý trí nhất .
    Khoa học càng phát triển càng đi đến chỗ khẳng định có một Nguyên Lý Tối Cao Vận hành Vũ Trụ.
    Có lẽ chỉ còn lại những người dốt nát hoặc trí thức nửa mùa mới tin một cách vô lý rằng Thế Giới với tổ chức và sự vận hành tinh vi này tự nhiên mà có .
    Vô thần hoặc tín ngưỡng nhảm nhí , chính là một sự mê tín, vì tin vào một sự vô lý .
  5. FairPlaynha

    FairPlaynha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2004
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Thượng Đế, nếu có thì chỉ có một Thượng Đế duy nhất thôi , vì thế câu trên là vô nghĩa .
    Thực ra thì niềm tin cóThượng Đế tôi cho là một niềm tin sáng suốt và phù hợp với lý trí nhất .
    Khoa học càng phát triển càng đi đến chỗ khẳng định có một Nguyên Lý Tối Cao Vận hành Vũ Trụ.
    Có lẽ chỉ còn lại những người dốt nát hoặc trí thức nửa mùa mới tin một cách vô lý rằng Thế Giới với tổ chức và sự vận hành tinh vi này tự nhiên mà có .
    Vô thần hoặc tín ngưỡng nhảm nhí , chính là một sự mê tín, vì tin vào một sự vô lý .
    [/QUOTE]
    - Có lý do nào để chứng tỏ có Thượng Đế hoặc không có nhiều Thượng Đế ? Hoặc là thiên nhiên vẫn vậy , chẳng có ộng nào có hai chân hai tay nặn ra vũ trụ từ đất sét ? Bác khẳng định được điều bác nói không , và phủ định được các công trình khoa học rõ mồn một không ?
    - Trong những người "dốt nát" ông vừa khẳng định có nhiều khoa học gia như Albert Eistein "Tôi không quan niệm sự hiện hữu của một Thượng đế thưởng phạt tạo vật của chính mình" và Stenven Halwking (tác giả thuyết Big Bang và Black Hole) "Đấng Sáng Tạo trong quan điểm của tôi là Mẹ Thiên Nhiên với các quy luật khoa học chi phối sự vận động của vũ trụ" , hay như Asimov "Thượng Đế là các công thức tóan học và vật lý" .
    - Đúng là vô thần thì tin vào một chuyện rằng không có ông nào hai chân hai tay (Chúa tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa) , hai mắt hai tai , mũi mồm đầy đủ ngồi ở "đâu đó" khi vũ trụ chưa có , sống ở "lúc nào đó" khi vũ trụ chưa có , rồi tạo ra mặt trời mặt trăng (tự phát sáng " ... có màu đỏ như máu ..." trước khi có mặt trời) , lấy đất sét (từ một nơi nào đó) nặn ra trái đất và ông Adam ...
    Xem ra cái niềm tin ấy của "vô thần" không quá nhảm nhí trong mắt của các ông "sáng suốt" Bác nilism nhỉ , bác thấy cái nào vô lý hơn cái nào ?
    Còn người có bộ óc thì phải biết dùng , và đặc tính của sự tỉnh táo là những suy nghĩ hợp logic chứ không phải cảm tính . Thế thôi .
  6. amnotangel

    amnotangel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    wow, bác bình luận hay thiệt, nhưng mà có nhà khoa học nào thấy được sự xuất hiện của trái đất chưa nhỉ? chỉ thấy toàn là giả thuyết với lý thuyết không hà, dù sao thì cái nào tự tin thì cũng đứng vững hơn huh? nói chút thôi,
  7. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Vớ vẩn quá, nói đơn giản thế này. Nếu có thượng đế, và ngài tạo ra vũ trụ, sự sống ... này, thì ai hay cái gì đã tạo ra thượng đế. Nếu bạn nói rằng Thượng đế tự nhiên mà có được thì nó cũng sẽ đẫn đến cái logic vũ trụ, sự sống ... nói chung là vật chất cũng tự nhiên mà có được.
    Nếu có thượng đế, và Ngài (hay bà ) là duy nhất và tự sinh, thì ai làm ơn chứng minh dùm trên Ngài không có một thượng đế khác, và trên đó lại không có một thượng đế nữa .. v.. v...
    Thượng đế là người (hay vật, ...) đã tạo ra vũ trụ. Tức đã tạo ra thời gian không gian.... và tất cả. Nghĩa là Ngài là người toàn năng, thế mà chỉ một việc đơn giản là làm cho mọi người tin hết vào ngài. Nhưng ngài ỏng ẹo không làm, lại để cho cả tỉ người trên TG hiện nay nghi ngờ sự hiện diện của ngài. Sau đó cái đám cuồng tín nói đủ thứ hoang tưởng, nào là ngài làm được nhưng không làm, ngài ỏng ẹo "muốn" để con người tự sử đổi gì ấy ... Rồi lại để cái đám đân đen tạo ra vô số đạo khác nhau, thờ đủ thứ "thượng đế", không biết đạo nào mới thật sự là hướng về ngài, hay chẳng có cái nào cả. Cũng vì thế dẫn đến chém giết lẫn nhau cả mấy ngàn năm nay, tranh nhau chúa tôi mới là đúng còn của ông giống như Satan ấy .... mà giết nhau (vì Ngài) cũng lại phạm luật "Nhân đạo" của Ngài rồi.
    Thế đấy
    Được winters sửa chữa / chuyển vào 22:01 ngày 20/05/2004
  8. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Tớ là một thằng cực ngu nhưng tớ nghĩ chuyện làm cho người trên Trái Đất tin Thượng Đế thì cực kỳ đơn giản mà tiếc là ngài lại không nghĩ ra . Ví dụ như :
    - Tự nhiên trên trời rơi xuống những cuốn sách lời vàng ý ngọc của ngài , rơi như mưa , chứ chẳng hơi đâu đi "mạc khải" cho bọn người trần để rồi khi chúng viết ra , chẳng có bằng chứng nào cho đó là của "ngài" cả . Bọn khác nó cứ chối bai bải đòi chứng cứ . Thế có phải hay không ?
    - Trong Kinh Thánh phải nói những lời lẽ logic , hợp lý , chứ không phải lúc nói thế này , lúc lại nói mâu thuẫn lại . Ví dụ như bảo là phải thương yêu nhau , không xúc phạm nhau , nhưng lúc khác thì lại bảo là trừng phạt kẻ không tin mình , cha mẹ con cái thì phải ghét bỏ nhau mà đưa cái niềm tin vào cá nhân mình lên trên hết .
    - Ít nhất phải thế nào có biết Vật lý một chút chứ trẻ con bây giờ nó cũng biết là Mặt trăng không tự phát sáng mà do Mặt Trời chiếu vào , ấy thế mà Ngài lại tạo ra Mặt Trăng trước mặt trời và khi đó thì đã có "màu đỏ như máu" . Không hiểu có phải khi Ngài mới tạo ra thì Mặt Trăng tự phát ra màu đỏ hay không ? Hay là cái bóng đèn nào đó của Ngài khi làm việc nó chiếu vào ?
    - Ít ra cũng phải dạy lời hay ý đẹ như thế nào đóp khiến bọn chúng sống tốt sống hay , ít ra cũng như tín đồ các đạo khác mê tín dị đoan không tin Thượng Đế ví dụ như Phật giáo chẳng hạn . Đằng này lời lẽ trong Kinh thánh của ngài mạc khải lại chứa nhiều bạo lực và ... quá nên linh mục thì thế này thế nọ , giáo hoàng thì nổi tiếng đủ thứ scandal , còn lịch sử thì ôi thôi ... ô hô ô hô ...
    Đôi lời góp ý cùng Thượng Đế . Bác nào hôm nay đi nhà thờ xin nhờ các "Cha cũng như Chúa" chuyển lời của NewGod đến God hộ mình . Xin cám ơn các bác .
  9. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Mấy câu của bác bên topic thảo luận về kinh thánh đã trả lời nhiều lần rồi.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Đây là trích đăng, không phải HP bịa:
    Tờ báo West County Times ngày 31-12-2002 nơi trang A11 có một tin như sau (phóng ảnh đính kèm):
    News Hamsphire - Cái chết của một tu sĩ được tin là TỰ TỬ
    ENFIELD: Thân xác của một linh mục ở tỉnh New London, tiểu bang New Hamsphire đã được tìm thấy hôm chủ nhật ở một vùng phụ cận sau khi linh mục này được báo rằng ông đang bị tố cáo đã sờ xoạng một trẻ vị thành niên vào năm 1973 và dường như đã bị ngưng chức công khai trong khi cuộc điều tra đang tiến hành.
    Linh mục ?orất chí thánh? Richard T. Lower 57 tuổi trông coi nhà thờ Our Lady of Fatima Church được coi như là đã tự tử, phát ngôn viên Patrick Mc Gee của giáo xứ Manchester nói như vậy đêm thứ hai.
    Đại úy cảnh sát Richard Crate của tỉnh ENFIELD nói rằng những người đi bộ đã tìm thấy xác của linh mục Lower lúc 10 giờ sáng chủ nhật trên một đường mòn không xa chỗ linh mục đậu xe, khoảng 24 giờ sau khi giáo xứ và thân nhân của ông báo cảnh sát là ông mất tích.
    Nếu cái chết của linh mục Lower được kể là tự tử, ông ta là linh mục thứ ba trong hàng giáo phẩm Gia-Tô đã tự tử năm nay sau khi bị kết tội xâm phạm ******** trẻ vị thành niên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này