1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi ca và võ thuật !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lamtieungao, 10/03/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huongnhu4

    huongnhu4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2007
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    61

    [​IMG]
    HOA GIỌT TUYẾT.
    HOA TRONG TUYẾT.
    Xé trời tuyết giá mùa đông.
    Một bông hoa tuyết đầu lòng hé môi.
    Mùa xuân bất chợt sinh sôi
    Hoa em tuyết trắng, bồi hồi, vì đâu?
    Bình yên như phép nhiệm mầu.
    Thổi vào Giọt Tuyết lần đầu mãn khai.
    Tặng vị thần Tháng Mười Hai.
    ( 9/9/09 - HNhu )
    Nà, thơ cho hoa bạn kiếm được. Mần hơi lâu lâu gùi. [/B]
  2. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ......
    Không ngờ thơ Haiku lại được mọi người biết đến nhiều như thế. Nhân tiện cho Lam nói một xí nha :
    Thơ Haiku ?
    Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.
    Haiku một thể thơ xúc tích, có ý tưởng cao siêu và ẩn dụ thâm thúyï, hàm chứa cô đọng trong một cõi thơ nho nhỏ hài hòa chỉ có 17 âm tiết bao gồm ba dòng : câu đầu 5 âm, câu giữa 7 âm và câu cuối 5 âm, theo vế 5-7-5. Ba câu thơ ấy không cần phải có vần điệu, đúng niêm luật, hoán chuyển chấm phết .. nhưng là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú.
    Nhà thơ không phân tích và miêu tả, không bàn luận về chi tiết của sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, mà chỉ để lại những cảm giác xao xuyến, sâu sắc và tế nhị, để tự nó kết tinh trong trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc, khơi động tiềm thức để người đọc tự suy diễn và cảm nhận . Hai hình ảnh nầy bổ sung cho nhau, đi từ cái tiểu ngã của một sự vật để hòa đồng vào cái đại ngã của vô biên, tạo nên một cảm xúc mãnh liệt trong lòng người đọc.
    Thế giới này như giọt sương kia
    Có lẽ là một giọt sương
    Tuy nhiên, tuy nhiên...

  3. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ...........
    Chào TWWW , bạn vẫn khoẻ ?? Cảm ơn anhngayngo đã trả lời giúp cho Lam nha !! .
    Hình như bài thơ trên bạn TWWW đã lượt đi hai câu thơ mất rồi, đó là >>> Giống như đôi uyên ương bươm ****
    Trong những năm tháng khó khăn này
    Ai có thể thoát đượ nỗi sầu nhân thế
    Trong thế giới phù hoa đó <<<<<<<<<<<

    http://www.youtube.com/watch?v=AeYM08hRkwA
    Thư giãn một chút với nhạc vậy !!
    Được Lamtieungao sửa chữa / chuyển vào 23:30 ngày 12/04/2010
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ LTN !...
    Khư?a.. khư?a.. Cọp dê rô?i dzát (Copy & paste) - bê nguyên xi luôn ca? lôfi chính ta?, đem dán va?o ba?i cu?a mi?nh thi? quá sức tệ !.. ặc !(?)!...
    Chúc cô em / chú em... một nga?y vui !...
    ( *** : Trích "Thiền Tính Trong Thơ Haiku Của Nhật Bản" _ Hải Đà - Vương Ngọc Long. http://www.vuonghaida.com/VAN/Thientinhthohaiku.htm)
  5. BigBroLinh

    BigBroLinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    2.722
    Đã được thích:
    1
    Link trên chỉ mang tính chất... cần sửa chữa!
    + Anh Một cũng tỏ ra ẩu ko thua kém gì cô em/chú em LTN cả!
    + Văn cảnh đúng, luật hành văn đúng nhưng cứ dính cái gì mới cái nà noạn hết cả nên!
    Sửa lại như sau:
    ( *** : Trích "Thiền Tính Trong Thơ Haiku Của Nhật Bản" _ Hải Đà - Vương Ngọc Long. http://www.vuonghaida.com/VAN/Thientinhthohaiku.htm )
    Chúc anh Một và cô em/chú em 1 ngày vui!
    2 người 2 ngày vui!
    Tự dưng lại nhớ ra câu: 1 người khỏe 2 người vui!
    HƠ hơ hơ hơ
  6. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    ........
    Câu hỏi của TWWW thật hay đấy, vừa hỏi cũng vừa trả lời cho bài thơ ấy rùi , Lam nhớ không nhầm là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là người rất giỏi sử dụng côn pháp khi lâm trận và nghệ thuật sử dụng côn pháp của ông rất điêu luyện .
    Thưở thiếu thời Triệu Khuông Dẫn lúc còn chưa lên làm hoàng đế Trung Hoa sau này mở ra triều đại nhà Tống, ông đã từng lên Thiếu Lâm tự để học tập võ thuật, và trở thành một quyền sư dạy võ thuật trong chùa Thiếu Lâm sau khi sáng tạo ra Tam Thập Lục Thế Trường Quyền (36 thế đánh của Thiếu Lâm Trường Quyền) mà sau này gọi là bài Thiếu Lâm Thái Tổ Trường Quyền....... và bài *Thái tổ Trường Quyền* của Triệu Khuông Dẫn còn lưu truyền đến ngày nay là thật sự cho biết thuở sơ khai Thiếu Lâm quyền có bộ mặt và dung nhan như thế nào để làm nguồn tra khảo vết tích của Thiếu Lâm quyền với đời sau. Ở mục Quyền Kinh trong tác phẩm Kỷ Hiệu Tân Thư của Thích Kế Quang có nói rõ về bài quyền này do Triệu Khuông Dẫn là tác giả.
    Quyền thuật của Thích Kế Quang vẫn còn lưu truyền lại đến bây giờ đó là trong Trần gia Thái Cực Quyền và Thiếu Lâm Phái: Khóa kiếm thế và Triều thiên thế.
    Và cũng không thể kể đến vài thế như Thất tinh, Đơn tiên, Kim kê đc lập, Đảo tháp thế, Chỉ đang thế, Nhất điều tiên, Khóa hổ, Đương đầu pháo (có lần anh haidangtim đã đăng ở trang 3 chủ đề này vậy )

  7. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh Motdikhongtrolai nhiều nhiều nha !!!! Bởi vì Lam biết anh Một cũng là một nhà thơ về haiku rất kừ , nếu có dịp chắc anh không từ chối Lam xin học kiếm pháp Nhật và làm thơ haiku chứ.
    Chúc anh vui , àh quên còn anh BigBroLinh nữa chứ ( chữ kí của anh mới thay đổi àh ?
    Vừa nhìn vào cái tên thì biết Lam là ai rồi thì hai anh cũng đừng cô em / chú em nha, nghe sao mà khách sáo quá àh.

  8. anhngayngo

    anhngayngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Hic - cái thơ này đọc lên nghe hài thật !
    HAI KU !
    Chắc hai ông, nếu Phạm Ngũ Lão mà làm thơ - chắc là thơ ... Năm KU - vì ngũ lão = 5 ông mà !
  9. anhngayngo

    anhngayngo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2001
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    Làm mình nhớ câu chuyện:
    Xưa thật là xưa, tại vùng nọ có trận hạn hán to. Quan Thái thú cho người mời thầy về cúng , lập đàn tràng cầu mưa.
    Kết quả: chả ra sao cả.
    Có anh học trò làm bài thơ mười bẩy chữ như sau:
    Lập đàn cầu mưa rơi
    Nhân dân sướng mê tơi
    Nửa đêm đấy cửa ngắm
    ... Trăng soi!
    Đang gõ , ngại quá, Gu gồ ra link sau- paste nhé:
    http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=348187
    Giới thiệu
    (Trích bài giới thiệu của nhà thơ Phan-xi-păng )
    Từ thể cổ phong và thể Đường luật, các thi sỹ Trung Hoa và Việt Nam trước kia từng sáng tạo thêm một số thể thơ đặc biệt quái chiêu như "song điệp", "tập danh", "khoán thủ", "hồi văn", "triệt hạ", và... "yết hậu", "liên ngâm", "thủ vĩ ngâm"... Ở đây chỉ đề cập về thơ Yết Hậu.
    Yết hậu, nghĩa nôm na là "cụt ở sau". Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: "Yết hậu thi là thể thơ tuyệt cú khôi hài, câu sau chót chỉ có một, hai chữ". Như thế, thơ Yết hậu là thể thơ 4 câu, mỗi câu 5 chữ (ngũ ngôn) hoặc 7 chữ ( thất ngôn). Riêng câu thứ 4 lại chỉ rút gọn một hoặc hai chữ nhưng cực kỳ hàm súc. Thông thường, thơ Yết hậu thiên về vui nhộn, đùa tếu, trào phúng một cách thông minh, tài hoa.
    Nức tiếng về thơ Yết hậu ở nước ta, có lẽ là Phạm Thái (1777-1813). Nhà thơ nổi tiếng "lãng mạn-phóng túng-độc đáo" này còn có tên là Phạm Phượng Sinh, tự Đan Phượng, đạo hiệu Phổ Chiêu Thiền sư, tục gọi là Chiêu Lỳ. Tác phẩm của ông thường được lưu truyền là: "Chiến tụng Tây Hồ phú", truyện Nôm "Sơ kính tân trang" và nhiều áng thơ nổi tiếng - mà các bài Yết hậu đến nay mọi người vẫn hay nhắc đến. Ví dụ bài thất ngôn tuyệt cú :
    Anh nghiện rượu
    Sống ở dương gian đánh chén chè
    Chết về âm phủ cắp kè kè
    Diêm vương phán hỏi rằng: chi đó ?
    Be ! (*)
    (*) Be: loại bình thường được dùng để đựng rượu
    Hoặc chùm thơ ngũ ngôn pha lục ngôn dưới đây :
    Cảnh cha con rượu chè, bài bạc
    Ác lặn xăm xăm tới
    Gà kêu lẻn lẻn về
    Quan ngắn hết, quan dài hết
    Ghê !
    Một năm mười hai tháng
    Một tháng ba mươi ngày
    Hũ lớn cạn, hũ bé cạn
    Say !
    Trông lên nhà đổ đoạn
    Trông xuống vách tan rồi
    Cha thế ấy, con thế ấy
    Thôi !
    Nhà thơ lừng danh tài hoa phong nhã Nguyễn Công Trứ (1778-1858), đồng thời với Chiêu Lỳ, cũng rất giỏi thơ Yết hậu. Tương truyền, thuở còn hàn nho, một đêm rằm nọ, Nguyễn tiên sinh mò vào miếu Long thần, ung dung lấy rượu thịt thiên hạ bày cúng mà tì tì đánh chén. Xỉn, ông nâng ly mời Long thần... "dzô 100%" ! Thấy pho tượng chẳng nhúc nhích, Nguyễn Công Trứ bực mình, quật ngửa tượng ra, đổ rượu vào mồm rồi giáng cho mấy tát, xong chân nam đá chân chiêu về nhà... Sáng mai tỉnh dậy, nhớ chuyện, lấy làm hối hận, ông bèn viết ngay một bài Yết hậu đem dán ngay trước cửa Long miếu :
    Tạ lỗi Long thần
    Hôm qua trời tối đến chơi đây
    Đánh phải Long thần mấy cẳng tay
    Khi tỉnh thì nào ai có dám !
    Say !
    Lại một hôm nhác thấy có bà lớn cùng đám tùy tùng đang đi dạo, ông buông ngay một bài Yết hậu cốt ý để bà lớn nghe thấy :
    Buổi chiều gió dịu êm
    Có bà lớn dạo xem
    Phong tư nhường chị Nguyệt
    Đâm thèm !
    Thoạt nghe 3 câu đầu, phu nhân khoái lắm. Nhưng khi nghe đến 2 chữ kết, bà nổi giận, quay gót vào nội phủ, kể cho chồng là quan tri phủ, hiệu là Tây Pha, nghe... Nghe xong, quan tri phủ cũng rất cáu nhưng để bụng, đợi gặp dịp sẽ trị thằng ranh con lếu láo. Và dịp ấy xảy ra...
    Số là suốt mấy tháng ròng, phủ nhà hạn hán. Quan tri phủ cho lập đàn cầu đảo liên tục mấy ngày mấy đêm vẫn chẳng thấy mưa rơi. Cậu học trò thấy chuyện bày vẽ quá tốn kém mà không hiệu quả gì, bèn viết một bài Yết hậu, đem dán ngay chỗ thiết đàn. Bài thơ như sau :
    Tri phủ cầu mưa rơi
    Dân chúng sướng mê tơi
    Nửa đêm mở cửa thấy
    Trăng soi !
    Tri phủ Tây Pha sai lính bắt anh học trò tới công đường, quát :
    _ Này, thằng ôn ! Ngươi là ai mà dám dán thơ lung tung thế hả ?
    Anh học trò đáp tỉnh queo:
    _ Thưa, tôi là "Vua thơ 17 chữ", là học trò giỏi nhất vùng này. Có lẽ ngài không đi học nên không biết đấy thôi !
    _ A, thằng láo tợn ! Ngươi tự xưng là học trò, là "vua thơ 17 chữ" nữa, vậy ta ra đề, ngươi phải làm ngay một bài 17 chữ thật đàng hoàng thì ta tha cho, bằng không thì ốm đòn ! Được chứ ?
    _ Thưa, người xưa thất bộ thành thi, học trò chỉ nhất bộ thành thi thôi ạ. Xin ngài ra đề nhanh nhanh cho !
    Quan tri phủ nhìn quanh, thấy bức hoành phi chạm nổi 2 chữ "Tây Pha" của mình, bèn lấy đó làm đề. "Vua thơ 17 chữ" đọc liền một mạch :
    Ngày xưa có Đông Pha
    Ngày nay có Tây Pha...
    Nghe qua 2 câu, quan đắc ý lắm ! Thằng này ví mình với Tô Thúc (1037-1101), nhà thơ kiêm nhà đạo học có hiệu là Đông Pha lừng lẫy đời Tống bên Trung quốc đây. Chợt, quan giật bắn người khi nghe tiếp đôi câu cuối :
    Hai người đem sánh lại :
    Khác xa !
    Thế này thì quá quắt, chỉ hai chữ thôi mà thằng ranh đã xoay chuyển cả ý nghĩa bài thơ một cách bất ngờ và ... hỗn láo ! Quan tri phủ giận tái mặt, lệnh cho lính nọc anh học trò ra mà quất 17 trượng quắn mông để y nhớ đời. Rồi hằn học :
    _ Thằng học trò láo toét ! Bị đòn xong, xem ngươi còn đủ sức thơ thẩn nữa không ?
    Anh học trò lồm cồm đứng dậy, vừa xoa mông, vừa hít hà, vừa xuất khẩu thành thi :
    Làm thơ mười bảy chữ
    Bị đánh mười bảy hèo
    Huống hồ hàng vạn chữ
    Đi teo !
    Chà chà ! Vẫn máu ngang ngạnh ! Quan tri phủ bèn sức về lý trưởng quê anh, buộc phải tống cổ thằng học trò ly hương biệt xứ ! Chao ôi ! Xưa kia bị phạt phải rời bỏ làng quê là tủi hổ nhục nhã vô cùng ! Khổ hơn nữa, lý trưởng lại chính là chú ruột của anh. Ông này rất thương cháu nhưng phải chấp hành lệnh quan trên. Ngày tiễn cháu, ông chú cho cháu bộn bề tiền bạc làm lộ phí. Hai chú cháu ôm nhau khóc sướt mưót trên quãng đường làng. Chợt chú bảo :
    _ Cháu thấy chưa ? "Có tài mà cậy chi tài ? Chữ tài liền với chữ tai một vần !". Khi nào cháu cũng tự xưng là vua thơ 17 chữ, phút này sao không giỏi làm thơ 17 chữ nữa đi !
    Anh học trò tức thì gạt lệ, ứng tác ngay bài tống biệt :
    Làm thơ, bị đuổi làng
    may gặp chú giữa đàng
    Đôi ta cùng lệ nhỏ
    ba hàng !
    Ông chú lý trưởng đành... cấm khẩu. Bởi ông bị chột một mắt ! Đến nước này mà "Vua thơ 17 chữ" vẫn còn xỏ ngọt như thế thì quá ư... hết ý !!!
    ====
    Trông người lại ngẫm đến ta - đang thơ HAI KU kẻ tung người hứng, mình đâm cái NĂM KU vào :-ss
  10. Lamtieungao

    Lamtieungao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2009
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    .......
    Mình cứ bên nhau như 2 cạnh của đường ray
    Như cái ngày mình bắt đầu gặp gỡ
    Để bão giông trong lòng anh thôi cuộn sóng
    Để em được bình yên.
    Để con đường dành cho anh trong tim em không bao giờ đóng lại
    .......Nhé anh!

Chia sẻ trang này