1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi đại học: Liệu cơm gắp mắm

Chủ đề trong 'Toán học' bởi lightphantom, 27/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lightphantom

    lightphantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Trung tam luyen thi dai hoc Thống Nhất, thân gửi đến các bạn học sinh bài viết:
    “Thi đại học: Liệu cơm gắp mắm”

    Hôm nay, tôi sẽ nói tiếp với các bạn về chuyện học thi đại học sao cho tốt. Đặc biệt là với những bạn đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi đại học lần này, thời gian cũng chả còn bao nhiêu.

    Tôi cũng đang tính nộp hồ sơ thi đại học, dù tuổi tác chắc chẳng trẻ chút nào. Nhưng dù sao, tốn kém chưa tới 200k thì tại sao không thử nhỉ? Cũng muốn biết khả năng và trình độ của mình ra sao. Dự tính của tôi là chỉ ôn trong vòng 1 tuần, không hơn, thậm chí là 4~5 ngày. Tôi muốn xem thử, giữa 1 người ôn chưa tới 1 tuần như tôi và các bạn, những người ôn gần năm trời, xem điểm ai sẽ cao hơn. Just for fun!
    Trước tiên, chúng ta hãy khởi đầu bằng châm ngôn: Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

    I- Biết ta
    Tôi sẽ đi theo kiểu bá đạo 1 chút, biết ta trước, biết người sau. Thế nó mới quái, nhỉ?
    Điều đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh là thời gian không co giãn được (dĩ nhiên là tôi đang nói trong không gian tuyệt đối củaGallile, bạn nào muốn nói Einstein thì tôi xin lỗi, trình tôi còi). Tức là 1 ngày chỉ có 24h, không hơn. Vì thế, không nên lãng phí thời gian làm gì, kể từ bây giờ, khi bạn đọc xong bài viết của tôi.
    Cái tôi muốn hỏi bạn ngay từ bây giờ là bạn tự nhận xét về mình thế nào? bạn muốn mình có bao nhiêu điểm toán đại học?
    Không như cái thi học sinh giỏi, xếp chăm chỉ ở vị trí cuối, thì ở đây, tôi xếp chăm chỉ ở vị trí 2. Nghĩa là : phương pháp đúng + chăm chỉ = điểm tốt. Nên nhớ, học sinh giỏi cần phải quái, phải lanh thì học sinh thi đại học cần phải vững, phải chắc.
    Bạn học kiểu tài tử, tôi không dám nói phương pháp tôi ra, vì tôi sợ hậu quả còn tệ hơn. Thế nên, nếu bạn chăm chỉ, xin hãy chăm chỉ hơn, còn nếu bạn chưa chăm chỉ, hãy chăm chỉ ngay từ bây giờ. Không được lười biếng, dù chỉ 1 ngày; nhưng nếu thư giãn, đồng ý.
    Tiếp theo, tôi muốn biết bạn muốn bao nhiêu điểm thi đại học? 10 điểm ư? Điểm ấy thì ai mà chả muốn, nhưng cần thử xem sức mình tới đâu. Với tôi, 9 điểm vẫn ngon, 8 điểm vẫn đẹp (dù đó là những con điểm mà tôi nghĩ là tôi chẳng bao giờ đạt được, toàn 10 thôi). Tôi biết là các bạn có nhiều ham muốn, và ham muốn nhất vẫn là càng cao điểm càng tốt, thứ nhất là mình vui, thứ nhì là để khoe. Nhưng mà, tôi lại nhấn mạnh 1 điều thời gian có hạn nên bạn hãy nghỉ đến con điểm mà mình có khả năng đạt đến cao nhất thì hơn. Thi đại học không nên dựa vào may mắn, bạn có thể shock vì quá lệ thuộc vào nó, tốt nhất là học đến đâu thì chắc đến đó.
    Cuối cùng, tôi muốn hỏi bạn là bạn có thấy hoang mang với kì thi đại học không? Nếu nói không thì tôi nghĩ bạn đang nói xạo, còn nếu nói có thì tôi có khuyên bạn cũng không giúp bạn hết lo lắng. Ở đây, tôi chỉ muốn nói 1 điều : thi đại học chưa bao giờ là 1 kì thi khó cả, nó không dễ, đồng ý; nó làm bạn lo lắng, đồng ý; hậu quả của việc rớt đại học rất mệt, đồng ý; nhưng nếu nói những người đạt điểm cao đại học thật phi thường thì xin bạn hãy đọc hết bài viết của tôi, nó dẫn bạn đến con đường của những người phi thường ấy, vì bản thân tôi cũng là 1 người phi thường, đạt trọn vẹn 10 điểm đại học, có đôi chút tự hào lúc ấy, nhưng giờ nghĩ lại, thấy con 10 đó cũng tẻ nhạt….

    II – Biết người
    Chúng ta cần biết cái gì, hiểu cái gì và nhớ cái gì?
    Cái gì thì cái, hễ giúp chúng ta đạt điểm cao đại học thì nhớ, còn không cứ dẹp qua 1 bên. Cho các bạn 1 lời khuyên: nhớ in ít thôi, nhớ nhiều quá dễ bị khùng lắm. Tôi đi dạy, thấy đứa học trò của tôi nhớ nhiều kinh khủng, giỏi hơn thầy nữa các bạn. Hồi tôi học, nhất là lượng giác, nhớ cũng ít lắm, công thức đếm đi đếm lại cũng chỉ không quá 12 công thức, còn giờ, học tro tôi nhớ và thuộc nhiều vô số kể. Công thức về tang tôi chỉ nhớ có 2 cái, 1 cái là định nghĩa : tanx=sinxcosx và 1 cái là đạo hàm của tanx là tan2x+1, hết. Còn nó nhớ cả rừng công thức, tôi nhìn mà chóng mặt. Thậm chí, nó đọc nhiều công thức mà tôi mịt mờ như từ trên cung trăng rơi xuống.

    Thế nhưng, khi đo kết quả, nó có hơn gì tôi. Nghĩa là đưa bài toán nào về lượng giác nào tôi cũng giải tốt, thời gian ngắn. Vậy, nhớ ít mà giải tốt với nhớ nhiều mà giải tốt, so sánh thử xem. Kết quả thì như nhau, vậy tại sao phải nhớ cho nhiều, nhỉ?

    À, nhắn nhủ luôn với các bạn trẻ thành phố, tôi thấy lịch học của các bạn quá dày đặt. Tôi mà đặt vị trí vào các bạn
    , chắc tôi ốm dài dài chứ cái tần suất học kiểu đó thì chắc chết quá. Ngày xưa tôi đâu có bị ép học như các bạn, mà lứa tuổi tôi, học thi đại học vẫn vào ào ào đó thôi. Học ít mà thi đại học vẫn tốt chán, tại sao lại ép học sinh học nhiều? Tôi là tôi rất dị ứng với các kiểu ép học của thành phố bây giờ.

    Okie, chém gió thế cũng đủ rồi. Giờ tôi nói thẳng vào vấn đề chính: tôi không còn nhớ rõ đề thi đại học ra sao nữa, có xem thử 1 vài đề, nhưng xem ra hơi cũ, có vẻ không đáng tin cho lắm. Thôi thì tôi ráng nhớ lại tất cả.
    Có tất cả 5 câu lớn, mổ xẻ ra thì khoảng 10 câu nhỏ. 10 câu nhỏ này bao trùm gần như tất cả kiến thức toán cơ sở.
    Trong số 10 câu nhỏ này, tôi mạn phép chia làm 2 nhóm: nhóm có khuôn và nhóm không có khuôn.
    Thế nào là nhóm có khuôn? Xin thưa là những dạng bài mà quanh đi quẩn lại, các kiểu ra đề chỉ xoay vòng nhau thôi. Nghĩa là các bạn chỉ cần nhớ cái khung ra đề là đi thi chả trật kiểu nào cả. Đây là những bài toán các bạn có thể đi tắt đón đầu, học trong thời gian ngắn nhất mà vẫn thành công ngang bằng với những bậc chân tu cả năm trời.

    Nhóm có khuôn gồm những dạng như : khảo sát hàm số, tích phân, hình học giải tích, tổ hợp chỉnh hợp, lượng giác. Ăn điểm cơ bản là ở phần này, các bạn chỉ cần 1 tháng là ẵm trọn 7 điểm ngon lành.
    Nhóm không có khuôn là phần còn lại, gồm có : phương trình, hệ phương trình , bất phương trình, bất đẳng thức, hình học không gian. Đặc điểm của nhóm này là chỉ có giải nhiều, tích lũy kinh nghiệm mới có, còn không chắc …….
    Lời khuyên là các bạn nên học vững phần kia trước : ôm trọn 7 điểm cho nhanh rồi tiếp qua phần kia.

    III – Kinh nghiệm học toán thi Đại học
    Không có gì bàn nhiều ở đây. Hồi tôi học thì tính tôi làm biếng nên giải ít lắm, toàn rong chơi thôi.
    Nói chung thì làm đủ dạng là ăn điểm, tôi cũng ít khi nào dùng sách nữa. Tôi hay tham khảo mấy phần dành cho các bạn thi đại học ở báo toán học tuổi trẻ, nhưng nếu các bạn không có báo đó thì chẳng sao, qua bước tiếp.
    Hồi đó, tôi mượn sách đề ở thư viện, mượn thêm bạn bè thầy cô, về gom góp lại rồi bắt đầu phân loại ra 2 nhóm như ở trên tôi nói. Ví dụ như phần khảo sát hàm số, câu a là coi như xong phim, quá dễ. Câu b thì tôi bắt đầu chép từ đề đầu tiên ra, lật qua các đề tiếp theo, nếu cùng dạng thì bỏ qua, khác dạng thì chép tiếp. Nói chép cho oai chứ do tôi làm biếng nên tôi cũng chỉ đánh dấu là siêng rồi.
    Nói chung là tôi gom gần hết các dạng, xem các bài giải mẫu của người ta rồi bắt đầu mường tượng suy nghĩ lại, cố gắng tổng kết xem mình đọc gì, nhớ bao nhiêu. Nói 1 cách khác là tôi đã bao trọn tất cả dạng đề nên nếu tôi làm không được thì người khác cũng chả làm được.

    Một điều nữa tôi muốn nói ở đây là các bạn cần có căn cơ tốt và suy nghĩ ổn. Nói hơi trừu tượng, xin phép đưa ra ví dụ:
    Về hình học giải tích, 2 điểm thi đại học, không nhỏ chút nào. Các bạn phải nhớ những điểm căn bản sau, và phải làm cực nhanh, phản xạ tốt.
    - Thứ nhất là giao điểm , đường thằng với đường thẳng, đường thẳng với đường tròn (khối tròn), đường thẳng với mặt phẳng.
    - Thứ hai là khoảng cách, điểm với đường thẳng, đường thẳng với đường tròn , đường thẳng với đường thẳng, đường thẳng với mặt phẳng.
    - Thứ ba là xác lập đường thẳng, mặt phẳng : muốn xác lập đường thẳng có mấy cách, xác lập mặt phẳng có mấy cách.
    - Thứ tư là xác lập điểm đối xứng , có 2 cách là : …..
    Nếu có tôi ở bên bạn thì sẽ nhanh thôi, khoảng 3~5 ngày là bạn ôn tuốt tuồn tuột phần hình học giải tích. Còn những điều ở trên là ví dụ, đôi lúc có phần khó hiểu.
    Khi đã có căn bản tốt, vào thi chỉ cần đọc đề và định hình cách giải là ổn. Cách để tăng sự định hình cách giải không khó, 1 ngày đọc xong 1 cuốn sách, 1 tuần đọc 7 cuốn, kiểu gì chả giỏi???

    Phần ở trên, tôi chia dạng có khuôn và dạng không có khuôn cũng chỉ mang tính tương đối, vi bản thân tôi, đề thi đại học toán lúc nào cũng có khuôn. Nghĩa là dạng về phương trình, bất đẳng thức, bài nào tôi cũng chơi tuốt được. Nhưng để hướng dẫn các bạn như thế trong vòng 1 tuần thì tôi cần phải ở bên các bạn, 1 điều có vẻ không tưởng, nhỉ?

    IV – Tài liệu
    Hồi tôi học, tài liệu khác các bạn nhiều. Gio tôi thử ghé qua hiệu sách, thấy các sách tào lao bịp bơm cũng vô số kể. Tỉ như phần khảo sát hàm số, tôi chỉ cần dạy các bạn 1 buổi, rồi đi cafe tán dóc 1 chút; chỉ cần các bạn nhớ hết những gì học trong 1 buổi đó (không quá khó nhỉ) thì các bạn không ôm trọn được 2 điểm, tôi sẵn sàng biếu không bạn chiếc wave-S của tôi. Thế mà có những cuốn sách dày 300 trang viết về khảo sát hàm số, ôi thật hãi hùng.Tích phân cũng thế, hình học giải tích cũng thế. Nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi!
    Lúc tôi học, chủ yếu là tự học, vì bản tính tôi làm biếng, không thích học thêm môn toán, tôi lông bông lắm. Thế thì nếu có sai thì lấy gì nhận định mà sửa? Không có thầy cũng có cái khó của việc không có thầy. Hồi đó tôi dùng cuốn “Những cái sai lầm trong giải toán” cuốn màu trắng không nhớ tên tác giả, hình như là Nguyễn Đức Tấn thì phải. Nói chung cuốn đó cũng mỏng, nhưng hay lắm. Nó giúp tôi giải bài toán bài bản hơn, không còn sai lầm nữa, và cách trình bày cũng rất chỉnh chu. Gio thì ngoài hiệu sách hình như không có bán, tôi cũng chả nhớ mình vứt cuốn đó ở đâu. Nếu tìm được, tôi sẽ scan lên cho các bạn.
    Còn giờ, thử khảo sát quanh nhà sách, tôi thấy ổn nhất là cuốn của Trần Thị Vân Anh, màu trắng, tên hình như là “Các dạng thi đại học” gì gì đó, tôi cũng nhớ không rõ. Nói chung thì trong số các sách, cuốn đó viết tốt nhất, ít mà cực chất (tất nhiên không bì được những cuốn tôi học thời tôi rồi). Tuy nhiên, hạn hẹp của nó là có 1 số dạng không được tác giả đề cập đến, dù sao thì cuốn sách nào mà chả có nhược điểm của nó. Ngoài cuốn đó ra, tôi chưa thầy cuốn nào ổn cả (có vẻ tôi kén cá chọn canh nhỉ)!
    (E. Galois)​

Chia sẻ trang này