1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thị hiếu nghe nhạc của người Việt Nam thích nghe ca khúc

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi dtquanit, 09/11/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dtquanit

    dtquanit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2015
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Dẫn đến việc những ca khúc đại chúng chiếm ưu thế trong nền nhạc Việt so với lĩnh vực khí nhạc , nhiều nhạc cụ có thể dùng trong một bài hát nhưng lại không làn nổi bật được những âm điệu, làm che đi sự yếu kém trong giọng hát của ca sĩ, tiếng đàn guitar, tiếng piano, tiếng loa bass lúc này như một sự lấp liếm âm nhạc. trong nhiều năm qua là điều dễ hiểu. Đặc biệt, những ca khúc nhạc nhẹ dành cho giới trẻ mà chúng ta hay gọi là “nhạc trẻ” ngày càng lấn áp đảo và chiếm lĩnh thị trường nghe nhạc của một bộ phận lớn thanh thiếu niên – giới trẻ của TP, gây nên sự mất cân đối trong đời sống âm nhạc của người Việt nói chung và giới trẻ Tp.HCM nói riêng. Điều đó được thể hiện qua kết quả cuộc khảo sát nhu cầu thưởng thức âm nhạc trong giới trẻ (Gồm 313 người với đối tượng là sinh viên và công nhân) năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Thư Nhường. Theo đó “nhạc trẻ” Việt Nam và nước ngoài chiếm tỉ lệ áp đảo với 88,8% thích nghe và con số này còn cao hơn ở cột thường nghe là 90,2% trong hoạt động thưởng thức âm nhạc.
    [​IMG]

    >> Xem các loại nhạc cụ dùng trong biểu diễn hiện nay như đàn organ, đàn piano điện,....

    Về các ca khúc “bình dân” này, có người cho rằng, khán giả đang có xu hướng ưa chuộng các ca khúc càng đơn giản, càng ít từ ngữ càng tốt, đi thẳng vào vấn đề và gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt khái niệm "giản dị" và "dễ dãi". Các ca khúc hiện nay đang được lưu hành thiên về sự dễ dãi, tầm thường, chứ không phải là sự giản dị, trong sáng. Dễ nhận thấy, dòng “nhạc trẻ” ở phân khúc này không chỉ để nghe mà nhìn là chính, vì thế tính quyết định khả năng ăn khách của tác phẩm không còn là chất lượng sáng tác, mà thuộc về ca sỹ. Yếu tố quyết định trong biểu diễn lại không phải giọng ca và nghệ thuật biểu hiện. Những thiếu hụt của chất giọng và khả năng ca hát được bù lại bằng vẻ ngoài với trang phục bắt mắt hoặc gây sốc, cùng những màn vũ đạo tưng bừng hoặc uốn éo nhức mắt. Hay các hình ảnh nam thanh, nữ tú, công chúa, hoàng tử… là những yếu tố “ngoài âm nhạc” cộng với kĩ thuật âm thanh. Mọi khiếm khuyết giọng ca đều có thể được chỉnh sửa bằng máy móc trong phòng thu, khi hát trước công chúng có thể nhát nhép hoặc dùng phần nhạc đã phối hòa âm sẵn với phần bè dày để át đi khiếm khuyết của giọng hát. Hát nhép (lipsync) đã bị lạm dụng trong một khoảng thời gian dài, làm méo mó hình ảnh người biểu diễn và hạ thấp tính chuyên nghiệp của nghề biểu diễn.

    Nhạc nhẹ cho giới trẻ hiện nay có thể chia ra làm 3 phân khúc: Cao, trung bình và thấp. Nói về những ca khúc ở phân khúc trung bình và thấp hiện nay vẫn đang giữ vị trí “thống soái” trong đời sống âm nhạc của giới trẻ TP. Những cụm từ như: nhạc giải trí, nhạc thị trường, hay nhạc teen đã trở nên quen thuộc với mỗi người nghe nhạc nhiều năm trở lại đây. Nhìn lại những ca khúc “nhạc trẻ” hiện nay chúng ta không khỏi giật mình lo lắng khi mà một số lượng lớn ca khúc có lời ca rên rỉ, sướt mướt trên mức cần thiết, hay là sự nhảm nhí, tùy tiện và lủng củng kiểu văn nói, đôi khi còn chen lẫn cả tiếng nước ngoài. Giai điệu thì nhạt nhẽo, cóp nhặt, sao chép đủ kiểu của nước ngoài gây nhàm chán, thiếu tính nghệ thuật.

Chia sẻ trang này