1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THI LÀM THƠ CON NHÁI PHẦN II - Luật trang 1 - đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Chủ đề trong 'Những người thích đùa' bởi crazy_beggar, 30/05/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. codoc68

    codoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Hi hi
    Có quà cho cậu đây Nước đá
    tình nầy
    Tình em nước đá em ơi
    Để anh lạnh giá một thời yêu em
    Tình em như một cái kem
    Tình anh mút phải, hỏi em còn gì?
    MÚT nhé! cho nó sướng
  2. nuoc_da

    nuoc_da Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    4.426
    Đã được thích:
    0
    ặc ặc gì chứ quà này em không dám nhận , mêlôdy ra nhận giúp anh nhỉ , ....
    " nài thì Mút "
    Mút đi mút lại cái chi ?
    Chứ kem mút ấy có gì lạ đâu.
    Ban đầu nó cứng nó " trâu " .
    Mút thêm một lúc cái đầu nó teo
    " next = teo "
  3. nuoc_da

    nuoc_da Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2005
    Bài viết:
    4.426
    Đã được thích:
    0
    pác C_B póst cái luật bác đang thảo lên đi để anh em còn góp ý kiến ý cò nữa chứ ..... ,
  4. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
    Sẽ không có thay đổi gì nhiều trong luật chơi, chỉ là sự thay đổi cho việc ra từ khóa. Những người chơi không ra từ khóa nữa, mà từ khóa sẽ năm ở từ cuối cùng của bài thơ trước
    Ví dụ như ở bài thơ trên của Nước đá thì từ khóa sẽ là từ teo mọi người cứ theo vậy mà làm.
    Sở dĩ tớ đưa ý kiến thay đổi này là vì một số người khi ra đề đã vô tình phạm luật, thành ra làm khó cho người làm bài tiếp theo, khiến cho dòng thơ bị tắc tịt, không thông.
    ( Trích dẫn điều luật ở đầu tập II :
    - Người làm được bài thơ với từ khóa trước sẽ được phép đưa ra từ khóa cho bài thơ tiếp theo. Chú ý, từ khóa lần này sẽ phải là một từ có nghĩa, để tránh tình trạng đưa ra những từ vô nghĩa như tập thơ trước. Ví dụ từ "luyên" chỉ có nghĩa khi đứng với từ ghép như [" luyên thuyên" hay từ [" huyễn" trong ["huyễn hoặc" )

    Rất mong sự đóng góp của các bạn, sắp hết trang 99 òi.
    Được crazy_beggar sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 27/07/2006
  5. codoc68

    codoc68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2006
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    ặc ặc gì chứ quà này em không dám nhận , mêlôdy ra nhận giúp anh nhỉ , ....
    " nài thì Mút "
    Mút đi mút lại cái chi ?
    Chứ kem mút ấy có gì lạ đâu.
    Ban đầu nó cứng nó " trâu " .
    Mút thêm một lúc cái đầu nó teo
    " next = teo "

    Hi hi, cao thu, công nhận là nôi công thâm thúy.
    Cứ tưởng Nước Đá thì không teo
    Ai ngờ kem đá lại bé teo
    Mút cái giật mình, teo luôn mất
    Ngậm ngùi tiếc nuối lúc chưa teo!
    he he
    Các bác có thấy tiếc *NUỐI* không?
  6. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
    làm tiếp bài thơ của chú Nước đá
    Teo thì chưa hẳn là teo
    Thế nên em cứ phải trèo lên ngay
    Ngất ngây - em bỗng chau mày
    Vừa phê được tí đã teo ngay rồi

    bài thơ thâm nho thế nhẩy
    từ tiếp theo " ngất"
  7. kangtakhanh

    kangtakhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2005
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Teo
    Ừ thì lúc cứng lúc teo
    Không dùng lại để mốc meo phí hoài
    Lúc teo thì nằm sóng xoài
    Lúc cứng lớn gấp 5 lần lúc teo
    Đúng rồi luật như thế rất hay
    Đố ai ra tiếp được từ khoá là teo đấy
  8. thankiemvdk_no_2

    thankiemvdk_no_2 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Một cánh buồm xa bé tẹo teo
    Phải chăng ai đó cũng đang chèo
    Một lúc lâu nữa sẽ mất tiêu
    Teo rồi teo rồi ... chạy như mèo.
    He he ...
    ===>"tiêu"
  9. melodyqa

    melodyqa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Từ Nuối không có nghĩa nên làm từ Ngất
    Đọc thơ các bác em muốn ngất
    Làm thơ như thế rõ lấc cấc
    Ngất xuống rồi em lại ngất lên
    Vẫn chưa hoàn hồn,nôn tới mật.
    MẬT nhé!TEO nhiều lắm rồi!
  10. crazy_beggar

    crazy_beggar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2004
    Bài viết:
    2.437
    Đã được thích:
    0
     
    Còn chút đất nữa thì sang trang 100, tớ post một chút về cách làm thơ mà tớ thu thập được ở một số trang Web. Mời cả làng tham khảo.
     
    Thơ Lục BátNgười Việt Nam rất sính thơ. Có người còn mạnh dạn cho rằng mỗi người Việt Nam là một thi sĩ. Ðiều nầy không hẳn là đúng, nhưng câu ví đó rất hợp tình hợp lý vì ai ai cũng có thể "nói thơ" được, bất luận người ấy có trình độ học vấn cao thấp như thế nào. Còn muốn trở thành "thi sĩ" thì người ấy phải có một trình độ học vấn tối thiểu, kèm theo sự hiểu biết về cấu trúc kỹ thuật của mỗi thể thơ. Nếu người làm thơ mà không nắm vững cấu trúc kỹ thuật của luật thơ thì bài thơ đó bị hỏng. Có nhiều người làm thơ mà không nắm vững luật thơ cho nên không thể được gọi là "thi sĩ" được, mặc dù người ấy đã từng làm khá nhiều thơ, hoặc in khá nhiều thi tập.Bài viết này nằm trong khuôn khổ ghi nhận về các thể thơ căn bản Việt Nam mà qúi bạn đã từng bắt gặp trên các tạp chí hoặc trong các thi tập, với ước mong giúp các bạn trẻ sính thơ, muốn làm thơ, và muốn trở thành "thi sĩ" nắm vững luật thơ. Người viết cố gắng viết thật ngắn gọn và trong sáng để các bạn dễ dàng thông suốt. Kèm theo mỗi thể thơ là những câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ dẫn chứng làm kiểu mẫu.Người viết sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn các thể thơ thông thường như: Thể Lục Bát, Biến Thể Lục Bát, Thể Song Thất Lục Bát, Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Cũ), Thể Thất Ngôn/Bảy Chữ (Thơ Mới), và Thể Thơ Tám Chữ.Thể Lục BátThơ Lục Bát, còn được gọi là thơ "Sáu Tám", vì câu đi trước có 6 chữ, còn câu đi sau có 8 chữ. Cứ thế mà lập lại hoài cho tới khi nào tác giả muốn ngưng bài thơ. Thông thường, bài thơ Lục Bát dừng lại ở câu 8.1. Cách Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, và bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu). Ký hiệu của bằng là B. Ðặc biệt chữ thứ tư của câu 6 và câu 8 và chữ thứ bảy của câu 8 luôn luôn được gieo ở vần trắc hay trắc (tức có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng). Ký hiệu của trắc là T. Chữ thứ sáu của câu 8 được gọi là yêu vận (vần lưng chừng câu), và chữ thứ 8 của câu tám được gọi là cước vận (vần cuối câu). Vận hay vần là tiếng đồng thanh với nhau. Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận. Ví dụ: tin đi với tiên.
     
    2. Luật Bằng Trắc-Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.    Câu 6: B B T T B B      Câu 8: B B T T B B T BVí dụ:Câu 6: Trăm năm | trong cõi | người taCâu 8: Chữ tài | chữ mệnh | khéo là | ghét nhauCâu 6: Trải qua | một cuộc | bể dâuCâu 8: Những điều | trông thấy | mà đau | đớn lòng(Kiều)Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và lòng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8. Biệt lệ-Tuy luật bằng trắc đã qui định như ở trên, nhưng những chữ thứ 1, thứ 3 và thứ 5 nếu không theo đúng luật thì cũng không sao. Cái biệt lệ ấy được gọi là "nhất, tam, ngũ bất luận", có nghĩa là chữ thứ 1, chữ thứ 3 và chữ thứ 5 không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật. Còn các chữ thứ 2, chữ thứ 4, và chữ thứ 6 bắt buộc phải theo đúng luật (phân minh), do câu "nhì, tứ, lục phân minh".Ví dụ:Trăm năm trong cõi người ta (Kiều)(Ghi chú: chữ thứ 3 (trong) đáng lẽ thuộc vần Trắc, nhưng lại đổi thành vần Bằng).Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều)(Ghi chú: chữ thứ 1 (Chữ) và thứ 5 (khéo) đáng lẽ thuộc vần Bằng, nhưng lại đổi thành vần Trắc).(còn nữa)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này