1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thí nghiệm hoá học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Thocontaidai, 22/09/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Lửa trong nước
    Nước trong chậu thí nghiệm bốc lửa sáng từng hồi, ở nơi mà bạn đã cho vào 1 thứ hơi gaz.
    Vật liệu cần thiết:
    - 1 máy phát oxy
    - 1 gam photpho trắng
    - 1 bình dung tích 400cm3 có nước
    Giải thích:
    Photpho nóng rất dễ cháy ngay khi tiếp xúc với oxy.
    Thực hiện:
    Ðun nóng 200cm3 nước trong chậu cho tới 70 độ C. Bỏ vào nước vài miếng photpho trắng.
    Ghi chú:
    Photpho tan trong nước nóng. Dầm vào nước nóng 1 ít oxy tạo được bằng cách đun nóng clorat kali và dioxit mangan. Những ngọn lửa phát sinh khi có sự tiếp xúc giữa photpho và oxy.
    Ðể tăng tốc độ phản ứng, bạn cần phải đun cho nước nóng lên. Khi bốc cháy, có nguy cơ là các mảnh photpho sẽ nổ tung tóe. Mùi khói tỏa ra trong lúc thí nghiệm không nồng nặc lắm.
    Bạn phải thận trọng khi sử dụng photpho vì những vết phỏng do photpho gây ra thường trầm trọng. Bạn cần phải sử dụng kẹp để gắp các mảnh photpho.
    ------------------------------------
    Đây là thí nghiệm đơn giản mà ai cũng làm được!Nhìn cũng vui mắt!
    Mọi người thử xem!
    Chúc thành công!
    None
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0

    Trên bàn thí nghiệm là một cây nến thắp sáng trên chân đế. Bạn hãy cầm cây nến lên, thổi tắt ngọn lửa rồi ăn.
    ------------------------
    Vật liệu cần thiết:
    - Một chân nến có phần nến chảy xuống
    - Một trái chuối
    - Một trái hạnh nhân
    Thực hiện:
    Cắt trái chuối theo hình đèn cầy dài vừa đủ ăn, một hay hai miếng. Hạnh nhân được gọt sao cho giống bấc đèn cầy và cắm lên đầu trái chuối. Vì hạnh nhân có lượng dầu lớn nên có thể cháy như đèn cầy trong nhiều phút.
    Giải thích:
    Ngọn lửa mà dầu trong trái hạnh nhân đốựt cháy lên trông giống như ngọn đèn cầy.
    Ghi chú:
    Ðể gây ấn tượng, bạn nên cắt chuối thành cây đèn cầy nhỏ để có thể ăn trọn một miếng. Gây ấn tượng hơn cả là chỗ nến chảy trên chân đèn vì vậy bạn cần phải trình bày thật khéo.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  3. dvTu

    dvTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Con rắn của vua Ai Cập
    Một chén nghiệm trong đó có đựng một thứ bột vàng và vài giọt dung dịch. Khi đốt nóng chầm chậm hợp chất ở trong ta thấy 1 "con rắn" bỗng ngóc đầu lên trên chén nghiệm, trong làn khói. Hình thù của khói làm ta nhớ đến đám mây của một vụ nổ bom nguyên tử.
    Vật liệu cần thiết:
    - 3 gam paranitrôacetanilide
    - 1cm3 axit sulfuric đậm đặc
    - 1 chén nghiệm nhỏ
    Giải thích:
    Thí nghiệm này nhằm chứng minh sự loại nước.
    Phản ứng này tạo ra cacbon và các hơi gaz, chủ yếu là dioxit lưu huỳnh (anhidrit sunfurơ). "Con rắn" do cacbon tạo ra có thể dài đến 30cm và đường kính khoảng vài cm.
    Ghi chú:
    Khói và hơi khí tỏa ra từ phản ứng này gây ngột ngạt và cay mắt.
    Cẩn thận một tí nhé!

    Tôi là ai

  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Đấy là về mặt lý thuyết còn thực tế thì khác hẳn bạn ạ. Thứ nhất là phốt pho đỏ đã rất khó kiếm rồi nói gì đến P trắng. Đương nhiên rất dễ dàng để điều chế P trắng từ P đỏ . Nhưng có một điểm cần lưu ý là khi đưa ra ngoài không khí thì P trắng bị bốc cháy ngay vì tính ôxi hoá quá mạnh của nó, Và hơn nữa là P trắng rất độc. Liều lượng gây chết người của nó là 0,1g..
    Vì vậy nếu không có các điều kiện an toàn các bạn không nên làm thí nghiệm này.
  5. anhnt79

    anhnt79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Bac T_N_T oi. P trang co tinh oxi hoa that day nhung khong phai vi tinh nay ma no de chay trong khong khi khi gap oxi. Dung vay khong?!!!!!!
  6. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Ôi trời ơi , xấu hổ quá đi mất .Chắc lúc đó đang ngủ gật. May quá không phải là bài thi , nếu không thì....
    Một lần nữa xin cảm ơn bác nhé , kính bác một chung .
    Phốt pho trắng cháy ở trong không khí ở 40oC. Nhưng đó chỉ là lý thuyết còn thực tế thì đưa ra ngoài không khí là P trắng có thể cháy ngay. Đó là do độ hoạt động mạnh của nó , ở đây là tính khử.
  7. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Các thí nghiệm ;ở trên rất hay tuy vậy hơi khó làm vì khó có thể kiếm được hoá chất. Xin giới thiệu các thí nghiệm rất đơn giản và hoá chất thì hầu như rất phổ biến, Có thể xin ở bất cứ phòng TN nào.
    Lắc " nước lã " thành màu đỏ
    Rót nước đến nửa bình cầu rồi cho thêm vào đó 2- 3 ml phenolphtalein. Đậy kín bình bằng nút , ở đáy nút có một khe chứa một mẩu NaOH hoặc KOH . Lắc bình sao cho nước không lên đến nắp thì tất nhiên dung dịch không đổi màu .
    Khi tuyên bố là có thể lắc nước lã thành màu đỏ bạn sẽ lắc vào nước mạnh hơn kiềm sẽ tan vào nước làm cho nước có môi trường kiềm mạnh ==> nước sẽ chuyển sang màu đỏ.
    Tất nhiên các thí nghiệm này chỉ để "loè" người chưa học hoá như bắt nạt trẻ con chẳng hạn.
    Trên đây chỉ là một ví dụ các bạn có thể dựa vào kiến thức được học và các hoá chất có sẵn để nghĩ ra nhiều thí nghiệm tương tự . Chúc thành công.
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Khẩu đại bác Hóa Học
    (Một thí nghiệm khá đơn giản nhưng cũng khá thú vị!)
    Bỏ vào trong một ống nghiệm lớn những mảnh vụn của một chất rắn, tiếp đó hãy đổ vào chất lỏng rồi đậy ngay nút lại. Hơi bị nén trong ống nghiệm làm bung nút ra, phát sinh tiếng nổ.
    Vật liệu cần thiết:
    - 1 ống nghiệm lớn có nút bằng bấc
    - 5 gam cacbonat natri
    - 10cm3 giấm
    Thực hiện:
    Bạn hãy dùng 1 ống nghiệm dài 20cm. Cột nó vào cái giá có kẹp, hơi nghiêng đôi chút và xoay hướng sao cho nút ống nghiệm không bắn vào phía đối diện. Nếu bạn muốn gây môt tiếng nổ mạnh thì cái nút phải hơi chặt.
    Giải thích:
    Tác động của acid trên cacbonat làm phát sinh dioxit cacbon (khí cacbonic) mà sức ép gia tăng trong khoảng không bị giới hạn.
    Nhiều thứ hơi gaz có thể được tạo ra do tác dụng của acid nhẹ trên cacbonat hoặc tác dụng của acid clohydric trên kim loại.
    Chú ý:
    Không được ở gần ống nghiệm trong khi hơi gaz bốc ra.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 14/03/2003
  9. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Lửa trong nước
    Nước trong chậu thí nghiệm bốc lửa sáng từng hồi, ở nơi mà bạn đã cho vào 1 thứ hơi gaz.
    Vật liệu cần thiết:
    - 1 máy phát oxy
    - 1 gam photpho trắng
    - 1 bình dung tích 400cm3 có nước
    Thực hiện:
    Ðun nóng 200cm3 nước trong chậu cho tới 70 độ C. Bỏ vào nước vài miếng photpho trắng.
    Giải thích:
    Photpho nóng rất dễ cháy ngay khi tiếp xúc với oxy.
    Ghi chú:
    -Photpho tan trong nước nóng. Dầm vào nước nóng 1 ít oxy tạo được bằng cách đun nóng clorat kali và dioxit mangan. Những ngọn lửa phát sinh khi có sự tiếp xúc giữa photpho và oxy.
    -Ðể tăng tốc độ phản ứng, bạn cần phải đun cho nước nóng lên. Khi bốc cháy, có nguy cơ là các mảnh photpho sẽ nổ tung tóe. Mùi khói tỏa ra trong lúc thí nghiệm không nồng nặc lắm.
    -Bạn phải thận trọng khi sử dụng photpho vì những vết phỏng do photpho gây ra thường trầm trọng. Bạn cần phải sử dụng kẹp để gắp các mảnh photpho.

    Thế giới quả là rộng lớn và còn nhiều điều phải làm!

  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Chú tucu đúng là nghiện P trắng. Cẩn thận không chết có ngày đấy nhá. Khuyên chú khi nào muốn ... tự tử một cách thật.. hoá học thì nên dùng PH3 ( pha thuốc chuột vào nước )
    Còn bác nào muốn làm thí nghiệm mà thấy nó đổi màu thì nhiều cách lắm. Cách đơn giản nhất là dùng KMnO4, mầu đẹp phết. Ngoài ra làm tí phức chất chơi cũng vui. Ví dụ Fe(C2O2).2H20 chẳng hạn.
    Pha một dung dịch Fe(C2O2).2H20 hoà tan trong H2SO4 dư ( hoặc hoà tan FeSO4 cùng với H2C2O4 rồi sau đó đợi chút chút hãy cho H2SO4 vào ). Nhỏ từ từ KMnO4 vào, tất nhiên phải lắc, lúc đầu màu vàng, rồi không màu , rồi màu tím. Bác nào giải thích chơi cái.
    Stand and fight
    Live by your heart
    Always one more try
    I'm afraid to die

Chia sẻ trang này