1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi Pháp

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi HAN_SI_NGUYEN_new, 12/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    Thi Pháp

    ==============
    THI PHÁP
    ==============

    TỰ TRÀO : LÀM THƠ

    Lúc túng mưu mô quịt cả ... trời
    Trời cười, truyền chỉ bác Thiên Lôi
    -:"Mau mau tóm gã ngông cuồng đó,
    Bắt hắn ... làm thơ, trả nợ đời ! "

    Tấp tểnh làm thơ, tập tễnh mơ
    Từ năm mười sáu đến bây giờ
    Một câu, một chữ không nên trọn
    Rõ ngọng làm thơ, rõ ngốc mơ !

    Rượu nốc tì tì dăm bảy hũ
    Thơ nặn không ra lấy nửa vần
    May mà Thi Thánh đem lòng giúp
    Phong trần lãng tử hóa ... thi nhân !

    Hàn Sĩ Nguyên
  2. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    ===========
    THI PHAP
    ===========
    ***Nội Dung :
    Thi Pháp là một tập tư liệu biên khảo bao gồm chín nội dung như sau :
    1-Thơ Mới 7 chữ
    2-Thơ Mới 5 chữ và Ngũ Ngôn Thi
    3-Thơ Lục Bát Chính Thể
    4-Các Biến Thể của Thơ Lục Bát
    5-Thất Ngôn Bát Cú Cổ Thể và TNBC Đường Luật
    6-Thất Ngôn Bát Cú Hiện Đại
    7-Thơ Mới 8 chữ
    8-Thơ Lập Thể
    9-Thơ Tự Do
    ***Đôi lời phi lộ :
    1-Mục đích của loạt bài này là nhằm giúp các bạn trẻ yêu thơ, nhưng chưa biết cách làm thơ, một số công cụ quan trọng cần phải trang bị khi sáng tác.
    Thử tưởng tượng một người thợ mộc nếu không có cưa, giũa, đục, bào, kìm, búa v.v... thì biết xoay sở làm sao với thanh gỗ, làm sao mà tạo ra được những tác phẩm bình thường, còn nói gì đến những tuyệt tác tinh xảo ?
    Làm thơ cũng là một hoạt động sáng tạo, cũng đòi hỏi phải có những công cụ, những thủ thuật, những kỹ xảo, những yếu quyết riêng của nó vậy.
    2-Đối tượng của loạt bài này là các bạn trẻ yêu thơ, nhưng chưa biết cách làm thơ, muốn khởi đầu nghiệp thi ca tài tử của mình, mà hành trang chưa có chút vốn liếng nào; cũng như các bạn thơ đã biết , đã ít nhiều lăn lóc với thơ và còn muốn trang bị thêm những kiến thức về nó
    Xin các bạn thơ đã có bản lãnh rồi miễn trách Nguyên nói dông nói dài nhé. Những bất đồng quan điểm nếu có, xin cũng mạn phép Miễn Tranh Luận. Vì thật ra, để đến La Mã có rất nhiều đường. Những khái niệm mà Nguyên nêu ra ở đây chỉ là một trong vô số các đường ấy mà thôi. Nếu những con đường này có khác biệt nhau, cũng không có gì là lạ cả.
    3-Các thí dụ minh hoạ trích dẫn ở đây xuất xứ từ 2 nguồn :
    -Một là : từ các thi hào danh tiếng như Nguyễn Du, v.v....Học tập, bắt chước các danh sĩ đã có tiếng tăm là chuyện đương nhiên , không có gì phải bàn cãi.
    -Hai là : từ chính những bài viết của Hàn Sĩ Nguyên. Mục đích của việc này không phải để đề cao mình, mà là nhằm chứng minh cho các bạn trẻ thấy HSN (cũng tầm thường, bình thường như các bạn) bắt chước các danh sĩ được, thì các bạn trẻ cũng làm được; theo kiểu ??oYan can cook, you can, too !??? vậy. Việc học tập , bắt chước Nguyễn Du v.v... không hề nằm ngoài khả năng của các bạn đâu. Chẳng có gì phải tự ti mặc cảm cả, các bạn ạ.
    HSN trân trọng

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 12/04/2002 22:18
  3. alt

    alt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    0
    ---------
    Góp câu thơ mới... vừa bảy chữ
    Cùng huynh hưởng ứng... thử gieo vần.
    ---------
    Trời cười lãng tử hoá... thi nhân
    Lời vui xướng hoạ góp đôi vần
    Dẫu chẳng nên thơ thời vẫn thế
    Tấp tểnh xin trao trả nợ gần
    Thi pháp những mong huynh gắng sức
    Vườn thơ nở rộ đón chào xuân
    Luý tuý men say tình hữu hảo
    Đệ hưởng niềm vui thơ cách tân.
    ai_la_toi
  4. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    ===============
    Thi Pháp-Phần I
    Thơ mới 7 chữ

    ===============
    Thơ mới 7 chữ là một thể loại thơ đặc sắc, ra đời khoảng những năm 1920s, 1930s mà đỉnh cao vòi vọi của nó là bài thơ xuất sắc ?oHai sắc hoa Ti-gôn? của nữ sĩ T.T.K.H :
    Hai sắc hoa Ti-gôn
    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với yêu thương
    Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
    Dải đường xa vút bóng chiều phong
    Và phương trời thẳm mờ sương cát
    Tay bứt dây hoa trắng chạnh lòng
    Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
    Thở dài trong lúc thấy tôi vui
    Bảo rằng : ?oHoa dáng như tim vỡ,
    Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi?
    Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
    Cánh hoa tan tác của sinh ly
    Cho nên cười đáp : ?oMàu hoa trắng,
    Là chút lòng trong chẳng biến suy?
    Đâu biết lần đi một lỡ làng
    Dưới trời gian khó chết yêu đương
    Người xa xôi quá, tôi buồn lắm
    Trong một ngày vui pháo nhuộm đường
    Từ đấy thu rồi thu lại thu
    Lòng tôi còn giá đến bao giờ
    Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
    người ấy, cho nên vẫn hững hờ
    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
    ái ân lạt lẽo của chồng tôi
    Mà từng thu chết, từng thu chết
    Vẫn giấu trong tim bóng một người
    Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
    Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
    Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
    Và đỏ như màu máu thắm phai
    Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
    Một mùa thu trước rất xa xôi
    Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
    Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi
    Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
    Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
    Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
    Người ấy ngang sông đứng ngóng đò
    Nếu biết rằng tôi đã có chồng
    Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
    Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
    Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?
    ...............................T.T.K.H..........
    Tên gọi là ?oThơ Mới? , vì vào thời điểm loại thơ ấy ra đời, nó ... rất mới, so với thơ cổ ( Đường thi, cổ phong, cổ thể, lục bát, hát nói ...) , đến nay thì Thơ Mới ấy đã có quá trình gần một trăm năm rồi (chính xác là hơn 70 năm).
    I-Tiết Tấu :
    1-Tiết tấu trầm bổng của một bài thơ : được quyết định bởi luật Nhị, Tứ, Lục phân minh, nghĩa là :
    -Nếu chữ thứ hai vần Bằng (B: không dấu, hoặc dấu huyền), chữ thứ tư bắt buộc phải là vần trắc (T: Sắc, hỏi, ngã, nặng) , chữ thứ sáu lại là vần bằng (B) : Luật B-T-B.
    -Nếu chữ thứ hai vần Trắc (T: Sắc, hỏi, ngã, nặng), chữ thứ tư bắt buộc phải là vần bằng (B: không dấu, hoặc dấu huyền), chữ thứ sáu lại là vần trắc (T) : Luật T-B-T.
    Tóm lại là Nhị tứ lục phải đảo thanh
    Thí dụ :
    Xuân đã đem mong nhớ trở về
    Lòng lái bến sông kia
    hồi tưởng lại ba xuân trước
    Trên bến cùng ai đã nặng thề
    ............................(Nguyễn Bính- Cô lái đò)....
    Nàng như cơn gió thoảng bên song
    Ta như chiếc rụng ven sông
    ai tát cạn trường giang ấy
    Tát hộ trong ta mối hận lòng
    .............(Giáng Ngọc-Trương Chi Mỵ Nương)
    Một mình thả bước giữa hoàng hôn
    Thơ thẩn đường xa chợt thấy buồn
    Cám cảnh tuổi già đang quạnh quẽ
    Tình cờ nhặt được chú chim non
    ...........................(HSN-Chim non)
    Chim ***g biết đến thuở nào ra
    Thương con thơ xót mẹ già
    Hỏi người ?oquân tử? nghe chim hót
    -Ai nhốt ngươi ngươi nhốt ta ?
    ............................(HSN-Chim hót trong ***g)
    ***Riêng chữ thứ sáu có thể linh động đôi chút về Bằng Trắc (nếu lạm dụng sự linh động này, câu thơ nghe sẽ ... chói tai). Còn 2 thanh của chữ thứ hai và thứ tư nhất thiết phải nghịch nhau, dứt khoát là không được vi phạm.
    Thí dụ về sự linh động nơi chữ thứ sáu :
    Hót hay sao được lúc đau lòng
    Lâm phải cảnh này mới cảm thông
    Trời rộng đất dài đang bay nhảy
    Sa cơ một phút hoá chim ***g
    .......................(HSN-Chim hót trong ***g)
    Sống mỏi sống mòn sanh bạc ác
    Nhân gian không hận chỉ hận trời
    Con ngủ ngoan đi con đừng khóc
    Đường đời cơ cực lắm con ơi
    ..........................(HSN-Mẹ ẵm con đi)
    Thôi nhé chẳng còn mây nữa đâu
    Tuyết rơi rơi lạnh mộ hoang sầu
    Phút cuối nghẹn ngào trông về núi
    Luyến thương duy chỉ mối tình đầu
    .........................(HSN-Mây trôi)
    2-Tiết tấu nhanh, chậm, thúc hối trong một câu thơ ( Sẽ nói ở một phần khác )

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 13/04/2002 04:56
  5. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Thơ Mới 7 chữ
    II-Cách gieo vần trong thơ mới 7 chữ :
    1-Vần gieo 1,2,4 :
    -Chữ cuối câu 1,2,4 phải ăn vần với nhau.
    -Chữ cuối câu 3 phải là nghịch thanh
    Nghĩa là nếu chữ cuối câu 1,2,4 là vần bằng, thì chữ cuối câu 3 phải là vần trắc, như trong các thí dụ dưới đây .
    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với yêu đương
    Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
    Dải đường xa vút bóng chiều phong
    Và phương trời thẳm mờ sương cát
    Tay bứt dây hoa trắng chạnh lòng
    Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
    Thở dài những lúc thấy tôi vui
    Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
    Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi
    ............................(T.T.K.H-Hai sắc hoa Ti-gôn)........
    Ngược lại, nếu chữ cuối câu 1,2,4 là vần trắc, thì chữ cuối câu 3 phải là vần bằng
    Thí dụ :
    Ông lão co ro dáng còm cõi
    Má hốc môi thâm đầu tóc rối
    Trũng đôi hố mắt như mộ sâu
    Tiếng ho não ruột vang đêm tối
    ............................(HSN-Phút cuối)......
    Tháng năm bơi lượn trong hồ nhỏ
    Thân tại hồ trung, tâm hà xứ
    Phi ngư ??" nào biết cá buồn vui
    Nước cũ, quên rồi hay vẫn nhớ ?
    ............................(HSN-Cá vàng).........
    2-Vần gieo gián cách 1,3 & 2,4 :
    -Chữ cuối câu 1,3 phải ăn vần với nhau
    -Chữ cuối câu 2,4 phải ăn vần với nhau . Và bắt buộc phải là nghịch thanh với chữ cuối câu 1,3.
    Thí dụ :
    Nhưng rồi người khách tình quân ấy
    Đi biệt không về với bến sông
    Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
    Mấy lần cô lái mỏi mòn trông
    ................(Nguyễn Bính-Cô lái đò)....[ấy/mãi và sông/trông]
    Làm sao có được đêm nay nhỉ
    Phòng vắng đôi ta một ngọn đèn
    Chung chén liên tâm càng ngấm vị
    Đâu đây phảng phất gió Đào Nguyên
    .............(Lưu Kỳ Linh-Bàn tay sen nở)....[nhỉ/vị và đèn/nguyên]
    Sống mỏi sống mòn sanh bạc ác
    Nhân gian không hận, chỉ hận trời
    Con ngủ ngoan đi, con đừng khóc
    Đường đời cơ cực lắm con ơi
    ...........................(HSN-Mẹ ẵm con đi)....... [ác/khóc và trời/ơi]
    Thân cò nghiêng ngả trong bão tố
    Nhạt nhoà nước mắt, nhạt nhoà mưa
    Cây đổ, cành rơi, chim mất tổ
    Mưa xiêu, gió táp kẻ không nhà
    ............................(HSN-Mẹ ẵm con đi)... [tố/tổ và mưa/nhà]
    ***Biến thể của vần gieo gián cách 1,3 & 2,4 : Chỉ cần 1 trong 2 cặp (1,3) hoặc (2,4), và thường là cặp (2,4) ăn vần với nhau cũng ... tạm được, cặp còn lại có thể lạc vận. Nhưng tất nhiên là biến thể như thế này sẽ kém giá trị hơn là loại 2 cặp câu cùng ăn vần.
    Thí dụ :
    Kém chi Tây tử nghiêng mình liễu
    Yểu điệu chiều tà quét trước hiên
    Xoả tóc linh lung dòng suối biếc
    Hé môi lấp lánh ánh sao huyền
    .................(Lưu Kỳ Linh- Bàn tay sen nở)....
    Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sự
    Tôi đều nhận thấy trên môi em
    Làn môi mong mỏng tươi như máu
    Đã khiến môi tôi mấp máy thèm
    .................(Hàn Mặc Tử-Gái Quê).....
    Biết đi xe đạp, biết đánh trống
    Giỏi chơi trượt ván, giỏi lắc vòng
    Vòng lửa đôi lần da cháy xém
    Đu bay nhiều lúc tưởng thân vong
    .............................(HSN-Gấu xiếc).........
    Ông chủ phán xong cười ngặt nghẽo
    Tình đời đen bạc lắm gấu ơi
    Cực khổ phải đâu vì số kiếp
    Ai bảo sinh ra chẳng làm người
    .............................(HSN-Gấu xiếc).........
    Ước gì ta có cây gậy phép
    Biến gấu thành người, bớt long đong
    Biến ngay ông chủ ra thành gấu
    Thử xem xem gấu biết buồn không ?
    .............................(HSN-Gấu xiếc).........

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  6. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Thơ Mới 7 chữ có đòi hỏi phải Niêm không ?
    Một trong số các thi sĩ lừng danh với thơ mới 7 chữ chính là Nguyễn Bính, một nhà thơ có những đặc trưng tài hoa, bay ****, nhưng lời thơ lại chân chất, mộc mạc, bình dân , đời thường. Trong thơ của ông không hề thấy cầu kỳ, khách khí, sáo ngữ, điển tích chi hết, nhưng những cảm xúc thì cứ thẳng một mạch đâm xuyên vào lòng người đọc
    HSN xin giới thiệu một vài bài thơ mới 7 chữ nổi tiếng của Nguyễn Bính để bạn đọc tham khảo
    Cô lái đò
    Xuân đã đem mong nhớ trở về
    Lòng cô lái ở bến sông kia
    Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
    Trên bến cùng ai đã hẹn thề
    Nhưng rồi người khách tình quân ấy
    Đi biệt không về với bến sông
    Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
    Mấy lần cô lái mỏi mòn trông
    Xuân này đến nữa đã ba xuân
    Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
    Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
    Cô đành lỗi ước với tình quân
    Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong
    Cô lái đò kia đi lấy chồng
    Vắng bóng cô em từ dạo ấy
    Để buồn cho những khách sang sông
    Nguyễn Bính
    --------------------------
    Gái Xuân
    Em như cô gái hãy còn xuân
    Trong trắng xuân chưa lấm bụi trần
    Xuân đến, xuân đi hoa mận nở
    Gái xuân giũ lụa trên sông vân
    Tình xuân lơ đãng ý xuân nồng
    Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng
    Xuân đến, xuân đi trên mái tóc
    Đêm xuân cô ngủ có buồn không ?
    Nguyễn Bính
    ***Một nhận xét của HSN :
    Trước khi thơ mới ra đời, trên một ngàn năm người ta đã ngâm vịnh , sáng tác các bài thơ Thất ngôn bát cú (8 câu, 7 chữ) và Thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, 7 chữ), với các đặc trưng nghiêm ngặt về Niêm, Luật, Vần, Đối.
    Đến Thơ mới 7 chữ, các quy tắc, luật lệ cũ kể như xoá bỏ hoàn toàn. Tuy vậy, trong số những bài thơ xuất sắc nêu trên, nếu xem xét kỹ, ta có thể thấy được rằng ??oQuy tắc về Niêm??? vẫn được Nguyễn Bính, TTKH cũng như nhiều thi sĩ nổi tiếng khác tuân thủ.
    Như vậy, có thể nói được rằng khi sáng tác Thơ mới 7 chữ, ta không cần phải theo quy luật về Niêm, nhưng nếu tuân thủ quy luật ấy, bài thơ sẽ đạt một giá trị cao hơn hẳn vậy
    ***Niêm là gì ?
    Theo quan điểm xưa, mỗi 2 câu thơ tạo thành một ??oLiên???. Một ??oKhổ??? thơ 4 câu sẽ gồm có 2 liên. Và 2 ??oLiên??? này phải gắn bó, kết dính với nhau chặt chẽ
    Chữ ??oNiêm??? có nghĩa là ??okết dính, gắn bó??? , gắn kết 2 liên lại với nhau
    ***Quy tắc về Niêm như thế nào ?
    Câu cuối của liên trước và câu đầu của liên sau phải ??otrùng thanh??? ở chữ thứ nhì trong câu. Trùng thanh nghĩa là ??ocùng bằng, cùng trắc??? [bằng thì bằng cả, trắc thì trắc cả]
    Nói cách khác cho đơn giản hơn :
    -Chữ thứ nhì trong câu 2,3 phải cùng bằng, hoặc cùng trắc
    -Chữ thứ nhì trong câu 1,4 phải cùng bằng, hoặc cùng trắc, và nghịch thanh với chữ thứ nhì câu 2,3
    Thí dụ :
    Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong
    lái đò kia đi lấy chồng
    Vắng bóng cô em từ dạo ấy
    Để buồn cho những khách sang sông
    Chữ thứ nhì câu 2 [lái], và chữ thứ nhì câu 3 [bóng] cùng là thanh trắc
    Chữ thứ nhì câu 1 [thuyền], và chữ thứ nhì câu 4 [buồn] cùng là thanh bằng
    Tóm lại :
    -Trong thơ mới 7 chữ không đòi hỏi phải niêm
    -Nhưng nếu niêm được, thì vẫn tốt hơn là không niêm vậy

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  7. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ===============
    Thi Pháp-Phần II
    Thơ Ngũ Ngôn

    ===============
    Trong phần này, 5 thể loại dưới đây sẽ được lần lượt đề cập đến :
    I-Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật
    II-Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt
    III-Thơ Mới 5 chữ (Ngũ Ngôn Thi)
    IV-Thơ Mới 4 chữ (Tứ Ngôn Thi)
    V-Thơ Mới 6 chữ (Lục Ngôn Thi)

  8. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    1-Ngũ Ngôn Bát Cú Đường Luật :
    Thể thơ này gồm 8 câu, mỗi câu 5 chữ, tuân thủ chặt chẽ các quy luật về Vần, Luật, Niêm, Đối
    -Vần : gieo ở cuối câu 1,2,4,6,8 và phải là độc vận (một vần duy nhất)
    -Luật : Nhị Tứ đảo thanh (nhưng cũng không đòi hỏi chặt chẽ cho lắm)
    -Niêm : 2 ??oliên??? kế tiếp phải niêm.
    Cụ thể là chữ thứ nhì của các câu [2,3], [4,5], [6,7], [1,8] phải trùng thanh với nhau, và phải tuần tự đảo thanh (Nếu cặp 2,3 là trắc, thì cặp 4,5 là bằng v.v...)
    -Đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Khi đối, phải đối thanh, đối ý và đối cả từ loại nữa..
    Thí dụ :
    Trần Bình Trọng
    Trần Bình Trọng liệt oanh
    Dòng dõi Lê Đại Hành
    Trung nghĩa đời khâm phục
    Hổ oai giặc thất kinh
    Bắc vương sống chỉ nhục
    Nam quỷ thác thêm vinh
    Lưu huyết Ninh Bình trấn
    Ngàn thu rạng đại danh
    Đổng Kỳ Yên
    -Vần : oanh, hành, kinh, vinh, danh {1,2,4,6,8]
    -Luật : Nhị tứ đảo thanh : Nếu chữ thứ 2 là B, thì chữ thứ tư là T; và ngược lại. Trong bài này, câu 2 ... thất luật (dõi/đại cùng vần trắc, không đảo thanh)
    -Niêm : 2/3 [dõi, nghĩa], 4/5 [oai, vương], 6/7 [quỷ, huyết], 1/8 [bình, thu]
    -Đối :
    Cặp 3/4 [Trung nghĩa đời khâm phục/ Hổ oai giặc thất kinh]
    Cặp 5/6 [Bắc vương sống chỉ nhục/ Nam quỷ thác thêm vinh]

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  9. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    2-Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt
    Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt gồm 4 câu, mỗi câu 5 chữ, rất cô đọng, nhưng súc tích. Vì vậy đây là một thể loại rất khó. Bài thơ nào càng ngắn thì càng khó vậy.
    Thơ Tứ Tuyệt thật ra là ??oTrích đoạn 4 câu??? từ trong bài Bát cú 8 câu mà ra. Vì vậy có 4 tổ hợp thơ Tứ Tuyệt khác nhau :
    -Tổ hợp 1,2,3,4 : sẽ có 2 câu 3,4 đối nhau, vần gieo 1,2,4
    Thí dụ :
    Trần Bình Trọng liệt oanh
    Dòng dõi Lê Đại Hành
    Trung nghĩa đời khâm phục
    Hổ oai giặc thất kinh
    -Tổ hợp 5,6,7,8 : sẽ có 2 câu 1,2 mới (tức câu 5,6 cũ) đối nhau, vần gieo [1,3]-[2,4] hoặc chỉ riêng [2,4] cũng được
    Thí dụ :
    Bắc vương sống chỉ nhục
    Nam quỷ thác thêm vinh
    Lưu huyết Ninh Bình trấn
    Ngàn thu rạng đại danh
    -Tổ hợp 3,4,5,6 : sẽ có 2 cặp câu [1,2] ??"[3,4] mới đối nhau , vần gieo [1,3]-[2,4] hoặc chỉ [2,4] thôi cũng được.
    Thí dụ :
    Trung nghĩa đời khâm phục
    Hổ oai giặc thất kinh
    Bắc vương sống chỉ nhục
    Nam quỷ thác thêm vinh
    -Tổ hợp 1,2,7,8 : sẽ không có đối, vần gieo [1,2,4]
    Thí dụ :
    Trần Bình Trọng liệt oanh
    Dòng dõi Lê Đại Hành
    Lưu huyết Ninh Bình trấn
    Ngàn thu rạng đại danh
    Cách trình bày 4 tổ hợp như vậy cho dễ thấy, dễ hiểu về 4 loại thơ Tứ Tuyệt. Trong thực tế, chẳng ai lại làm bài Bát cú rồi mới ngắt ra thành Tứ Tuyệt cả
    ***Một bài Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt xuất sắc (dẫu rằng ... thất niêm !):
    áo vải mộng phong hầu
    Vinh quang đường lối khép
    Thẹn trước thương về sau
    Đời tàn trong ngõ hẹp
    Vũ Hoàng Chương
    ***Lưu ý :
    Bài này tốt nhất là nên được in ra giấy, để coi dần dần, sẽ đạt hiệu quả cao hơn là chỉ đọc lướt qua trên máy tính ( sẽ chỉ thấy rối rắm, điên đầu mà thôi). :) :):)

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 14/04/2002 05:07
  10. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    3-Thơ Mới 5 chữ (Ngũ Ngôn Thi)
    Các đặc trưng của Thơ mới 5 chữ (Ngũ ngôn thi) gồm có :
    a-Ngũ Ngôn Thi cũng viết thành từng khổ 4 câu một giống như thơ mới 7 chữ ( đôi khi phá cách, một khổ chỉ gồm có 2 câu hoặc 3 câu bỏ lửng).
    b-Về cách gieo vần cũng tương tự như thơ mới 7 chữ nêu trên.
    -Vần gieo 1,2,4
    -Vần gián cách [1,3] & [2,4]
    -Vần gián cách [2,4] - Cặp [1,3] có thể ... lạc vận .
    -Ngoài ra còn có thêm một cách gieo vần thứ tư nữa : đó là vần ôm [1,4] & [2,3]; trong đó cặp [1,4] ăn vần với nhau, cặp [2,3] ăn vần với nhau, và 2 cặp này phải nghịch thanh : nếu cặp [1,4] vần bằng thì cặp [2,3] vần trắc , và ngược lại .
    c-Phá bỏ các quy tắc về Luật, Niêm, Đối cũ
    -Không còn theo luật ??oNhị Tứ đảo thanh??? nữa
    -Không cần niêm các liên kế tiếp nữa
    -Không cần phải đối
    d-Về độ dài : Một bài Ngũ Ngôn Thi (Thơ Mới 5 chữ) có độ dài tối thiểu là 4 câu, cho đến tối đa là ... vô tận !
    Tóm lại :
    Thơ Mới 5 chữ đã xé toạc các ràng buộc cũ, và trở nên tự do, phóng khoáng vô cùng. Trong 4 khái niệm ??oVần Luật Niêm Đối??? cũ, chỉ còn mỗi một yêu cầu về vần, và cách gieo vần thì khá là đa dạng.

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........

Chia sẻ trang này