1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi Pháp

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi HAN_SI_NGUYEN_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Một số bài Thơ Mới 5 chữ (Ngũ Ngôn Thi) tiêu biểu
    Tiếng Thu
    Em không nghe mùa thu
    Dưới trăng mờ thổn thức ?
    Em không nghe rạo rực
    Hình ảnh kẻ chinh phu
    Trong lòng người cô phụ ?
    Em không nghe rừng thu,
    Lá thu rơi xào xạc
    Con nai vàng ngơ ngác
    Đạp trên lá vàng khô ?
    Lưu Trọng Lư
    ----------------------------
    Còn Chi Nữa
    ( Hoa Rụng Ven Sông)
    Giờ đây hoa hoang dại
    Bên sông, rụng tơi bời
    Đã qua rồi cơn mộng
    Đừng vỗ nữa, tình ơi !
    Lòng anh đà rơi rụng
    Trên sông ngày tàn rơi
    Tình anh đà xế bóng
    Còn chi nữa em ơi ?
    Còn đâu ánh trăng vàng
    Mơ trên làn tóc rối ?
    Chân nâng trên đường sỏi
    Sương lá đổ rộn ràng
    Trăng nội vẫn mơ màng
    Trên những vòng tóc rối ?
    Đêm ấy xuân vừa sang
    Em vừa hai mươi tuổi
    Còn đâu những giờ nhung lụa
    Mộng trùm trên bông
    Tình ấp trong gối
    Rượu tân hôn không uống cũng say nồng ?
    Còn đâu mùi cỏ lạ
    Ướp trong mớ tóc mây ?
    Một chút tình thơ ngây
    Không còn trên đôi má
    Lưu Trọng Lư
    ( Bài thơ này đã được phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng : ??oHoa rụng ven sông??? với những câu tuyệt vời như :
    -Giờ đây, ven sông, hoa rụng, tơi bời
    -Giờ đây, em ơi, cơn mộng, tan rồi v.v....)
    --------------------------------
    Hôn Nhau Lần Cuối
    Cầm tay anh khẽ nói :
    Khóc lóc mà làm chi ?
    Hôn nhau một lần cuối
    Em về đi, anh đi
    Rồi một hai ba năm
    Danh thành, anh trở lại
    Với em, anh chăn tằm
    Với em, anh dệt vải
    Ta sẽ là vợ chồng
    Sẽ yêu nhau mãi mãi
    Sẽ se sợi chỉ hồng
    Sẽ hát bài ân ái
    Anh và em sẽ sống
    Trong một mái nhà tranh
    Lấy trúc thưa làm cổng
    Lấy tơ liễu làm mành
    Nghe lời anh em hỡi
    Khóc lóc mà làm chi ?
    Hôn nhau một lần cuối
    Em về đi ! Anh đi.
    Nguyễn Bính

  2. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Thử phân tích cách gieo vần trong một bài Ngũ Ngôn Thi
    Chiếc lá lìa cành.
    Niềm đau nhất nơi con
    Mất cha khi quá nhỏ
    Lá non chưa kịp trổ
    Sớm tàn tạ héo hon
    Ngày xưa lúc trời buồn
    Mưa rơi con nằm giữa
    Mẹ cha cho nương tựa
    Ấm hai mặt yêu thương
    Cha vội vã qua đời
    Lửa trong tim sớm tắt
    Lạnh sau, còn ấm trước
    Cùng mẹ chia ngọt bùi
    Ba năm chưa mãn tang
    Mẹ rưng rưng hai hàng
    Lệ ứa, đi bước nữa
    Lá xanh thêm úa vàng
    Cha dượng người cục súc
    Cư xử chẳng e dè
    Ăn nói đều thô tục
    Con khóc, mẹ ê chề
    Đường đời thêm cô quạnh
    Con tập tễnh bơ vơ
    Trước sau đều trống lạnh
    Dẫu trời không gió mưa
    Ngày lại rồi ngày qua
    Mẹ bây giờ tàn tạ
    Con gái xinh như hoa
    Tình yêu chưa vội nở
    Đêm khuya, trời bão tố
    Nhà vắng, dượng vô luân
    Dập vùi bông hoa nhỏ
    Nát tan rồi tuổi xuân
    Con bỏ nhà lang thang
    Sống kiếp người đi hoang
    Trước mặt là tuyệt lộ
    Sau lưng đã cùng đường
    Vẫn thương cha nhớ mẹ
    Trách trời và hận người
    Lá non sâu đục cuống
    Lẽ nào không rụng rơi ?
    Đứng trên cầu lặng lẽ
    Trời đêm quá cô đơn
    Sao lung linh quạnh quẽ
    Giã từ, thôi vấn vương !
    Tội nghiệp anh hàn sĩ
    Tấc lòng chưa kịp trao
    Nay ngàn trùng ly biệt
    Sẽ trọn đời thương đau
    Đêm tàn gió se sắt
    Hắt hiu mưa vẫn rơi
    Đời trôi cùng nước mắt
    Đừng trách em người ơi !
    Hàn Sĩ Nguyên
    ***Các thí dụ về cách gieo vần trong ngũ ngôn thi qua bài ??oChiếc lá lìa cành???:
    1-Vần gieo 1,2,4:
    Ba năm chưa mãn tang
    Mẹ rưng rưng hai hàng
    Lệ ứa, đi bước nữa
    Lá xanh thêm úa vàng
    ....................................
    Con bỏ nhà lang thang
    Sống kiếp người đi hoang
    Trước mặt là tuyệt lộ
    Sau lưng đã cùng đường
    2-Vần gieo (1,3) & (2,4) :
    Cha dượng người cục súc
    Cư xử chẳng e
    Ăn nói đều thô tục
    Con khóc, mẹ ê chề
    ............................................
    Đường đời thêm cô quạnh
    Con tập tễnh bơ
    Trước sau đều trống lạnh
    Dẫu trời không gió mưa
    ............................................
    Ngày lại rồi ngày qua
    Mẹ bây giờ tàn tạ
    Con gái xinh như hoa
    Tình yêu chưa vội nở
    ............................................
    Đêm khuya, trời bão tố
    Nhà vắng, dượng vô luân
    Dập vùi bông hoa nhỏ
    Nát tan rồi tuổi xuân
    ............................................
    Đứng trên cầu lặng lẽ
    Trời đêm quá cô đơn
    Sao lung linh quạnh quẽ
    Giã từ, thôi vấn vương !
    .............................................
    Đêm tàn gió se sắt
    Hắt hiu mưa vẫn rơi
    Đời trôi cùng nước mắt
    Đừng trách em người ơi !
    3-Vần gieo (1,3), (2,4) biến cách : Chỉ cần cặp [2,4] ăn vần, cặp [1,3] còn lại có thể lạc vận, cũng khả dĩ chấp nhận được :
    Vẫn thương cha nhớ mẹ
    Trách trời và hận người
    Lá non sâu đục cuống
    Lẽ nào không rụng rơi ?
    ..........................................
    Tội nghiệp anh hàn sĩ
    Tấc lòng chưa kịp trao
    Nay ngàn trùng ly biệt
    Sẽ trọn đời thương đau
    4-Vần ôm (1,4) & (2,3) :
    Niềm đau nhất nơi con
    Mất cha khi quá nhỏ
    Lá non chưa kịp trổ
    Sớm tàn tạ héo hon
    .........................................
    Ngày xưa lúc trời buồn
    Mưa rơi con nằm giữa
    Mẹ cha cho nương tựa
    Ấm hai mặt yêu thương
    ...........................................
    Cha vội vã qua đời
    Lửa trong tim sớm tắt
    Lạnh sau, còn ấm trước
    Cùng mẹ chia ngọt bùi
    ***Có thể đọc tham khảo thêm cách gieo vần trong thơ mới 7 chữ và ngũ ngôn thi từ topic ??oBèo Dạt Mây Trôi"

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  3. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    ===============
    Thi Pháp-Phần II
    Ngũ Ngôn Thi

    ===============
    4-Tứ Ngôn Thi (Thơ Mới 4 chữ)
    Tứ Ngôn Thi (Thơ Mới 4 chữ) có cách gieo vần và mọi thể thức đều giống hệt như Ngũ Ngôn Thi. Chỉ khác biệt một điều duy nhất là mỗi câu chỉ có 4 từ, thay vì 5 trong Ngũ Ngôn, và vì vậy đây là một thể loại khó hơn.
    Thông thường, thơ càng ngắn, càng khó viết cho hay vậy.
    Cũng như Tam Ngôn Thi (Thơ 3 chữ), Tứ Ngôn Thi nếu viết vụng, lập tức bài thơ sẽ biến thành bài ... vè, hoặc bài ... Sớ Táo quân ngay.
    ***Cách gieo vần của Tứ ngôn thi (giống hệt ngũ ngôn) , nghĩa là có 4 cách gieo vần :
    -Vần gieo [1,2,4]
    -Vần đan xen [1,3] & [2,4]
    -Vần đan xen biến thể [2,4]. Cặp [1,3] có thể lạc vận
    -Vần ôm [1,4] & [2,3]
    ***Các thí dụ về Tứ Ngôn Thi :
    Hoa Chanh
    (Huyền Kiêu)
    Khi anh về nhà
    Cây chanh có hoa
    Hương chiều vừa dậy
    Nắng xuân vừa tà [1,2,4]
    Ban mai tỉnh giấc
    Nghe tiếng chim ca
    Mở khung cửa nhỏ
    Bình minh vào nhà [2,4]
    ấy giờ trong trẻo
    Một buổi thanh bình
    Giàn hoa tường cũ
    Bóng lá rung rinh [2,4]
    Trời cao thì xanh
    Nắng ngọt gió thanh
    Hương em hoà lẫn
    Cùng hương hoa chanh [1,2,4]
    Anh muốn kêu lên :
    -Ơi em của anh
    Em là cây trái
    Vừa ngọt vừa lành [2,4]
    Em là ánh trăng
    Vừa biếc vừa xanh
    Em là giấc mộng
    Đêm xuân của anh [2,4]
    Huyền Kiêu
    --------------------
    Tứ ngôn Ngậm Ngùi
    (Hàn Sĩ Nguyên)
    Em ngả trên đồi
    Hững hờ mây trôi
    Anh ngồi ven suối
    Nước xuôi ngậm ngùi [1,2,4]
    Em cười trong nắng
    Tóc xoã thơ ngây
    Anh buồn xa vắng
    Nén tiếng thở dài [1,3] ??" [2,4]
    Dịu dàng em hỏi
    Buồn gì rưng rưng
    Tiếng anh vời vợi
    Như tự nghìn trùng [1,3] ??" [2,4]
    Một trăng một nước
    Một bèo một mây
    Gần trong gang tấc
    Thiên thu hao gầy [1,3] ??" [2,4]
    Em đừng hỏi nữa
    Anh muốn khóc rồi
    ân tình đã lỡ
    Mặc kệ đời trôi [1,3] ??" [2,4]
    Hàn Sĩ Nguyên
    ----------------------------
    Tứ ngôn Hình Như
    (Hàn Sĩ Nguyên)
    Hình như là nắng
    Nhuộm vàng lối đi
    Đường hoang mái vắng
    Lệ nào hoen mi [1,3]-[2,4]
    Hình như là gió
    Thoang thoảng lưng trời
    Hương xưa còn đó
    Người xưa đâu rồi [1,3]-[2,4]
    Hình như rơi rớt
    Chút tình mong manh
    Thở dài bất chợt
    Muôn dặm độc hành [1,3]-[2,4]
    Hình như đã lỡ
    Mộng thành hư không
    Tình vừa rạn vỡ
    Mắt vừa rưng rưng [1,3]-[2,4]
    Hàn Sĩ Nguyên
    ====================
    ***Một số thí dụ về Tam Ngôn Thi :
    Bản dịch bài Điểu Minh Giản
    (Khe chim kêu) của Vương Duy
    Người thảnh thơi
    Hoa quế rụng
    Đêm vắng lặng
    Núi tĩnh không [2,3]
    Mảnh trăng mọc
    Động chim rừng
    Kêu từng chập
    Giữa khe trong [2,4]
    Hàn Sĩ Nguyên
    ------------------------
    Giã biệt
    Rượu tuôn tràn
    Tình rộn rã
    Sầu miên man
    Lời từ giã [1,3]-[2,4]
    Ngẫm sự đời
    Tiếu ... hi hi
    Quẳng hết đi
    Cười ... khả khả [2,3]
    Hàn Sĩ Nguyên

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 16/04/2002 21:33
  4. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    5-Lục Ngôn Thi
    ***Lục Ngôn Thi cổ điển
    Có thể tìm thấy Lục Ngôn Thi cổ điển rất nhiều trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, và thơ Quốc âm (thơ Nôm) thời Hồng Đức (Lê Thánh Tôn), đặc biệt là trong thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Một số đặc trưng chung của Lục Ngôn Thi cổ điển là :
    -Thường được viết dưới dạng bài 8 câu, giống như Thất ngôn bát cú
    -Cách gieo vần cũng tương tự như Thất ngôn bát cú : gieo ở cuối câu 1,2,4,6,8
    -Ít khi thấy Lục ngôn toàn bài, mà thường là có xen vào 2,3 hoặc 4 câu 7 chữ
    -Loại thơ này đối với người thời nay tỏ ra kém thu hút, vì lẽ sử dụng nhiều ngôn từ quá cổ, thể hiện cách nói của người Việt thời thế kỷ thứ 15, những cách nói ngày nay không còn được sử dụng nữa
    Thí dụ về Lục ngôn thi cổ điển
    Thủ vỹ ngâm
    Góc thành Nam, lều một gian
    No nước uống, thiếu cơm ăn
    Con đòi trốn, dễ ai quyến
    Bầy ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
    Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá
    Nhà quen xuế xoá, ngại nuôi vằn
    Quan triều chẳng phải, ẩn chẳng phải
    Góc thành Nam, lều một gian.
    Nguyễn Trãi
    Ghi chú về những chữ cổ :
    -con đòi : con ở, tì nữ
    -quyến : rủ rê, dụ dỗ, lôi cuốn
    -hẹp hòi : hẹp
    -khôn : không thể
    -xuế xoá : xuề xoà, giản dị
    -vằn : chó vằn, chó vện
    -ẩn : ẩn sĩ; người có học lánh đời, không ra làm quan
    -Thủ vỹ ngâm : thể thơ có câu đầu và câu cuối giống nhau

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 22/04/2002 05:55
  5. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Thơ Mới 6 chữ (Lục Ngôn Thi)
    Trong trào lưu Thơ Mới đầu thế kỷ 20, cũng giống như các thể loại thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ - thơ 6 chữ cũng có những cú chuyển mình dữ dội, hình thành Thơ Mới 6 chữ, gọi tắt là Lục ngôn thi với những cải tiến mang dáng dấp thơ phương Tây giống như những thể loại 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ.
    Đặc trưng của Lục ngôn thi (Thơ mới 6 chữ) :
    -Viết thành từng khổ, mỗi khổ 4 câu. Đôi khi có những khổ thiếu (chỉ có 3 câu bỏ lửng)
    -Vần gieo ngoài hình thức [1,2,4] cổ điển của thơ Tứ Tuyệt, còn có sự xuất hiện của cách gieo vần đan xen [1,3]&[2,4], đan xen tỉnh lược [2,4], và vần ôm [1,4]&[2,3] . (Đây là những cách gieo vần đặc trưng của thơ phương Tây).
    Nói chung Lục ngôn thi (Thơ mới 6 chữ) có cách gieo vần không khác với Ngũ ngôn thi
    -Phá bỏ những quy tắc về Niêm, luật, đối cũ
    -Về độ dài : một bài Lục ngôn thi có độ dài trung bình là 3 khổ (12 câu), 4 khổ (16 câu) hoặc 5 khổ (20 câu). Tuy vậy cũng đã từng có những bài Lục ngôn 8 khổ hoặc 10 khổ (40 câu).
    Một thí dụ về Lục ngôn thi (Thơ mới 6 chữ)
    Tình Sầu
    (Huyền Kiêu)
    Xuân hồng có chàng tới hỏi :
    -Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    -Chị tôi hoa ngát cài đầu
    Đi hái phù dung trong nội
    Hè đỏ có chàng tới hỏi :
    -Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    -Chị tôi khăn thắm quàng đầu
    Đi giặt tơ vàng bên suối
    Thu biếc có chàng tới hỏi :
    -Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    -Chị tôi khăn trắng ngang đầu
    Đi hát tình sầu trong núi
    Đông xám có chàng tới hỏi :
    -Em thơ, chị đẹp em đâu ?
    -Chị tôi hoa phủ đầy đầu
    Đã ngủ trong hầm mộ tối - [1,4]-[2,3]
    Huyền Kiêu

  6. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0


    Thêm một số thí dụ về Lục ngôn thi (Thơ mới 6 chữ)
    Hai đứa
    (Hoài Phương)
    Ngồi đây nghe hồn nức nở
    Chúng mình thức trắng đêm nay
    Bài thơ tâm tình bỏ dở
    Rượu nồng không uống mà say
    Ngày mai nắng rồi em ạ
    Người ta mang áo ra phơi
    Vườn đời gió mưa tàn tạ
    Chúng mình rách rưới tả tơi
    Thương đau về đây tiếp nối
    Em, tôi cùng sống bơ vơ
    Tương lai một màu đen tối
    Còn đâu mà ước mà mơ
    Cắn môi nhìn lên xanh thẳm
    Rưng rưng hai đứa ngậm ngùi
    Thiên hạ người ta bạc lắm
    Chúng mình thương lấy nhau thôi ??" [1,3]&[2,4]
    Hoài Phương
    1960
    -----------------------
    Xuôi dòng mộng ảo
    (Đinh Hùng)
    Chim hồng về khu rừng cũ
    Xuân ấy hai lòng mới yêu
    Cùng hoa, **** trắng sang nhiều
    Nắng thơm những chiều tình tự [1,4]&[2,3]
    Xin em ngồi trên nhung cỏ
    Nghe suối ca vui nhịp nhàng
    Anh ru cho hồn em ngủ
    Bằng điệu ca xang dịu dàng. [1,3]&[2,4]
    Chim xanh về khu rừng cũ
    Hè tới, hai lòng cùng yêu
    Cỏ thơm mọc đã cao nhiều
    Cành mộng bao nhiêu hoa đỏ [1,4]&[2,3]
    Nếu bước chân ngà có mỏi
    Xin em dựa sát lòng anh
    Ta đi vào tận rừng xanh
    Vớt cánh rong vàng bên suối ... [1,4]&[2,3]
    ..........................................
    Đinh Hùng
    Bài thơ này bao gồm 8 khổ (32 câu) , đã được phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng "Mộng dưới hoa"
    ------------------------
    Lục ngôn Mơ hoa
    Đàn ai trong đêm thánh thót
    Đưa em bay bổng lưng trời
    Rũ bỏ muôn trùng đau xót
    Ngoan nào ! Đừng khóc bé ơi !
    Hương đêm dịu êm bát ngát
    Nhẹ nhàng mùi tóc dạ lan
    **** vờn bay theo nan quạt
    Ru hoa tròn giấc mộng vàng
    Mi xanh cong cong khép nhẹ
    Môi hồng hé nụ cười tươi
    Mặc cho cuộc đời dâu bể
    Mơ hoa vơi bớt ngậm ngùi ....
    Hàn Sĩ Nguyên
    -------------------------------
    Lục ngôn Tàn giấc mơ hoa
    Một cánh hoa xinh chưa nở
    Vì đâu vội vã úa tàn
    Có phải vì hoa mắc cở
    E dè, tàn tạ, héo hon
    Hương trầm ngát thơm chưa toả
    Cung đàn hờ hững dứt ngang
    Hai mảnh tâm hồn rạn vỡ
    Ngàn trùng sóng bủa miên man
    Trời quang, trăng treo, liễu rủ
    Em thơ hé nụ cười tươi
    Bỗng dưng lạnh lùng mưa gió
    Mây đen giăng phủ đầy trời
    Mơ hoa còn xa vời vợi
    Tiếng yêu chưa kịp khởi đầu
    Thoắt đã trở thành lời cuối
    Cuộc đời ... không đánh ... mà đau !!!
    Hàn Sĩ Nguyên
    ===== Hết phần II =======

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  7. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ============
    THI PHAP
    Phần III
    Thơ Lục Bát
    ============
    Bài 1-Làm sao làm thơ Lục Bát ?
    Bài 2- Những lỗi thường gặp trong thơ Lục Bát
    Bài 3-Những thủ pháp Mỹ từ hoá trong thơ Lục bát

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
  8. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    =================
    THI PHAP - Phần III
    Thơ Lục Bát

    =================
    Bài 1-Làm sao làm thơ Lục Bát ?
    1-Thơ Lục Bát là gì ? :
    Là một thể thơ thuần túy Việt Nam, gồm một câu 6 chữ, nối theo một câu 8 chữ, rồi lại một câu 6 chữ, một câu 8 chữ ... liên tiếp vô cùng vô tận
    2-Độ dài của một bài thơ Lục Bát :
    a- Lục bát ngắn :
    +Bài ngắn nhất gồm 2 câu : một câu lục (6 chữ), một câu bát (8 chữ) thường gặp trong ca dao, thí dụ như :
    Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
    +Các bài ngắn khác gồm 4 câu, 6 câu, 8 câu, 10 câu, thí dụ như :
    Đêm qua ra đứng bờ ao
    Trông cá cá lặn , trông sao sao mờ
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
    Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
    b-Lục bát trung bình :
    Thường có độ dài từ 12 đến 24 câu, tối đa là 36 câu mà thôi. Nếu dài quá bài thơ sẽ bị nhàm chán, mất hay.
    Chẳng thương ...
    Chẳng thương cũng gọi rằng chồng
    Chẳng tình cũng nghĩa, chẳng mong cũng chờ
    Ai làm cho rối duyên tơ
    Gió xuân hiu hắt, nhạt nhòa mưa xuân
    Hỏi người tham bã phù vân
    Nhớ chăng bể ái nguồn ân thuở nào
    Lưng dưa dĩa muối bên nhau
    Gừng cay khế ngọt biết bao nhiêu tình
    Ngỡ rằng phu quý phụ vinh
    Ngờ đâu rũ áo dứt tình theo ai
    Một mai phấn nhạt hương phai
    Bình rơi, trâm gãy, bèo trôi, hoa tàn
    Trách mình số kiếp gian nan
    Trách trời ghen ghét hồng nhan muộn rồi !
    Mộng mơ chi lắm người ơi
    Nồi nào vung nấy suốt đời thong dong

    Mộ Trung Nhân
    c-Trường thiên lục bát :
    Thường gặp trong các bộ truyện thơ , thí dụ như :
    -Thạch Sanh Lý Thông (1790 câu)
    -Truyện Kiều tức Đoạn Trường Tân Thanh (3254 câu)
    -Thừa Tướng Ứng Hầu Phạm Thư (3380 câu)
    Truyện thơ dài nhất tính đến nay được biết là bộ truyện thơ Cuộc đời Chúa Cứu Thế (hơn 9 ngàn câu)
    3-Cách gieo vần trong thơ Lục Bát :
    Lục Bát chính thể là thể loại nối tiếp một câu 6, một câu 8 rồi lại đến một câu 6, một câu 8 khác , cứ thế nối tiếp nhau, trong đó cách gieo vần như sau :
    -Chữ thứ 6 câu 1 ăn vần với chữ thứ 6 câu 2
    -Chữ thứ 8 câu 2 ăn vần với chữ thứ 6 câu 3
    -Chữ thứ 6 câu 3 ăn vần với chữ thứ 6 câu 4
    -Chữ thứ 8 câu 4 ăn vần với chữ thứ 6 câu 5
    ..... cứ như thế nối tiếp nhau mãi
    Thí dụ 1: Ca dao
    Anh về rẫy vợ anh ra
    Công nợ em trả, mẹ già em nuôi
    Anh đã rẫy vợ anh rồi
    Công nợ anh trả, anh nuôi mẹ già .
    Thí dụ 2 : Cây thông ( Nguyễn Công Trứ )
    Ngồi buồn mà trách ông xanh
    Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trờireo
    Giữa trời vách đá cheo leo
    Ai mà chịu rét thì trèo với thông .
    4-Luật Nhị Tứ Lục trong thơ Lục bát :
    Điều này không quy định thành luật bắt buộc chính thức, nhưng thường thì muốn cho một câu thơ hay, phải tuân thủ luật nhị tứ lục ( chữ thứ 2,4,6 trong câu phải mang thanh Bằng, Trắc, Bằng theo thứ tự ).
    +Riêng chữ thứ 2 được phép linh dộng tự do, muốn Bằng Trắc gì cũng được
    +Mấu chốt ở nơi chữ thứ 4 bắt buộc phải là thanh Trắc ( có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng ) và chữ thứ 6 bắt buộc phải là thanh Bằng ( không dấu, hoặc dấu huyền ) .
    Tóm tắt : Phải tuân theo luật "Tứ Trắc Lục Bằng"
    5-Luật Phù Trầm trong thơ Lục bát :
    Phù : nổi
    Trầm : chìm
    Bình thanh : thanh bằng
    Phù bình thanh : thanh bằng nổi, thanh bằng không dấu
    Trầm bình thanh : thanh bằng chìm, thanh bằng có dấu huyền
    Trong câu bát (câu 8 chữ) của bài Lục bát, đã hình thành một quy luật ngầm, một giao ước ngầm như sau :
    -Nếu chữ thứ 6 của câu bát là Trầm Bình Thanh (dấu huyền) thì chữ thứ 8 của câu ấy phải là Phù Bình Thanh (không dấu). Thí dụ :
    Người đi, người đã đi rồi
    Sao còn đứng đó ngậm ngùichi
    (HSN-Ứng Hầu Phạm Thư)
    -Ngược lại, nếu chữ thứ 6 là Phù Bình Thanh (không dấu) thì chữ thứ 8 phải là Trầm Bình Thanh (dấu huyền). Thí dụ :
    Hỡi ơi người đó ta đây
    Trăm năm trăm tuổi bèo mây hững hờ
    (HSN-Mộ Sầu)
    Tóm lại :
    Chỉ cần bấy nhiêu vốn liếng thôi, các bạn cũng đã đủ để viết được thơ lục bát rồi vậy.
    Tuy nhiên, muốn viết được một bài Lục bát cho hay, nhất thiết phải tránh không để vấp phải lỗi Lục bát trôi xuôi, lỗi lạc vận và lỗi vần trùng lặp

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 22/04/2002 05:27
  9. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Bài 2- Những lỗi thường gặp trong thơ Lục Bát
    1-Lỗi vần trùng lặp
    2-Lỗi lạc vận
    3-Lỗi Lục bát trôi xuôi
    &&&&&&&&&&&&
    1-Lỗi vần trùng lặp
    Như đã nói trong phần ??oCách gieo vần trong thơ Lục Bát chính thể??? ở trên :
    -Chữ thứ 6 câu 1 ăn vần với chữ thứ 6 câu 2 : Yêu vận
    -Chữ thứ 8 câu 2 ăn vần với chữ thứ 6 câu 3 : Cước vận
    -Chữ thứ 6 câu 3 ăn vần với chữ thứ 6 câu 4 : Yêu vận
    -Chữ thứ 8 câu 4 ...
    (ăn vần với chữ thứ 6 câu 5 : Cước vận)
    Trong đó :
    -Yêu vận là vần lưng, gieo ở giữa câu (Yêu = lưng), mục đích nối kết câu 6 với câu 8
    -Cước vận là vần chân, gieo ở cuối câu (Cước = bàn chân), mục đích để chuyển sang một vần mới
    Thí dụ : Tình Cờ
    Tình cờ người đến bên tôi
    Tóc vương màu cỏ, áo phai bụi đường
    Gợn buồn thoảng chút bâng khuâng
    Xưa sao nhung gấm, phong trần bấy nay ?
    Ngượng ngùng tay lại cầm tay
    Rưng rưng mắt biếc , ngây ngây má hồng
    Nhìn nhau lòng những thẹn thùng
    Vì đâu ai bỗng lạnh lùng với ai ?
    Người song cửa, kẻ chân mây
    Gặp nhau may chỉ phút giây tình cờ
    ????????????????????????????????????..HSN
    Tóm lại :
    Chữ thứ 8 trong câu bát có nhiệm vụ chuyển đoạn thơ kế tiếp sang một vần mới. Vần của nó phải khác với vần của chữ thứ 6 trước đó
    Như trong bài Tình cờ nói trên, những chữ thứ 8 trong các câu bát cụ thể là đường (trong câu 2), nay (trong câu 4), hồng (trong câu 6), ai (trong câu 8) và cờ (trong câu 10) có nhiệm vụ chuyển đoạn thơ kế tiếp sang một vần mới, giúp cho bài thơ không bị trùng lặp về vần, tránh sự nhàm chán
    ***Nếu vì sơ xuất mà viết chữ thứ 6 và chữ thứ 8 cùng một vần, ta sẽ mắc phải lỗi vần trùng lặp.
    Thí dụ :
    Thôi đừng mơ tưởng bên nhau
    Thế nhân lắm kẻ chung đầu phụ sau
    Trong câu bát này, chữ thứ 6 (đầu), và chữ thứ 8 (sau) cùng một vần , hậu quả là đoạn thơ kế tiếp cũng sẽ cùng một vần với đoạn trước đó ... Đó là lỗi vần trùng lặp, làm cho bài thơ bị nhàm
    Để tránh lỗi này, khi viết câu bát ta chỉ cần lưu ý cho chữ thứ 6 và chữ thứ 8 khác vần là xong .
    2-Lỗi lạc vận :
    -Tu từ ( các thủ pháp mỹ từ hoá )
    -Tiết tấu bổng trầm ( do luật phù trầm , tứ trắc lục bằng quyết định )
    -Sự hoà hợp về vần
    Là những yếu tố quan trọng nhất, góp phần hình thành nên một bài thơ hay.
    Sự hoà vận này bao gồm bốn mức độ khác nhau :
    a-Chính vận :
    -A với A
    -I với I
    -AI với AI
    -ONG với ONG v.v....
    gọi là chính vận ( vần nào ăn khớp chặt chẽ với vần nấy )
    b-Thông vận :
    -A với oa
    -I với ê, ia
    -Ai với ay, ây
    -Em với êm, im, iêm
    -Anh với inh, ênh
    -Ong với ông - ung v.v...
    gọi là thông vận ( vần hơi khác loại nhưng ăn thông với nhau được )
    c-Cưỡng vận :
    -An với ang
    -On, ôn với ong, ông
    -A, oa với ưa
    -Ai với ơi, ui, ưi
    -In với inh, im
    -ôn với ôm; ơn với ơm v.v.....
    gọi là cưỡng vận ( vần ép, vần cưỡng bách )
    d-Lạc vận :
    -ơ với ơi
    -a với ai, ia
    -ô với ôi, ôn, ông
    -ơi với ơn
    -ai với an , ang v.v....
    gọi là lạc vận ( vần ăn ... trét; không hoà vận )
    Trong 4 cách hoà vận nói trên
    -Chính vận thường chặt chẽ, nhưng cũng gò bó, kém phần linh động.
    -Thông vận là cách hòa vận thoải mái nhất, làm cho bài thơ trở nên đặc sắc, biến ảo vô cùng
    -Cưỡng vận là vần ép, miễn cưỡng cũng có thể dùng được, nhưng nếu sử dụng cưỡng vận nhiều quá, sẽ làm giảm giá trị câu thơ
    Tóm lại :
    Cả ba cách hoà vận nói trên đều dùng được
    Chỉ riêng Lạc vận là phải tuyệt đối tránh, gieo vần lạc vận kể như bài thơ hỏng
    Những tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều về cách thức gieo vần vậy. Nói chung là cái gì Nguyễn Du làm được, ta cũng có thể noi theo được.
    3-Lỗi Lục bát trôi xuôi :
    Một bài lục bát dẫu thật chuẩn về âm vận ( vần ) và tiết tấu ( theo đúng luật tứ trắc lục bằng, và luật phù trầm ), nhưng nếu vấp phải lỗi lục bát trôi xuôi, thì cũng chỉ là một bài thơ tầm thường mà thôi.
    Như thế nào gọi là lục bát trôi xuôi ?
    Lục bát trôi xuôi là một bài lục bát ý thơ trải đều một nhịp, miên man trôi chảy đều đều từ đầu đến cuối như một dòng sông lặng lẽ, không có đột biến, không cả mỹ từ pháp . Nói cách khác, đó là bài thơ phạm phải lỗi MONOTONE (đều đều một nhịp) vậy
    Thí dụ về một bài Lục bát monotone :
    Đoá hồng
    Anh cho em một đóa hồng
    Khơi lên hy vọng trong lòng của em
    Anh ơi em khóc bao đêm
    Lòng em chết rũ trong niềm yêu thương
    Em thức trắng một canh trường
    Vừa yêu nhau đấy người thương xa rồi
    Tay em nắn nót tên người
    Đóa hồng trên giá trêu ngươi cợt đùa...
    ???????????????????????????..( Tác giả vô danh )
    Trong bài thơ này, vần gieo khá chặt chẽ, chính xác, luật tứ lục, phù trầm phân minh, nhưng phạm lỗi lục bát trôi xuôi nên ý thơ dẫu hay đến mấy thì cách thể hiện cũng thật là tầm thường vậy
    ***Làm thế nào tránh được lỗi ??oLục bát trôi xuôi??? ?
    Câu trả lời duy nhất là phải áp dụng các thủ pháp tu từ, hoặc mỹ từ pháp mới có thể tránh được lỗi này.
    Và đó cũng là phạm vi của bài viết sau.

    Hàn Sĩ Nguyên
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 22/04/2002 05:37
  10. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Bài 3 ??"Thuật sử dụng Mỹ Từ Pháp trong thơ Lục Bát
    I-Thủ pháp Ngắt mạch
    II-Thủ pháp Tiểu đối
    III-Thủ pháp Câu đồng dạng
    IV-Thủ pháp Đảo ngữ & Ẩn ngữ
    V-Thủ pháp Điệp ngữ
    .......v.v......................
    Để tránh lỗi Lục bát trôi xuôi ( một lỗi nặng ), và cũng để nâng cao giá trị một bài thơ lục bát, cách duy nhất là phải sử dụng Mỹ Từ Pháp, bao gồm những thủ thuật như sau :
    I-Thủ pháp Ngắt mạch :
    Một cặp thơ lục bát bao gồm 2 câu 14 chữ, nếu để nó trôi xuôi hết cặp này nối theo cặp khác, tất nhiên không thể tránh khỏi bị nhàm chán.
    Thủ pháp ngắt mạch không những giúp tạo đột biến cho dòng chảy, mà còn gia tăng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị cho câu thơ nữa
    1-Ngắt mạch 2/2/2 trong câu lục và 2/2/2/2 trong câu bát:
    Thay vì một câu lục 6 chữ diễn tả một ý SVO ( chủ từ - động từ - đối từ ) kiểu như :
    - Anh (S) cho (V) em (IO) một đoá hồng (DO)
    (IO: indirect object, đối từ gián tiếp chỉ người.
    DO: direct object, đối từ trực tiếp chỉ vật)
    Câu lục có thể phân làm 3 đoạn, mỗi đoạn 2 chữ mang một ý, một hình tượng nào đấy, lập tức câu lục này sẽ mang 3 hình tượng vừa làm giàu cho câu thơ, vừa phá thế đơn điệu .
    ***Thí dụ : Từ 2 câu đầu bài ??oĐoá hồng???:
    Anh cho em một đoá hồng
    Khơi lên hy vọng trong lòng của em
    Có thể sử dụng thuật ??oNgắt mạch 2/2/2??? viết lại thành :
    Nụ cười, ánh mắt, hoa hồng
    Cho em, cho cả tấm lòng thương yêu
    ***Các thí dụ khác :
    Này chồng / này mẹ / này cha
    Này là em ruột / này là em dâu
    ..................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Râu hùm / hàm én / mày ngài
    Vai năm tấc rộng / thân mười thước cao
    ........................................(ND-Kiều)
    Sấm vang / chớp giật / gió đưa
    Mây mù se mối / hạt mưa kết tình
    ........................(HSN-Người trong mưa)
    Một mai phấn nhạt hương phai
    Bình rơi / trâm gãy / bèo trôi / hoa tàn
    ............................(MTN-Chẳng thương)
    2-Thủ pháp ngắt mạch 3/3 (Câu 6) VÀ 4/4 (Câu 8) :
    Ngắt câu lục thành 2 đoạn, mỗi đoạn 3 chữ, ngắt câu bát thành 2 đoạn mỗi đoạn 4 chữ
    Thí dụ :
    Khi chén rượu / khi cuộc cờ
    Khi xem hoa nở / khi chờ trăng lên (ND-Kiều)
    Khi gió mát / khi trăng thanh
    Ai người nhắc kẻ lữ hành đường xa (HSN-Ngàn dâu)
    Người song cửa / kẻ chân mây
    Gặp nhau may chỉ phút giây tình cờ (HSN-Tình cờ)
    3-Các thủ pháp Ngắt mạch khác :
    -1/5 trong câu lục, thí dụ :
    Rằng /: Tôi chút phận đàn bà
    Ghen tuông thời cũng người ta thường tình
    .............................................(ND-Kiều)
    -2/4 trong câu lục, thí dụ :
    Vầng trăng / ai xẻ làm đôi
    Nửa in gối chiếc / nửa soi dặm trường
    .......................................(ND-Kiều)
    Mảng nghe : / Tần chẳng có vua
    Trên là thái hậu / dưới là Hoa Dương
    .........................(HSN-Thừa Tướng Ứng Hầu Phạm Thư)
    -3/5 hoặc 3/3/2 trong câu bát, thí dụ :
    Hoàng thiên bất phụ hảo tâm
    Chẳng bao lâu / tất sắt cầm hợp hoan
    .......................(HSN-Hoa Cúc Vàng)
    -2/6 hoặc 2/4/2 trong câu bát, thí dụ :
    ôi Kim lang / hỡi Kim lang
    Thôi thôi / thiếp đã phụ chàng từ đây (ND-Kiều)
    ***Tóm lại :
    Trên đây là các thủ pháp ngắt mạch chính nhằm tạo ra đột biến và làm giàu cho câu thơ.
    Lưu ý rằng ở vị trí ngắt mạch muốn để dấu phẩy cũng được, mà không đặt dấu punctuation cũng được, để người đọc tự ngắt mạch lấy mới hay !

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 22/04/2002 05:41

Chia sẻ trang này