1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi Pháp

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi HAN_SI_NGUYEN_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    Bài 3 ??"Thuật sử dụng Mỹ Từ Pháp trong thơ Lục Bát (tiếp theo)
    V-Thủ pháp Điệp ngữ :
    --------------------------------------
    2-Điệp ngữ đi cùng câu đồng dạng trong một trường đoạn:
    (Xin xem lại ở phần Câu đồng dạng)
    ***Thêm một số các thí dụ :
    Rút trâm giắt sẵn mái đầu
    Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần
    Lại càng mê mẩn tâm thần
    Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra
    Lại càng ủ dột nét hoa
    Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài
    ......................(Nguyễn Du-Kiều)... 3 lần ??oLại càng???
    Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
    Khiến người ngồi đó mà ngơ ngẩn sầu
    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày
    ......................(Nguyễn Du-Kiều)... 4 chữ ??oKhi???
    Đã nguyền hai chữ đồng tâm
    Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
    Còn non còn nước còn dài
    Còn về còn nhớ đến người hôm nay
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 5 chữ ??oCòn???
    Xem gương trong bấy nhiêu ngày
    Thân con chẳng khỏi mắc tay bợm già
    Khi về bỏ vắng trong nhà
    Khi vào dúng dắng, khi ra vội vàng
    Khi ăn khi nói lỡ làng
    Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 7 chữ ??oKhi???
    Lo gì việc ấy mà lo
    Kiến trong miệng chén có bò đi đâu
    Làm cho nhìn chẳng được nhau
    Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên
    Làm cho trông thấy nhãn tiền
    Cho người thăm ván bán thuyền biết tay !
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 3 lần ??oLàm cho???
    Vợ chồng chén tạc chén thù
    Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi
    Bắt khoan bắt nhặt đến lời
    Bắt quỳ tận mặt, bắt mời tận tay
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 5 chữ ??oBắt???
    Sẵn Quan âm các vườn ta
    cây trăm thước, hoa bốn mùa
    cổ thụ, sơn hồ
    Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 4 chữ ??oCó???
    Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
    Buồn trông ngọn nước mới sa
    Hoa trôi man mác biết là về đâu
    Buồn trông nội cỏ dàu dàu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
    Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
    ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
    ......................(Nguyễn Du-Kiều) ... 4 lần ??oBuồn trông???
    Nguỵ Tề càng đánh càng điên
    Men say càng bốc, ghét ghen càng nồng :
    Đánh cho chết đứa cuồng ngông
    Đánh cho hết kẻ ám thông nước ngoài
    Đánh cho tuyệt nọc tay sai
    Đánh cho trắng mắt những loài gièm pha !
    .......(HSN-Ứng Hầu Phạm Thư) ... 4 ??oCàng???, và 4 lần ??oĐánh cho???
    Nhớ chăng gương Bá Lý Hề
    Bảy mươi chăn ngựa nuôi dê xứ người
    Nhớ chăng Câu Tiễn nằm gai
    Phơi sương nếm mật có ngày nên công
    ...............(HSN-Ứng Hầu Phạm Thư) ... 2 lần ??oNhớ chăng???
    Chợt quen em, phút giây này
    Long lanh mắt biếc, bay bay tóc huyền
    Mỉm cười, duyên lại thêm duyên
    Càng nghe càng mến, càng nhìn càng ưa
    ..................(HSN-Mưa tình cờ) ... 4 chữ ??oCàng???
    Đường đời càng ngẫm càng đau
    Càng buồn càng tủi càng sầu càng thương
    Tơ không ai vấn mà vương
    Chiêm bao chưa tỉnh hồn nương xứ nào ?
    ...................(HSN-Một thuở đưa đò) ... 6 chữ ??oCàng???
    Hàn Sĩ Nguyên

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 22/04/2002 05:52
  2. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Bài 3 ??"Thuật sử dụng Mỹ Từ Pháp trong thơ Lục Bát (tiếp theo)
    V-Thủ pháp Điệp ngữ :
    --------------------------------------
    3-Các thủ pháp Điệp ngữ đặc biệt
    Có lẽ cũng cần thiết phải phân biệt ??oCách nói trùng lặp??? và ??oĐiệp ngữ???
    -Cách nói trùng lặp, nói lắp, cà lăm là cách diễn đạt rất tầm thường vì cho thấy người viết túng ý, nghèo từ, thiếu lời nên cứ phải nhai đi nhai lại mãi một từ hoặc một câu
    -Trong khi đó, Điệp ngữ là sự lặp đi lặp lại một từ nào đó có chủ ý để làm tăng tính thi vị của câu thơ. Thủ pháp này rất đặc sắc, vì thường được ??o***g vào???, ??onhúng vào??? , ??okèm theo??? vô số những ??oquái chiêu???.
    Dưới đây là một số ??oquái chiêu??? hay đi kèm cùng Điệp ngữ
    ***3.1- Điệp ngữ & từ bất định :
    Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
    Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Khóc rằng :-??oOan khốc vì ta
    Có nghe lời trước, chẳng đà luỵ sau
    Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu
    Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai???
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Vườn xưa khuất bóng ai rồi
    Ai thành tượng đá ngậm ngùi thiên thu
    ...................(HSN-Thiên thu ngậm ngùi)
    Nhìn nhau lòng những ngượng ngùng
    Vì đâu ai bỗng lạnh lùng với ai
    ...................(HSN-Tình cờ)
    +++Trong các thí dụ trên , cùng một đại từ bất định AI (indefinite pronoun) nhưng đều chỉ 2 đối tượng khác nhau

    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 26/04/2002 20:49
  3. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***3.2- Điệp ngữ kiêm chơi chữ :
    Đào tiên đã bén tay phàm
    Thà vin cành quýt cho cam sự đời
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    +++Chơi chữ cùng một chủng loại : (Họ ??otrái cây??? : Đào, cam, quýt).
    +++Chơi chữ một chữ 2 nghĩa : ??ocam??? ngoài nghĩa là ??oquả cam??? còn có nghĩa là ??ocam lòng, cam đành. cam chịu??? nữa !
    Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
    Giật mình, mình lại thương mình, xót xa
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    +++Chơi chữ khác từ loại : ??ogiật mình??? (trạng từ cách thức-Adverb of manner), ??omình??? (chủ từ-Subject) , và ??omình??? (đại từ phản thân-Reflexive pronoun)
    Mượn người thuê kiệu rước nàng
    Bạc đem mặt bạc kiếm đàng cho xa
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    +++Chơi chữ một chữ 2 nghĩa : Chữ ??oBạc??? thứ nhất là danh từ riêng chỉ tên người (Bạc Hạnh), chữ ??obạc??? thứ hai là tính từ ??obạc bẽo???
    Lòng riêng, riêng những kính yêu
    Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    +++Chơi chữ khác từ loại : ??oriêng??? trong ??olòng riêng??? là tính từ , chữ ??oriêng??? thứ nhì là trạng từ (=especially)
    +++Chơi chữ từ đối lập : ??ochung??? và ??oriêng???

    Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng
    Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    +++Chơi chữ chữ riêng khác từ loại
    Cổ chưa đứt cổ là may
    Phún nhân hàm huyết từ nay xin chừa !
    ...................(HSN-Ứng hầu Phạm Thư)
    +++Chơi chữ khác từ loại : Chữ ??oCổ??? thứ nhất là danh từ riêng chỉ tên người (Tu Cổ), chữ ??ocổ??? thứ hai là danh từ chung (cái cổ, đầu cổ)

  4. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***3.3- Điệp ngữ điên đảo càn khôn :
    Nguyệt hoa / hoa nguyệt não nùng
    Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng ?
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Lửng lơ / lơ lửng cánh diều
    Lênh đênh theo sóng bọt bèo lênh đênh
    ...................(HSN-Bọt bèo lênh đênh)
    ***3.4- Điệp ngữ tiền hậu song trùng
    Sá chi liễu ngõ hoa tường
    Lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Xót thay đào lý một cành
    Một phen mưa gió, tan tành một phen
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Phận bèo bao quản nước sa
    Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Anh hùng mới biết anh hùng
    Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa ?
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Giá đành trong nguyệt trên mây
    Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa ?
    Tức gan riêng giận trời già
    Lòng này ai hiểu cho ta hỡi lòng ?
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Dẫu rằng vật đổi sao dời
    Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Thân tàn gạn đục khơi trong
    Là nhờ quân tử khác lòng người ta
    Mấy lời tâm phúc ruột rà
    Tương tri dường ấy, mới là tương tri
    .....................................(Nguyễn Du-Kiều)
    Lá dâu thưa lá vườn dâu
    Giàn hoa thiên lý phai màu giàn hoa
    Bèo ken đặc kín ao nhà
    Vườn mênh mông cỏ, xót xa không vườn ?
    ...................(HSN-Áo anh sứt chỉ đường tà)
    Lửng lơ lơ lửng cánh diều
    Lênh đênh theo sóng bọt bèo lênh đênh
    ...................(HSN-Bọt bèo lênh đênh)
    ***Kết luận về Mỹ Từ Pháp :
    Các thủ thuật Mỹ từ pháp, ngoài những điều đã nêu (Ngắt mạch, Tiểu đối, Đồng dạng, Đảo ngữ, Điệp ngữ...) vẫn còn nhiều hình thức quái chiêu khác, cụ thể như : Nhân cách hoá, Ẩn dụ, Hoán dụ, Nghịch đảo, Thậm xưng, Khoa đại , Tỷ giảo v.v...
    Tuy vậy, không thể một lúc mà có thể tiếp thu hết ngay được. Biết nhiều quá, nhiều khi lại chỉ ... có hại !!!
    Các thủ pháp trên đây chỉ nên coi chúng như các công cụ ??ocưa, giũa, đục, bào, kìm, búa, ê-ke, vạch mực??? mà thôi. Một điều quan trọng hơn là phải biết ??olúc nào dùng công cụ nào??? cho thích hợp nhất (Tất nhiên, không thể lấy búa ra cưa được, cũng không thể lấy kìm ra đục !).
    Trong thực tế, chỉ có thể chọn lựa đúng công cụ cần thiết khi đã từng trải, lăn lóc với thơ, thu góp kinh nghiệm sử dụng dần dần theo kiểu ??otích tiểu thành đại???. Điều này thật sự là không ai có thể giúp được cho ai vậy.
    Nói chung, cứ đi tất sẽ đến, cứ làm tất sẽ biết mà thôi, các bạn ạ.
    Hàn Sĩ Nguyên

  5. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Một số bài Lục bát tiêu biểu
    1-Chân quê
    -Nguyễn Bính-
    Hôm qua em đi tỉnh về
    Đợi em ở mãi con đê đầu làng
    Khăn nhung quần lĩnh (1) rộn ràng
    A??To cài khuy bấm, em làm khổ tôi !
    Nào đâu cái áo lụa sồi
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ?
    Nào đâu (2) cái áo tứ thân
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ? (3)
    Nói ra sợ mất lòng em
    Van em, / em hãy giữ nguyên quê mùa (4)
    Như hôm em đi lễ chùa
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh (5)
    Thày u mình / với chúng mình chân quê (6)
    Hôm qua em đi tỉnh về
    Hương đồng gió nội (7) bay đi ít nhiều.
    Nguyễn Bính
    (1)-Tiểu đối mini 2/2 : ??oKhăn nhung / quần lĩnh???
    (2)-Điệp ngữ và câu đồng dạng : ??oNào đâu ...???
    (3)-Câu đồng dạng 4/4 : ??oCái khăn ... / cái quần ...???
    (4)-Ngắt mạch 2/6
    (5)-Điệp ngữ 2 chữ ??ochanh???
    (6)-Điệp ngữ 2 chữ ??omình??? và ngắt mạch 3/5
    (7)-Tiểu đối mini 2/2 : ??oHương đồng / gió nội???
    Trong 16 câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã thực hiện 7 lần thủ pháp Mỹ từ hoá. Và bài thơ có đủ cả 3 phần nhập đề, thân bài, kết luận !!!

  6. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Những bài Lục bát tiêu biểu :
    2-Tương Tư
    -Trần Huyền Trân-
    Phải đây mùa nhớ thương nhau
    Chim ngoài ngọn giá, hoa đầu cành mưa (1)
    Biết yêu thì khổ có thừa
    Hình dung một thoáng tương tư chín chiều (2)
    Xa nhau gió ít lạnh nhiều (3)
    Lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh (4)
    Bóng đơn đi giữa kinh thành
    Nhìn duyên thiên hạ nghe tình người ta (5)
    Đêm về hương ngát bên hoa
    Tỉnh ra thì lại vẫn là chiêm bao.
    Trần Huyền Trân
    (1),(2),(4),(5)-Tiểu đối 4/4
    (3)-Tiểu đối mini 2/2
    Trong 10 câu ngắn ngủi, tác giả đã sử dụng 5 lần thủ pháp Mỹ từ hoá
    Tuy vậy, bài thơ này hơi ??ophô??? (mắc lỗi nhẹ) vì 2 lẽ :
    -Một là, dùng quá nhiều tiểu đối (5 lần), không có thủ pháp khác chen vào, nên có vẻ hơi gượng ép, thiếu nét tự nhiên
    -Hai là, 2 lần dùng chữ ??othì??? trong câu 3 và câu 10.
    Trong thi ca, việc sử dụng những ??odư từ??? như : thì , và, là, mà, [cho] nên, bởi, cũng, vẫn, dù, dẫu [rằng], nhưng, v.v... là điều nên tránh.
    Càng ít sử dụng những ??odư từ??? này càng tốt vậy
    Hàn Sĩ Nguyên

  7. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Những bài Lục bát tiêu biểu :
    3-Giản dị-Hồ Dzếnh-
    Em ăn, em nói, em cười [1]
    Đời này không có hai người như em
    Kinh thành quần nhiễu, hàng len [2]
    Em tôi áo trắng quần đen [3] sơ sài
    Ai mà để ý đến ai [4]
    Quần đen lẩn bóng, áo gai lẩn màu [5]
    Trót đời hai đứa yêu nhau
    Quần đen hoá đẹp, áo sầu hoá vui [6]
    Tình là hạnh phúc chia đôi
    Hương lan kẽ lá, trăng soi dặm đường [7]
    Đừng mong ước cả thiên đường
    Hãy xin lấy nửa mảnh vườn trắng hoa.
    Hồ Dzếnh
    [1]-Ngắt mạch 2/2/2
    [2]-[3]-Tiểu đối mini 2/2
    [4]-Điệp ngữ bất định từ AI
    [5]-[6]-Câu đồng dạng
    [7]-Tiểu đối 4/4 : đối song song
    Trong bài Lục bát 12 câu này, tác giả đã sử dụng 7 lần thủ pháp Mỹ từ hoá thuộc 5 hình thức khác nhau !!!
    4-Sang ngang
    -Nguyễn Đình Thư-
    Lòng tôi như chiếc thuyền nan
    Tình cô như khách sang ngang một chiều
    [1]
    Thu nào quá đỗi cô liêu
    Bờ hun hút lạnh nắng hiu hiu buồn [2]
    Bến tình vương vất khói sương
    Phất phơ vạt áo dọc đường hư không
    Sóng đưa bọt nước mênh mông
    Ai người xa bến còn trông nhớ đò ?
    Nguyễn Đình Thư
    [1]-Thủ pháp Tỷ giảo
    [2]-Tiểu đối 4/4
    Trong bài thơ 8 câu này, tác giả đã 2 lần vận dụng thủ pháp Mỹ từ hoá. Chỉ 2 lần thôi, nhưng hiệu quả thật là lớn lao vậy.

  8. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Bắt chước người xưa :
    Thẫn thờ ngọn cau
    Con mèo mà trèo cây cau [1]
    Bâng khuâng nhớ chủ đã lâu không về [2]
    .................oOo...............
    Tiêu sầu đồng vọng đêm hè
    Ba gian bụi bám, bốn bề nhện giăng [3]
    Nhạt nhòa rêu phủ tường hoang [4]
    Đầy thềm cỏ úa, lá vàng rợp sân [5]
    Mặt hồ sóng gợn lăn tăn [6]
    Bóng trăng chênh chếch đầu cành luyến thương
    Mồ ai phảng phất khói hương [7]
    Thoảng nghe cô phụ sầu thương khóc chồng
    -"Đi đâu cho thiếp theo cùng,
    Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam..." [Ca dao]
    Gió đưa, khói tỏa, hương lan [8]
    Mây sa ngọn cỏ, sương tan lưng trời [9]
    Người đi, người đã đi rồi
    Chút tình vương vấn, một đời chịu tang
    Gục đầu bên mộ thở than
    Chiêm bao lòng những mơ màng người xưa.
    ..................oOo................
    Mèo con nhớ chủ ngẩn ngơ
    Lang thang nấm mộ, thẫn thờ ngọn cau
    Chạnh lòng, cất tiếng nghêu ngao
    -"Tơ duyên chưa dứt, cớ sao không về ???"
    [10]
    Hàn Sĩ Nguyên
    [1]-Nhập đề ngẫu hứng
    [2]-[10]-Nhân cách hoá
    [3]-[9]-Tiểu đối 4/4
    [4]-[6]-Đảo ngữ cục bộ
    [7]-Đảo ngữ toàn phần
    [5]-Tiểu đối qua gương
    [8]-Ngắt mạch 2/2/2
    -------------Hết phần III------------------

  9. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ===================
    THI PHAP - Phần IV
    Lục bát biến thể
    ===================
    Nội dung phần IV :
    Các biến thể của thơ Lục Bát bao gồm :
    1-Biến thể ngắt câu
    2-Biến thể đảo ngược luật ??oTứ Trắc Lục Bằng???
    3-Lục Bát thêm vào (Lb More)
    4-Lục Bát Trắc vận
    5-Song Thất Lục Bát
    6-Lục Bát Lập thể
    =================

  10. CHU_HA_new

    CHU_HA_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Nguyên huynh ơi cho đệ hỏi tí .
    Có người bảo hai câu thơ sau đây bị cưỡng vận :
    Cổ Loa đâu nữa vấn VƯƠNG
    Nõ thần vang tiếng con RỒNG cháu tiên
    theo hiểu biết của đệ . ƯƠNG và ÔNG vần nhau , nhưng đệ không phân biệt được là THÔNG VẬN hay CHÍNH VẬN .
    Có phải UNG - ƯƠNG - ÔNG - ONG đều là thông vận không huynh ?
    CH

Chia sẻ trang này