1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi Pháp

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi HAN_SI_NGUYEN_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Trả lời câu hỏi của ANQ :
    -Ong, ông, ung là thông vận
    Thí dụ :
    Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
    Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng
    Phòng văn hơi giá như đồng
    Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan
    ........................................Nguyễn Du-Kiều [251-254]
    -Ang, oang, ương là thông vận
    Thí dụ :
    Cung thương làu bậc ngũ âm
    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
    Khúc nhà tay lựa nên xoang
    Một thiên ??oBạc mệnh??? lại càng não nhân
    ........................................Nguyễn Du-Kiều [31-34]
    ***Nhưng ông và ương là cưỡng vận ANQ ạ (Trong toàn bộ truyện Kiều, không có câu nào ông đi đôi với ương cả)
    Cưỡng vận tuy miễn cưỡng cũng dùng được, nhưng nếu có thể thì nên tránh .
    ***Thật ra, quan niệm cưỡng hay thông cũng là do con người định đoạt. Một vần nào đó bản chất là cưỡng, nhưng nếu được dùng nhiều lần quen đi trong những bài thơ hay thì dần dần cưỡng ấy sẽ được coi như thông mà thôi :
    -Trong truyện Kiều : Rất ít khi thấy xuất hiện Cưỡng vận. Cả bộ truyện, chỉ có thể nhặt ra được 4 lần Nguyễn Du sử dụng cưỡng vận mà thôi :
    Lời con dặn lại một hai
    Dẫu mòn bia đá, dám phai tấc vàng
    Lạy thôi nàng lại rén chiềng :
    -??oNhờ cha trả được nghĩa chàng cho xuôi ...??? [771-774]
    Tin nhà ngày một vắng tin
    Mặn tình cát luỹ, nhạt tình tào khang [1480]
    Bao nhiêu đoạn khổ tình thương
    Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than
    Dặn tôi đứng lại một bên
    Chán tai rồi mới bước lên trên lầu [2002]
    Lệnh quan ai dám cãi lời
    Ép tình mới gán cho người thổ quan
    Ông tơ thật nhẽ đa đoan
    Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên [2600]
    -Nhưng trong phong trào thơ mới 1932 thì kiểu hoà vận này rất thường thấy
    Thí dụ :
    Viết vội mấy dòng để ý tan
    Đang khi hồn ở chốn mơ màng
    Chỉ mong ân ái vài giây phút
    Giữa lúc say say tưởng cạnh nàng
    .................................Say- Đỗ Huy Nhiệm......
    Nàng về thôn nảo thôn nao ấy
    Sau núi nghiêng nghiêng đá chập chùng
    Những buổi chiều vàng sau nắng nhạt
    Theo chiều lại đến với yêu thương
    .................................Say- Đỗ Huy Nhiệm....
    Đừng mong ước cả thiên đường
    Hãy xin lấy nửa mảnh vườn trắng hoa
    -----------------------Giản dị-Hồ Dzếnh........
    Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
    A??To cài khuy bấm em làm khổ tôi
    ............................Chân Quê-Nguyễn Bính....
    Nào đâu cái áo tứ thân
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ?
    Nói ra sợ mất lòng em
    Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
    ............................Chân Quê-Nguyễn Bính....
    Lòng tôi như chiếc thuyền nan
    Tình cô như khách sang ngang một chiều
    ..............................Sang ngang-Nguyễn Đình Thư
    Ta nhớ chiều khi dưới ánh trăng
    Cúi nâng tà áo nhẹ tay cầm
    Mơ màng ngỡ nắm tơ trăng biếc
    A??To lụa ngời trăng đẹp mỹ nhân
    .....................A??To lụa-Bàng Bá Lân.......
    Lớn lên em đã biết làm duyên
    Mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng
    Nghe nói ba em chưa chịu nhận
    Cau trầu của khách láng giềng bên
    .................Gái Quê- Hàn Mặc Tử .......
    Hôm nay sáng tỏ cung Hằng
    Khiến lòng em nhớ hôm rằm bên anh
    ...........................Ghen Trăng- Mai Đình ......
    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với yêu đương
    ..................Hai sắc hoa Ti-gôn ??" TTKH .......
    Tóm lại :
    Qua những thí dụ ấy, ta thấy rằng nếu biết dùng cưỡng vận một cách hạn chế, có chừng mực thì bài thơ vẫn hay như thường. Còn nếu lạm dụng, hoặc dùng không khéo thì ... khó nghe lắm
    [ Đi tìm các thí dụ minh hoạ cực quá ANQ ui ]
    HSN trân trọng

  2. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Nói thêm đôi điều về cách hoà vận
    Có 4 cách hoà vận :
    a-Chính vận : là những vần ăn khớp chặt chẽ với nhau (ví như anh em ruột vậy)
    Thí dụ :
    A với A
    I với I
    AI với AI
    ONG với ONG v.v....
    gọi là chính vận ( vần nào ăn khớp chặt chẽ với vần nấy )
    b-Thông vận : là những vần cùng nhóm, hơi khác nhau một chút nhưng có thể tương thông với nhau. Nói nôm na là ??ohơi khác nhau, nhưng nghe ... lọt tai??? (ví như anh em chú bác ruột vậy).
    Thí dụ :
    A với oa
    I với e, ê, ia, uy
    AI với ay, ây
    EM với êm, im, iêm
    ANH với inh, ênh, uynh
    ANG với ăng, âng, oang, ương
    ONG với ông, ung v.v...
    gọi là thông vận ( vần hơi khác loại nhưng ăn thông với nhau được )
    c-Cưỡng vận : là vần ép, vần cưỡng bách, bản thân chúng không liên quan với nhau mấy ( bà con quá xa, xa 5,7 đời) thực chất thì không thông nhau được, nhưng miễn cưỡng dùng ép cũng ... tạm được. Tất nhiên cưỡng vận chỉ được dùng khi ... bí vận mà thôi. Miễn cưỡng thì cũng được, nhưng nếu dùng nhiều quá thì sẽ làm giảm hoặc mất giá trị bài thơ
    Thí dụ :
    AN với ang
    ON với om
    ơn với ơm
    ôn với ôm
    A, OA với ưa, ua
    AI với ơi, ui, ưi
    IN với inh, im, êm, iêm ...
    v.v.....
    gọi là cưỡng vận ( vần ép, vần cưỡng bách )
    d-Lạc vận :
    ơ với ơi
    a với ai, ia
    ô với ôi, ôn, ông
    ơi với ơn
    ai với an, ang v.v....
    gọi là lạc vận ( vần ăn ... trét; không hoà vận )
    Trong 4 cách hoà vận nói trên
    -Chính vận thường chặt chẽ, nhưng cũng gò bó, kém phần linh động.
    -Thông vận là cách hòa vận thoải mái nhất, làm cho bài thơ trở nên đặc sắc, biến ảo vô cùng
    -Cưỡng vận là vần ép, miễn cưỡng cũng có thể dùng được, nhưng nếu sử dụng cưỡng vận nhiều quá, sẽ làm giảm giá trị câu thơ
    Tóm lại :
    Cả ba cách hoà vận nói trên đều dùng được
    Chỉ riêng Lạc vận là phải tuyệt đối tránh, gieo vần lạc vận kể như bài thơ hỏng

  3. Tam_Dao_new

    Tam_Dao_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2002
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0

    Nguyên huynh,
    Theo thiển ý của muội thì huynh có thể sắp xếp lại trình tự các thể thơ theo thời gian. Nên dùng Ngũ ngôn thi, tứ ngôn thi, lục ngôn thi cho các thể cổ phong thời xưa và dùng Thơ năm chữ, thơ bốn chữ, sáu chữ cho thể thơ hiện đại sau này. Muội nghĩ việc đặt tên như vậy giúp mọi người dễ phân biệt và cũng có khoa học hơn.

    Veni,vidi,vici
  4. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0


    Trả lời các ý kiến của Tâm Đạo :
    1-Về bố cục các phần trong tập tư liệu này :
    -Bình thường, nội dung tất nhiên nên sắp theo thứ tự thời gian : Lục Bát ??" TNBC ??" Thơ Mới ??" Thơ Tự Do
    -Trong topic này, vì có mục đích riêng là giới thiệu, và giúp các bạn trẻ làm quen với Thi Pháp, nên nội dung đã được sắp xếp lại, theo thứ tự các thể loại thơ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp người đọc dễ áp dụng, dễ thực hiện . Bắt đầu từ Thơ mới 7 chữ, qua thơ mới 5 chữ, 6 chữ, 4 chữ rồi lục bát. Các bạn trẻ có thể vận dụng và sáng tác các thể loại này tương đối thành công một cách dễ dàng. Đến Lục Bát thì có vẻ như mọi chuyện đã ... rối tinh rối mù lên rồi vậy.
    Vì mục đích rõ ràng như thế, mong Tâm Đạo và các bạn thơ cao minh thông cảm.
    2-Về tên gọi
    HSN chủ trương dành từ trang trọng nhất (Ex: Ngũ ngôn thi) cho thể loại Thơ mới 5 chữ, vì Thơ mới 5 chữ là hình thức thông dụng, đạt độ biểu cảm cao, và rất được ưa thính ngày nay. Bản thân ??oThơ mới 5 chữ??? xứng đáng làm đại diện chính thức cho cả họ gia đình ??oNgũ ngôn??? vậy.
    Các loại ngũ ngôn cổ điển sẽ được gọi rõ tên của chúng là : Ngũ ngôn cổ phong, Ngũ ngôn Đường Luật (hay NN Bát cú), Ngũ ngôn Tứ tuyệt v.v...
    Còn 3 chữ ??oNgũ ngôn thi??? được dành riêng cho thể loại ??oThơ mới 5 chữ???
    Tương tự như vậy Lục ngôn thi được dùng để chỉ ??oThơ mới 6 chữ???, Tứ ngôn thi chỉ ??oThơ mới 4 chữ???
    Đây là một vấn đề có tính quan điểm mà thôi. Vì vậy, nếu tranh luận hoặc bàn cãi thì sẽ ... vô cùng. Bởi vì quan điểm của ai cũng ... đúng hết
    HSN xin phép cho qua vấn đề này..
    Ngay phần đầu tiên đã ngỏ ý ??oXin miễn tranh luận??? rồi, các bạn ạ
    HSN trân trọng

  5. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Một bài Phụ Lục, để tham khảo thêm về Vần, và Thông vận
    Trích từ "Tập làm thơ ?" Quy tắc căn bản"
    by Nhất Lang. <honviet.com>
    -------------------------------------------------
    VẦN THÔNG CỦA VẦN BẰNG:
    Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được.
    Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốm dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.
    Theo kinh nghiệm và cách nhìn của Nhất Lang thì người miền Nam thường hay bị lầm lẫn về vần THÔNG hơn ( Nhất Lang chỉ nói là thường - riêng Nhất Lang cũng là người miền Nam :) )
    *** VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm.
    Nhất Lang cố gắng đem vào đây hầu hết những VẦN THÔNG mà chúng ta thường gặp...
    Các bạn và các em cố gắng chú ý: CẦN NHẤT LÀ NÊN THUỘC LÒNG những vần Thông này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi !
    1-VẦN THÔNG của vần BẰNG:
    A và Ơ thông với nhau
    Ơ và Ư thông với nhau
    Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được!
    E, Ê và I thông với nhau
    O, Ô và U thông với nhau
    NHẮC LẠI: Khi Nhất Lang bảo là THÔNG thì có nghĩa là những ÂM ấy VẦN với nhau được!
    AI thông với AY
    AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.
    AO thông với AU
    AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU
    AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông.
    AM thông với ƠM
    ĂM thông với ÂM
    ÊM thông với IM và EM
    AN thông với ƠN
    ĂN thông với ÂN và UÂN
    EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau
    ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau
    ANG và ƯƠNG thông nhau
    ƯƠNG và UÔNG thông nhau, Nhưng ANG không thông với UÔNG.
    ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau
    ONG, ÔNG, và UNG thông nhau
    ANH, ÊNH và INH thông nhau
    *****LƯU Ý:
    ĂN và ĂNG,
    ÂN và ÂNG,
    hay UN và UNG vv... không thông nhau.
    Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau! Đây là điểm mà Nhất Lang nhìn thấy người có giọng phát âm của miền Nam hay bị lầm vì sơ ý hay theo thói quen. (Nhất Lang lắm khi cũng không ngoại lệ)
    ***
    2-VẦN THÔNG CỦA VẦN TRẮC:
    Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG.
    Vần thông có nguyên âm đứng cuối:
    É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau
    Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG,
    ... nhưng Y không thông được với E
    Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
    Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)
    ĨA và UỆ thông nhau
    ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.
    ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.
    ẤC và ỰC thông nhau
    ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
    ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau
    ÓNG và ÚNG
    ẬT và ẮT
    ẬT và ỨT
    ÚT và UỐT vv...
    Tóm lại: vần thông của vần TRẮC không khác chi vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG.
    ***
    3- GIEO VẦN:
    Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:
    3.1-- A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!
    Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.
    TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
    TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...
    3.2-- Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...
    Thí dụ: EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN
    ÂN vần với UÂN
    ƠN vần với OAN
    ON vần với UÔN
    ***VẦN GHÉP BẰNG 2 HAY 3 NGUYÊN ÂM VỚI 2 PHỤ ÂM:
    Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.
    CHO NÊN: ƯƠNG vần với ANG,
    CŨNG NÊN nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.
    3.3-- VẦN GHÉP BẰNG 2 hay 3 NGUYÊN ÂM:
    Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ mà làm VẬN CĂN.
    Thí dụ: OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.
    UÂY vần với ÂY
    THÍ DỤ: IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.
    I vần với IA
    Ư vần với ƯA
    Ô vần với UA vv...
    4-- Hai tiếng ĐỒNG ÂM và ĐỒNG NGHĨA thì không vần được!!!
    Hai tiếng ĐỒNG ÂM mà KHÁC NGHĨA thì vần được!!!
    Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.
    Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và các em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ.
    Chúc tất cả vui vẻ và thành công!
    -Nhất Lang-

  6. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ===================
    THI PHAP - Phần IV
    Lục bát biến thể

    ===================
    Nội dung phần IV :
    Các biến thể của thơ Lục Bát bao gồm :
    1-Biến thể ngắt câu
    2-Biến thể đảo ngược luật ??oTứ Trắc Lục Bằng???
    3-Lục Bát thêm vào (Lb More)
    4-Lục bát Trắc vận
    5-Song Thất Lục Bát
    6-Lục bát Lập thể
    =================
    I-Lục bát biến thể ngắt câu :
    1-Tiết tấu nhanh chậm, hối thúc trong một câu thơ :
    -Một câu thơ nếu để trôi xuôi, sẽ có dạng như một dòng nước lững lờ, đều đều lặng lẽ.
    Thí dụ :
    Anh cho em một đoá hồng
    Khơi lên hy vọng trong lòng của em
    -Với thủ pháp ngắt mạch [Xin xem lại ở phần III, Thơ Lục Bát, Mỹ Từ Pháp, thủ pháp ngắt mạch], ta có thể dễ dàng thay đổi nhịp điệu của dòng chảy ấy, khiến cho nhịp thơ nhanh hơn, cuồn cuộn hơn, hối thúc hơn
    Thí dụ :
    Nụ cười, ánh mắt, hoa hồng
    Cho em, cho cả tấc lòng yêu thương
    Thí dụ khác :
    Em là hạt cải gió đưa
    Anh quen em lúc trời mưa bất ngờ
    Viết lại bằng thủ pháp ngắt mạch :
    Sấm vang, chớp giật, gió đưa
    Mây mù xe mối, hạt mưa kết tình
    -Khi muốn có một tiết tấu chậm hơn, thậm chí ngập ngừng, e dè, thủ pháp ngắt mạch cũng thường được sử dụng, kèm theo những dấu 3 chấm
    Thí dụ :
    Anh bây giờ ... còn lại ... một mình thôi
    Tóm lại :
    Chính thủ pháp ??oNgắt mạch??? đã có hiệu ứng thúc đẩy tiết tấu nhanh chậm, mạnh mẽ, hối thúc, hoặc chậm rãi, ngập ngừng ... của một bài thơ vậy
    2-Lục bát biến thể ngắt câu :
    Hai câu lục bát được ngắt mạch ra thành những câu ngắn hơn, phân biệt hoàn toàn bằng cách xuống dòng
    Các thí dụ :
    ***Biến thể [6/8] thành [3,3/8] hoặc [3,3/4,4]
    Trời trong xanh, nước trong xanh
    êm êm tiếng hát, bập bềnh thuyền con
    Đàn tơ sáo trúc nỉ non
    Thuyền ai xa bến, cô thôn mong chờ
    Viết lại thành [3,3/8] :
    Trời trong xanh,
    Nước trong xanh
    êm êm tiếng hát, bập bềnh thuyền con
    Đàn tơ sáo trúc nỉ non
    Thuyền ai xa bến, cô thôn mong chờ
    hoặc [3,3/4,4]
    Trời trong xanh,
    Nước trong xanh
    êm êm tiếng hát,
    Bập bềnh thuyền con
    Đàn tơ sáo trúc nỉ non
    Thuyền ai xa bến, cô thôn mong chờ
    ***Biến thể [6/8] thành dạng [2,2,2/8], [2,2,2/4,4] hoặc [2,2,2/3,5], [6/2,2,2,2] v.v...
    Một mai phấn nhạt hương phai
    Bình rơi, trâm gãy, bèo trôi, hoa tàn
    Viết lại thành dạng [2,2 ....]
    Một mai ...
    ... phấn nhạt
    ..........hương phai
    Bình rơi
    ........trâm gãy
    ...............bèo trôi
    .....................hoa tàn
    Tóm lại :
    Lục bát biến thể ngắt câu là một dạng lục bát mới xuất hiện khoảng 30 năm gần đây, và thường được coi như một trong các dạng Thơ tự do. Thể loại này khá hay, đặc biệt là diễn tả được tiết tấu nhanh chậm, hối thúc, hoặc ngập ngừng, chậm rãi của mạch thơ.
    ***Một hậu quả xấu :
    Khi ngắt mạch bừa bãi, tuỳ hứng, không vì một mục đích gì rõ rệt, hoặc vì không hiểu thủ thuật ngắt mạch, thì hậu quả là ta sẽ có được những bài ...???Lục bát ... tốn giấy??? (!) , cũng hay được gọi đùa là ...???Lục nồi ... lung tung??? (!)
    Thí dụ :
    Con mèo

    trèo cây cau
    Hỏi thăm
    chú chuột
    đi đâu vắng
    nhà
    [Khà khà khà ...]

  7. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Một thí dụ về Lục bát biến thể ngắt câu .
    Nguồn trích dẫn :
    Diễn đàn TTVN-Online
    Trang Thi ca
    Mục : Các bác ơi, có một bài thơ ...
    Tựa : Bất ngờ
    Tác giả : Promise
    Bất ngờ
    Bất ngờ nắng
    Bất ngờ mưa
    Bất ngờ anh đến
    Lòng chưa hỏi lòng
    Bất ngờ gió
    Bất ngờ giông
    Bất ngờ em nhớ
    Anh không lại tìm
    Kẻ quay đi
    Người trách mình
    Bất ngờ gặp gỡ
    Vô tình chia xa.
    Promise
    Thank Promise very much......

  8. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Phần IV : Lục Bát Biến Thể
    ...............................................
    II-Lục bát biến thể ??oTứ Bằng Lục Trắc???
    1-Lục bát chính thể :
    Trong phần mở đầu của Thơ Lục bát (ở phần III) ta đã biết là Lục bát chính thể luôn luôn tuân thủ luật ??oTứ Trắc Lục Bằng??? trong câu 8. (Câu 6 được tự do, linh động hơn, có thể không theo luật này)
    ***Vài thí dụ :
    Mai sau dù bao giờ
    Đốt lò hương , so phím này
    Trông ra ngọn cỏcây
    Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
    Hồn còn nặng một lời thề
    Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai
    ............................(Nguyễn Du-Kiều).......
    Nước non nặng một lời thề
    Nước đi đi mãi không về cùng non
    Nhớ lời nguyện nước thề non
    Nước đi chưa lại, non còn đứng không
    Non cao những ngóng cùng trông
    Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
    .......................(Tản Đà NKH-Thề non nước)......
    Tâu rằng :-??oCha Quát ngày xưa,
    Trước khi lâm tử dặn đinh ninh
    Chớ nên cho Quát cầm binh
    E rằng hại nước, thân mình cũng vong
    Trước làm bại hoại gia phong
    Sau làm chính sự triều trung rối bời
    Việc quân há phải việc chơi
    Xin vua xét lại, chớ vời trẻ ranh???
    ..........................(HSN-Ứng hầu Phạm Thư).....
    ***Vài thí dụ về sự linh động trong câu 6 :
    Thí dụ :
    Nước trong xanh, trời trong xanh
    êm êm tiếng hát , bập bềnh thuyền con
    Yêu nhau đi, yêu nhau đi
    Ngày mai hai đứa biệt ly ngàn đời
    Tuy vậy hình thức này không thông dụng, chỉ nên lâu lâu điểm xuyết mà thôi. Nếu lạm dụng, sẽ đánh mất sự hài hoà, thanh thoát của bài lục bát.
    2-Lục bát biến thể ??oTứ Bằng Lục Trắc???
    Thay vì ??oTứ Trắc Lục Bằng??? như truyền thống lâu đời của Thơ lục bát chính thể, nếu bây giờ ta đảo ngược luật đó thành ??oTứ Bằng Lục Trắc???, thì ta sẽ có được một thể Lục bát mới, đó là Lục bát biến thể ??oTứ Bằng Lục Trắc???.
    Chữ cuối câu 6 sẽ phải ăn vần với chữ thứ 4 của câu 8
    Lục bát biến thể loại này cũng ít khi thấy toàn bài, mà chỉ thấy thỉnh thoảng đan xen trong Lục bát chính thể mà thôi
    ***Vài thí dụ về Lục bát biến thể ??oTứ Bằng Lục Trắc???:
    Mẹ già ở với nàng dâu
    Đoạn thảm vơi sầu, con một cậy cha
    Mười phần thương mẹ ở nhà
    Chín phần thương vợ còn là thơ ngây
    ...................(Khuyết Danh-Thoại Khanh Châu Tuấn)......
    Thoắt thôi vợ nói cùng chồng
    Đặng bốn mươi đồng gặp buổi đúc chuông
    ..........................
    âu là một Thái Tử đây
    Ban cho nhà này chẳng tiếc làm chi
    ................(Khuyết Danh-Phạm Công Cúc Hoa)
    Em ta bé bỏng thơ ngây
    Ngày xưa hay đứng nhìn mây trông trời
    Môi hồng má đỏ thắm tươi
    ít nói ít cười, hay mộng hay mơ
    ông tơ làm rối mối tơ
    Một lần lỡ bước bơ vơ xứ người
    ........................(HSN-Ngàn dâu)......
    Bảy năm giao kết Đào viên
    Trong nhà chăm chỉ, ngoài thềm siêng năng
    Thạch Sanh hay lũ hay lam
    ít ngủ hay làm, dậy sớm thức khuya
    Lý gia hưng thịnh mọi bề
    Tiền muôn bạc ức đề huề hơn xưa
    ........(HSN-Thạch Sanh Lý Thông tân biên).....

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Dẫu chẳng mong chờ ai báo đáp
    Nghĩ mình xe cát cũng ngậm ngùi ........
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 06/05/2002 21:36
  9. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    THI PHAP-Phần IV
    Lục bát biến thể
    (tiếp theo)
    ----------------------------
    3-Lục bát thêm vào :
    Lục bát thêm vào (còn được gọi đùa vắn tắt là Lục bát More; chữ More nghĩa là thêm vào...) là một thể loại ??othật tưởng như đùa, đùa y như thật???, xuất phát từ Lục bát chính thể, hình thành bằng cách ??othêm vào??? mỗi câu một, hai, ba chữ nữa. Thể loại này thường thấy trong ca dao hơn cả .
    ***Thí dụ 1: Thử so sánh hai câu sau đây
    +Lục bát chính thể :
    Yêu nhau mấy núi cũng trèo
    Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
    +Lục bát biến thể ??othêm vào??? :
    Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
    Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua [7/10]
    Hoặc :
    Yêu nhau ba bốn núi cũng trèo
    Năm sáu sông cũng lội, bảy tám đèo cũng qua [7/10]
    ***Thí dụ 2 :
    +Lục bát chính thể :
    Em nhỏ thó, có duyên ngầm
    Khiến anh thương trộm nhớ thầm bấy nay
    +Lục bát biến thể ??oTứ bằng lục trắc???
    Em nhỏ thó, có duyên ngầm
    Anh phải lòng thầm đã bấy lâu nay
    +Lục bát More :
    Thấy em nhỏ thó lại có duyên ngầm
    Anh phải lòng thầm đã bấy lâu nay
    +Lục bát ngắt câu :
    Thấy em nhỏ thó
    Lại có duyên ngầm
    Anh phải lòng thầm đã bấy lâu nay
    ***Thí dụ 3 :
    +Lục bát chính thể :
    Bước ngang nhà má tôi quỳ
    Vì thương con má sá gì thân tôi
    +Lục bát More :
    Bước ngang nhà má, tay tôi xá, cẳng tôi quỳ
    Vì thương con má sá gì thân tôi
    +Lục bát More biến thể ngắt câu :
    Bước ngang nhà má
    Tay tôi xá
    Cẳng tôi quỳ
    Vì thương con má sá gì thân tôi
    Rõ ràng là nhờ ??othêm mắm dặm muối??? mà Lục bát thêm vào nghe đã tai, hay hơn hẳn Lục bát chính thống vậy
    .....................
    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
    Được sửa chữa bởi - HAN SI NGUYEN vào 09/05/2002 22:24
  10. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    Thi Pháp-Phần IV
    Lục bát biến thể (tiếp theo)
    -------------------------------------
    4-Lục bát Trắc vận
    Từ lâu, thơ Lục bát hầu như tất cả đều là vần bằng.
    Tuy vậy, vẫn có thể tìm thấy những thí dụ về Lục bát trắc vận trong kho tàng ca dao Việt Nam, đặc biệt là ca dao phương Nam.
    Nghe thì có vẻ kỳ quặc, nhưng quả thật là có thứ Lục bát vần Trắc thật :
    ***Thí dụ 1:
    +Lục bát Trắc vận :
    Môi xẻ, mũi lân, mắt lộ
    Khắp xứ này không ai ngộ bằng em
    +Lục bát More Trắc vận :
    Môi thò lõ , lỗ mũi lân, con mắt lộ
    Khắp xứ này không ai ngộ bằng em
    +Lục bát More, Ngắt câu, Trắc vận :
    Môi thò lõ
    Lỗ mũi lân
    Con mắt lộ
    Khắp xứ này, không ai ngộ bằng em
    ***Thí dụ 2 :
    +Lục bát chính thể :
    Mũi xúc xích, miệng chèm bèm
    Làng trên xóm dưới ai thèm cưới cô !
    +Lục bát Trắc vận :
    Miệng chèm bèm, mũi xúc xích
    Có thằng khùng nó rục rịch cưới cô !!!
    Tóm lại : Lục bát trắc vận tuy chỉ là ... của hiếm, và thường dùng để đùa bỡn thôi, nhưng dù sao vẫn tồn tại thể loại này trong thi ca, đặc biệt là thi ca truyền khẩu Nam bộ.
    ***Ý kiến khác : Có người cho rằng không có cái gọi là ??oLục bát trắc vận???, mà những trường hợp thí dụ nêu trên chỉ là một biến thái thêm bớt chữ của thể ??oSong thất??? mà thôi.
    Thí dụ :
    Môi miếng chèm bèm, mũi xúc xích
    Mấy thằng khùng rục rịch cưới cô !
    Nghĩ như vậy cũng có thể là đúng.
    HSN chỉ nêu ra, và không dám có ý kiến riêng.
    .....................

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần

Chia sẻ trang này