1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi Pháp

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi HAN_SI_NGUYEN_new, 12/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    THI PHAP-Phần IV
    Lục bát biến thể
    -tiếp theo-
    ------------------------
    5-Lục bát biến thể âm vận :
    ***Nhắc lại về luật Phù Trầm :
    +Trong câu 8, nếu chữ thứ 6 là Phù bình thanh (không dấu), thì chữ thứ 8 phải là Trầm bình thanh (dấu huyền)
    Thí dụ :
    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
    +Ngược lại nếu chữ thứ 6 là Trầm bình thanh (dấu huyền), thì chữ thứ 8 bắt buộc phải là Phù bình thanh (không dấu)
    Thí dụ
    Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
    ***Lục bát biến thể âm vận còn được gọi ngắn gọn là Lục bát Bút Tre, do nhà thơ Bút Tre đi tiên phong. Thể loại này có được bằng hình thức ??ophá cách??? về âm vận, trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ luật ??oPhù Trầm???.
    Cụ thể là :
    -Vẫn tuân thủ chặt chẽ luật phù trầm
    -Các âm trắc có thể linh động thay thế bằng âm bằng tương cận với nó
    ***Hiệu quả : Đạt độ trào phúng, khôi hài cao độ nếu được sử dụng một cách tinh tế, thâm thuý, hài hoà
    Đứng xa cứ tưởng ta già
    Lại gần mới biết vẫn là ... trẻ ... khô
    Mắt hi, môi sứt, mặt (hí / rỗ)
    Cô ơi tui chỉ hơn cô mấy tuồi (tuổi)
    Thuyền đi ngược, nước chảy xuôi
    Trăm năm nhớ mãi cái buôi ban đầu (buổi)
    Chồng bà mới chết hôm qua
    Vừa năn, vừa khóc, vừa xoà, vừa rên (nắn / xoa)
    Ý câu này bề ngoài là ??ovừa lăn, vừa khóc, vừa xoã tóc, vừa rên la??? vì ... thương chồng, nhưng lại bao hàm một ý ngầm ??onắn / xoa??? vừa tinh tế, vừa thâm thuý, cười người phụ nữ bị mất ... một món ... đồ chơi !!!
    ................................[Thơ dân gian-Khuyết danh]

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
  2. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    THI PHAP-Phần IV
    Lục bát biến thể
    -tiếp theo-
    -------------------------
    6-Biến thể Song Thất Lục Bát :
    ***Tổng quát :
    Trong tất cả các dạng biến thể của thơ Lục bát, có thể nói rằng chính Song Thất Lục Bát (STLB/7768) là thể loại biến thể quan trọng nhất, đã tách rời khỏi thể loại gốc, hình thành một thể thơ riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, với các đặc trưng chủ yếu như hào hùng, bi thiết, trữ tình, lãng mạn, không thua kém gì thơ Lục bát, thậm chí tính hào hùng có thể nói là hơn hẳn thơ Lục bát nữa.
    Biến thể STLB này đã có tự lâu đời trong thi ca Việt Nam, mà đỉnh cao vòi vọi của nó chính là bản dịch Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm, dịch từ nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn. (Bản dịch này gần đây có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là của Phan Huy I?Tch)
    Kể từ sau tác phẩm ấy, STLB vẫn còn xuất hiện thường xuyên trong thơ ca, đặc biệt là thường thấy trong những bài Kệ ( Kinh Phật diễn giải thành thơ), và cũng chính vì yếu tố này, mà STLB ít hiện diện trong thi ca đời thường
    Đã một thời gian dài, lâu lắm, STLB không còn được sử dụng để viết thơ trữ tình nữa. Kể ra như thế thật là đáng tiếc cho một thể loại thơ hết sức đặc sắc của thi ca VN
    ***Về bố cục :
    -STLB được viết thành từng khổ, mỗi khổ 4 câu, bao gồm 2 câu 7 chữ, một câu 6 chữ và một câu 8 chữ
    -Hai câu 7 hầu như tất cả đều được ngắt mạch 3 / 4, có thể đối nhau hoặc không đối. Tất nhiên những câu có đối nghe sẽ hay hơn. Và 3 chữ đầu trong câu 7 thường gợi nên một hình ảnh, hoặc một âm thanh để câu thơ đột nhiên trở nên sắc sảo như một nét khắc hoạ, một ấn tượng mạnh mẽ đi thẳng vào tâm hồn người đọc vậy
    -Một bài thơ STLB hay, luôn luôn có đi kèm cùng các hình thức Mỹ Từ Pháp (đã trình bày trong Phần III) như ngắt mạch, tiểu đối, đồng dạng, đảo ngữ, điệp ngữ v.v...
    ***Về cách gieo vần trong STLB , HSN xin được tóm tắt gọn như sau, để giúp các bạn trẻ nhanh chóng nắm bắt được các bí quyết của thể loại này :
    -Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).
    -Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc(T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)
    -Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)
    -Chữ cuối câu 6 vần Bằng , ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)
    -Chữ cuối câu 8 vần Bằng , lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần phải là vần Bằng, nếu không ăn vần thì vần Trắc cũng được
    ***Các thí dụ :
    1-
    Thuở trời đất // nổi cơn (B) gió bụi (T)
    Khách má hồng // nhiều nỗi (T) truân chuyên
    Xanh kia thăm thẳm từng trên
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
    Trống Trường Thành // lung lay (B) bóng nguyệt (T)
    ........................DTD-Chinh Phụ Ngâm......
    2-
    Trống Trường Thành // lung lay (B) bóng nguyệt (T)
    Khói Cam Tuyền // mờ mịt (T) thức mây
    Chín tầng gươm báu trao tay
    Nửa đêm truyền hịch, định ngày xuất chinh
    Nước thanh bình (B) // ba trăm năm cũ
    ........................DTD-Chinh Phụ Ngâm......
    3-
    Cùng trông lại // mà cùng (B) chẳng thấy (T)
    Thấy xanh xanh // những thấy (T) ngàn dâu
    Ngàn dâu xanh ngắt một màu
    Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
    ........................DTD-Chinh Phụ Ngâm......
    ***Các thí dụ bổ sung có thể tìm thấy trong topic Phá Thành Sầu 7768 của diễn đàn này.
    Chẳng hạn như :
    Đàn ai gảy // tình tang (B) đêm vắng (T)
    Vỡ can tràng // giọt đắng (T) mềm môi
    Bóng ai đã ngả nghiêng rồi
    Ta còn ngồi lại ngậm ngùi thế nhân
    .......................HSN-Phá Thành Sầu......
    ***Thơ STLB trữ tình khác với một bài Kệ ở chỗ nào ?
    Đáp : Khác ở 2 điểm chính
    1-Khác ở 3 chữ đầu trong 2 câu 7 :
    -STLB trữ tình : thường thì 3 chữ này khơi gợi nên một hình ảnh ( Mưa vần vũ // Sóng thu ba // Đò một chiếc // Đàn ai gảy // Sương giăng giăng //.....)
    -Bài kệ : Thiếu những hình ảnh trữ tình như trên.
    2-Khác ở các hình thức tu từ :
    -STLB trữ tình : dùng rất nhiều Mỹ từ pháp
    -Bài kệ : thường nôm na, đơn giản, thiếu hẳn các thủ pháp này
    Chỉ vậy thôi
    Xin chúc các bạn trẻ thành công với thể loại đầy bản sắc dân tộc này
    HSN trân trọng

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
  3. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0

    ***Một bài STLB trữ tình :
    Chút tình vấn vương
    A??To trinh nguyên vờn bay trong gió
    Gót sen hồng lối nhỏ tung tăng
    Chùm hoa tím thoáng rưng rưng
    Bâng khuâng lãng tử ngập ngừng theo em
    Vạt nắng đổ bên thềm thưa nắng
    Giọt chiều rơi thấp thoáng đường chiều
    Mộng du theo gót bé yêu
    Lung linh mộng ảo chắt chiu tình hờ
    Nón nghiêng nghiêng bài thơ dang dở
    Tóc bay bay thương quá người ơi
    Long lanh ánh mắt môi cười
    Theo em, theo cả một đời phiêu du
    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
  4. HAN_SI_NGUYEN_new

    HAN_SI_NGUYEN_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    547
    Đã được thích:
    0
    ================
    THI PHAP-Phần IV
    Lục bát biến thể
    -tiếp theo-
    ================
    7-Lục bát Lập Thể :
    -Xin vui lòng đọc đoạn này trong THI PHAP-Phần VIII - Thơ Lập Thể, sẽ được post sau. HSN
    Hết phần IV
    Vì những lý do hoàn toàn riêng tư, topic này xin được tạm ngưng một thời gian. Mong ước được các bạn thơ thông cảm. Cám ơn các bạn đã bỏ công theo dõi trong thời gian qua.
    HSN trân trọng

    Hàn Sĩ Nguyên
    ===================
    Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
    Mặc ai xa mã chốn gian trần
  5. HONG_THAT_CONG_new

    HONG_THAT_CONG_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0

    Tha lỗi cho LAMXT hỏi có hơi tò mò, tọc mạch một chút :
    Xin hỏi có phải những trang Thi Pháp này là cái mà anh em bạn bè vẫn đồn đãi là "Bát Tiên Thi Pháp" đó không hả chú Nguyên ?
    H7C - LAMXT
    -----------------------------------
    Tuý hồ lô đỏ vui bằng hữu
    Đả cẩu bổng xanh đả ác tà
  6. nsn

    nsn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Hàn Sĩ Nguyên.
    Thú thật là em không thích thi pháp cho lắm, em thích cứ viết theo cảm xúc của mình cơ, còn nó có chuẩn theo quy tắc nào hay không thì em kệ... Nhưng em rất trân trọng những gì bác đã viết trong mục này. (Báo cáo là em cũng có đọc đấy ạ... nhưng em vẫn không thích! hì, có gì bác bỏ qua cho em nhé...)
    Tình cờ em kiếm được một bài viết về ?oĐiệu trong thơ Lục bát ?o của nhà thơ Vương Trọng (cũng không tình cờ lắm đâu ạ, em in trộm từ máy của bác VT ấy chứ!), em post lên đây nhằm mục đích ủng hộ bác. Nếu bác thấy không ổn, bác cứ bảo em, em delete liền!
    Chúc bác vui vẻ và tiếp tục viết đều nhé...

    Điệu trong thơ Lục bát.
    (Vương Trọng)
    Tôi quan niệm rằng, điệu trong thơ bao gồm sự phân bố các chứ thanh bằng, thanh trắc và sự ngắt nhịp của câu thơ. Ở đây chỉ khảo sát thể thơ lục bát vần chân là thể thơ lục bát phổ biến nhất (toàn bộ Truyện Kiều và các tác phẩm lục bát khác của Nguyễn Du chỉ viết theo thể này) mà không bàn tới thể lục bát vần lưng.
    Trắc bằng trong thơ lục bát tự nhiên đến nỗi nhiều người vốn không biết chữ, không có khái niệm về trắc bằng nhưng khi ứng khẩu để hát đối đáp vẫn sáng tác ra những câu lục bát có trắc bằng rất chuẩn. Chuẩn trắc bằng trong một câu lục bát là:
    .b.t.b (câu lục)
    .b.t.b.b (câu bát)
    trong đó chữ b là ký hiệu của chữ thanh bằng, chữ t là chữ có thanh trắc, còn dấu chấm (.) là vị trí có thể dùng thanh bằng hoặc trắc. Nói cách khác, trong câu lục bát chuẩn, chữ thứ 2, thứ 6, và thứ 8 phải là thanh bằng, chữ thứ 4 là thanh trắc. Các vị trí còn lại có thể bằng hoặc trắc.
    Đại bộ phận (có thể trên 99%) thơ lục bát của chúng ta đảm bảo chuẩn này của trắc bằng, trong đó có chữ thứ 6, 8 thì đảm bảo 100% đúng vần bằng, có xê dịch chút ít là ở chữ thứ 2 và thứ 4. Nếu chữ thứ 2 không đúng thanh bằng thì đọc thường trúc trắc, chữ thứ 4 không đúng thanh trắc thì đọc thường ngang ngang, cảm giác có điều gì bất ổn.
    Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, cả 1627 câu bát tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực này, không có trường hợp ngoại lệ. Trong 1627 câu lục chỉ có 7 câu có chữ thứ 4 vần bằng, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,4%. Bẩy câu thơ đó là:
    Khi tựa gối, khi cúi đầu
    Khi khoé hạnh, khi nét ngài
    Khi gió gác, khi trăng sân
    Khi hương sớm, khi trà trưa
    Khi chè chén, khi thuốc thang
    Khi Vô Tích, khi Lâm Truy
    Khi chén rượu, khi cuộc cờ
    Còn chữ thứ hai trong câu lục có vần trắc là 21 câu, xấp xỉ 1,2%, cũng chiếm tỷ lệ khá nhỏ.
    Bây giờ, ta chuyển sang vấn đề cắt nhịp. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ có hai chữ, ví dụ như công bằng, xã hội, hạnh phúc, nhân dân, vui vẻ... Thơ lục bát là hơi thở tự nhiên của dân tộc Việt Nam (Xuân Diệu) nên hầu hết những câu thơ lục bát thường cắt nhịp hai chữ một (mà tôi gọi là cắt nhịp hai). Ví dụ:
    Trăm năm/ trong cõi/ người ta
    Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau
    Hoặc:
    Tiếng ai/ tha thiết/ bên cồn
    Bâng khuâng/ trong dạ/ bồn chồn/ bước đi
    Hầu hết các câu thơ lục bát ta có thể đọc từng nhóm hai chữ một mà không hề ảnh hưởng đến việc cảm thụ nội dung của câu thơ. Trong 1627 câu lục của Truyện Kiều thì có đến 1577 câu cắt theo nhịp hai, chỉ có 50 câu cắt theo nhịp ba tức là số câu cắt theo nhịp ba chưa chiếm đến 3% tổng số câu lục. Cần chú ý rằng, cả 21 câu lục có chữ thứ 2 là vần trắc đều được ngắt theo nhịp ba:
    Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
    Đớn đau thay/ phận đàn bà
    Nền phú hậu/ bậc tài danh
    Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
    Khi tựa gối/ khi cúi đầu
    Người nách thước/ kẻ tay đao
    Đồ tế nhuyễn/ của riêng tây
    Duyên hội ngộ/ đức cù lao
    Nước vỏ lựu/ máu mào gà
    Nước vỏ lựu/ máu mào gà
    Tin nhạn vẩn/ lá thư bài
    Khi khoé hạnh/ khi nét cười
    Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh
    Khi gió gác/ khi trăng sân
    Có cổ thụ/ có sơn hồ
    Ấy mới gan/ ấy mới tài
    Mụ quản gia/ vãi Giác Duyên
    Hết nạn nọ/ đến nạn kia
    Hại một người/ cứu muôn người
    Người một nơi/ hỏi một nơi
    Người yểu điệu/ kẻ văn chương
    Khi chén rượu/ khi cuộc cờ
    Như vậy, trong Truyện Kiều không có một câu lục nào có chữ thứ 2 là thanh trắc hoặc chữ thứ 4 là thanh bằng mà lại ngắt nhịp theo nhịp hai quen thuộc. Vì sao vậy? Vì những câu đó nếu ngắt nhịp hai thì người đọc có cảm giác ngang ngang hoặc trúc trắc. Nhà thơ Nguyễn Bính thường ngắt nhịp hai vào loại câu như thế:
    Hôm qua/ em đi/ tỉnh về
    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
    Hoặc:
    Úp mặt/ vào hai/ bàn tay
    Chị tôi ngồi khóc một ngày một đêm
    ta có cảm giác ngang, ít xuôi hơn rất nhiều so với câu của Nguyễn Du:
    Khi tựa gối/ khi cúi đầu
    Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày
    Hoặc:
    Đau đớn thay/ phận đàn bà
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
    là do hiệu quả sử dụng nhịp ba ở câu lục trong trường hợp này.
    Nhà thơ Tố Hữu là người rất tôn trọng bằng trắc của lục bát chuẩn. Khi bất đắc dĩ phải dùng thanh trắc ở chữ thứ hai và thanh bằng ở chữ thứ tư thì ông cũng áp dụng thủ pháp cắt nhịp ba của Nguyễn Du. Ví dụ:
    Ta với mình/ mình với ta
    Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
    người đọc không có cảm giác câu thơ lệch chuẩn trắc bằng.
    Như vậy, khi câu thơ đạt chuẩn về trắc bằng thì nói chung nên ngắt theo nhịp hai (cũng có thể ngắt theo nhịp ba như trong Truyện Kiều có hơn 20 trường hợp), nhưng khi câu thơ lệch chuẩn trắc bằng, muốn cho người đọc có cảm giác trôi chảy, không ngang vướng, đảm bảo nhạc điệu của câu thơ thì tốt nhất nên ngắt nhịp ba. Bài học này rút ra từ Truyện Kiều.

    _____________
    Trăng rơi rơi... trăng chơi vơi...
    Hỏi sông ơi... xin chớ trôi hờ hững
    Vết trăng nhoà...
    có tới đáy sông...?

Chia sẻ trang này