1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thi thử đại học môn Hóa

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi traitaohoangkim, 08/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa

    Để chuẩn bị tốt cho kì thi Đại Học thì các bạn học sinh cần phải nắm vững kiến thức môn Hóa và đặc biệt có kinh nghiệm trong việc làm bài. Hôm nay mình xin giới thiệu một vài bí quyết học tốt môn Hóa:
    Bài này mình xin viết những vấn đề khái quát chung nhất:
    1.Đọc hết tất cả các bài trong sách giáo khoa.
    -Sách giáo khoa là chương trình do nhà xuất bản giáo dục ấn hành vì vậy kiến thức trong sách giáo khoa là cơ bản và nền tảng cho các bạn khi đi thi. Tất cả các câu hỏi trong kì thi chỉ gói gọn trong sách giáo khoa mà thôi.
    -Các câu hỏi mới lạ đặc biệt cũng chỉ là biến thể của kiến thức sách giáo khoa vì vậy việc nắm vững kiến thức cơ bản các bạn sẽ phát triển được lối tư duy mới lạ đặc biệt.
    2.Làm hết bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập
    -Sử dụng cuốn sách bài tập và bài tập sách giáo khoa rất hữu ích vì nó bổ trợ củng cố kiến thức cơ bản, đồng thời dần nâng cao tư duy từ kiến thức sách giáo khoa.
    -Các bạn làm nhiều sẽ tìm ra nhiều phương pháp hay và mới lạ.
    3.Tìm đọc những cuốn sách về phương pháp giải Hóa
    -Các bạn muốn giải bài nhanh thì mỗi bài toán đều cần dùng đến 1 phương pháp đặc biệt để giải bài, đó là lý do vì sao tôi có thể hoàn thành bài thi đại học chỉ trong vòng 50 phút
    -Các bạn khi giải bài cũng tìm ra phương pháp mới nhưng không thể nghĩ ra tất cả các phương pháp, các cuốn sách sẽ tổng hợp các phương pháp này cho bạn mà bạn không phải cố công nghĩ ra nó.
    4. Từ chính xác đến tốc độ
    -Chính xác là rất quan trọng nhưng chính xác thôi thì chưa đủ, các bạn cần phải có tốc độ làm bài nhanh vì chỉ có 1,8 phút 1 câu.
    - Phương pháp ở đây là ban đầu bạn luyện tập độ chính xác tuyệt đối đến mức bất kì bài tập nào cũng giải được, khi bạn đạt tới trình độ này bạn cần làm thật nhiều bài tập (mình luyện tập mỗi ngày 2 đề toán 2 đề lý 2 đề Hóa trong vòng 6 tháng) để nâng cao tốc độ vì bạn sẽ quen dần với tất cả các dạng bài.
    5.Sưu tầm các bài tập mới lại trên mạng, vì internet là thứ update nhanh nhất.

    Chúng tôi Trường Học Số cam kết luôn mang điều tốt đẹp nhất tới học sinh.
    Chúng tôi đang tiến hành thi thử đại học 3 môn Toán Lý Hóa cho các em học sinh tại Hà Nội vào chủ nhật hàng tuần (gồm online và offline) mọi chi tiết liên hệ 01667297426 (gặp anh Khánh) hoặc email: parkjungbung@gmail.com
  2. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, hôm nay mình sẽ trình bày cho các bạn kĩ năng và chiến lược làm bải thi trắc nghiệm hiệu quả.

    Mỗi một giây một phút trong kì thi Đại học- Cao đẳng đều rất quan trọng. Bài viết này nhằm giúp các bạn có chiến lược đúng đắn trong khi giải bài để bạn có thể tận dụng tối đa thời gian và đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều bạn không đạt được điểm số như học lực của họ đơn giản vì họ thiếu thời gian, không thể hoàn thành hết tất cả các câu hỏi. Nguyên nhân đơn giản là họ quá tập trung vào các câu hỏi khó và không còn thời gian giải những câu hỏi khó. Như vậy thật là lãng phí vì điểm số cho các câu hỏi dễ và khó là như nhau.
    Trả lời câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó và không bỏ xót câu nào:
    + Sử dụng hệ thống đánh dấu vào đề thi của bạn.
    1. trả lời câu dễ trước câu khó sau
    2. đánh dấu "+" bên cạnh những câu có thể trả lời được nhưng tốn thời gian.
    3. đánh dấu "-" bên cạnh những câu không thể trả lời được.
    Bạn phải hành động nhanh về việc xét xem câu nào đánh dấu "+" hoặc "-". Nếu như bạn đã làm xong các câu dấu "+" thì bạn bắt đầu làm những câu dấu "-" đôi khi bạn có thể tìm ra phương pháp giải.
    + Phân tích, lựa chon phương pháp giải nhanh.
    Một bài tập có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau nhưng bạn hãy giải theo phương pháp mình nắm chắc nhất, hiểu rõ nhất.

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  3. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa

    PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG
    * AgNO3/NH3 là cách viết đầy đủ của thuốc thử Tollens, khi đề bài yêu cầu viết phương trình phản ứng hay hoàn thành dãy chuyển hóa thì phải viết dạng đầy đủ của nó là [Ag(NH3)2]OH (đối với chương trình nâng cao) hoặc AgNO3 + NH3 + H2O (đối với chương trình chuẩn).
    AgNO3 + 3NH3 + H2O = [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
    * Ag2O là cách viết đơn giản hóa bạn nên sử dụng khi làm bài tập, trong đó người ta bỏ qua môi trường NH3.
    Dưới đây tôi trình bày cả 3 cách viết phương trình phản ứng tráng gương của các hợp chất thường gặp:

    1. Phản ứng của anđehit:
    RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH ---> RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
    RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ---> RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
    RCHO + Ag2O ---> RCOOH + 2Ag
    * Trường hợp riêng của metanal:
    HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH ---> (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
    HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O ---> (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
    HCHO + 2Ag2O ---> 4Ag + CO2 + H2O
    2. Phản ứng của axit fomic :
    HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH ---> (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O
    (Môi trường phản ứng là thuốc thử Tollens có dư NH3 nên tạo muối (NH4)2CO3)
    HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O ---> (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
    HCOOH + Ag2O ---> 2Ag + CO2 + H2O
    3. Phản ứng của este của axit fomic :
    HCOOR + 2[Ag(NH3)2]OH ---> NH4OCOOR + 2Ag + 3NH3 + H2O
    HCOOR + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O ---> NH4OCOOR + 2Ag + 2NH4NO3
    HCOOR + Ag2O ---> 2Ag + CO2 + ROH
    * Glucozơ: C6H12O6 hay C5H11O5-CHO tương tự như trường hợp RCHO

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  4. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa

    MẸO ĐỂ VIẾT THỨ TỰ MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG NGUYÊN TỬ

    Trong cách viết cấu hình electron:

    - Bước 1: Viết theo phân mức năng lượng

    1s2s2p3s3p4s3d4p5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d7p (*)

    - Bước 2: Viết lại theo thứ tự lớp 1, 2, 3, 4,… và phân lớp s, p, d, f

    Ví dụ: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26)

    Bước 1: Thứ tự múc năng lượng

    1s22s22p63s23p64s23s6

    Bước 2: Cấu hình electron

    1s22s22p63s23p63s64s2

    Để viết được cấu hình electron của những nguyên tố có Z lớn thì rõ ràng việc nhớ thứ tụ mức năng lượng (*) là điều khó khăn.

    Muốn dễ nhớ, để viết đúng các mức năng lượng từ thấp đến cao ta có thể tham khảo một số cách sau:

    * Dựa vào quy tắc ziczac đơn giản của Kletkopski
    [​IMG]

    * Dựa vào sơ đồ sau:
    [​IMG]
    * Hoặc sử dụng một số câu nói vui:

    s s : son son

    p s : phấn son

    p s : phấn son

    d p s : đánh phấn son

    d p s : đánh phấn son

    f d p s : phải đánh phấn son

    f d p f : phải đánh phấn son

    Sau đó điền số thứ tự lớp lần lượt cho s (1→7), p(2→7), d(3→6), f(4→6)

    Ta được 1s2s 2p3s 3p4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p 6f

    Hoặc:

    sắn, sắn, phơi sắn, phơi sắn, đi phơi sắn, đi phơi sắn, fải đi phơi sắn, fải đi phơi sắn

    s s p s p s d p s d p s f d p s f d p f

    Bạn có cách nào khác dễ nhớ nữa không? Hãy chia sẻ với chúng tôi.

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  5. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa​


    Làm thế nào để nhớ tên điện cực?

    Anot và catot là những khái niệm chúng ta gặp khi học bài điện phân và pin điện (có trong bài văn mòn điện hóa). Nhưng ở mỗi bài, dấu của anot và catot lại bị thay đổi. Điều đó gây rất nhiều khó khăn cho người học. Để hướng dẫn cho học sinh nhớ được tên của anot (anode) và catot (catote) với dấu của chúng, giáo viên có thể dùng câu thơ sau:

    Anh là anot nhường e

    Còn em catot nhận e thôi mà

    Điện phân anh sẽ là dương

    Còn trong pin điện anh nhường cho em

    [​IMG]
    * Dựa vào câu “Anh là anot nhường e” ta suy ra ở anot luôn xảy ra quá trình nhường e (tức quá trình oxi hóa).

    Khử -ne –> OXH

    * Dựa vào câu “còn em catot nhận e thôi mà” ta suy ra ở catot luôn xảy ra quá trình nhận e (tức quá trình khử).

    OXH + ne –> khử

    * Dựa vào câu “Điện phân anh sẽ là dương” ta suy ra trong quá trình điện phân:

    - Anot là cực dương

    - Catot là cực âm

    * Dựa vào câu “còn trong pin điện anh nhường cho em” ta suy ra trong pin điện:

    - Anot là cực âm

    - Catot là cực dương

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  6. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa​


    Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm đại học môn Hóa kết quả cao

    Điểm khác biệt giữa bài thi Hóa so với các môn Toán – Lý là phần tính toán của Hóa đơn giản. Tuy nhiên môn Hóa thường phải nhớ kiến thức lý thuyết nhiều.

    Bài toán thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt 70% số câu hỏi.

    Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.

    Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: Thuyết axit-bazơ, phản ứng oxi hóa khử – thế điện cực chuẩn, thuyết điện li của phần hóa học vô cơ và đại cương, thuyết cấu tạo hóa học ở phần hữu cơ. Định luật tuần hoàn để xác định tính chất hóa học cơ bản, định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron và bảo toàn nguyên tử để giải bài tập.

    Không học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng lượng của từng phần theo phân phối số lượng câu hỏi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

    Đề thi trắc nghiệm môn Hóa học thông thường gồm ½ là câu hỏi lý thuyết và ½ là bài tập tính toán. Để làm bài tốt thì cần ôn tập đầy đủ phần lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK mà cần ôn tập đầy đủ các kiến thức chính.

    Cách tốt nhất là học sinh nên tự làm đề cương để kiểm soát phần nào còn thiếu, yếu hoặc chưa hiểu kĩ.

    Về bài toán hóa học thì việc tính toán không quá phức tạp, hầu hết đều có thể đưa về 1 phương trình hay hệ phương trình toán học đơn giản. Nắm chắc các phương pháp trung bình, phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn điện tích sẽ giúp ích rất nhiều.

    Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 89/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên là các em nên tính toán với phân số.

    So với số thí sinh dự thi thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối.

    Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại. Bài tập tính toán thì thay kết quả vào kiểm tra lại. Đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ để kiểm tra lại kết quả.

    Việc làm đề thi ĐH được chuẩn bị kĩ lưỡng, gồm nhiều giáo viên có kinh nghiệm cũng như kiến thức rất giỏi do vậy các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai. Khi giải bài tập không có đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.

    Để không bị mất bình tĩnh các em nên ôn tập thật tốt, kiến thức nắm chắc thì sẽ tự tin. Khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức về nó các em học chưa kĩ. Hãy bỏ qua và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn nhiều thời gian thì mới tập trung giải quyết sau).

    Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn Hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học chính xác; Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu nhỏ các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.

    Cuối cùng phải chú ý đến các dữ kiện đề bài để tránh nhầm lẫn. Câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một đáp án đúng duy nhất nên các bài tập xét trường hợp thì chỉ có 1 trường hợp đi tới kết quả đúng, các em xét 2 trường hợp, một đã ra kết quả thì không phải xét trường hợp còn lại.

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  7. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa​


    Bài tập áp dụng

    Cho 1,6 lít dd Cu(NO3)2 HCl làm 2 phần bằng nhau.Phần 1 điện phân với điện cực trơ I=2,5A sau 1 thời gian t thu đc 0,14 mol 1 khí duy nhất ở anot.dd sau điện phân pứ vừa đủ vs 550ml dd NaOH 0,8M thu đc 1,6 gam kết tủa.cho m gam bột Fe vào phần 2 đến khi pứ hoàn toàn thu đc 0,7m gam hh kim loại và V lít NO(spk!).tính m và V?

    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com
  8. traitaohoangkim

    traitaohoangkim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2012
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Thi thử đại học môn Hóa​


    Ancol

    Hợp chất trong phân tử chỉ có 1 loại nhóm chức, có phần trăm khối lượng cacbon, hidro lần lượt bằng 55,81% và 6,98%, còn lại là oxi.Tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 2,9655. Khi cho 4,3g X tác dụng vs Natri dư thu đc 1,12 lít khí H2 ở đktc va X hòa tan đc Cu(OH)2.tìm X
    Trường học số nơi bạn có thể trao đổi những thắc mắc thường gặp trong những kì thi đại học.
    Mạng xã hội hỏi đáp rất thân thiện và gần gũi với các em học sinh. Cam kết tốt chưa bao giờ là đủ.
    Các bạn có thể tìm đọc các tài liệu trên thư viện trường học số.
    website: http://truonghocso.com

Chia sẻ trang này