1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

thị trường cà phê HN và Trung Nguyên bây giờ ...?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Chatter-FPT ( CFFC)' bởi tungnt7804, 30/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tungnt7804

    tungnt7804 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    thị trường cà phê HN và Trung Nguyên bây giờ ...?

    1.1. tóm tắt về thị trường café : một số tên tuổi nổi tiếng của café Hà Nội như là : café Quất, café Giảng, café Nhân, café Lâm ?? hệ thống quán của Trung Nguyên tại Hà Nội nói riêng và tại miền bắc nói chung cùng với một số loại café khác của một số hãng trong nước cũng như nước ngoài . Theo như nhận định chủ quan thì có thể chia ra làm ba loại chính như sau :
    1.1.1. Café phố cổ Hà Nội : Café phố cổ là là phong cách café tồn tại lâu đời nhất tai Hà Nội. Nhưng trên thực tế thì điều này không đáng ngại bởi họ cung không toan tính nhiều cho lắm về phát triển thương hiệu của mình rộng khắp thị trường mà họ dựa vào uy tín đã có từ lâu của mình tại Hà Nội và họ chú ý tới ?ongười Hà Nội? những người đã gắn bó với họ từ nhiều năm nay nhưng đặc biệt là họ không nhằm thu hút giới trẻ Hà Nội ?" bởi đơn dản giới trẻ Hà Nội không phù hợp với phong cách quá trầm lắng của café Hà Nội ?" Nhưng những năm gần đây chất lượng cũng phập phù bữa đực bữa cái có mẻ rang rất ngon có mẻ rang rất lợt (bởi café phố cổ được rang và pha thủ công và thường chỉ có ở những hàng bán cà phê xay gia truyền) nhưng chính họ lại đánh mất đi bản sắc riêng của họ là ?ophố cổ? mà thay vào đó là những tòa nhà 4, 5 tầng. Café không còn là điểm mạnh của họ thay vào đó lại là trà lipton, dimalt hay quality café từng là thế mạnh nay đã trỏ thành thứ yếu (không tin cứ thử lên hàng Hành để biết thế nào là ?obiết uống café Nhân? Nhân giờ nhạt nheo quá. Nhân giờ may chỉ còn ?ovỏ? là một tòa nhà to tướng duy chỉ còn có Quất vẫn giữ được ít nhiều bản sắc dù đã có khá nhiều thay đổi nhưng họ vẫn có thói quen ?ongồi lê đôi mách, đầu đường xó chợ ? khách hành của họ vẫn ngồi trên những chiếc ghế gỗ nhỏ nhỏ xinh xinh trên vỉa hè của đường Trấn Vũ ) cho nên Trung Nguyên xâm nhập và phát triển mạnh mẽ là điều dễ hiểu bởi :
    1.1.2. Hệ thống của Trung Nguyên : Đối tượng mà họ hướng tới là giới trẻ Hà Nội có cá tính hơn, mạnh mẽ hơn và đang hòa mình vào kỷ nguyên mới đầy sự năng động và sáng tạo. Họ không chỉ ham chơi, ham vui mà họ còn dành nhiều thời gian vào nhưng công việc mà họ thực sự yêu thích và tâm huyết. Trung Nguyên đã nắm bắt và thành công trong việc tung ra thị trừơng hàng loạt quán mang phong cách trẻ trung điều đó đã khiến họ thành công trên thị trường Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung nhưng Trung Nguyên lại chú trọng quá nhiều vào việc phát triển chiều rông của thương hiệu mà quên đi chiều sâu không thay đổi về phong cách của cửa hàng, mẫu mã bàn ghế vv cho nên dần dần họ cũng mất đi ưu thế độc tôn của mình điều này đã làm cho tốc độ phát triển của Trung Nguyên chững lại trong thời gian gần đây tại thị trường Hà Nội cũng như trên toàn quốc để khắc phuc điều này họ đã đâu tư hàng tỷ VND tiến hành thay đổi hình ảnh và logo của mình bằng cách cải tổ lại hệ thống bằng những chuỗi quán nhượng quyền khiến các chủ quán phải tự thay đổi phong cách quán của mình nhằm thu hút lượng khách nội địa nhiều hơn nữa nhưng theo đánh giá chủ quan thì dường như họ không làm được gì nhiều ?" đơn giản là họ không phải là người họa sỹ tài hoa, họ thiếu mất một cái đầu thủ lĩnh trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới phong cách của hệ thống quán. Họ không định hướng và tư vấn cho các quán trực thuộc mang phong cách như nào cho đến khi không kiểm soát nổi thì họ tiến hành nhượng quyền. Vậy nhượng quyền là gì ? Nhượng quyền là mạnh ai nấy làm ai có nhiều đầu tư nhiều ai có ít đầu tư ít ai không có thì bán lại quán không bán quán thì phá sản là cùng chấm hết. Ông chủ lớn (Trung Nguyên) đã là người họa sỹ không tài hoa thì những ông chủ con(chủ nhân của những quán nhượng quyền) cũng chỉ là thằng chuyên vẽ nhái hàng trăm những chú cừu vô tính (cả đen cả bóng) ?okhơi dậy nguồn cảm hứng? mọc lên như nấm sau mưa nhưng kết quả đem lại là gì ? phải chăng lại là cái máng lợn trong chuyện ?o Ông lão Trung Nguyên và hệ thống nhượng quyền? các quán mới mở ra giống nhau như những chú cừu vô tính từ cái gạt tàn cho đến cái tách café => thương thay cho cái nhóm ?ocafé sáng tạo? của Trung Nguyên sáng tạo bằng cách tung tiền ra mà chẳng mang lại kết quả nào đáng kể ngoài mở rộng thêm về bề rộng thương hiệu cái mà họ đã có từ 2 năm trước => đến nước này thì Trung Nguyên nên rủ người nông dân làm nghèo hơn làm giàu - bên cạnh đó lại là những loại café mới như :
    1.1.3. Một số loại café khác tại thị trường Hà Nội : Nescafé, Maccoffee, Hightlands, Vinacoffee, Phúc ban mê, Mêhyco, Quang Hà. Dễ dàng nhận thấy Nescafé, Maccoffee, Vinacoffee đều là những loại café tan có chỉ lưu hành trên thị trường phổ thông ?" nhanh ?" gon ?" thuận tiện và các hãng này chỉ cạnh tranh với nhau. Riêng có Vinacoffee là mới tung ra thị trường hai loại café bột pha phin nhưng vẫn chưa giành được ưu thế của một doanh nghiệp chế biến café lớn. bởi hương vị không hài hòa Arabica vối thì quá chua (uống có cảm giác như café pha chanh) còn Robusta trè thì quá đắng (uống lại không khác nuốt nhầm kẹo đắng). Còn Phúc ban mê, Mêhyco, Quang Hà cũng chưa có nhiều đột phá băng chứng là họ chưa có bất cứ 1 cửa hàng chính thức tại Hà Nội mà chỉ là những hộ kinh doanh đơn lẻ nhập hàng để bán. Nhưng đáng quan tâm lại là Hightlands và Starbean. Hightlands xâm nhập thị trường VN dưới ?otrướng? vủa Cty Việt Thái quốc tế nhưng họ coi thị trường chính là TP HCM còn tại miền bắc chỉ mở 1 vài quán tại những địa điểm đẹp nhằm quảng bá thương hiệu là chính (có dịp cứ lên hồ tây biết liền à) cho nên khách hàng của họ thường là giới ?owúy stộc trẻ của Hà Nội? và giá đồ uống cũng phải tương xứng với nhưng chiếc @ hay Dylan mà họ đi .Còn với Starbean (một hãng mới chuẩn bị xâm nhập vào VN ) thì họ coi thị trường chính sẽ là Hà Nội rồi mới xâm nhập thị trường SG là thời điểm chín nhất cho những thương hiệu chưa có tiếng tăm xâm nhập Hà Nội bởi nếu chậm hơn chút nữa thì môi trường cạnh tranh sẽ rất khốc liệt và tỷ lệ thành công sẽ không cao bởi họ có thể tung vốn đầu tư rất lớn để tạo uy tín ban đầu và như vậy cũng sẽ khó khăn
    MONG CÁC BÁC CHO EM Ý KIẾN THỊ TRƯỜNG CAFÉ HN CÓ ĐÚNG NHƯ NÀY KHÔNG ???
  2. smsGateway

    smsGateway Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Về thị trường (thị hiếu thì đúng hơn) cafe ở HN và TP HCM tuy gần giống nhau nhưng cũng có những điểm khác biệt. Tuy rằng cafe phố cổ bây giờ không còn giữ được cái hồn xưa nhường đất cho những thương hiệu cafe mới nhưng vẫn còn đó những dư âm của nó. Cafe Trung Nguyên bây giờ không còn được như xưa (cách đây 3 năm) nhưng nói chung vẫn còn hơn được một số loại cafe khác. Hightlands cafe thì theo phong cách phương Tây, chỉ uống để giải khác, không thể hiện được cái hay của cafe. Và khách hàng của Hightlands phần lớn là để khoe hàng với nhau mà thôi. Còn các loại cafe khác thì không đáng được bàn!!!
    Nhìn lại các hàng cafe ở Hà Nội và TP HCM thì mới thấy rõ một điều là những người đến uống cafe bây giờ phần lớn là những người trẻ và rất trẻ. Nhưng phong cách cafe không còn được chuộng mấy, họ chỉ quan tâm là uống ở hàng nào thì được coi là "sành điệu" và do đó các bar cafe rất đông những khách loại này. Cuối cùng, vẫn xin nhường sự ưu ái cho cafe phố cổ và Trung Nguyên chính hiệu. Mặc dù bây giờ không được như xưa, nhưng vẫn được xếp trên hàng của các loại khác !
  3. cafe_sua_da

    cafe_sua_da Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ha`! Thấy cái chủ đề cũng hay hay . Cafe Hà nội à ? Giới trẻ bây giờ đến quán cafe đâu phải để uống cafe. Họ chỉ đến những nơi nào nhộn nhịp , nhạc sôi động , nhiều em xinh tươi ( giống như ý kiến của SMS gọi là "sành điệu" ) để khoe nhiều thứ , chính vì thế chủ quán cũng đâu cần chú ý đến chất lượng của ly cafe . Có nhạt nhẽo thì cũng vẫn có "khứa" miễn sao là nhac phải thịnh hành , phong cách trang trí nội thất bắt mắt , có vài em phục vu " ngon ngon " thế là OK , đấy là quan điểm của cafe .
    Giờ đâu còn những quán cafe theo đúng nghĩa của nó .Cafe nhớ ngày trước cafe lên Đà Lạt ngồi trong 1 quán cafe vào một buổi chiều mưa lất phất bay , thời tiết hơi se se lạnh bên cạnh là 1 ly cafe bốc khói ( chỉ là cafe Bảo Lộc thôi đấy nhé ) , lắng nghe những ca khúc từng nổi tiếng 1 thời như Dư Âm , Chiều ... rồi những ca khúc của nhạc sỹ họ Trịnh vừa uống vừa suy ngẫm . Đấy mới là phong cách uống cafe chứ .
    Giờ chắc tìm lòi mắt cũng chẳng được cái quán nào như thế đâu .
    Tìm về một thời kỷ niệm đã xa .
  4. 27101980

    27101980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chú này uống cafe kiểu nghiêm trọng quá, cháu choáng.
  5. lionqueen

    lionqueen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2001
    Bài viết:
    1.599
    Đã được thích:
    0
    đâu chỉ có cafe Quất còn cafe Năng, cafe Giảng... vẫn như xưa, có thay đổi gì nhiều đầu.
    Không phải lúc nào uông ly cafe cũng fải chui vào 1 cái nhà cổ lụp xụp, chật trội. Đôi lúc muốn thoải mái, thay đổi không khí thì uống cafe ở những chỗ như Highland cafe thì có gì là ko tốt. Tớ thì tớ rất khoái cách chọn địa điểm, cách bố trí quán của Highland cafe. Tớ chưa uống HL cafe trong Sg lần nào, như ở Hn, HL đầu tiên hình như là ở Hồ Gươm, 1 chỗ là cafe Âu Lạc cũ- nằm sát hồ, rất thoáng mát, tầm nhìn đẹp. Chỗ còn lại là bên kia đường (hơi lệch 1 chút) trên tầng 6 thì fải. Nhưng có 1 điều rất hay là nó ko mang đặc trưng của cafe Sg- có nghĩa là đóng kín cửa, bật điều hoà ko khí. Không gian mở, có tầm nhìn hợp với khí hậu Hn. Một không gian đẹp, một vị trí đẹp thì giá cả tất nhiên ko thể rẻ đc, ko nên thiển cận suy nghĩ "sành điệu", "khoe hàng" như vậy.
    M@

Chia sẻ trang này