1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam 2,3 tỷ USD nhưng doanh nghiệp trong nước chỉ được hưởng 10% thị phần

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi toi239, 22/04/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. toi239

    toi239 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2015
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Nếu so sánh trên toàn thế giới thì, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam sở hữu quy mô tương đối nhỏ, nhưng đang phát triển nhanh chóng.

    Dân số thuộc tầng lớp trung lưu Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 33 triệu vào năm 2020. Năm nay, theo dữ liệu từ Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường mang tính toàn cầu có trụ sở tại London thông báo thì thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD.

    Hiện tại, các thương hiệu nước ngoài đang chiếm đến trên 90% thị phần trên thị trường mỹ phẩm của Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng đầu, đây là nhà cung cấp hàng đầu trong khu vực châu Á. Âm nhạc, thời trang và nội dung phim điện ảnh, phim truyền hình Hàn Quốc là cực kỳ phổ biến trên khắp châu Á. Việc xuất khẩu văn hóa thành công khiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực mỹ phẩm của họ là dễ hiểu, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc 2015 đã cắt giảm thuế quan giữa hai nước. Cùng với đó là sự gia tăng không ngừng của các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, phương pháp làm đẹp, liệu pháp và các chế phẩm chống lão hóa. Chính vì vậy mà các Thương nhân Việt Nam hầu như đều nhập khẩu các Mỹ phẩm từ nước ngoài về để kinh doanh,bày bán trong các Trung tâm Thương mại. Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý rằng khi muốn nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài vào để kinh doanh thì điều cơ bản mà bạn cần biết bắt buộc phải tiến hành Công bố mỹ phẩm với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

    Theo số liệu do Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thì Hàn Quốc là quốc gia chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh số bán mỹ phẩm ngoại tại Việt Nam với 30% thị phần. EU đứng ở vị trí thứ hai với 23%, tiếp theo là Nhật Bản (17%), Thái Lan (13%) và Mỹ (10%), các quốc gia còn lại đóng góp 7%.

    Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, sự đầu tư của người tiêu dùng Việt Nam dành cho mỹ phẩm là chưa nhiều, bình quân chỉ vào khoảng 4 USD một người/ năm, trong khi Thái Lan lên tới 20 USD. Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này.

    Các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay, với 10% thị phần, chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận (90% các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam là đại lý phân phối của các nhà mỹ phẩm nước ngoài). Hầu như các mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại ở Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành sản xuất mỹ phẩm để kinh doanh trong nước để chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng thì việc công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước với Cơ quan nhà nước là điều cần thiết. Nếu bạn là người tiêu dùng thì chắc chắn bạn sẽ tin tưởng chọn lựa sản phẩm đã công bố thay vì sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành phải không nào?

    Dẫn chứng qua một số Công ty như: Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, Công ty có kênh phân phối chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các khu chợ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 500.000 chai nước hoa, giá trung bình 60.000 đồng một chai 50ml. Ngoài ra, lượng xuất khẩu qua Campuchia, Lào, Thái Lan... chiếm 40% doanh thu. Tuy nhiên, cho đến nay thương hiệu nước hoa của công ty này vẫn chưa có mặt được tại các trung tâm thương mại, đây chính là một bất lợi, đặc biệt là với dòng sản phẩm làm đẹp. Tương tự, Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo - Thorakao cũng cho biết những năm gần đây tăng trưởng của Thorakao tại thị trường trong nước là 30%, song thị trường xuất khẩu nước ngoài vẫn là chủ lực.

    Chúng ta có thể đưa ra một vài những nguyên nhân dẫn đến sự cản trở nói trên như sau:

    Thứ nhất, Hầu như các doanh nhiệp kinh doanh Mỹ phẩm tại Việt Nam chỉ tập trung vào chất lượng mà thiếu sự quan tâm đến bao bì, mẫu mã, PR thương hiệu, mỹ phẩm Việt đã bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

    Thứ hai, một số nhãn hàng xác định thị trường trọng điểm là xuất khẩu chứ không phải trong nước nên họ không chi mạnh cho quảng bá tại Việt Nam. Khâu quảng cáo mỹ phẩm không mạnh, chính vì vậy mà người tiêu dùng không biết đến tên của các sản phẩm chất lượng trong nước. Tên các nhãn hàng và sản phẩm mỹ phẩm Việt hầu như còn khá là xa lạ với người tiêu dùng vì chưa có đầu tư vào quảng cáo, quảng bá thương hiệu rộng rãi.

    Một trong những nguyên nhân nữa đó là, đối với người dùng, đặc biệt là phụ nữ, mỹ phẩm còn thể hiện phong cách, đẳng cấp của họ. Nhưng mỹ phẩm Việt lại chưa làm được đó, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường, chất lượng sản phẩm nội địa cũng chưa được đồng đều và đồng bộ giữa đồ trang điểm và mặt hàng chăm sóc da.

    Việt Nam hầu như chỉ thực hiện pha chế và bán hàng. Trong đó khâu quyết định là chiến lược quảng bá thương hiệu thì lại không được chú trọng đầu tư và làm triệt để.

    Những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần, vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.
  2. baongoc0912

    baongoc0912 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2018
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    1
    Mình thường lựa chọn các sản phẩm thực sự tốt cho da và cơ thể như loại collagen uống nhật Menard vậy, sử dụng qua rồi thấy ok vô cùng luôn, với lại collagen có khá nhiều dạng bạn có thể lựa chọn loại mà mình thích để sử dụng. Đừng quên nên chọn các sản phẩm có thương hiệu để mua nhé.

Chia sẻ trang này