1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thích đọc sách, truyện

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi phaohoa, 17/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. so_khanh_

    so_khanh_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Tôi thích đọc "Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" với lại ... hí hí ... chuyện của tác giả Kinh bích Lịch
  2. gamly

    gamly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Ruồi Trâu" từ thủa xa xửa xa xưa và giờ vẫn thích.Hôm rùi bất ngờ được tặng 2 quyển "Ruồi Trâu" , lúc đầu nghĩ là mình đọc rồi , và ước ao biến một quyển "Ruồi Trâu" thành một quyển khác.Thế nhưng có lúc ngẫu hững lật lại thì hoá ra là cùng một tác phẩm nhưng có 2 bản dịch khác nhau , của2 nhà xuất bản khác nhau.Thế là hăm hở đọc.Nhưng rồi thất vọng thấy quyển dịch sau chán và thô hơn quyển trước.Ai đời cái đoạn thư Ruồi Trâu viết cho Giêma hay thế , hay nhất là "Tôi yêu Giêma từ khi Giêma còn là một cô bé xấu xí....."lời dịch chân thành , đằm thắm thế mà dịch kiểu khác là ''''tôi yêu Giêma từ khi Giêma là cô bé không được đẹp...''''thì nó thế nào ấy.
    Sau đó nghĩ lại thì có khi mình mới đọc caí bản dịch ra tiếng việt mà thôi.Có khi bản dịchsau tuy không hay bằng nhưng sát nghĩa hơn thì sao?
    Rùi tự nhiên có cái mơ ước giá như mình có thể đọc "Ruồi Trâu'''' nguyên bản thì hay biết mấy.Nóira mới nhớ cái dự định này có từ lâu lắm.,từ hồi đọc "Những người khốn khổ" và hùng hục đi học lại tiếng pháp (cái môn mà mình kinh hãi nhất khi cô giáo kiểm tra bài năm cấp 2).........
    Được gamly sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 27/04/2004
  3. gamly

    gamly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Ruồi Trâu" từ thủa xa xửa xa xưa và giờ vẫn thích.Hôm rùi bất ngờ được tặng 2 quyển "Ruồi Trâu" , lúc đầu nghĩ là mình đọc rồi , và ước ao biến một quyển "Ruồi Trâu" thành một quyển khác.Thế nhưng có lúc ngẫu hững lật lại thì hoá ra là cùng một tác phẩm nhưng có 2 bản dịch khác nhau , của2 nhà xuất bản khác nhau.Thế là hăm hở đọc.Nhưng rồi thất vọng thấy quyển dịch sau chán và thô hơn quyển trước.Ai đời cái đoạn thư Ruồi Trâu viết cho Giêma hay thế , hay nhất là "Tôi yêu Giêma từ khi Giêma còn là một cô bé xấu xí....."lời dịch chân thành , đằm thắm thế mà dịch kiểu khác là ''''tôi yêu Giêma từ khi Giêma là cô bé không được đẹp...''''thì nó thế nào ấy.
    Sau đó nghĩ lại thì có khi mình mới đọc caí bản dịch ra tiếng việt mà thôi.Có khi bản dịchsau tuy không hay bằng nhưng sát nghĩa hơn thì sao?
    Rùi tự nhiên có cái mơ ước giá như mình có thể đọc "Ruồi Trâu'''' nguyên bản thì hay biết mấy.Nóira mới nhớ cái dự định này có từ lâu lắm.,từ hồi đọc "Những người khốn khổ" và hùng hục đi học lại tiếng pháp (cái môn mà mình kinh hãi nhất khi cô giáo kiểm tra bài năm cấp 2).........
    Được gamly sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 27/04/2004
  4. babycat2910

    babycat2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
  5. babycat2910

    babycat2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
  6. babycat2910

    babycat2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cobra
    Lần đầu tiên mình vào topic này và thấy cũng thú vị
    Bạn hỏi ko ai đọc tiểu thuyết cổ điển Nga hả? Bây giờ thì yên tâm nhé, có mình đây.
    Mình thử bổ sung với các bạn những truyện mình đã đọc cách đây ít nhất là 5-7 năm rồi (cho nên không nhớ rõ tác giả lắm)
    Truyện của Nga:
    -Tuổi 17
    -17 khoảnh khắc mùa xuân,
    -Bác sĩ Zivaghô
    -Tiếng gọi vĩnh cửu
    -Chuyện núi đồi và thảo nguyên
    -Đaghextan của tôi
    -Các truyện của Aimatốp: cây phong non trùm khăn đỏ, Giammilia, người thầy đầu tiên..
    -Truyện ngắn của pautôxpki: lẵng quả thông, bông hồng vàng, bình minh mưa...
    -bà mẹ
    -Thép đã tôi thế đấy
    Truyện của Thổ nhĩ kỳ:
    -truyện cười của Azit nêxin
    -Đức mẹ măc áo choàng lông
    -Ma quỷ trong lòng ta
    truyện của Pháp:
    -Tác giả Francois sagan : buồn ơi chào mi và vài truyện ngắn
    -tác giả A.Duyma: nữ bá tước De Monsero, chuỗi hạt của hoàng hậu...
    -Tình sử Angiêlic
    -tác giả guy de maupasan: Ông bạn đẹp, viên mỡ bò, miếng da lừa
    -Banzac: Ơgieni grăngđê
    -Hiệu hạnh phúc các bà
    -Bà bôvary
    -Tiền là
    -Bức hoạ Maja khoả thân( ko biết có phải của Tây ban nha ko?)
    Truyện của Stêphan Svai(Áo): Khát vọng đổi đời, Bức thư của ng` đàn bà không quen, 24 giờ trong đời 1 ng` đàn bà...
    Truyện của Nhật bản: Đèn không hắt bóng (rất hay)
    Truyện của Anh:
    -các truyện của agatha: chuyến tàu 16h50, giờ G, cú vọ và đàn diều hâu, tận cùng là cái chết, án mạng dêm cuối năm, ngày hội quả bí, cánh cửa định mệnh...
    -Truyện ngắn của sumerset maughum
    Truyện của Mỹ:
    -các truyện của J.H.Chase: Những que diêm bí ẩn, vụ giết ng` bí ẩn, trả giá cho một đêm vui...
    - ông trùm cuối cùng, xixin miền đất dữ...
    -Năm cô gái phi trường
    -Ng` giàu ng` nghèo
    Truyện của Đức;
    -Ba ng` bạn
    Hehe, mình sẽ tiếp tục liệt kê và bình luận sau nhé
    Ở đây có vẻ không ai đọc tiểu thuyết cổ điển của Nga nhỉ. Tôi thích nhất tiểu thuyết cổ điển của Nga vì thấy nó rất gần gũi với người VN. Các bạn nào thích dạng tiểu thuyết lãng mạn cổ điển của Nga thì có thể dừng chân tại 3 tiểu thuyết dưới đây.
    1. Chiến tranh và hoà bình
    2. Anna Kênrinia.
    3. Con đường đau khổ.
    Ngoài ra có thể đọc bộ truyện ngắn của Pautôpxki cũng rất hay. Tiểu thuyết Nga còn khá nhiều bộ đồ sộ khác nhưng tôi vẫn thích nhất 3 bộ trên.
    Về tiểu thuyết Pháp các bạn có thể đọc các bộ sau :
    1. Đỏ và đen (đọc hơi đau đầu)
    2. Ba chàng lính ngự lâm (dạng chuyện này tôi không thích lắm)
    3. Bá tước Môngtơcritxtô (có thể viết nhầm tên Bá tước ).
    4. Trà hoa nữ (đọc buồn không chịu được) , quyển này của Duyma con, hình như Duyma con cũng chỉ viết được quyển này là đọc được nhất.
    5. Lão hà tiện (đọc funny fết).
    Và dĩ nhiên không thể bỏ qua "Những người khốn khổ". Thật ra đọc tiểu thuyết Pháp tôi không thấy thích bằng tiểu thuyết Nga, có vẻ như đọc tiểu thuyết Pháp có tính hiện thực châm biếm hơn, còn tiểu thuyết Nga thì lãng mạn hơn chăng .
    Về tiểu thuyết Mỹ thì dĩ nhiên đầu bảng phải là
    1. Cuốn theo chiều gió,
    2. Bố già, quyển này tuyệt vời, nó dạy mình khá nhiều thứ
    tiếp theo tôi hay đọc truyện của Heimingway. Truyện của ông theo tôi nên đọc:
    3. Chuông nguyện hồn anh, truyện này được dựng phim rồi, diễn viên đẹp kinh khủng - Ingrid Bergman
    4. Giã từ vũ khí
    dĩ nhiên không kể chuyện "Ông già và biển cả", trong mấy quyển của Heimingway tôi thích nhất quyển Chuông nguyện hồn anh.
    Về truyện hiện đại của Mỹ thì truyện của Sidney Sheldon kiểu như truyện mỳ ăn liền thôi (sorry các bạn hâm mộ Sidney Sheldon ), đọc quyển đầu thấy hay, các quyển sau hầu hết dập khuôn, tuy nhiên lúc nào hết cái để đọc thì lôi ra giải trí cũng được. Nếu thích đọc tiểu thuyết hiện đại Mỹ thì nên đọc Stephen King còn hay hơn.
    Tiểu thuyết Anh thì nên đọc mấy quyển của chị em nhà Brônti, hehehe, không hiểu hồi nhỏ đọc mấy quyển của chị em nhà này thấy rất sợ như Jên Erơ, Đồi gió hú...Ngoài ra đọc truyện Slôckhôm (viết không đúng từ, sorry) cũng tạm được. Nói chung tiểu thuyết Anh tôi ít đọc vì không thấy thích lắm.
    Còn hai quyển truyện của Ba Lan đọc cũng tuyệt vời hay mà các bạn rất nên đọc là :
    1. Con hủi
    2. Trên sa mạc và trong rừng thẳm (truyện cho tuổi 14-15).
    Về truyện của VN thì đọc nhiều lắm, có lẽ chẳng quyển gì chưa đọc. Tuy nhiên có hai quyển tôi xếp đầu bảng lại chưa thấy ai nói tới là :
    1. Nỗi buồn chiến tranh (hay tên khác là Thân Phận Tình Yêu) của Bảo Ninh. Đây là một trong những tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc nói về cái ác liệt đến mức ghê rợn của chiến tranh. Quyển "Ăn mày dĩ vãng" của Chu Lai cũng được nhưng không hay bằng quyển này.
    2. Bến không chồng.
    Ngoài ra có thể kể đến quyển "Mảnh đất lắm người nhiều ma".
    Về truyện Tàu thì chắc cũng đọc hết tất cả các bộ kiểu chuyên Chương Hồi , tuy nhiên khoái nhất vẫn là Tam Quốc, ngày xưa còn nhớ Tam Quốc ra 8 quyển, đọc đến quyển 6 thấy Quan Công chết, thế là không muốn đọc nữa .
    Đó là ngày xưa thích đọc truyện như thế. Bây giờ thì chẳng thích đọc nữa (hoặc có thể không có thời gian), thời gian rỗi bây giờ xem phim bắn nhau cho nhanh, xem xong chẳng suy nghĩ quái gì, không như đọc truyện . Nhưng dù sao cũng xin em Phaohoa một chân trong cái Topic này.
    [/quote]
  7. babycat2910

    babycat2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Cobra
    Lần đầu tiên mình vào topic này và thấy cũng thú vị
    Bạn hỏi ko ai đọc tiểu thuyết cổ điển Nga hả? Bây giờ thì yên tâm nhé, có mình đây.
    Mình thử bổ sung với các bạn những truyện mình đã đọc cách đây ít nhất là 5-7 năm rồi (cho nên không nhớ rõ tác giả lắm)
    Truyện của Nga:
    -Tuổi 17
    -17 khoảnh khắc mùa xuân,
    -Bác sĩ Zivaghô
    -Tiếng gọi vĩnh cửu
    -Chuyện núi đồi và thảo nguyên
    -Đaghextan của tôi
    -Các truyện của Aimatốp: cây phong non trùm khăn đỏ, Giammilia, người thầy đầu tiên..
    -Truyện ngắn của pautôxpki: lẵng quả thông, bông hồng vàng, bình minh mưa...
    -bà mẹ
    -Thép đã tôi thế đấy
    Truyện của Thổ nhĩ kỳ:
    -truyện cười của Azit nêxin
    -Đức mẹ măc áo choàng lông
    -Ma quỷ trong lòng ta
    truyện của Pháp:
    -Tác giả Francois sagan : buồn ơi chào mi và vài truyện ngắn
    -tác giả A.Duyma: nữ bá tước De Monsero, chuỗi hạt của hoàng hậu...
    -Tình sử Angiêlic
    -tác giả guy de maupasan: Ông bạn đẹp, viên mỡ bò, miếng da lừa
    -Banzac: Ơgieni grăngđê
    -Hiệu hạnh phúc các bà
    -Bà bôvary
    -Tiền là
    -Bức hoạ Maja khoả thân( ko biết có phải của Tây ban nha ko?)
    Truyện của Stêphan Svai(Áo): Khát vọng đổi đời, Bức thư của ng` đàn bà không quen, 24 giờ trong đời 1 ng` đàn bà...
    Truyện của Nhật bản: Đèn không hắt bóng (rất hay)
    Truyện của Anh:
    -các truyện của agatha: chuyến tàu 16h50, giờ G, cú vọ và đàn diều hâu, tận cùng là cái chết, án mạng dêm cuối năm, ngày hội quả bí, cánh cửa định mệnh...
    -Truyện ngắn của sumerset maughum
    Truyện của Mỹ:
    -các truyện của J.H.Chase: Những que diêm bí ẩn, vụ giết ng` bí ẩn, trả giá cho một đêm vui...
    - ông trùm cuối cùng, xixin miền đất dữ...
    -Năm cô gái phi trường
    -Ng` giàu ng` nghèo
    Truyện của Đức;
    -Ba ng` bạn
    Hehe, mình sẽ tiếp tục liệt kê và bình luận sau nhé
    Ở đây có vẻ không ai đọc tiểu thuyết cổ điển của Nga nhỉ. Tôi thích nhất tiểu thuyết cổ điển của Nga vì thấy nó rất gần gũi với người VN. Các bạn nào thích dạng tiểu thuyết lãng mạn cổ điển của Nga thì có thể dừng chân tại 3 tiểu thuyết dưới đây.
    1. Chiến tranh và hoà bình
    2. Anna Kênrinia.
    3. Con đường đau khổ.
    Ngoài ra có thể đọc bộ truyện ngắn của Pautôpxki cũng rất hay. Tiểu thuyết Nga còn khá nhiều bộ đồ sộ khác nhưng tôi vẫn thích nhất 3 bộ trên.
    Về tiểu thuyết Pháp các bạn có thể đọc các bộ sau :
    1. Đỏ và đen (đọc hơi đau đầu)
    2. Ba chàng lính ngự lâm (dạng chuyện này tôi không thích lắm)
    3. Bá tước Môngtơcritxtô (có thể viết nhầm tên Bá tước ).
    4. Trà hoa nữ (đọc buồn không chịu được) , quyển này của Duyma con, hình như Duyma con cũng chỉ viết được quyển này là đọc được nhất.
    5. Lão hà tiện (đọc funny fết).
    Và dĩ nhiên không thể bỏ qua "Những người khốn khổ". Thật ra đọc tiểu thuyết Pháp tôi không thấy thích bằng tiểu thuyết Nga, có vẻ như đọc tiểu thuyết Pháp có tính hiện thực châm biếm hơn, còn tiểu thuyết Nga thì lãng mạn hơn chăng .
    Về tiểu thuyết Mỹ thì dĩ nhiên đầu bảng phải là
    1. Cuốn theo chiều gió,
    2. Bố già, quyển này tuyệt vời, nó dạy mình khá nhiều thứ
    tiếp theo tôi hay đọc truyện của Heimingway. Truyện của ông theo tôi nên đọc:
    3. Chuông nguyện hồn anh, truyện này được dựng phim rồi, diễn viên đẹp kinh khủng - Ingrid Bergman
    4. Giã từ vũ khí
    dĩ nhiên không kể chuyện "Ông già và biển cả", trong mấy quyển của Heimingway tôi thích nhất quyển Chuông nguyện hồn anh.
    Về truyện hiện đại của Mỹ thì truyện của Sidney Sheldon kiểu như truyện mỳ ăn liền thôi (sorry các bạn hâm mộ Sidney Sheldon ), đọc quyển đầu thấy hay, các quyển sau hầu hết dập khuôn, tuy nhiên lúc nào hết cái để đọc thì lôi ra giải trí cũng được. Nếu thích đọc tiểu thuyết hiện đại Mỹ thì nên đọc Stephen King còn hay hơn.
    Tiểu thuyết Anh thì nên đọc mấy quyển của chị em nhà Brônti, hehehe, không hiểu hồi nhỏ đọc mấy quyển của chị em nhà này thấy rất sợ như Jên Erơ, Đồi gió hú...Ngoài ra đọc truyện Slôckhôm (viết không đúng từ, sorry) cũng tạm được. Nói chung tiểu thuyết Anh tôi ít đọc vì không thấy thích lắm.
    Còn hai quyển truyện của Ba Lan đọc cũng tuyệt vời hay mà các bạn rất nên đọc là :
    1. Con hủi
    2. Trên sa mạc và trong rừng thẳm (truyện cho tuổi 14-15).
    Về truyện của VN thì đọc nhiều lắm, có lẽ chẳng quyển gì chưa đọc. Tuy nhiên có hai quyển tôi xếp đầu bảng lại chưa thấy ai nói tới là :
    1. Nỗi buồn chiến tranh (hay tên khác là Thân Phận Tình Yêu) của Bảo Ninh. Đây là một trong những tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc nói về cái ác liệt đến mức ghê rợn của chiến tranh. Quyển "Ăn mày dĩ vãng" của Chu Lai cũng được nhưng không hay bằng quyển này.
    2. Bến không chồng.
    Ngoài ra có thể kể đến quyển "Mảnh đất lắm người nhiều ma".
    Về truyện Tàu thì chắc cũng đọc hết tất cả các bộ kiểu chuyên Chương Hồi , tuy nhiên khoái nhất vẫn là Tam Quốc, ngày xưa còn nhớ Tam Quốc ra 8 quyển, đọc đến quyển 6 thấy Quan Công chết, thế là không muốn đọc nữa .
    Đó là ngày xưa thích đọc truyện như thế. Bây giờ thì chẳng thích đọc nữa (hoặc có thể không có thời gian), thời gian rỗi bây giờ xem phim bắn nhau cho nhanh, xem xong chẳng suy nghĩ quái gì, không như đọc truyện . Nhưng dù sao cũng xin em Phaohoa một chân trong cái Topic này.
    [/quote]
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến đây, lại nhớ lại cái thuở sinh viên.
    Thích điên cuồng Bà Bôvary, và có ý định làm luận văn về Flaubert và Bà Bôvary. Đọc một luận văn của anh khoá trước làm về Thế Giới Đồ Vật trong tác phẩm Bà Bôvary, thấy hay nhưng còn sơ lược.
    ( Nên đọc thêm: 1 tấm lòng chất phác- cùng tác giả)
    Tiếc thay, chẳng có duyên , lên đành nhận lời làm về Nghệ thuật phân tích tâm lý của L. Tonxtoi trong Anna Katerina.Nhận làm rồi, mới thấy, mình may mắn, vì biết được thêm vô số thứ hay trong nghệ thuật văn chương./.
    Còn Hiệu hạnh phúc của các bà, - Emin Zola,
    thú thực- mua gần chục năm nay, chả đọc quá được trang thứ 10.
    Trường phái hiện thực của Zola, thực ra, ko hấp dẫn bằng những nhà văn hiện thực khác./.
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 27/04/2004
  9. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đọc đến đây, lại nhớ lại cái thuở sinh viên.
    Thích điên cuồng Bà Bôvary, và có ý định làm luận văn về Flaubert và Bà Bôvary. Đọc một luận văn của anh khoá trước làm về Thế Giới Đồ Vật trong tác phẩm Bà Bôvary, thấy hay nhưng còn sơ lược.
    ( Nên đọc thêm: 1 tấm lòng chất phác- cùng tác giả)
    Tiếc thay, chẳng có duyên , lên đành nhận lời làm về Nghệ thuật phân tích tâm lý của L. Tonxtoi trong Anna Katerina.Nhận làm rồi, mới thấy, mình may mắn, vì biết được thêm vô số thứ hay trong nghệ thuật văn chương./.
    Còn Hiệu hạnh phúc của các bà, - Emin Zola,
    thú thực- mua gần chục năm nay, chả đọc quá được trang thứ 10.
    Trường phái hiện thực của Zola, thực ra, ko hấp dẫn bằng những nhà văn hiện thực khác./.
    Được codet sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 27/04/2004
  10. phaohoa

    phaohoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2003
    Bài viết:
    1.326
    Đã được thích:
    1
    Ôi giời ơi, choáng quá.

Chia sẻ trang này