1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền Bây Giờ và Ở Đây (Here and Now Me***ation)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi ajna, 31/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ajna

    ajna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Thiền Bây Giờ và Ở Đây (Here and Now Me***ation)

    Mời các bạn đọc một cuộc phỏng vấn dưới đây (đăng trên Tập San Pháp Luân số 14):

    Thiền Bây Giờ và Ở Đây

    Kính thưa quí vị và các bạn,

    Xin kính chào tái ngộ quí vị và các bạn, xin mời quí vị và các Bạn cùng tham dự cuộc hội thoại của 3 anh em huynh trưởng trẻ A, B, C tản mạn về ?oThiền bây giờ và ở đây? (The Here & Now Me***ation).

    A: Hôm nay theo như đã hứa, anh sẽ nói chuyện với các em về phương pháp Thiền bây giờ và ở đây; nhưng trước hết, anh muốn các em nói cho anh biết tại sao người ta thiền? (me***ate)

    C: Để tìm sự an ổn nội tâm (inner peace) để chấm dứt đau khổ, phiền não, để nâng cao tâm hồn và khí chất (to improve one?Ts heart and behavior), để mở mang trí tuệ (to develop wisdom)?

    B: Để chứng nghiệm chân lý (to realize the Truth), để chữa trị (to heal)? để thăng tiến về phương diện tâm linh (to evolve spiritually); để đạt đến giác ngộ (to attain enlightenment)?

    A: Đúng vậy, các em đã nói rất đúng về những mục đích từ nhỏ đến lớn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của việc tu thiền. Nguyên nhân của phiền não bất an là do cái tâm (mind) lăng xăng của ta; nó không ngừng chạy nhảy tứ tung, liên tục lải nhải, không phút nào ngừng nghỉ, ngay trong giấc ngủ của chúng ta.

    B: Dạ, em hiểu rồi, cái tâm mình nó luôn bận rộn với những hồi tưởng về quá khứ.

    C: Và những lo lắng, sợ hãi, toan tính về tương lai, phải không anh?

    A: Phải đó, và nó còn dày vò chúng ta với những quan điểm và cái nhìn ?oméo mó? của con người vì quen phê phán, phân tích, lý luận, để dựng lên những yêu-ghét, lấy-bỏ. Từ đó mới phát sinh ganh tị, hận thù, bạo lực, v.v?

    B: Như vậy làm sao Thiền có thể đương đầu với cái tâm như vậy hở Anh?

    A: Trước hết, mục đích chính của Thiền là làm cho cái Tâm lắng dịu xuống (?olying down? that ?omind?); trong Thiền phương Ðông, người ta thường nói là ?ogiữ cho Tâm ở cùng với Thân?.

    C: Nghĩa là sao hở Anh?

    A: Nghĩa là tùy thuộc vào mục đích khác nhau, dùng những phương pháp tập cho tâm dừng lại (stopping), hoặc giữ tâm hoàn toàn tĩnh lặng (complete stillness), hay vắng bặt tư tưởng (absence of thoughts), hay tỉnh giác về chuyển động của tư tưởng, hay ngăn chặn sự khởi lên của tư tưởng (prevention of arising thoughts)?

    B: Còn ?oThiền bây giờ và ở đây? thì làm sao?

    A: ?oThiền bây giờ và ở đây? không chỉ có nghĩa ngồi khoanh chân lại hằng giờ; cũng không phải tham thiền hay thiền định như chư Tăng Ni? Tất cả chúng ta đều có thể thực hành một cách dễ dàng.

    C: Chúng ta ngồi Thiền sau giờ lễ Phật hay trước giờ lễ Phật có phải là loại Thiền này không?

    A: Đúng vậy! Chúng ta ngồi thiền với tâm bản nhiên, không mong cầu, không sợ hãi điều gì, cũng không thấy mình chứng đắc một cái gì.

    B: Anh nhắc lại kỹ thuật cho chúng em đi (?ohere and now? me***ation technique) ?" kỹ thuật của mức thứ nhất đó (level one technique).

    A: Có 3 bước :

    Bước 1, hít vào thật chậm qua mũi, thở ra bằng miệng, cảm thấy như có một làn sóng quét sạch từ đầu đến chân làm toàn thân thư giãn (relax) hoàn toàn. Mắt nhắm hay mở cũng được nhưng nhớ đừng chú mục vào đâu cả và cũng đừng tập trung tư tưởng vào bất cứ gì.

    Bước 2, biết rằng ?othân đang ở đây?, tâm đang đi đến vùng trái tim; để cho thân tâm thư giãn, nhất là thư giãn tất cả những cơ bắp (muscles) quanh mắt và trán dù mắt nhắm hay mở. Mơ hồ biết rằng tâm đang ngự tại vùng trái tim (vaguely know that the mind is sitting at the heart area).

    Giữ nguyên trạng thái không suy nghĩ, không tập trung đó tối thiểu là 1 phút và tối đa là 30 phút. Có thể nhắm mắt lại nếu thiền lâu hơn một phút.

    B: Thường Anh cho chúng em ngồi 15 phút nhưng chỉ vài phút là tâm ?ochạy nhảy? rồi Anh à!

    A: Anh biết chứ! Nếu tâm bắt đầu lang thang, chúng ta lập tức im lặng nhắc nhở nó ?othân đang ở đây? thì nó sẽ trở về chỗ cũ, còn chúng ta cũng thả lỏng thân tâm như lúc mới bắt đầu.

    C: Còn bước thứ 3 thì sao Anh?

    A: B thử nhắc lại bước thứ 3 đi, chắc em còn nhớ?

    B: Dạ, bước thứ 3 là hít vào một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi, thư giãn thân thể để kết thúc thời thiền tập.

    A: Chúng ta có thể thiền bất cứ lúc nào chúng ta muốn: khi đi dạo, khi ngồi trên xe bus, khi sắp hàng đợi đến phiên mình, v.v? thời gian dài ngắn tùy hoàn cảnh, có thể chỉ là vài phút.

    C: Mục đích để thư giãn, tinh thần bớt căng thẳng, tránh được stress phải không anh?

    A: Phải rồi, nhưng mục đích chính của chúng ta là để luôn sống trong hiện tại, trong sự kiểm soát của tâm và giữ tâm tĩnh lặng và cân bằng (quân bình - equanimity) giữa cuộc đời huyên náo này.

    B: Vậy hằng ngày, ta phải thường tự nhắc nhở ?othân đang ở đây? thở thật sâu và giữ sự yên tĩnh trong 30 giây, sau đó trở lại công việc bình thường và giữ tâm ở vùng trái tim càng lâu càng tốt, phải không Anh?

    A: Đúng vậy, hãy thực tập thật tốt, thật nhuần nhuyễn bước 1 để có thể kinh nghiệm tình trạng tĩnh lặng trong một thời gian kha khá rồi mới nên qua mức thứ 2. Nhớ rằng ?odục tốc bất đạt? (rushing may hinder successes).

    C: Anh nói lại cho chúng em, đặc tính của Thiền ?obây giờ và ở đây? là gì hở Anh?

    A: Đặc tính của thiền bây-giờ-và-ở-đây là không bị kiềm chế: Hành giả giữ hoàn toàn trong trạng thái không làm gì cả (inaction) không tập trung (unfocused), không chú mục (unwatchful), không kiềm chế (unrestraining) và không chú tâm (un-contemplative).

    B: Lợi ích của Thiền ?obây giờ và ở đây? là gì?

    A: Trước hết là đơn giản và dễ thực hiện. Thứ nữa là sau khi kinh nghiệm được sự tĩnh lặng của tâm, hành giả có thể tiến xa hơn dù thực tập theo phương pháp khác cũng được.

    Hơn nữa, chúng ta không thể thực hiện ?othế giới hòa bình chúng sanh an lạc? nếu chúng ta không có sự bình an trong tâm hồn.

    C: Phải rồi, em nhớ hôm bữa Anh nói còn phải thay đổi cách nhìn của mình về những sự việc chung quanh mình sao cho ?otích cực? nữa phải không?

    A: Đúng vậy! Ðau khổ phiền não thật ra đến từ trong lòng ta, không phải do bên ngoài! B này, em hãy nói xem chúng ta phải thay đổi cách nhìn như thế nào trong những trường hợp nào?

    B: Dạ, trước hết là phải thay đổi thói ?olải nhải của tâm?. Ví dụ mẹ em rầy oan cho em 1 lần; nhưng em cứ nhớ hoài và lâu dần thì tưởng ngày nào mẹ em cũng la em như vậy! Ta nói tâm ta hay ?olải nhải? là vậy; những lúc đó ta phải tỉnh giác kéo tâm lại cho nó biết việc ấy không có, đừng có lải nhải nữa.

    A: Còn gì nữa? Bây giờ em đã nhớ chưa C? Nói tiếp đi!

    C: Dạ nhớ rồi! Chúng ta thường hay dùng chữ ?ophải? mà không biết dùng chữ ?onên?. Vì vậy, chúng ta bực tức khi mọi người không vâng lời ta, vì họ đâu có suy nghĩ giống ta! Tại sao ta ?obắt buộc? họ phải đồng ý? đó chính là nguyên nhân đem lại phiền não cho ta.

    A: Còn nữa, chúng ta thường ?omuốn? rất nhiều mà không được toại nguyện, thế là đau khổ phiền não! Làm sao để đối trị? Chúng ta hãy cân nhắc ?ota MUỐN cái này hay là CẦN cái này?? Nếu câu trả lời là ?ocần? hãy tiến tới, nếu câu rả lời là ?omuốn? thì hãy quên nó đi!

    B: Hay quá! Còn nữa, hãy sống trong hiện tại! Như mẹ em, thường đau khổ vì những việc đã xảy ra trong quá khứ! Còn ba em thì trái lại, không ngừng lo lắng vì những chuyện chưa xảy ra. Như vậy ba mẹ em quên mất là họ đang sống trong hiện tại! Và sự lo lắng đau khổ của họ thật là? 1 bên là vô duyên, 1 bên là vô cớ và không thay đổi được cái gì cả, ngoại trừ tự làm khổ mình!

    A: Các em rất giỏi, bây giờ anh đưa ra những tiêu đề sau đây, các em xem thử làm như thế nào, nghĩ như thế nào, thay đổi cách nhìn như thế nào mới là tích cực, góp phần vào việc ổn định nội tâm nha:

    Tin vào nghiệp

    Sự tương quan giữa người và người

    Rút ra được bài học gì?

    về đúng-sai, thiện-ác v.v?

    Hạnh phúc và đau khổ

    Thay đổi người khác

    Thay đổi hoàn cảnh

    Sự tha thứ

    Sự tin tưởng

    v.v?

    Các em có thêm vấn đề gì nữa, mình sẽ cùng nhau thảo luận trong lần họp mặt tới đây nha!

    B&C: Dạ! Dạ! Tạm biệt anh!

    Tâm Minh

    --------------------------------------------

    Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về Pháp Thiền này xin vào trang web: http://www.hereandnowme***ation.com có rất nhiều thứ tiếng kể cả Tiếng Việt.

    Hiện nay đã có bản Việt Ngữ tựa đề: "Pháp Thiền Tại và Hiện" (http://www.taivahien.com) có cả sách đã Xuất bản ở VN.

    Chúc các bạn tìm được nhiều lợi ích từ pháp thiền trên,

    Thân ái

    Được ajna sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 31/12/2005

    Được ajna sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 31/12/2005
  2. ajna

    ajna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hãy download ebook quyển sách "Pháp Thiền Tại và Hiện" về nghiên cứu và tập thử xem sao. Đơn giản và hiệu quả không cần phải dụng công nhiều. Kết quả: Thân Tâm an lành, Đời sống quân bình, dể thông cảm với mọi người và ít bị đau khổ vì phiền não.
    Hiện nay có hai bản (được dịch nguyên từ Tiếng Anh):
    Sách Lớn: http://www.hereandnowme***ation.com/Vietnamese/taivahien_ebook.pdf
    Sách Nhỏ (dành cho những ai ít thời gian hay làm biếng đọc): http://www.hereandnowme***ation.com/Vietnamese/taivahien_ebooklet.pdf
    Mọi chi tiết có thể tham khảo thêm ở địa chỉ: www.taivahien.com
    Chúc các bạn tìm được thân tâm an lạc,
    Thân ái
    Đệ Tam Nhãn - Ajna
    http://www.hereandnowme***ation.com/Vietnamese/hinhanh/Bia_Sach.jpg
    Được ajna sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 03/01/2006
  3. meo_ao_seri137

    meo_ao_seri137 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2005
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    ]Here and now có thể nói là loại thiền bản chất nhất của đạo phật.
    Thêm một câu chuyện có thể giải thích rõ : Thiền là gì?
    Một người thanh niên rất trẻ tới gặp một vị thiền sư. Anh ta đã gặp quá nhiều đau khổ trong cuộc sống và chỉ tha thiết với một câu hỏi "làm sao để chấm dứt tất cả những phiền não trong tâm??". Nhưng vị thiền sư chỉ im lặng không hề nói một lời nào.
    Sau nhiều ngày người thanh niên van xin, vị thiền sư lấy ngón tay viết một chữ thiền lên cát. Người thanh niên không thể hiểu ý, anh ta tiếp tục cầu xin có một sự chỉ dẫn rõ ràng hơn. Vị thiền sư viết tiếp một chữ THIỀN lớn hơn lên cát. Nhưng tất nhiên chàng thanh niên vẫn không thể giác ngộ. Cuối cùng vị thiền sư thốt lên "càng ngày ta đã càng đi xa khỏi chân lý rồi .." sau đó xoá cả hai chữ thiền đi và nói với anh chàng kia "chỉ có câu trả lời đầu tiên của ta, Sự im lặng đó mới là câu trả lời mà con tìm kiếm..
    bản chất của thiền là vậy, chúng ta thực hành để tìm ra bản ngã của mình, nhưng đó chỉ là bước đầu tiên====>cảm thấy mình ở đây, tại đây, lúc này.
    Sau đó bản ngã sẽ nhỏ dần lại cho tới khi biến mất, đó là điểm mà chúng ta kết thúc được mọi vòng sinh tử luân hồi để đạt tới sự an tịnh vĩnh hằng.Vậy lúc đó linh hồn chúng ta đi đâu??hãy nghe Phật giải thích về điều này "bản ngã khi ấy sẽ biến mất, tựa như ngọn lửa vậy, chẳng đi đâu cả nó chỉ đơn giản biến mất vậy thôi!!"
    Mật tông, thiền...đều dẫn tới một kết quả như vậy, giống việc có nhiều con đường cùng tới đích. Con đường này ai cũng đang đi qua và phải đi qua. Có những người đạt tới đích sớm hơn những người khác, có những người cứ vướng mãi trong những vòng luẩn quẩn kiếp thú, kiếp người...Vấn đề là những người có duyên biết được qui luật này là những người đang có cơ hội tơi đích sớm hơn những người khác mà chìa khoá mà cho vấn đề rắc rối hàng nghìn kiếp người này chỉ là Sự an tình mà thôi.
    Được meo_ao_seri137 sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 20/01/2006
  4. sumo1

    sumo1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Tìm ở đây :
    http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ndnhien/30ngay-00.htm
    u?c tatu4tuoi s?a vo 13:39 ngy 17/10/2006
  5. navytiger

    navytiger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi,
    Mình muốn tìm cuốn sách ebook về những phương pháp tập luyện trong "suối nguồn tươi trẻ", bạn biết link nào download được thì chỉ giúp mình nhé.
    Với lại, mình muốn theo học yoga ở Hà Nội thì chỗ nào là tốt hả bạn? trước mình ở SG, trong đó có những CLB tổ chức các khoá tập luyện từ sáng sớm đến tối để học viên lựa chọn phù hợp với thời gian biểu riêng, không biết ở HN có những lớp như vậy không?
    Cám ơn bạn nhiều
  6. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    sumo sumo sumo tặng bạn nè.
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Địa chỉ dạy:
    Hà Nội
    ? Hội trường Khu tập thể Tổng cục Hoá chất. 3B Đặng Thái Thân. ĐT: 8251533
    ? Hội trường ngõ 93 Lý Nam Đế. ĐT: 9135497
    ? Hội trường Khu tập thể Bộ Năng Lượng . 93 Láng Hạ, Hà Nội. Điện thoại: 9135497.
    ? Hội truờng Nhà văn hoá A3, Hào Nam, Giảng võ. ĐT: 9135497
    ? Hội trường UBND phuờng Đồng tâm. Tầng 3, 157 đường Giải phóng. ĐT: 9108270
    ? Câu lạc bộ văn hoá khu A Phương Mai. Ngõ 4, ngách 27, Phương Mai. ĐT: 9108270
    Hoặc bạn vào trang : http://www.yoga.com.vn/
  8. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Cám ơn ajna và sumo1 nhiều!
    Ai chưa biết có thể tìm đọc cuốn "Vô ngã - Vô ưu" bản tiếng Việt ở đây:
    http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=44581
    Hoặc nghe+down mp3 ở đây:
    http://www.lotuspro.net/MP3/CD-Vonga.htm

Chia sẻ trang này