1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên cầu: ứng dụng để quan sát, quan sát để ứng dụng!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Odin2003, 17/06/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Thiên cầu: ứng dụng để quan sát, quan sát để ứng dụng!

    .......Chào mọi người!
    Tham gia box lâu ngày mà cũng chả mấy khi nhảy vào viết bài, dạo này thấy box cũng buồn buồn nên xin phép các mod mở một chủ đề mới xem có không khí lên được không.
    Box nhiều chủ đề hay nhưng đều là những chủ đề không thu hút được nhiều người tham gia vì mọi người vào những chủ đề như Không gian, Thời gian... thường không viết bài do họ nằm trong 1 trong 2 trường hợp sau:
    1- Ngại đọc, ngại viết
    2- Có đọc nhưng không hiểu gì (các chú phải hiểu là bây giờ dù chỉ đwúng ngoài nhìn vào anh cũng thấy các bé ít tuổi bây giờ là thành phần chính, sao hiểu được những cái đó dễ dàng được)

    Có vẻ như gần đây các sếp bắt đầu coi rằng việc làm web, họp offline là quan trọng hơn mà không chú trọng diễn đàn. Các sếp của chúng ta đã quên rằng diễn đàn chính là phương tiện nhanh nhất để mọi người biết đến và tham gia, khôngcó diễn đàn thì sẽ không bao giờ có bằng này người và nếu bây giờ diễn đàn dừng hoạt động thì số lượng thành viên sẽ chỉ giảm đi thôi.
    Và có một điều gì đó mà anh nghĩ là không chỉ có anh mà cả các thành viên xa Hà Nội khác bao lâu nay tham gia như tuanno1, fairydream, fangto_mat, ... cũng đang phần nào cảm thấy mình bị loại ra ngoài khi mà diễn đàn đang chết dần còn các mod thì tuyên bố rằng chú trọng họp hành, offline là chính (thế mà tài liệu họp thì đăng kí có nhận được đâu)
    Đây là mấy dòng bày tỏ suy nghĩ, lẽ ra thì nên post vào "Đóng góp ý kiến ..." nhưng tiện đây mở một chủ đề thì nói luôn vào, mong không bị "chỉ trích".

    Với lí do về các chủ đề "thiếu đắt khách" như trên, mà cũng đang có thời gian, muốn tham gia viết một cái gì đó nên xin phép mở topic này.

    ***************************************************************
    Hàng đêm, chúng ta ngước mắt lên bàu trời và thán phục vẻ đẹp tuyệt vời của những vì sao. Thiên văn học từ xa xưa đã cho ra các khái niệm và hình ảnh của các chòm sao. Và rất nhiều người đang có mặt ở đây, ở box Thiên văn học này đã đến với thiên văn học do say mê vẻ đẹp kì diệu đó. Ở đây cũng có người thích cả việc nghiên cứu sâu về thiên văn, vật lí và vũ trụ học, cũng có người đơn giản là có thú vui ngắm, quan sát và xác định các ngôi sao, các chòm sao, làm bạn với bầu trời đêm.
    Nhưng tại sao lại chỉ là bầu trời đêm?
    Hàng ngày, mỗi sáng, Mặt Trời lại rọi sáng tất cả chúng ta. Suốt 12h liên tục của mỗi ngày, chúng ta được quan sát Mặt Trời. Nó chuyển động ngay trên đầu chúng ta, nhiệt độ, ánh sáng chúng ta cảm nhận được đều từ đó mà ra. Rồi các hiện tượng thiên nhiên hàng ngày, hàng năm diễn ra do vị trí khác nhau của Mặt Trời, Mặt Trăng... nhiều lắm, mọi người ở đây đã từng thật sự quan tâm đến nó chưa? Hãy thửquan sát bầu trời để ứng dụng xem. Vẻ đẹp của bầu trời không chỉ để ngắm cho vui mắt mà nó có thể có nhiều ứng dụng đơn giản nữa.

    Đầu óc không minh mẫn lắm nên diễn giải chưa mạch lạc, mọi người thông cảm cho.
    Chủ đềnày sẽ nói về tất cả những cái đó. Mong mọi người cúng thảo luận.
  2. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Mỗi ngày, thiên cầu hoàn thành đúng 1 vòng quay. Cái vòng quay này người ta gọi là vòng quay biểu kiến vì thực chất thiên càu cũng chỉ là một khái niệm "biểu kiến", tức là nó là do con người đặt ra chỉ toàn bộ những gì người ta có thể nhìn thấy trên đầu mình ("kiến" là chỉ những cái nhìn thấy).
    Thực chất, cái quay không phải thiên cầu nào cả mà chính là chúng ta. À không, nói như vậy thì không đúng, không phải chúng ta quay, nhân loại quay mà là chúng ta đang đứng trên một mặt cầu vặmt cầu đó quay quanh trục của nó.
    Phải, cả Trái Đất chúng ta đang sống đang quay không ngừng. Nó quay khá đều đặn và cứ sau 1 ngày (24h) thì nó lại quay được đúng một vòng, (tức là mỗi điểm trên trục quay của nó đều hoàn thành một góc quay 360 độ). Trong khi đó, mọi thông tin của bầu trời chúng ta có thể cảm nhận thấy một cách dễ dàng nhất và có lẽ là duy nhất bằng các giác quan thông thường, đó là các thông tin về thị giác. Ánh sáng từ các thiên thể xa xôi, hay đơn giản là các đám mây trôi nhẹ trên bầu trời đều bay đi với cùng một tốc độ 300.000 km/s để đến và đập vào mắt chúng ta, và chúng ta nhìn thấy các vật đã được nó ghi lại hình ảnh (các phản ứng này diễn ra trong mắt vật lí gọi là các hiệu ứng quang hình). Khi Trái Đất quay, vị trí của mỗi người cúng ta thay đổi. Ngày thường có lẽ chúng ta không nhận thấy rằng chúng ta bị vòng quay của Trái Đất lôi đi đến trên 40.000 km mỗi ngày (không yính chuyển động quanh Mặt Trời và các chuyển động lớn hơn). Và cái chuyển động quay đó là hướng nhìn của chúng ta thay đổi liên tục khi chúng ta hướng ánh mắt lên vũ trụ. Khi đứng trên Trái Đất, chúng ta không hề biết rằng chúng ta đang quay với tốc độ chóng mặt, trong khi đó hướng nhìn thì luôn thay đổi và chúng ta vô tình thấy rằng tất cả các điểm trên bầu trời xa xôi kia đều đang chuyển động từ Đông sang Tây để rồi đúng 24 h sau lại thấy nó về vị trí cũ, và chúng ta kết luận rằng thiên cầu đang "quay".
    Mỗi ngày, khi nhìn lên chu kì quay của thiên cầu, chúng ta biết có một nửa thời gian Mặt Trời rọi sáng chúng ta và nửa còn lại, Mặt Trời nhường chỗ cho Mặt trăng và các vì sao.
    Trước khi tìm hiểu kĩ về Mặt Trời, Mặt Trăng, các sao... và các chuyển động của chúng, chúng ta hãy thử tìm hiểu qua kĩ hơn một chút về các khái niệm liên quan đến thiên cầu.
    Tôi sẽ cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất cho mọi người đều hiểu ngay nhé
    1- Thiên cầu: Trên bầu trời nhìn thấy hàng ngày, người ta quan sát thấy rất nhiều các thiên thể như Mặt Trời, Mwtj Trăng, các hành tinh, các vì sao và .... thậm chí là các đám mây nữa. Khỏng cách của chúng đến Trái Đất và khoảng cách của chúng so với nhau rất khác nhau. Để tiện quan sát trực quan, người ta tưởng tượng ra một mặt cầu khổng lồ bao quanh Trái Đất ở một khoảng cách nào đó không xác định, nó giống như một cái nền mà trên đó có đính tất cả các thiên thể nêu trên. Gọi mặt cầu tưởng tượng đó là Thiên Cầu, người ta có thể coi chuyển động chung từ Đông sang Tây của tất cả các thiên thể trên bầu trời hàng ngày là chuyển động của Thiên cầu.
    2-Hoàng Đạo: Hoàng Đạo chính là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu trong 1 năm. Chúng ta đã biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời mỗi vòng hết 365,4 ngày (gọi là 1 năm). Thiên cầu lại là một khái niệm gắn liền với Trái Đất và do đó khi Trái Đất chuyển động như thế, ta có thể tưởng tuởng ramột mặt cầu Thiên Cầu chuyển động cùng Trái Đất, với biên của Thiên cầu ở rất xa, cũng do việc hướng nhìn thay đổi, chúng ta sẽ thấy vị trí của Mặt Trời thường xuyên thay đổi so với các sao trên Thiên Cầu. Mỗi thời gin khác nhau, Mặt Trời sẽ "lướt" qua một vị trí khác nhau trên Thiên Cầu. Trong 1 năm, đường đi đó tạo thành một vòng tròn khép kín và người ta từ thời xa xưa đã gọi vòng tròn đó là Hoàng Đạo, chia nó ra thành 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao.
    Bạn có thể dễ dàng hình dung hiện tượng thay đổi vị trí của Mặt Trời trên Hoàng Đạo nhờ hình sau:
    [​IMG]
    3-xích đạo trời: Hãy tưởng tượng kéo dài bán kính của xích đạo Trái Đất ra dài vô hạn thì đường xích đọ của chúng ta sẽ trở thành một đường tròn cắt ngang Trái Đất và cắt cả lên thiên cầu. Đường cắt đó trên thiên cầu chính là xích đạo trời.
    4-Thiên cực: Kéo dài trục Trái Đất ra vô hạn theo hướng Bắc Nam của Địa Cầu thì đường thẳng cắt Thiên cầu tại 2 điểm gọi là thiên cực Bắc thiên cực Nam.
    * Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Bắc được gọi là Thiên cầu Bắc
    [​IMG]
    * Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Nam được gọi là Thiên cầu Nam
    [​IMG]
    Một vài khái niệm nữa có lẽ không cần thiết lắm nên chỉ tạm post bằng này thôi. Hẹn bài sau sẽ nói về một vài vấn đề khác của chuyển động thiên cầu và chuyển động của các thiên thể trên Thiên cầu.
  3. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Mỗi ngày, thiên cầu hoàn thành đúng 1 vòng quay. Cái vòng quay này người ta gọi là vòng quay biểu kiến vì thực chất thiên càu cũng chỉ là một khái niệm "biểu kiến", tức là nó là do con người đặt ra chỉ toàn bộ những gì người ta có thể nhìn thấy trên đầu mình ("kiến" là chỉ những cái nhìn thấy).
    Thực chất, cái quay không phải thiên cầu nào cả mà chính là chúng ta. À không, nói như vậy thì không đúng, không phải chúng ta quay, nhân loại quay mà là chúng ta đang đứng trên một mặt cầu vặmt cầu đó quay quanh trục của nó.
    Phải, cả Trái Đất chúng ta đang sống đang quay không ngừng. Nó quay khá đều đặn và cứ sau 1 ngày (24h) thì nó lại quay được đúng một vòng, (tức là mỗi điểm trên trục quay của nó đều hoàn thành một góc quay 360 độ). Trong khi đó, mọi thông tin của bầu trời chúng ta có thể cảm nhận thấy một cách dễ dàng nhất và có lẽ là duy nhất bằng các giác quan thông thường, đó là các thông tin về thị giác. Ánh sáng từ các thiên thể xa xôi, hay đơn giản là các đám mây trôi nhẹ trên bầu trời đều bay đi với cùng một tốc độ 300.000 km/s để đến và đập vào mắt chúng ta, và chúng ta nhìn thấy các vật đã được nó ghi lại hình ảnh (các phản ứng này diễn ra trong mắt vật lí gọi là các hiệu ứng quang hình). Khi Trái Đất quay, vị trí của mỗi người cúng ta thay đổi. Ngày thường có lẽ chúng ta không nhận thấy rằng chúng ta bị vòng quay của Trái Đất lôi đi đến trên 40.000 km mỗi ngày (không yính chuyển động quanh Mặt Trời và các chuyển động lớn hơn). Và cái chuyển động quay đó là hướng nhìn của chúng ta thay đổi liên tục khi chúng ta hướng ánh mắt lên vũ trụ. Khi đứng trên Trái Đất, chúng ta không hề biết rằng chúng ta đang quay với tốc độ chóng mặt, trong khi đó hướng nhìn thì luôn thay đổi và chúng ta vô tình thấy rằng tất cả các điểm trên bầu trời xa xôi kia đều đang chuyển động từ Đông sang Tây để rồi đúng 24 h sau lại thấy nó về vị trí cũ, và chúng ta kết luận rằng thiên cầu đang "quay".
    Mỗi ngày, khi nhìn lên chu kì quay của thiên cầu, chúng ta biết có một nửa thời gian Mặt Trời rọi sáng chúng ta và nửa còn lại, Mặt Trời nhường chỗ cho Mặt trăng và các vì sao.
    Trước khi tìm hiểu kĩ về Mặt Trời, Mặt Trăng, các sao... và các chuyển động của chúng, chúng ta hãy thử tìm hiểu qua kĩ hơn một chút về các khái niệm liên quan đến thiên cầu.
    Tôi sẽ cố gắng diễn giải dễ hiểu nhất cho mọi người đều hiểu ngay nhé
    1- Thiên cầu: Trên bầu trời nhìn thấy hàng ngày, người ta quan sát thấy rất nhiều các thiên thể như Mặt Trời, Mwtj Trăng, các hành tinh, các vì sao và .... thậm chí là các đám mây nữa. Khỏng cách của chúng đến Trái Đất và khoảng cách của chúng so với nhau rất khác nhau. Để tiện quan sát trực quan, người ta tưởng tượng ra một mặt cầu khổng lồ bao quanh Trái Đất ở một khoảng cách nào đó không xác định, nó giống như một cái nền mà trên đó có đính tất cả các thiên thể nêu trên. Gọi mặt cầu tưởng tượng đó là Thiên Cầu, người ta có thể coi chuyển động chung từ Đông sang Tây của tất cả các thiên thể trên bầu trời hàng ngày là chuyển động của Thiên cầu.
    2-Hoàng Đạo: Hoàng Đạo chính là đường chuyển động của Mặt Trời trên Thiên cầu trong 1 năm. Chúng ta đã biết rằng Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời mỗi vòng hết 365,4 ngày (gọi là 1 năm). Thiên cầu lại là một khái niệm gắn liền với Trái Đất và do đó khi Trái Đất chuyển động như thế, ta có thể tưởng tuởng ramột mặt cầu Thiên Cầu chuyển động cùng Trái Đất, với biên của Thiên cầu ở rất xa, cũng do việc hướng nhìn thay đổi, chúng ta sẽ thấy vị trí của Mặt Trời thường xuyên thay đổi so với các sao trên Thiên Cầu. Mỗi thời gin khác nhau, Mặt Trời sẽ "lướt" qua một vị trí khác nhau trên Thiên Cầu. Trong 1 năm, đường đi đó tạo thành một vòng tròn khép kín và người ta từ thời xa xưa đã gọi vòng tròn đó là Hoàng Đạo, chia nó ra thành 12 phần, 12 cung ứng với 12 chòm sao.
    Bạn có thể dễ dàng hình dung hiện tượng thay đổi vị trí của Mặt Trời trên Hoàng Đạo nhờ hình sau:
    [​IMG]
    3-xích đạo trời: Hãy tưởng tượng kéo dài bán kính của xích đạo Trái Đất ra dài vô hạn thì đường xích đọ của chúng ta sẽ trở thành một đường tròn cắt ngang Trái Đất và cắt cả lên thiên cầu. Đường cắt đó trên thiên cầu chính là xích đạo trời.
    4-Thiên cực: Kéo dài trục Trái Đất ra vô hạn theo hướng Bắc Nam của Địa Cầu thì đường thẳng cắt Thiên cầu tại 2 điểm gọi là thiên cực Bắc thiên cực Nam.
    * Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Bắc được gọi là Thiên cầu Bắc
    [​IMG]
    * Toàn bộ những điểm được giới hạn từ xích đạo trời đến Thiên cực Nam được gọi là Thiên cầu Nam
    [​IMG]
    Một vài khái niệm nữa có lẽ không cần thiết lắm nên chỉ tạm post bằng này thôi. Hẹn bài sau sẽ nói về một vài vấn đề khác của chuyển động thiên cầu và chuyển động của các thiên thể trên Thiên cầu.
  4. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngày, Mặt Trời đều chuyển động lướt qua vòm trời của chúng ta. Một nửa thời gian sống của chúng ta được Mặt Trời soi sáng. Cũng nhờ có Mặt Trời, chúng ta mới có khái niệm về thời gian trong ngày.
    Qui định về thời gian trên thế giới hiện nay đã là khá dễ sử dụng về mặt hành chính và nhìn chung không gây khó khăn khi tính toán các khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên nõ vẫn có một số điểm máy móc. Để kiểm chứng điều này, và coi như một ứng dụng thiên văn nhỏ, bạn có thể thử tự làm một chiếc đồng hồ Mặt Trời. Việc này thật ra rất đơn giản.
    Trước hết hãy có một tấm bảng nhỏ (bằng bất cứ chất liệu gì, càng bền càng tốt, kể cả bằng bìa cứng cũng không sao), trên đó lấy compass vẽ một nửa vòng tròn (bán nguyệt) và nối đường kính giới hạn hình bán nguyệt đó lại.
    Trên vòng đó chia ra làm 12 phần (12 chung) bằng nhau và đánh số lần lượt từ 6 đến 12 và tiếp đó ngay sau 12 lại từ 1 đến 6. 2 số 6 ở 2 điểm mút của đường kính vừa nối, số 12 ở mút của đường bán kính vuông góc với đường kính này, tức là nằm ở trung điểm của cung bán nguyệt.
    Cái tâm mà bạn vừa đặt kim compass để quay, đó là chỗ cắm chiếc "kim giờ" vào. Hãy mang tấm bảng bạn vừa kẻ và chiếc kim đến nơi bạn muốn đặt "đồng hồ" (tốt nhất là sân thượng của nhà bạn, càng cao và thoáng càng tốt, để hứng được đủ ánh sáng). Đặt sao cho càng chính xác càng tốt sao cho đường kính nối 6 số 6 chỉ theo hướng Đông- Tây. Đặt ngiêng tấm bảng của bạn cho phần cung tròn bán nguyệt hướng xuống dưới (tức là số 12 sẽ thấp hơn 2 số 6), độ nghiêng khoảng 70 độ so với mặt đất là vừa.
    Tiếp đó cắm cái kim (có thể làm bằng bất cứ vật mảnh và dài nào) vào tâm của cung bán nguyệt, cắm vuông góc nhé.
    Để kiểm tra, bạn chỉ cần đợi đến khi giữ trưa, khi mà tia nắng vuông góc với mặt đất và điều chỉnh lại hướng của tấm bảng sao cho bóng của cái kim trùng vào đường bán kính nối đến số 12 (giữa trưa), tức là bạn đã chỉnh đúng. Hàng ngày, khi Mặt Trời mọc và di chuyển trên thiên vầu, vị trí của nó sẽ tạo ra các cái bóng khác nhau cho cái kim của bạn và bóng của cái kim (cái bóng này mới là kim của đồng hồ) sẽ chạy suốt 12h từ 6h sáng đến 6h tối.
    [​IMG]
    Bạn sẽ để ý thấy một điều là thời gian thực tế bạn nhìn trong đồng hồ điện tử không mấy khi trùng với thời gian tại đồng hồ Mặt trời này, nó luôn có một số sai khác.
    Lí do:
    1- Chúng ta ai cũng biết là mặt phẳng xích đạo của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo 23,5 độ và do đó trong quá trình Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời, có những thời gian Mặt Trời mọc sau 6h sáng và lặn trước 6h tối và đôi khi là ngược lại. Mặt khác do khó có ai có điều kiện có thể thấy được đến chân trời nên sẽ không bao giờ chiếc đồng hồ Mặt Trời của bạn chỉ 6h.
    2- Chúng ta chỉ có 24 múi giờ được phân định bởi các kinh tuyến. Ví dụ như Việt Nam ở múi giờ số 7 thì có nghĩa là tất cả các đồng hồ tại múi này cùng chỉ một giờ. Khi Mặt Trời bắt đầu xuất hiện ở múi số 7, các địa điểm ở cực Đông của múi giờ này sẽ có đồng hồ Mặt Trời chỉ 6h, trong khi đó phải 1 giờ đồng hồ sau thì đồng hồ Mặt Trời ở cực Tây mới chỉ 6h, Nhưng trong khi đó thì tất cả các đồng hồ cơ học, điện tử... đề chỉ một kết quả như nhau ở cả cực Đông và cực Tây của múi giờ này. Do đó mà nảy sinh sai số.
    Hàng ngày các bạn có thể để ý thấy là không mấy khi đồng hồ chỉ 12h trưa đúng mà bạn lại thấy tia nắng vuông góc với mặt đất.
    Nhua vậy là bạn có thể dùng Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày khá dễ dàng.
    Mặt Trời không chỉ đưa lại sự sống cho hành tinh của chúng ta, nó cũng rất đẹp. Những ai ở biển mà được ngắm Mặt Trời mọc trên biển thì quả là rất, rất đẹp. Những hãy cẩn thận, nó rất hại đấy.
    Thường ngày các bạn vẫn cho rằng nhìn vào Mặt Trời thì hại mắt vì nó quá sáng phải không? Không phải đâu!
    cái sáng đó chỉ là ánh sáng nhìn thấy, ánh sáng nhìn thấy thì làm người ta chói mắt chứ không thể hại được. Cái hại là hỗn hợp nhiều bước sóng khác nhau từ các tia X, gamma từ Mặt Trời chiếu đến.
    Sáng sớm, tia sáng Mặt Trời đến được mắt bạn đi theo đường gần như tiếp tuyến với Trái Đất tại điểm bạn đứng. Nó phải vượt qua tầng khí quyển dày hơn hẳn lúc trưa và các tia gần tím bị lêch nhiều hơn các tia gần đỏ, bạn chỉ thấy Mặt Trời màu đỏ hoặc da cam do các tia xanh, tím... ít đến được mắt bạn, nhờ đó mà bạn không chói mắt. Nhưng các tia đó ít đến chứ không phải không đến, điều đó có nghĩa là mắt bạn vẫn liên tục bị tấn công bởi các bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời và điều đó rất có hại cho đôi mắt.
    Vậy qua đây khuyến cáo tất cả các bạn trẻ hãy nhớ rằng Mặt Trời buổi sớm rất đẹp nhưng hãy đừng nhìn nó quá lâu nhé. Nếu bạn muốn tiếp tục thưởng thức vẻ đẹp của nó và cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thì hãy nhớ bảo vệ đôi mắt của mình, mỗi sáng hãy hạn chế, đừng ngắm Mặt trời quá lâu nhé!
  5. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngày, Mặt Trời đều chuyển động lướt qua vòm trời của chúng ta. Một nửa thời gian sống của chúng ta được Mặt Trời soi sáng. Cũng nhờ có Mặt Trời, chúng ta mới có khái niệm về thời gian trong ngày.
    Qui định về thời gian trên thế giới hiện nay đã là khá dễ sử dụng về mặt hành chính và nhìn chung không gây khó khăn khi tính toán các khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên nõ vẫn có một số điểm máy móc. Để kiểm chứng điều này, và coi như một ứng dụng thiên văn nhỏ, bạn có thể thử tự làm một chiếc đồng hồ Mặt Trời. Việc này thật ra rất đơn giản.
    Trước hết hãy có một tấm bảng nhỏ (bằng bất cứ chất liệu gì, càng bền càng tốt, kể cả bằng bìa cứng cũng không sao), trên đó lấy compass vẽ một nửa vòng tròn (bán nguyệt) và nối đường kính giới hạn hình bán nguyệt đó lại.
    Trên vòng đó chia ra làm 12 phần (12 chung) bằng nhau và đánh số lần lượt từ 6 đến 12 và tiếp đó ngay sau 12 lại từ 1 đến 6. 2 số 6 ở 2 điểm mút của đường kính vừa nối, số 12 ở mút của đường bán kính vuông góc với đường kính này, tức là nằm ở trung điểm của cung bán nguyệt.
    Cái tâm mà bạn vừa đặt kim compass để quay, đó là chỗ cắm chiếc "kim giờ" vào. Hãy mang tấm bảng bạn vừa kẻ và chiếc kim đến nơi bạn muốn đặt "đồng hồ" (tốt nhất là sân thượng của nhà bạn, càng cao và thoáng càng tốt, để hứng được đủ ánh sáng). Đặt sao cho càng chính xác càng tốt sao cho đường kính nối 6 số 6 chỉ theo hướng Đông- Tây. Đặt ngiêng tấm bảng của bạn cho phần cung tròn bán nguyệt hướng xuống dưới (tức là số 12 sẽ thấp hơn 2 số 6), độ nghiêng khoảng 70 độ so với mặt đất là vừa.
    Tiếp đó cắm cái kim (có thể làm bằng bất cứ vật mảnh và dài nào) vào tâm của cung bán nguyệt, cắm vuông góc nhé.
    Để kiểm tra, bạn chỉ cần đợi đến khi giữ trưa, khi mà tia nắng vuông góc với mặt đất và điều chỉnh lại hướng của tấm bảng sao cho bóng của cái kim trùng vào đường bán kính nối đến số 12 (giữa trưa), tức là bạn đã chỉnh đúng. Hàng ngày, khi Mặt Trời mọc và di chuyển trên thiên vầu, vị trí của nó sẽ tạo ra các cái bóng khác nhau cho cái kim của bạn và bóng của cái kim (cái bóng này mới là kim của đồng hồ) sẽ chạy suốt 12h từ 6h sáng đến 6h tối.
    [​IMG]
    Bạn sẽ để ý thấy một điều là thời gian thực tế bạn nhìn trong đồng hồ điện tử không mấy khi trùng với thời gian tại đồng hồ Mặt trời này, nó luôn có một số sai khác.
    Lí do:
    1- Chúng ta ai cũng biết là mặt phẳng xích đạo của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng Hoàng Đạo 23,5 độ và do đó trong quá trình Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời, có những thời gian Mặt Trời mọc sau 6h sáng và lặn trước 6h tối và đôi khi là ngược lại. Mặt khác do khó có ai có điều kiện có thể thấy được đến chân trời nên sẽ không bao giờ chiếc đồng hồ Mặt Trời của bạn chỉ 6h.
    2- Chúng ta chỉ có 24 múi giờ được phân định bởi các kinh tuyến. Ví dụ như Việt Nam ở múi giờ số 7 thì có nghĩa là tất cả các đồng hồ tại múi này cùng chỉ một giờ. Khi Mặt Trời bắt đầu xuất hiện ở múi số 7, các địa điểm ở cực Đông của múi giờ này sẽ có đồng hồ Mặt Trời chỉ 6h, trong khi đó phải 1 giờ đồng hồ sau thì đồng hồ Mặt Trời ở cực Tây mới chỉ 6h, Nhưng trong khi đó thì tất cả các đồng hồ cơ học, điện tử... đề chỉ một kết quả như nhau ở cả cực Đông và cực Tây của múi giờ này. Do đó mà nảy sinh sai số.
    Hàng ngày các bạn có thể để ý thấy là không mấy khi đồng hồ chỉ 12h trưa đúng mà bạn lại thấy tia nắng vuông góc với mặt đất.
    Nhua vậy là bạn có thể dùng Mặt Trời để xác định thời gian trong ngày khá dễ dàng.
    Mặt Trời không chỉ đưa lại sự sống cho hành tinh của chúng ta, nó cũng rất đẹp. Những ai ở biển mà được ngắm Mặt Trời mọc trên biển thì quả là rất, rất đẹp. Những hãy cẩn thận, nó rất hại đấy.
    Thường ngày các bạn vẫn cho rằng nhìn vào Mặt Trời thì hại mắt vì nó quá sáng phải không? Không phải đâu!
    cái sáng đó chỉ là ánh sáng nhìn thấy, ánh sáng nhìn thấy thì làm người ta chói mắt chứ không thể hại được. Cái hại là hỗn hợp nhiều bước sóng khác nhau từ các tia X, gamma từ Mặt Trời chiếu đến.
    Sáng sớm, tia sáng Mặt Trời đến được mắt bạn đi theo đường gần như tiếp tuyến với Trái Đất tại điểm bạn đứng. Nó phải vượt qua tầng khí quyển dày hơn hẳn lúc trưa và các tia gần tím bị lêch nhiều hơn các tia gần đỏ, bạn chỉ thấy Mặt Trời màu đỏ hoặc da cam do các tia xanh, tím... ít đến được mắt bạn, nhờ đó mà bạn không chói mắt. Nhưng các tia đó ít đến chứ không phải không đến, điều đó có nghĩa là mắt bạn vẫn liên tục bị tấn công bởi các bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời và điều đó rất có hại cho đôi mắt.
    Vậy qua đây khuyến cáo tất cả các bạn trẻ hãy nhớ rằng Mặt Trời buổi sớm rất đẹp nhưng hãy đừng nhìn nó quá lâu nhé. Nếu bạn muốn tiếp tục thưởng thức vẻ đẹp của nó và cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thì hãy nhớ bảo vệ đôi mắt của mình, mỗi sáng hãy hạn chế, đừng ngắm Mặt trời quá lâu nhé!
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lỗi chính tả quá đại ca ơi.
    Nhân đây xin lỗi anh và các bác tỉnh khác nếu đúng là bọn em làm các bác cảm thấy như trên.
    Vậy từ bây giờ chúng ta lại cùng nhau lên đây chửi nhau nhé, từ hôm nay em sẽ tích cực spam, em cũng không còn là mod nữa rồi. Các bác cũng thế, cứ chửi nhau cho vui, đóng góp, post tử tế làm wé gì, đến khi xuất hiện một con chó cắn trộm nào đó thì lại đến bị như em thôi.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nhiều lỗi chính tả quá đại ca ơi.
    Nhân đây xin lỗi anh và các bác tỉnh khác nếu đúng là bọn em làm các bác cảm thấy như trên.
    Vậy từ bây giờ chúng ta lại cùng nhau lên đây chửi nhau nhé, từ hôm nay em sẽ tích cực spam, em cũng không còn là mod nữa rồi. Các bác cũng thế, cứ chửi nhau cho vui, đóng góp, post tử tế làm wé gì, đến khi xuất hiện một con chó cắn trộm nào đó thì lại đến bị như em thôi.
  8. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Cái thằng, mày lảm nhảm cái gì đấy, hỏng mất topic của anh rồi.
    Nói kĩ hơn về hiện tượng quang học dẫn đến việc Mặt Trời buổi sáng sớm thường đỏ hơn:
    Ánh sáng nhìn thấy đối với con người nằm trong một dải bước sóng có màu sắc là tập hợp của tất cả các màu người ta có thể nhìn thấy ở cầu vồng
    [​IMG]
    Trong đó các sóng có bước sóng càng ngắn càng ở gần phía tím (cái này chắc các em học xong lớp 12 đều biết cả). Thực chất, cái gọi là sáng hay tối cũng cjhỉ là tương đối và có thể nói rằng chúng ta có thể nhìn thấy các sóng có bước sóng như thế thì chúng ta gọi nó là ánh sáng. Tia hồng ngoại với chúng ta không phải ánh sáng nhìn thấy vì chúng ta không thể thấy nó, còn với con mèo thì hồng một phần hồng ngoại cũng là ánh sáng nhìn thấy, vì thế mà nó có thể nhìn vào ban đêm.
    Các sóng có bước sóng càng ngắn thì càng mang năng lượng lớn.
    Các em học lớp 12 cũng biết rằng khi thay đổi môi trường truyền sáng thì các sóng có năng lượng càng lớn càng bị lệch nhiều (tia tím bị lệch nhiều hơn tia đỏ).
    Buổi sáng sớm, Mặt Trời còn rất gần chân trời, có nghĩa là ánh sáng của nó đến được với mắt bạn phải đi qua một đoạn đường rất dài có chứa khí quyển Trái Đất. Độ dày của lớp khí quyển này ảnh hưởng khá nhiều đến sự khúc xạ của ánh sáng, cụ rthể là nó làm cho sự sai khác về độ lệch giữa các tia có bước sóng khác nhau rõ ràng hơn. tia tím bị lệch nhiều hơn và do đó mật độ các tia tím đến được với mắt bạn ít hơn mật độ các tia đỏ, vàng, da cam... Chính vì thế ánh sáng Mặt Trời bạn nhìn thấy không còn là ánh sáng trắng mà lệch nhiều về phía đỏ và chính vì thế ban sớm Mặt Trời đỏ hơn lúc giữa trưa rất nhiều.
    Còn những thời điểm khác, và kể cả là 12h trưa, có 1câu hỏi: "tại sao bầu trời lại có màu xanh?" (why is the sky blue?)
    Câu trả lời cũng tương tự thôi.
    Thế này nhé: Bức xạ phát ra từ Mặt Trời thực chất gồm rất nhiều các bước sóng khác nhau, từ các bước sóng vô tuyến, hồng ngoại đến ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X... Khi đi qua khí quyển Trái Đất, các tia có bước sóng ngắn, mang năng lượng lớn hơn thì bị khúc xạ nhiều hơn và phân tán mạnh ra xung quanh hơn. Nhờ đó mà tầng khí quyển của chúng ta có thể ngăn được rất nhiều các bức xạ có hại như tia tử ngoại, tia X... (có bước sóng ngắn, năng lượng cao)
    Cũng vậy, các bức xạ ánh sáng có bước sóng gần viề phái tím, xanh thì bị khúc xạ và phân tán nhiều hơn trong khi các tia có bước sóng dài hơn, gần về phía đỏ thì dễ đến được với mắt bạn hơn.
    Chính lí do này làm cho vào ban ngày, bầu trời thì có màu xanh (không phải màu tím vì một phần tia tím đã bị cản lại trước khi nó đến được mắt bạn, do đó các tia phân tán trong khí quyển gần với mắt bạn nhất thì tia xanh chiếm ưu thế hơn) còn Mặt Trời thì tuy phát ra ánh sáng trắng nhưng bạn lại thấy nó có màu da cam, vàng, gần đỏ.
    Được Odin2003 sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 20/06/2005
  9. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Cái thằng, mày lảm nhảm cái gì đấy, hỏng mất topic của anh rồi.
    Nói kĩ hơn về hiện tượng quang học dẫn đến việc Mặt Trời buổi sáng sớm thường đỏ hơn:
    Ánh sáng nhìn thấy đối với con người nằm trong một dải bước sóng có màu sắc là tập hợp của tất cả các màu người ta có thể nhìn thấy ở cầu vồng
    [​IMG]
    Trong đó các sóng có bước sóng càng ngắn càng ở gần phía tím (cái này chắc các em học xong lớp 12 đều biết cả). Thực chất, cái gọi là sáng hay tối cũng cjhỉ là tương đối và có thể nói rằng chúng ta có thể nhìn thấy các sóng có bước sóng như thế thì chúng ta gọi nó là ánh sáng. Tia hồng ngoại với chúng ta không phải ánh sáng nhìn thấy vì chúng ta không thể thấy nó, còn với con mèo thì hồng một phần hồng ngoại cũng là ánh sáng nhìn thấy, vì thế mà nó có thể nhìn vào ban đêm.
    Các sóng có bước sóng càng ngắn thì càng mang năng lượng lớn.
    Các em học lớp 12 cũng biết rằng khi thay đổi môi trường truyền sáng thì các sóng có năng lượng càng lớn càng bị lệch nhiều (tia tím bị lệch nhiều hơn tia đỏ).
    Buổi sáng sớm, Mặt Trời còn rất gần chân trời, có nghĩa là ánh sáng của nó đến được với mắt bạn phải đi qua một đoạn đường rất dài có chứa khí quyển Trái Đất. Độ dày của lớp khí quyển này ảnh hưởng khá nhiều đến sự khúc xạ của ánh sáng, cụ rthể là nó làm cho sự sai khác về độ lệch giữa các tia có bước sóng khác nhau rõ ràng hơn. tia tím bị lệch nhiều hơn và do đó mật độ các tia tím đến được với mắt bạn ít hơn mật độ các tia đỏ, vàng, da cam... Chính vì thế ánh sáng Mặt Trời bạn nhìn thấy không còn là ánh sáng trắng mà lệch nhiều về phía đỏ và chính vì thế ban sớm Mặt Trời đỏ hơn lúc giữa trưa rất nhiều.
    Còn những thời điểm khác, và kể cả là 12h trưa, có 1câu hỏi: "tại sao bầu trời lại có màu xanh?" (why is the sky blue?)
    Câu trả lời cũng tương tự thôi.
    Thế này nhé: Bức xạ phát ra từ Mặt Trời thực chất gồm rất nhiều các bước sóng khác nhau, từ các bước sóng vô tuyến, hồng ngoại đến ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X... Khi đi qua khí quyển Trái Đất, các tia có bước sóng ngắn, mang năng lượng lớn hơn thì bị khúc xạ nhiều hơn và phân tán mạnh ra xung quanh hơn. Nhờ đó mà tầng khí quyển của chúng ta có thể ngăn được rất nhiều các bức xạ có hại như tia tử ngoại, tia X... (có bước sóng ngắn, năng lượng cao)
    Cũng vậy, các bức xạ ánh sáng có bước sóng gần viề phái tím, xanh thì bị khúc xạ và phân tán nhiều hơn trong khi các tia có bước sóng dài hơn, gần về phía đỏ thì dễ đến được với mắt bạn hơn.
    Chính lí do này làm cho vào ban ngày, bầu trời thì có màu xanh (không phải màu tím vì một phần tia tím đã bị cản lại trước khi nó đến được mắt bạn, do đó các tia phân tán trong khí quyển gần với mắt bạn nhất thì tia xanh chiếm ưu thế hơn) còn Mặt Trời thì tuy phát ra ánh sáng trắng nhưng bạn lại thấy nó có màu da cam, vàng, gần đỏ.
    Được Odin2003 sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 20/06/2005
  10. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu thêm về Thiên hà của chúng ta.
    Những đêm trời trong khi nhìn lên bâu trời, bạn thấy một dải sáng bạc vắt ngang thiên cầu và nếu tinh mắt bạn sẽ thấy cái dải đó là chi chít hàng ngàn, vạn ngôi sao liên kết với nhau, như khi ta dùng kính hiển vi quan sát một vật thể và thấy các phân tử của nó.
    Người ta kể rằng ngày xưa có một thằng bé có sức hút mạnh đến nỗi khi giật nó ra khỏi lòng mình thì sữa của nữ thần Hera cũng bị trào ra theo tạo thành một dải sữa trắng trên trời như thế, thằng bé đó sau này được gọi là Hercules. Người ta gọ cái dải sữa trên trời đó là Milky Way, người VN ta gọi là Ngân Hà, hay nói đơn giản nó là Thiên Hà của chúng ta.
    Thiên hà này được tạo nên từ một khối bụi khổng lồ và đến nay nó có những 200 tỷ ngôi sao mà mỗi sao là cả một Mặt Trời, mang theo một hệ hành tinh riêng của nó như Mặt Trời của chúng ta. các sao lai có thể tạp trung thành các tập hợp lớn nhỏ khác nhau, giữa chúng là khí, bụi và từ trường.
    Thiên hà của chúng ta là một thiên hà xoắn (Spiral) có một cái tâm với mật độ rất lớn ở giũa và các cánh tay xoè ra xung quanh. Các cánh tay này được đặt tên theo tên các chòm sao mà người ta nhìn thấy khi nhìn về phía chúng. Hình dưới tôi đã ghi qua lại tên của mấy cánh tay lớn
    Cái dấu X là nơi chúng ta đang sinh sống. Mặt Trời là một sao lùn vàng nằm cách tâm Thiên hà khoảng 26000 năm ánh sáng và nó cần 200-250 triệu năm để quay 1 vòng quanh tâm của Thiên Hà. Để đi đến tâm của Thiên Hà này, như trên hình vẽ các bạn cũng có thể thấy, chúng ta có thể tiến về phía chòm sao Sagittarius. Hàng đêm, khi nhìn vào chòm sao rất sáng này thì chính là bạn đang nhìn vào tâm của Milkyway.
    Milkyway là một Thiên Hà trong cụm Thiên hà Địa Phương (Local Group), một cụm gồm khoảng 30 thiên hà với bán kính chừng 5 triệu năm ánh sáng. Lớn nhất cụm này là Thiên hà M31 - Andromeda, tiếp đến là thiên hà Triangalum và Thiên hà của chúng ta, M33 và 2 đám mây Magellan. Toàn bộ cụm địa phương này cũng thiên hà của chúng ta đang không ngừng chuyển động về phía các chòm sao Virgo với vận tốc khoảng 300km/s.
    Thôi, hi vọng tối nay mọi người đều thấy Milkyway.
    Hôm trước có một em bảo là sẽ vote cho anh vì cái topic này mà anh đợi mãi chả thấy thêm sao nào cả mới chán.

Chia sẻ trang này