1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền định dưới ánh sáng kiến giải của khoa học tự nhiên!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 25/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thiền định dưới ánh sáng kiến giải của khoa học tự nhiên!

    Thay cho phần mở đầu của topic!


    "GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT CỦA THIỀN ĐỊNH

    [21/02/2006 - Khoa Vật lý - ĐHSPHN]


    Chưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng , các hãng truyền thông lớn , đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP , Reuter ( được các báo điện tử Việt Nam như VN Express trích đưa lại) , các báo như News Week, Time ( được báo Lao động trích dịch ngày 10.8.2003) ... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ , qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư , đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.



    Bản tin của Reuters dẫn tuyên bố của giáo sư Owen Flangan thuộc viện đại học Duke ở North Carolina đã tuyên bố vào hôm thứ tư (May 21, 2003) rằng: " Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc".
    Năm 1967, giáo sư Herbert Benson ở đại học Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người thiền định và thấy rằng khi ngồi thiền họ dùng lượng oxy ít hơn bình thường 17%, giảm 3 nhịp tim/phút và tăng sóng theta ở não - hệt như trạng thái trước ngủ - trong khi toàn não vẫn tỉnh táo. 7 năm sau, tiến sĩ tâm thần học Gregg Jacobs, Đại học Harvard, qua ghi sóng não đã phát hiện ra rằng những người thiền có thể sản ra rất nhiều sóng theta và có thể phong tỏa phần não trước vốn nhận và xử lý cảm giác, ngoài ra họ cũng giảm thiểu hoạt động ở phần thùy đỉnh não, nơi phụ trách các cảm giác về không gian - thời gian. Bằng cách "tắt" thùy đỉnh não, người ta có thể mất cảm giác về giới hạn và thấy vũ trụ "trở thành một".
    "

    Những nghiên cứu khoa học liên quan đến Thiền?

    Những minh chứng khoa học cho những sự thấy biết kỳ diệu và sự an lạc hạnh phúc tuyệt đối không có đối cực của trạng thái giác ngộ nhờ Thiền định?

    Những khám phá khoa học về Thiền?

    (Source - Hoc thuat: http://www9.ttvnol.com/f_217/896731.ttvn)
  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    "Thiền định dưới ánh sáng kiến giải của khoa học tự nhiên!".
    Cái title nì răng mờ kêu rứa tề ?
    Hờ hờ ! Vzậy ra nhà bác "Lệnh Hồ tảcưa" không cho rằng Thiền định hay những món của Á đông không phải là có cơ sở khoa học tự nhiên ? Và chúng là những cái gì tối tăm mù mịt hay răng mờ phải cần đến cái "sánh sáng" gì gì đó mới rõ ràng được ?
    Mang cái nhận biết của "ngũ quan" để so sánh hay soi rọi cái nhận biết của "bát thức" liệu có cọc cạch quá không nhể ? Có nhẽ nhà bác lại rơi vào tình trạng "cái gì bốc bỏ vzô miệng được thì mới tin" hoặc giả thưởng thức cái món của Á đông bằng khẩu vzị của mấy ông Tây bà Đầm !
  3. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề liên quan đến thiên mục
    Có nhiều khí công sư cũng bàn về một số tình huống [liên quan] đến ?~thiên mục?T; nhưng Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức hiển hiện khác nhau. Người tu luyện đến tầng nào, họ chỉ thấy được cảnh tượng trong tầng đó; chân tướng vượt trên tầng đó [thì] họ không nhìn thấy, cũng không tin; do vậy, họ cho rằng chỉ những gì tự mình nhìn thấy tại tầng này mới là đúng. Khi họ chưa tu luyện đến một tầng cao nào đó, [thì] họ cho rằng những thứ ấy [tại đó] không tồn tại, cũng không thể tin; đây là do tầng [của họ] quyết định; tư tưởng của họ cũng không thể thăng hoa lên trên được. Nên cũng nói, về vấn đề thiên mục của con người, thì có người giảng thế này, có người giảng thế kia; kết quả giảng đến loạn cả lên; rốt cuộc cũng không ai có thể giải thích về [vấn đề thiên mục] cho rõ ràng cả; thật ra, [vấn đề] thiên mục ấy cũng không thể từ tầng thấp mà giảng cho rõ được đâu. Trong quá khứ, vì kết cấu của thiên mục thuộc về bí mật trong những bí mật, không cho người thường biết được, cho nên lịch sử xưa nay cũng không hề có ai giảng về nó. Vả lại tại đây chúng tôi cũng không xoay quanh lý luận trong quá khứ mà giảng [về thiên mục]; chúng tôi sẽ dùng khoa học hiện đại, dùng ngôn ngữ hiện đại nông cạn nhất để giảng về [thiên mục] này, và giảng về vấn đề căn bản của nó.
    Thiên mục mà chúng tôi nói, thực chất là tại chỗ giữa hai lông mày của con người dịch lên trên một chút [rồi] nối đến vị trí thể tùng quả; đó là đường thông chính . Thân thể còn có rất nhiều con mắt [khác nữa]; Đạo gia giảng mỗi một khiếu chính là một con mắt. Đạo gia gọi huyệt vị của thân thể là ?~khiếu?T, còn Trung Y gọi là ?~huyệt vị?T. Phật gia giảng mỗi lỗ chân lông chính là một con mắt; vậy nên có người dùng tai mà học chữ; có [người] dùng tay, dùng gáy mà nhìn; lại có [người] dùng chân mà nhìn, dùng bụng mà nhìn; tất cả đều có thể [xảy ra].
    Giảng đến thiên mục, chúng tôi trước hết nói một chút về cặp mắt thịt này của con người chúng ta. Hiện nay có một số người cho rằng cặp mắt này có thể nhìn thấy bất kể vật chất nào, bất kể vật thể nào trong thế giới chúng ta. Do vậy, có một số người đã hình thành một thứ quan niệm cố chấp; họ cho rằng chỉ những gì nhìn thấy được thông qua con mắt này mới đúng là điều thực tại; còn điều họ nhìn không thấy thì không thể tin. Trước đây người như thế được xem là ?~ngộ tính không tốt?T; cũng có người giảng không rõ ràng vì sao ngộ tính không tốt. ?~Không thấy thì không tin?T, câu này thoạt nghe rất hợp lý. Nhưng từ một tầng hơi cao hơn một chút mà xét, [thì] nó không còn hợp lý nữa. Bất kể một thời-không nào đều do vật chất cấu thành; tất nhiên các thời-không khác nhau có kết cấu vật chất khác nhau, có các chủng hình thức hiển hiện của các thể sinh mệnh khác nhau.
    Tôi dẫn ví dụ này cho mọi người; trong Phật giáo giảng rằng hết thảy hiện tượng của xã hội nhân loại đều là huyễn tượng, không thật. Huyễn tượng là sao? Vật thể này thực tại rành rành bày đặt ở đây, ai có thể bảo là giả được? Hình thức tồn tại của vật thể là thế này; nhưng hình thức biểu hiện của nó lại khác. Còn con mắt chúng ta có một công năng: [nó] có thể từ vật thể của không gian vật chất chúng ta mà đưa đến một trạng thái [hình tướng] cố định mà chúng ta nhìn thấy hiện nay. Thực ra nó không phải là trạng thái ấy; [ngay] tại không gian của chúng ta nó cũng không phải trạng thái như vậy. Ví như nhìn qua kính hiển vi thì thấy con người ra sao? Toàn bộ thân thể trông thật lơi lỏng; do những phân tử nhỏ cấu thành; như những hạt cát, như những dạng hạt, luôn vận động; điện tử luôn chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử; toàn bộ thân thể luôn lay động, luôn vận động. Bề mặt thân thể [cũng] không trơn nhẵn, không đều đặn. Bất kể loại vật thể nào trong vũ trụ, [như] thép, sắt, đá đều như vậy; thành phần phân tử bên trong chúng đều luôn vận động; chư vị không thể thấy được toàn bộ hình thức của chúng; thực ra chúng không ổn định. Chiếc bàn này cũng đang lay động, nhưng con mắt nhìn không thấy được chân tướng; cặp mắt [thịt] này làm cho người ta nhìn sai như thế.
    Không phải là chúng ta không thể thấy được các thứ ở vi quan, không phải là con người không có bản sự ấy; mà nguyên con người sinh ra được trang bị đầy đủ bản sự đó, [và] có thể nhìn thấy được những thứ đến một [mức] vi quan nhất định. Chính là từ khi con người chúng ta có cặp mắt tại không gian vật chất này, mà con người mới thấy giả tướng, làm cho người ta nhìn không thấy [chân tướng]. Do đó ngày xưa giảng rằng, những ai [nếu] không thấy là không thừa nhận, thì trong giới tu luyện xưa nay luôn cho rằng ngộ tính loại người ấy không tốt, đã bị giả tướng của người thường làm mê hoặc, đã mê trong người thường; tôn giáo xưa nay vẫn giảng câu ấy; [và] chúng tôi thấy rằng nó cũng có lý.
    Cặp mắt [thịt] này có thể từ những thứ trong không gian vật chất hiện hữu mà cố định đến một trạng thái; ngoài đó ra, nó không có tác dụng gì đáng kể. [Khi] người ta nhìn một vật, [thì] cũng không phải trực tiếp từ cặp mắt mà lên hình; con mắt cũng giống như ống kính máy ảnh, chỉ có tác dụng của loại công cụ ấy thôi. [Khi] nhìn xa, ống kính sẽ kéo dài ra, [và] con mắt của chúng ta cũng lại có tác dụng như thế; [khi] nhìn vào chỗ tối, đồng tử [con mắt] cần mở to ra, [và khi] máy ảnh chụp hình tại chỗ tối, [thì] lỗ ống kính cũng cần mở to hơn; nếu không như thế thì lượng phơi sáng không đủ, [ảnh thu được] sẽ bị tối; [khi] đi ra nơi rất nhiều ánh sáng ở bên ngoài, đồng tử [con mắt] cần lập tức thu nhỏ, nếu không như thế thì loá mắt, nhìn gì cũng không rõ; máy ảnh cũng [theo] nguyên lý ấy, lỗ ống kính cũng cần thu nhỏ lại. Nó chỉ có thể thâu nhận [hình ảnh] vật thể, nó chỉ là một thứ công cụ. Chúng ta thật sự nhìn thấy được một thứ gì, thấy một người [hay] thấy một hình thức tồn tại của một vật thể, thì đó là do hình ảnh hình thành trên đại não của con người. Như vậy, thông qua con mắt này nhìn, rồi lại thông qua dây thần kinh thị giác truyền dẫn đến thể tùng quả ở nửa phần sau đại não; tại khu vực ấy nó phản ánh hình ảnh lên đó. Nghĩa là phản ánh hình ảnh thật sự nhìn thấy được, là một bộ phận của thể tùng quả trong đại não của chúng ta; y học hiện đại cũng nhận thức điểm này.
    Khai [mở] thiên mục mà chúng tôi giảng chính là tránh việc mở dây thần kinh thị giác của con người; ở chỗ giữa hai lông mày [chúng tôi] sẽ đánh thông ra một đường, cho phép thể tùng quả có thể trực tiếp nhìn ra ngoài; đó gọi là ?~khai thiên mục?T. Có người nghĩ: Điều này cũng không thực tế, cặp mắt này rốt cuộc cũng có tác dụng làm công cụ ấy, nó có thể thâu nhận [hình ảnh] vật thể, không có con mắt này thì không thể được. Giải phẫu y học hiện đại cũng đã phát hiện rằng, nửa bộ phận phía trước [của] thể tùng quả, nó đã được trang bị một kết cấu tổ chức đầy đủ của [một] con mắt người. Vì nó đặt ở vị trí bên trong sọ não, nên người ta giảng rằng nó là một con mắt thoái hoá. [Dù] đó có đúng là con mắt thoái hoá hay không, giới tu luyện chúng tôi vẫn bảo lưu [quan điểm của mình]. Và dù sao thì y học hiện đại cũng đã công nhận rằng tại vị trí ấy trong sọ não người có một con mắt. Chúng tôi đánh thông ra một đường nhắm vào chính điểm ấy; [nó] chính là tương hợp với nhận thức của y học hiện đại. Con mắt này không gây cho người ta giả tướng như cặp mắt thịt kia của chúng ta, nó có thể thấy được bản chất của sự vật, thấy được bản chất của vật chất. Do đó, với người có thiên mục tầng rất cao, họ có thể nhìn xuyên qua không gian chúng ta mà thấy được những thời-không khác, có thể thấy được những cảnh tượng mà người thường không thấy; người ở tầng không cao có thể có lực xuyên thấu, cách tường khán vật, thấu thị nhân thể; nó có đầy đủ công năng như thế. ...
  4. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Không thể dùng mọi thứ của khoa học hiện đại để lý giải về văn hoá cổ Trung Hoa, nhưng nếu cứ dùng những từ ngữ cổ xưa không ai hiểu để mang ra đàm đạo thì chứng tỏ bản thân mình cũng chẳng hiểu gì. Thà pót lên diễn đàn này là: tôi thấy cổ nhân trong tình huống như thế, như thế có nói thế này thế kia, để cùng nhau bàn luận thì hơn. Ngày nay nếu muốn diễn tuồng thì cũng phải vào rạp, chứ mặc nguyên quần áo tuồng mà chạy lông nhông giữa phố thì không hiểu chính mình có tôn trọng mình không
    Được proxy17 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 26/03/2007
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thiền định với sức khỏe
    Thiền định có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại. Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể.
    Theo định nghĩa thông thường, thiền định là một kiểu thư giãn chủ động tích cực với hiệu quả cao nếu luyện tập đúng cách. Theo định nghĩa khoa học, thiền định là quá trình đạt tới sự tỉnh thức tuyệt đối trong trạng thái tĩnh, có được do luyện tập. Đó là trạng thái tập trung ức chế đồng đều cả nơron thần kinh cảm giác lẫn nơron thần kinh vận động, tập trung bắt đầu từ vỏ não và hệ thần kinh vận động.
    Khác với thư giãn thông thường, thiền định có tác dụng điều chỉnh lớn đến mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại, cân bằng cơ thể với môi trường sống; kiểm soát quá trình quan hệ giữa nội giới và ngoại giới. Vì thế, ngoài tác dụng thư giãn, thiền định còn có tác dụng phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng các chức năng cơ thể mà chủ yếu là mất cân bằng giữa tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh.
    Tác dụng thư giãn của thiền định có được đem lại là do người tập điều khiển vỏ não, chủ động ức chế hệ thần kinh động vật, từ đó dẫn đến ức chế hệ thần kinh thực vật mà trước tiên là các trung khu hô hấp, làm giảm nhịp thở kèm theo buông lỏng cơ. Khi đã ức chế sâu, thư giãn cơ sâu thì nhịp thở rất thấp, năng lượng tiêu hao xuống tối thiểu, cơ thể rơi vào tình trạng đông miên, hô hấp trên từng tế bào cơ thể đều giảm đến mức tối thiểu.
    Ở những người có tập thiền (không kể các nhà tu hành chân chính), nhu cầu vật chất không lớn, một mặt vì sau khi tập, chuyển hóa cơ thể xuống thấp, tiêu hao năng lượng ít và hợp lý. Do đó, người tập thiền không có nhu cầu lớn cho các sinh hoạt. Người tập thiền tốt không cần ăn nhiều mặc dù khẩu vị của họ rất tốt, ăn rất ngon miệng. Không lấy gì làm lạ, các nhà tu hành chân chính tập thiền đạt đến mức tiêu hao năng lượng cơ thể xuống mức tối thiểu. Hằng ngày họ thường chỉ ăn một bữa vào chính ngọ mà vẫn lao động sinh hoạt bình thường.
    Người tập thiền tốt đương nhiên sẽ tạo lập được trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, điều hòa được các nhu cầu sinh hoạt tinh thần, chủ động điều tiết được hệ thần kinh sinh dục, luôn luôn cân bằng giữa ý thức và tâm thức. Có lẽ vì thế mà chúng ta không thấy họ mắc các bệnh tâm sinh lý đặc biệt.
    Khi ngồi thiền, các cơ quan trong cơ thể tương tác cân bằng nhau ở mức chuyển hóa rất thấp. Theo định luật phản hồi, nó tác động đến hệ thần kinh, đưa ra trạng thái tâm sinh lý của người thiền. Đỉnh cao của trạng thái sinh lý này là thời gian ngồi ?onhập thiền?, tác dụng của nó không chỉ có trong lúc ngồi thiền mà còn kéo dài trong suốt cả ngày. Ngoài thời gian ngồi thiền, người tập vẫn duy trì trạng thái này bằng cách giữ sự cân bằng tương tác các cơ quan của cơ thể, được thực hiện bằng những hoạt động nhẹ nhàng tập trung không phân tâm trong suốt cả ngày.
    Theo giáo sư Soto Yukimasa (Đại học Kyoto, Nhật Bản), thiền giúp tăng cường tính nhẫn nại, làm cho ý chí bền vững, tăng cường khả năng suy nghĩ, ổn định về tình cảm và mau chóng khiến đầu óc tỉnh táo, bình tĩnh. Nó cũng giúp nâng cao hứng thú và hiệu suất của hành động, hình thành nhân cách hoàn thiện hơn và đạt tới cảnh giới giác ngộ. Bác sĩ Hasegawa (Đại học Osaka) cho rằng việc tọa thiền sẽ phát triển sự tập trung của phần não bên trong, tức là phần dưới vỏ não, và tập trung sự hoạt động của vỏ não.
    Theo Viện đại học Cologne (Đức), thiện định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần và ham muốn khống chế, cấm đoán, ngăn cản người khác, giảm tính bất định. Nó làm tăng sức hòa hợp, thân thiện với người khác, biết kính nể người và tự chê mình, tăng sự tự tin, thỏa mãn, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu, tăng tính quả quyết, tự tin...
    Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả gần giống nhau về trạng thái hoạt động của hệ thần kinh người tập thiền. Đó là trạng thái yên tĩnh, ổn định không xung đột của hệ thần kinh với biểu hiện: nhẫn nại, bền bỉ, tự tin, bình tĩnh, ổn định nhân cách, hoàn thiện tình cảm, đầu óc sảng khoái, thân thiện, hòa hợp với mọi người. Trạng thái yên tĩnh ổn định, sự ứng xử hợp tình hợp lý với sự việc và con người xung quanh chứng tỏ người tập thiền luôn vui vẻ về tâm hồn và khỏe mạnh về thể chất.
    Khi chủ động giảm được tiêu thụ năng lượng, gốc tự do trong cơ thể cũng giảm theo; cơ thể cân bằng hoạt động tương tác các cơ quan. Sự cân bằng ổn định của cơ thể sẽ tác động trở lại não bộ theo định luật phản hồi, tạo trạng thái cân bằng ổn định cho hoạt động của vỏ não, tăng sức bền, sức chịu đựng và khả năng điều hòa, điều khiển cơ thể. Trạng thái thần kinh này giúp con người chống stress rất tốt.
    Sức khỏe thể lực tốt cùng với trạng thái thần kinh ổn định sẽ làm cơ thể thích ứng tốt với môi trường sống và môi trường nhân văn. Đó là nền tảng của cơ sở phòng bệnh. Nếu sự cân bằng các cơ quan tương tác được duy trì, cơ thể sẽ không xảy ra những tai biến bất thường. Ví dụ: Nếu tương tác giữa cơ quan tuần hoàn máu và tuần hoàn điện thần kinh được ổn định thì thường không xảy ra các tai biến về não.
    (Nguồn: GS Nguyễn Ngọc Kha, Sức Khỏe & Đời Sống)
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 22:26 ngày 26/03/2007
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Bệnh tâm thần và Thiền định
    http://buddhismtoday.com/viet/thien/tamthan_thiendinh.htm
  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thiền
    (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
    Thiền (zh. chán 禪, ja. zen), gọi đầy đủ là Thiền-na (zh. chánna 禪,, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en. me***ation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn. Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ ^sdhyā (hoặc ^sdhyai). Bộ Sanskrit-English Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau:
    to think of, imagine, contemplate, me***ate on, call to mind, recollect.
    Tất cả các trào lưu triết học Ấn Độ đều hiểu dưới gốc động từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, ta cũng tìm thấy từ dịch ý Hán-Việt là là Tĩnh lự (zh. o.). Các cách phiên âm Hán-Việt khác là Đà-diễn-na (zh. 馱衍,), Trì-a-na (O~,).
    Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo ?" "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" ?" các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.
    Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện ?遣-便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...
    Ý chí cương quyết tu tập Thiền sẽ dẫn hành giả đến một tâm trạng Bất nhị, nơi mà những ý nghĩ nhị nguyên như "ta đây vật đó" được chuyển hoá; hành giả đạt sự thống nhất với "Thượng đế", với cái "Tuyệt đối", những khái niệm về không gian và thời gian đều được chuyển biến thành cái "hiện tại thường hằng", hành giả chứng ngộ được sự đồng nhất của thế giới hiện hữu và bản tính. Nếu kinh nghiệm này được trau dồi thâm sâu và hành giả áp dụng nó vào những hành động của cuộc sống hằng ngày thì đó chính là trạng thái mà tất cả những tôn giáo đều gọi chung là "Giải thoát".
    Tiến sĩ khoa tâm lí học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:
    "Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỉ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu."
    Theo đạo Phật, hành giả nhờ Định (sa. samādhi) mà đạt đến một trạng thái sâu lắng của tâm thức, trong đó toàn bộ tâm thức chỉ chú ý đến một đối tượng thiền định thuộc về tâm hay vật. Tâm thức sẽ trải qua nhiều chặng, trong đó lòng tham dục dần dần suy giảm. Một khi hành giả trừ năm chướng ngại (ngũ cái""<, sa. nīvara?a) thì đạt được bốn cõi thiền (tứ thiền định) của sắc giới (sa. rūpadhātu, xem Tam giới), đạt Lục thông (sa. ṣaḍabhijñā) và tri kiến vô thượng. Tri kiến này giúp hành giả thấy rõ các đời sống trước của mình, thấy diễn biến của sinh diệt và dẫn đến giải thoát mọi lậu hoặc (sa. āsrava). Hành giả đạt bốn cõi thiền cũng có thể chủ động tái sinh trong các cõi Thiên (sa. deva) liên hệ.
    Trong giai đoạn một của thiền định, hành giả buông xả lòng tham dục và các pháp bất thiện, nhờ chuyên tâm suy tưởng mà đạt đến. Trong cấp này, hành giả có một cảm giác hỉ lạc. Trong giai đoạn hai, tâm suy tưởng được thay thế bằng một nội tâm yên lặng, tâm thức trở nên sắc sảo bén nhọn vì bao hàm nhân tố chú tâm quán sát. Hành giả tiếp tục ở trong trạng thái hỉ lạc. Qua giai đoạn ba, tâm hỉ lạc giảm, tâm xả bỏ hiện đến, hành giả tỉnh giác, cảm nhận sự nhẹ nhàng khoan khoái. Trong giai đoạn bốn, hành giả an trú trong sự xả bỏ và tỉnh giác.
    Tại Trung Quốc, Thiền có một ý nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả phép tu như quán niệm hơi thở Nhập tức xuất tức niệm (zh. .息?息念, pi. ānāpānasati), Tứ niệm xứ (pi. satipaṭṭhāna)... với mục đích nhiếp tâm và làm tâm tỉnh giác. Từ phép Thiền do Bồ-đề-đạt-ma truyền, Thiền Trung Quốc đã phát triển rất mạnh (Thiền tông).
    Trong một ý nghĩa bao quát, Thiền cũng không phải là những phương pháp đã nêu trên.
    Thiền là một trạng thái tâm thức không thể định nghĩa, không thể miêu tả và phải do mỗi người tự nếm trải. Trong nghĩa này thì Thiền không nhất thiết phải liên hệ với một tôn giáo nào cả ?" kể cả Phật giáo. Trạng thái tâm thức vừa nói đã được các vị thánh nhân xưa nay của mọi nơi trên thế giới, mọi thời đại và văn hoá khác nhau trực nhận và miêu tả bằng nhiều cách. Đó là kinh nghiệm giác ngộ về thể sâu kín nhất của thật tại, nó vừa là thể của Niết-bàn và vừa của Luân hồi, sinh tử. Vì vậy, Toạ thiền không phải là một phương pháp đưa con người đi từ vô minh đến giác ngộ, mà là giúp con người khám phá bản thể thật sự của mình đang mỗi lúc hiện diện.
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Điều gì xảy ra trong não nhà sư khi ngồi thiền?
    Minh Huy theo BBC

    Nghiên cứu não bộ thầy tu đang ngồi thiền, các nhà khoa học Mỹ phát hiện thùy thái dương hoạt động mạnh hơn, còn thùy đỉnh lại hầu như không hoạt động so với bình thường. Điều này dẫn đến sự xóa bỏ cảm nhận về không gian và thời gian, giúp người hành thiền rời bỏ bản ngã.
    Bác sĩ Andrew Newberg và cộng sự tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã chụp X-quang não bộ của các nhà sư Tây Tạng khi họ ngồi thiền khoảng một tiếng đồng hồ.
    Newberg nói: "Tôi cho rằng, chúng ta đang ở giai đoạn thuận lợi nhất để khám phá tôn giáo và các vấn đề tâm linh theo những cách mà trước đó người ta không tưởng tượng ra được". Nói như vậy, Newberg muốn đề cao kỹ thuật chụp tia rơnghen - một kỹ thuật đã giúp việc nghiên cứu não bộ tiến những bước đáng kể trong thời gian gần đây.
    Mất cảm nhận về không gian và thời gian
    Khi các nhà sư đã chìm sâu vào trạng thái thiền, họ được tiêm vào mạch máu một lượng nhỏ chất phóng xạ màu (dùng để đánh dấu). Các hạt màu này giúp người ta quan sát sự di chuyển của máu lên những khu vực nhất định trong não; qua đó, đánh giá được sự hoạt động mạnh - yếu của những khu vực này.
    Sau đó, Newberg đã so sánh các bức ảnh chụp não bộ nhà sư khi thiền với các bức chụp lúc bình thường. Ông rút ra kết luận: Khi thiền, phần não bộ ở thùy thái dương nhà sư hoạt động mạnh hơn. (Vùng não này luôn hoạt động mạnh khi người ta tập trung sự chú ý vào một việc gì đó).
    Ngoài ra, Newberg còn quan sát được sự giảm hoạt động ở vùng thùy đỉnh sau não. Thông thường, thùy này chịu trách nhiệm về việc định hướng trong không gian. Có lẽ đây là bằng chứng củng cố giả thuyết cho rằng, hành thiền giúp người ta xa rời cảm nhận về không gian.
    Theo Newberg, khi thiền, người ta thường xuyên cảm thấy không có không gian và thời gian. Điều này cũng khá trùng lặp với những lời kể thường nghe về các trải nghiệm tâm linh.
    Cũng theo Newberg, khi người ta đã có trải nghiệm về những cảnh giới lạ, họ có thể hiểu được thực tại rộng lớn hơn và rõ ràng hơn người khác. Ông nói: "Khi những cảm nhận của họ về về thế giới tâm linh đã trở nên mạnh mẽ và rõ ràng, thì thậm chí họ còn nhận biết thế giới này chính xác hơn tư duy khoa học của chúng ta".
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Người ngoại quốc nhận xét về công năng của Thiền định
    http://www.buddhismtoday.com/viet/thien/048-nhanxetvethien.htm
  10. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Vụ này thiết nghĩ: Công tử nên gửi cho Nhạc Linh San của Công tử.

Chia sẻ trang này