1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền định dưới ánh sáng kiến giải của khoa học tự nhiên!

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 25/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý thiền định hoàn toàn là một hiện tượng thuộc tâm thần học , nhưng ko phải là một bịnh tâm thần . Với những người bịnh tâm thần nếu giác ngộ được thì sẽ có hai quá trình xảy ra : định trong thế giới hoang tưởng của họ , sau đó là một tiến trình lật ngược các cảm xúc theo thời gian đã biến họ thành người bịnh , và khi trở lại một người bình thường thì họ nhanh chóng nhập định theo phương thức của các thiền sư chính hiệu , đây là một thành quả giác ngộ ở đẳng cấp cao và toàn vẹn nhất mà con người có thể đạt được . Quá trình này rất chóng vánh , vì mọi nỗ lực tu tập họ đã thực hiện trong suốt thời gian mang bịnh . Đây là một dạng tu hành khổ hạnh hơn rất nhiều so với các thiền sư bình thường vẫn hay làm , vì ma chướng nghiệp chướng rất nhiều , mà như mọi người biết rồi đó , mang trong mình chứng loạn thần quả thật ko dễ chịu chút nào ...
    Nói đến đây chắc mọi người cũng hiểu , đây chính là những kinh nghiệm đau thương của mình .Mình đã nhập định vào một buổi tối , nhìn xuyên qua được các kiếp sống trước đó cũng như thành tựu niết bàn , ra ngoài sanh tử . Thật huyền diệu , niết bàn ngay trong lúc mang chứng bịnh tâm thần .
    Khoảng 2 tuần sau thì mọi việc diển ra như trên đã nói , một tiến trình lật ngược , mình đã trở thành một alahán trọn vẹn ngay trong cõi ta bà này .Tất cả đều là nhờ ơn đức của Đấng từ Phụ : Đức Thế Tôn đại từ đại bi .
    Chúc mọi người cũng tu tập thành công
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời! Cảm ơn hoatnhiendonngo đã có thêm chú giải đôi chút về mối liên hệ giữa trạng thái bệnh tâm thần gần gũi thế nào với trạng thái Thiền định.
    Thật ra, Tất cả cũng chỉ là Một!
    Khi đã tiến đến một giới hạn nào đó của bất kỳ cảnh giời nào của Tâm lượng và cảnh giới của Tâm với Tâm lượng đó, thuộc bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu, thì trạng thái chuyển hóa rốt ráo có thể xảy ra, cơ hội giải thoát và cứu cánh sau cùng có thể xảy ra ở những tình trạng dường như là tồi tệ nhất, dường như là bế tắc nhất, hay dường như là an lạc nhất, dường như là sung sướng và hạnh phúc nhất!
    Dù là ở bất kỳ trạng thái nào trong bất kỳ một sát-na nào, đó đều là cơ hội giải thoát sau cùng và rốt ráo!
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Trống rỗng, chỉ đơn thuần là trống và rỗng!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 16:32 ngày 28/03/2007
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0

    NGHIÊN CỨU UY LỰC CỦA THIỀN ĐỊNH
    (The Mind of a Monk )
    Stephen S Hall joins a neurological investigation into the power of me***ation

    Nguyên tác: Stephan S Hall
    Việt dịch: Trần Như Mai

    ---o0o---

    Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ. Vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của Phật Giáo Tây Tạng đã viết thư đề nghị rằng Ngài sẵn sàng cho phép các vị sư đệ tử của Ngài được tham gia cuộc nghiên cứu khoa học về não bộ của các vị sư ấy, đặc biệt là năng lực Thiền định của họ.

    Hầu hết các nhà nghiên cứu về thần kinh học có lòng tự trọng đều thối lui, nếu không nói là bỏ chạy trước một lời mời nghiên cứu về Thiền định Phật giáo, vì họ xem đây là một lãnh vực rất khó xác định rõ ràng, và như Davidson vừa qua đã thú nhận là ?orất mơ hồ ?. Nhưng vị Giáo sư của Viện Đại học Wisconsin này đã nhảy lên vì vui mừng trước cơ hội này, vì chính ông là một người đã hành Thiền lâu năm ?" ông ta đã xin phép nghỉ dạy ở đại học để đi du hành qua Ấn độ và Sri Lanka để học phương pháp hành Thiền của Đông phương .

    Vào tháng 9 năm 1992, ông đã tổ chức và khởi đầu một cuộc hành trình đầy tham vọng để thu thập dữ kiện ở miền bắc Ấn Độ, ông phải nhọc nhằn mang theo máy phát điện xách tay, máy điện toán xách tay, các trang bị điện tử để ghi nhận những tổn thương não bộ, và đi đến tận dưới chân các ngọn đồi của rặng Hy- mã- lạp- sơn . Mục tiêu của ông là để đo lường một thực thể rất đặc biệt, nhưng cũng có vẻ rất phù du : đó là những đặc điểm thần kinh não bộ của một vị sư Phật giáo đang lúc hành Thiền. Giáo sư Davidson nói ?o Những vị sư này là những lực sĩ Thế vận hội, những lực sĩ đoạt huy chương vàng của bộ môn Thiền định?.

    Công việc đã bắt đầu từng khoảng thời gian ngắn ?" lúc đầu các nhà sư đã từ chối không chịu để cho mình bị nối vào dây điện ?" nhưng bây giờ công trình nghiên cứu về Thiền đã đạt được uy tín mà trước đây một thập niên người ta khó có thể tưởng tượng nổi. Trong 10 năm qua, một số nhà sư Phật giáo do Matthieu Ricard dẫn đầu ?" ông này là một người Pháp có bằng Tiến sĩ về sinh học phân tử - đã thực hiện một loạt nhiều cuộc thăm viếng từ miền Bắc Ấn Độ và nhiều quốc gia Á châu cho đến phòng thí nghiệm của Giáo sư Davidson ở Madison. Ricard và các bạn đồng sự đã đeo một mớ dây điện rối rắm giống như một vòm cung gồm 256 điện cực của mạng lưới điện não đồ trong lúc ngồi trên sàn nhà của một phòng nhỏ và đáp ứng lại các kích thích thần kinh thị giác. Họ đã trải qua từ hai đến ba giờ mỗi lần trong cái máy chụp hình cọng hưởng từ tính (magnetic resonance imaging machine), cố gắng hành Thiền giữa những tiếng động lách tách và rì rầm của dàn máy điện từ đang chụp hình não bộ.

    Davidson đặt giả thuyết rằng một thành tố trong cơ cấu tình cảm của con người phản ảnh một sức mạnh tương đối, hay là tính bất tương xứng, trong hoạt động của hai vùng võ não phía trước đỉnh đầu ?" mà cuộc nghiên cứu của Giáo sư Davidson đã lý luận rằng phía bên trái liên hệ với tình cảm tích cực, và phía bên phải khi tăng cường hoạt động thì có liên hệ với sự lo âu, trầm cảm và những biến đổi tâm tính bất thường khác.

    Nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện những cuộc thí nghiệm trên các ấu nhi và các vị cao niên, những thiền giả tài tử và các vị cao tăng Đông phương, trong một nỗ lực xác định một mạch thần kinh phức tạp nối liền võ não trước đỉnh đầu với các cấu trúc não bộ khác như hạch amygdala, là nơi phát xuất sự sợ hãi, và hạch vòng đai cingulate phía trước, được xem là có liên hệ đến việc ?otheo dõi xung đột?. Một vài cuộc thí nghiệm cũng đã chứng tỏ rằng kích thích hoạt động ở thùy não trái phía trước đỉnh đầu có liên hệ đến việc nâng cao hoạt động miễn nhiễm nhờ các tế bào có khả năng tiêu diệt tự nhiên và các dấu hiệu miễn nhiễm khác.

    Khi một khoa học gia trong phòng kiểm soát nói: ?oĐược rồi, đây là bức hình thứ nhất?, người thiếu nữ có vẻ rất căng thẳng, nắm chặt khuỷu tay. Các điện cực bò ra khỏi da đầu và từ hai điểm ngay dưới mắt trái của cô. Và rồi, nhìn chăm chú vào màn hình, người thiếu nữ ngắm một loạt các hình ảnh rùng rợn đang chiếu trên màn ảnh trước mắt cô - một thân thể con người bị cắt rất ghê rợn, một bàn tay bị chặt đứt, một con rắn độc đang chuẩn bị tấn công. Qua ống nghe, cô gái được nhắc nhở để điều chỉnh các phản ứng tình cảm khi mỗi hình ảnh xuất hiện, hoặc nâng cao hoặc đè nén nó, trong lúc điện cực dưới mắt cô âm thầm đập nhẹ vào một mạch thần kinh chứng tỏ rằng cô đã điều chỉnh thành công các phản ứng tình cảm tích cực hoặc tiêu cực trước các hình ảnh đó?. Davidson giải thích rằng ?o Cái đang được đo lường là khả năng của một người có thể tự ý điều chỉnh phản ứng tình cảm của họ.?

    Daren Jackson, trưởng nhóm nghiên cứu nói thêm: ?oThiền định có khả năng thúc đẩy việc loại trừ các phản ứng tiêu cực nhanh hơn và tự nhiên hơn?.

    Những vị sư được mời tham dự, cũng như một nhóm nhân viên văn phòng có thực tập Thiền ở một công ty sinh học gần đó, đã được cho nhìn những hình ảnh rùng rợn ấy với cùng một mục đích: để xác nhận cái mà Davidson gọi là ?o phong cách tình cảm?
    ( Ví dụ, nếu họ có khuynh hướng cứ bám chặt những phản ứng tình cảm tiêu cực ) và tìm hiểu xem những phong cách ấy có thể điều chỉnh nhờ những nỗ lực tinh thần theo kiểu Thiền định hay không. Chính Giáo sư Davidson và các cộng tác viên của ông là Giáo sư Kabat-Zinn hy vọng rằng uy lực của Thiền định có thể được trang bị để hỗ trợ không những cho sự an vui về tình cảm mà còn về sức khỏe thể chất nữa.

    Kể từ khi thành lập Trung Tâm Y Tế Giúp Giảm Thiểu Căng Thẳng ở trường Y Khoa thuộc Viện Đại học Massachusetts vào năm 1979, Giáo sư Kabat-Zinn và các đồng nghiệp đã chữa 16,000 bệnh nhân và dạy cho hơn 2,000 chuyên viên y tế về kỹ thuật ?oThiền Tỉnh Thức?, theo đó họ giảng dạy một phương pháp Phật giáo về sự tỉnh thức toàn diện trong phút giây hiện tại ?o mà không phê phán?, như một cách để giảm thiểu căng thẳng. Trong thời gian đó, ông đã xuất bản những công trình nghiên cứu nhỏ nhưng rất đáng chú ý, ông đã chứng minh rằng những người mắc bệnh vẩy cá có thực tập Thiền đã lành bệnh nhanh gấp 4 lần những người không thực tập Thiền, và các bệnh nhân ung thư có thực tập Thiền đã có những biểu hiện tình cảm tốt hơn rất nhiều so với nhóm người không thực tập Thiền; và không những Thiền đã giúp các bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng của bệnh lo âu và đau nhức mãn tính mà lại còn kéo dài những lợi lạc ấy đến 4 năm kể từ khi được huấn luyện để hành Thiền. Giáo sư Kabat-Zinn đang thực hiện một công trình nghiên cứu cho công ty Chăm Sóc Sức Khoẻ Cigna để xem thử có phải Thiền giúp giảm bớt phí tổn chữa trị các bệnh nhân có hội chứng mệt mỏi kinh niên, bệnh sưng khớp và hội chứng ruột già bất ổn.
    Sources: Australian Financial Review, 7 November 2003. Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trên tờ New York Times Magazine. Stephen S Hall là tác giả của cuốn Merchants of Immortality: Chasing the Dreams of Human Life
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 28/03/2007
  5. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Thật ra, Tất cả cũng chỉ là Một!
    [/quote]
    Công tử giải thích cho tại hạ câu này đi. Tại hạ vẫn chưa hiểu lắm.
  6. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Nhầm rùi đó LHX , hoàn toàn ko có mối liên quan giữa bịnh tâm thần và trạng thái thiền định , chẳg qua cả 2 cùng diển ra trong thế giới tâm thần đầy phức tạp của người bệnh , tuy có đan xen đôi chút nhưng nếu đem ra phân tích rạch ròi thì sẽ thấy khác : co 4 quá trình 1 là hình thành tâm bệnh học 2 là diễn biến của trạng thái tâm thần sau đó .3 3 là trở lại trạng thái bình thường 4 là diễn biến của trạng thái tâm thần sau đó . Riêng với bản thân mình thì nỗ lực tu tập diển ra phần lớn giai đoạn 2 , còn những kinh nghiệm được lập lại ở giai đoạn 4 trở nên đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều . Tức là , nếu ko mắc bịnh thì MÌNH CŨNG SẼ VẪN TU CHỨNG ĐƯỢC NHƯ CÁC THIỀN SƯ BÌNH THƯỜNG khác ngay trong kiếp này , LHX hiểu chứ , chẳng qua mắc thêm chứng bịnh quái ác nên diển biến có vẻ phức tạp hơn . Nói chung nghiệp chướng vô minh của mình rất nặng nề nhưng căn cơ phật tánh cũng cao lắm .Đó là trường hợp của riêng mình vì thực tế bịnh này muôn hình vạn trạng mỗi người mỗi vẻ , thật khó biết người bịnh khác nghĩ gì .
    Hôm nào rảnh rổi sẽ trao đổi thêm về tâm thần bịnh học cũng như phật pháp cho vui , nhưng làm ơn nhớ dùm giữa bịnh tâm thần và việc tu chứng hoàn toàn ko liên quan gì đến nhau , nói vậy là oan cho phật pháp lắm đó
  7. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Nói như vậy cũng ko chính xác lắm , vì dù sao mình cũng là người nữ , mà người nữ thì ko thể chứng thánh quả alahán , vậy nên bịnh loạn thần trong trường hợp này tạo tiền đề cho công việc tu chứng . Còn ngoài ra ko có sự liên quan nào khác nữa .
  8. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo nữ không chứng thánh quả ALAHÁN ? Chỉ có nói là ở quả vị ALAHÁN là thể nam thôi. Tại tầng con người không thể hiểu hết các biến hoá tại các tầng không gian khác, nhưng không phải bạn là nữ là muôn đời muôn kiếp đầu thai đều là nữ giới phải không? Khi bạn đạt quả vị ALAHÁN, ban sẽ biết rõ nhiều hơn. Đừng bận tâm mình đang là nữ hay nam ở tầng con người này.
    Được proxy17 sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 31/03/2007
  9. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
  10. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác proxy17 "bé cái nhầm" wuá ! Nhà cô hoatnhiendonngo đã ở đâu đó từng "bẩu rằng nà" cái quả vị Alahan hay Bồtát chi chi đó đã đi qua lâu lắm rùi mờ !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 13:04 ngày 09/04/2007

Chia sẻ trang này