1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền Động - phương pháp của Osho. mời các bạn tìm hiểu !

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hoangtube_BG, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    Mình phát triển ý như ... Osho mà thôi . Phát biểu gì mà lung tung beng , chẳng giống một học thuyết tẹo nào .
    vậy thôi để Mel cùng các bạn khác học hỏi tiến hoá cùng Osho , mình cũng ko có hứng bàn về ông này nữa . Bye
    Được hoatnhiendonngo sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 12/01/2007
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Ơi giời ơi. bí bo bí bo à quên bái bai bái bai
    Cái gì mà giống với không giống. Đây là cái kỳ lạ nhất đây. Đã học thì học những cái chưa biết đi. Nếu nó giống với học thuyết nào đó rồi thì còn "học" được cái gì nữa. Chưa chi gì đã nổi tự ái thế thì học hành gì được. Cứ phải giống với học thuyết nào đó thì để cho mình "khoe" kiến thức à? Khổ thâtj
  3. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Thế nhà cô Hốt nhiên ĐạiNgộ không chịu xem kỹ các bài tập tui post mà cứ bảo là Thiền là Động, cái Động đó là để cho Tĩnh dễ nhập vào, các bước Động chỉ là tiền đề thôi, Thiền vẫn phải là Tĩnh chứ ạ !?
    Nhà cô Ngộ ngộ gì đó ời ời ! Cô chỉ mới bye bye thôi, vậy là chưa gì đâu, cô phải nặng lời vào, vì cái món này lắm kẻ mạt sát, đàn áp và khủng bố luôn ! Nói chung sự chống đối rất là dữ dội ! Có kẻ đòi giết Osho không biết bao nhiêu mà kể ! Chính quyền cũng truy nã, xem là tội phạm, giáo hôi thì đòi tử hình kia !
    Đừng thờ ơ vậy chứ ! Cô không "thủng" chỗ nào thì cứ bài bác ạ, người nào "thủng" thì sẽ bảo vệ, có gì đâu !!!!
  4. hoatnhiendonngo

    hoatnhiendonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Pótay cho bác này . Chẳng qua ông Osho ông í đã ngộ rồi nên ông lí giải cái Động qua cái nhìn Thiền Định , Thiền Quán ... bác ko hiểu mô tê gì nên cứ bảo rằng Động để cho Tĩnh nhập vào , rằng Động chỉ là tiền đề cho tĩnh . bác nói như thế chẳng khác nào lấy đít mà để lên đầu , thôi tốt hơn bác nên giã từ giấc mơ tìm hiểu về thiền vì cỡ bác có tu mấy kiếp cũng chẳng khi nào đạt Đạo .
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  6. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Hầy à ! Bác này nhiều mâu thuẫn quá, bác căn cứ vào kinh điển để nói là "Phật cũng không toàn diện, cũng không nhân bản tuyệt đối, điển hình là Phật là người trọng nam khinh nữ..." rồi lại "kinh sách là do người sau chép lại, thời Phật ko có kinh sách. nên nó có thể không đúng""đừng đóng đinh vào kinh sách" Như vậy là lại thành "thầy bói mù sờ voi" mất thôi Sự hiểu biết ko toàn diện sẽ lại giống như kiểu chữa bệnh "đau bụng uống nhân sâm...tắc tử !"
    Mà thôi, để bổ xung thêm một cách nhìn về kinh điển Phật giáo mà hầu hết chúng ta đều chỉ đang như ếch ngồi đáy giếng, biết một mà chưa biết hai, tôi trích dẫn một vài đoạn Phật thuyết về các bà, âu cũng là mở rộng thêm một cách nhìn. Tránh rơi vào sự hiểu phiến diện của các vị học hành chưa đến nơi :
    "...Bấy giờ lại có hai hằng -ha-sa vị Ưu-bà-tắc (9) thọ trì ngũ giới (10) đầy đủ oai nghi, các Đấng Oai Đức Ưu-Bà-Tắc , Thiện Đức Ưu-Bà-Tắc v.v? làm thượng-thủ trong số ấy. Tất cả đều thích quan sát sâu kỹ các môn đối-trị như các môn khổ, vui, thường, vô-thường, tịnh, bất-tịnh, ngã, vô ngã, thiệt, bất thiệt, qui y, phi qui y, chúng sanh, phi chúng sanh, hằng, phi hằng, an, phi an, vi, vô vi, đọan, bất đoạn, niết bàn, phi niết bàn, tăng thượng, phi tăng thượng v.v?. Cũng thích muốn nghe vô- thượng đại-thừa, nghe rồi có thể giảng lại cho người khác, khéo giữ gìn giới luật thanh tịnh, khát ngưỡng đại- thừa, đã tự đầy đủ lại có thể làm đầy đủ kẻ khác, khéo nhiếp thủ trí-huệ vô-thượng, ưa thích và gìn giữ đại-thừa. Khéo tùy thuận tất cả thế gian, độ người chưa được độ, dạy người chưa được hiểu, nối giống Tam-Bảo cho khỏi đoạn tuyệt, sau nầy sẽ chuyển pháp-luân, dùng đại trang-nghiêm mà tự trang-nghiêm, tâm các vị ấy luôn say sưa nơi giới-hạnh thanh-tịnh, thành-tựu nhữngø công đức như thế, đối với chúng sanh phát tâm đại-bi bình-đẳng xem nhu con một..." (Trích Kinh Đại Niết Bàn http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-01.htm)
    "...Bấy giờ lại có ba hằng-hà-sa Ưu-Ba-Di thọ-trì ngũ-giới đầy đủ oai nghi, trong số đó có tám vạn bốn ngàn vị thượng ?"thủ, như các bà Thọ-Đức Ưu-Bà-Di, Đức-Man Ưu-Bà-Di, Tỳ-Xá-Khư Ưu-Ba-Di v.v?Chư Ưu-Bà-Di nầy đều kham hộ trì chánh pháp, vì độ chúng sanh mà hiện thân phụ nữ. Thường chê trách gia pháp. Tự xem thân mình như bốn rắn độc : thân nầy thường là món ăn của vô số vi trùng, thân nầy hôi thúi bị ràng trong ngục tham dục, thân nầy đáng ghét dường như thây ********, thân nầy nhơ nhớp, chín lỗ chảy luôn. Thân nầy như thành trì : da mỏng bọc trên máu thịt gân xương, tay chân là gậy gộc ngăn địch, đôi mắt là lỗ hở, đầu là cung điện chỗ của tâm vương ngự. Những ác quỷ gian tham, dâm dục, sân hận, thù ghét, si mê, tà kiến cư ngụ trong thành nầy. Đây là chổ vất bỏ của chư Phật Thế Tôn, ma phàm phu ngu si lại mê say. Thân nầy là vật không bền chắc, khác nao bọt nước, cây chuối, cọng lau. Thân nầy vô thường niệm niệm không dừng như làn chớp, nước dốc, như ảo thuật, ngọn lửa, lằn vẽ trên nước. Thân này dễ hư rã như cây bên bờ sông lở. Thân nầy không mấy chốc sẽ là thức ăn của sói, cồn quạ, kên, chó đói. Có ai là người trí mà ưa thích thân nầy. Đem hết nước biển đựng trong dấu chân trâu còn không khó bằng kể cho đủ những sự vô thường, nhơ nhớp hôi thúi của thân nầy. Vò quả địa cầu làm cho nhỏ lại bằng trái táo, bằng hạt đình lịch, bằng hạt bụi, là việc dễ hơn kể hết những tội lỗi tai hại của thân nầy. Thế nên phải nhàm bỏ thân nầy như nhàm bỏ đàm mũi, vì những nhơn duyên ấy, các Ư-Bà-Di đây thường tu pháp không, vô-tướng, vô-nguyện. Các bà rất thích học hỏi kinh điển đại ?"thừa, thủ hộ đại thừa và cũng có thể giảng dạy lại cho người khác. Dầu là hiện thân nữ, mà các bà đều là Bồ-Tát, khéo hay tùy thuận tất cả thế gian, độ người chưa được độ, dạy người chưa được hiểu. Các bà nối giống Tam-Bảo khiến chẳng đoạn tuyệt, sẽ chuyển pháp ?"luân nơi đời vị lai, dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm. Đối với chúng sanh phát tâm đại bi bình dẳng, xem như con một...."( Kinh Đại Niết Bàn http://www.thuvienhoasen.org/kinh-dbnb-01.htm) Phần này bên nam giới không có.
    ...Phật đã nhiều lần từ chối không nhận người dì (đã thay mẹ nuôi dưỡng mình) vào tăng đoàn, phải đến cuối đời, khi đã về già người gì đó mới được nhận vào tăng đoàn...
    Nếu các bà mà vào tăng đoàn sớm, sao còn cơ hội mà hành hạnh bồ tát cho được? Lấy đâu ra nỗi dõi mà hoằng dương Phật pháp đây Là vì "Bồ tát còn mê khi cách ấm. Thanh văn còn muội lúc ra thai" cho nên nhiều bà không biết vì sao mình độ làm thân nữ, Phật là vị có thể nhìn thấu suốt các kiếp cho nên không nỡ để các vị đánh mất cơ hội của mình thôi !
    Nhân tiện cũng xin nói thêm, trong kinh điển đại thừa có hai mốc rất quan trọng: Kinh Pháp Hoa mở đầu và Đại Niết Bàn là kết thúc. Kinh Đại Niết Bàn là kinh giải quyết hết tất cả những thắc mắc còn lại sau khi học hết tất cả, là những lời trăn trối trước khi đức Phật nhập diệt. Cần có sự chuẩn bị trước khi bước vào tư tưởng đại thừa qua Kinh Pháp Hoa. Nhưng trước khi đọc Kinh Pháp Hoa nên đọc phần Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa (Kinh này thường in ở phía sau Kinh Pháp Hoa).
    Tạm thời phân biệt, cảnh giới đại thừa là cảnh giới tâm, cảnh giới tiểu thừa là cảnh giới thân. Cho nên khi học Kinh Đại Thừa thường sẽ thấy như chuyện trên trời. Cần nắm lấy vô cùng tận mà học đại thừa, chữ Đại ở đây là vậy. Cái gì có giới hạn là chẳng phải đại thừa, cho nên khởi đầu là Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa để chuẩn bị tâm này. Rất nhiều người học mà chẳng có sự chuẩn bị, đem cái tâm hạn hẹp có giới hạn mà học đại thừa. Thành ra đại thừa nhân thừa hay nhân thiên thừa. Đại thừa thì bao gồm cả nhân thiên thừa, thanh văn thừa và duyên giác thừa nên có chỗ tương đồng. Nhưng không vì có chỗ tương đồng mà nói là giống nhau. Giống như bác sĩ có thể làm tất cả những việc như y tá làm, nhưng không vì vậy mà nói bác sĩ là y tá được.
    Được kalachakra sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 13/01/2007
  7. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Tại sao Osho lại chọn đi nhiều về thiền động trong số rất nhiều các phương pháp ông đã thống kê ? Chẳng qua là một cách lựa phương tiện khéo cho thời buổi nhiễu loạn hiện nay. Khi mà con người bị mắc kẹt trong các mối liên hệ chằng chịt của thời đại thông tin. Nào là chiến tranh, bom đạn...nào là những âu lo toan tính, căng thẳng trong thời đại công nghiệp hóa toàn cầu. Con người hiếm ai được tự tại trong tĩnh lặng mà chú tâm, mà họp đoàn mà cầu nguyện. Vì thế phương pháp thiền tĩnh chỉ có thể phát huy tác dụng đối với những vị tu hành lánh xa cõi tục. Mà như tôi thấy đâu hẳn được như vậy, lắm vị giảng pháp mà di động cứ chốc lát lại tút tút để thầy chỉ đạo từ xa Còn với những con người trần tục như chúng ta, nào là công việc bù đầu, bon chen tính toán, nào là áp lực tiến thân, nào là vợ con líu ríu. Không điên là may mắn lắm rồi. Nhưng trong chúng ta cái năng lượng hỗn loạn đó tích trữ như những quả bom, lúc nào cũng có thể trào ra kích động. Vì thế ngày nay mới lắm những kẻ điên khùng, coi mạng người như cỏ rác. Lại nữa, nếu chúng ta là những con người điềm tĩnh, thì chúng ta vẫn có thể bị nhiễm sự xáo trộn từ những trường điện xung quanh bắn vào chúng ta ở mọi nơi chốn, cái này không phải ai cũng nhận ra. Tóm lại, cuối cùng thân tâm chúng ta không đủ trong sạch để mà phù hợp với thiền tĩnh khi mà khối năng lượng hỗn loạn đó lúc nào cũng chờ dịp để trào ra. Thiền động là phương tiện giúp chúng ta vứt bỏ đi những thứ rác rưởi ẩn chứa trong mình. Những ức chế, những áp lực về thần kinh mà những cái mặt nạ chúng ta tạo ra trong cuộc sống đã khiến chúng ta tự đầu độc chính mình. Khi những căng thẳng được vứt bỏ, những tổn thương về tâm lý được chữa lành, khi đó người ta mới có thể thực hành thiền tĩnh một cách có hiệu quả.
    Được kalachakra sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 13/01/2007
  8. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bác khi thực hành thiền động hẳn nhận thấy có một trạng thái: Một niềm hạnh phúc trào dâng trong nội tâm, khiến ta tự mỉm cười. Một cảm xúc dâng lên như lòng biết ơn, như sự hoan hỉ khiến ta mỉm cười hạnh phúc chẳng vì một lý do gì. Đó là khi tâm ta đã đạt đến trạng thái tĩnh lặng, đến cửa đầu tiên mà trong thiền tĩnh gọi là trạng thái hỉ lạc gì đó tôi quên rồi. Động hay tĩnh mục đích cuối cùng cũng là để đạt tới trạng thái tâm hòa nhập, chẳng lệ thuộc vào hình tướng. Người thầy qua đó có thể nhận biết được sự tăng tiến của học trò, nụ cười thoát nhiên đại ngộ, chẳng phải nụ cười từ đầu óc tính toán hay phản xạ của thói quen. Như xưa Ca Diếp mỉm cười khi đức Phật giơ cành hoa. Chẳng phải sự ẩn ý vì cái lý thâm sâu gì. Chỉ là trạng thái tĩnh lặng tâm hòa nhập, không ngoài sự nhận biết từ nội tâm chính mình. Cánh cửa mở không ở trong ngoài, nhưng lối vào ở nơi tâm tự chứng.
  9. kalachakra

    kalachakra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    DƯỢC KHOA CHO LINH HỒN​
    Những điều đơn giản bạn có thể làm để bao quát sự thăng trầm của cuộc sống thường ngày
    Làm thông họng
    Nếu từ chính thời thơ ấu của mình, tính diễn đạt của bạn đã không được như nó phải vậy -bạn đã không có khả năng nói điều bạn muốn nói, bạn đã không có khả năng làm điều bạn muốn làm - năng lượng không được diễn đạt mắc trong cổ. Cổ là trung tâm của việc diễn đạt: nó không chỉ là trung tâm của việc nuốt mọi thứ, nó là trung tâm của việc diễn đạt mọi thứ nữa. Nhưng nhiều người dùng trung tâm cổ chỉ để nuốt mọi thứ. Đó mới là một nửa tính hữu dụng của nó, còn nửa kia, phần quan trọng hơn bị bỏ đói.
    Cho nên có vài điều phải làm nếu bạn cần trở nên mang tính diễn đạt nhiều hơn.
    Nếu bạn yêu một người, hãy nói điều gì đó bạn muốn nói, cho dù chúng có vẻ ngu xuẩn; đôi khi ngu xuẩn cũng là tốt. Hãy nói mọi điều do sự thôi thúc của tình thế sinh ra bên trong bạn; đừng giữ chúng lại. Nếu bạn yêu một người, thế thì hãy đi toàn bộ vào trong nó, đừng bị kiểm soát. Nếu bạn giận và bạn muốn nói điều gì đó, thế thì bạn cứ nói nó thật kịch liệt vào! Chỉ giận dữ lạnh lùng mới là ác-giận dữ nóng nảy không bao giờ...bởi vì giận dữ lạnh lùng thực sự là nguy hiểm. và điều đó đã được dạy cho mọi người: hãy vẫn còn lạnh lùng ngay cả khi bạn giận dữ nhưng thế rồi chất độc đó sẽ vẫn còn trong hệ thống của bạn. Đôi khi cũng tốt là hét lên và thế này thế nọ, với mọi xúc động.
    Mọi đêm hãy ngồi dậy và bắt đầu đung đưa. Việc đung đưa phải được thực hiện theo cách mà khi bạn lắc sang bên này, bên mông này chạm nền hay sàn-sao cho ngồi lên cái gì đó cứng- và khi bạn chuyển sang bên kia, thì mông kia chạm nền. Chỉ một mông chạm mỗi lúc, không phải cả hai mông cùng nhau.
    Đây là một trong những phương pháp rất cổ đại để đập vào năng lượng từ đáy xương sống.
    Nếu cái gì đó có ở cổ họng, năng lượng nào đó có đó và bạn đã trở nên có khả năng điều khiển năng lượng này, lại cần nhiều sự tuôn tràn hơn. Tới mức việc kiểm soát của bạn trở nên ngày một ít và năng lượng ngày một nhiều, và bạn không thể kiểm soát được nó nên con đập bung ra. Hãy làm điều đó từ 15-20 phút.
    Sau 10 phút của việc tập luyện này, vẫn đung đưa và bắt đầu nói "Allah...Allah..." Nói "Allah" khi bạn nghiêng sang bên này, rồi "Allah" khi bạn nghiêng sang bên kia. Dần dần bạn sẽ cảm thấy nhiều năng lượng hơn dồn tới và "Allah" sẽ trở nên mỗi lúc một to hơn. Một điểm sẽ tới sau 10 phút khi bạn gần như hét lên "Allah" Bạn sẽ bắt đầu vã mồ hôi; năng lượng sẽ kéo tới thật nóng và tiếng "Allah! Allah" sẽ gần như trở nên điên dại. Khi con đập bị phá vỡ người ta như phát điên
    Hai từ này là rất tốt-chúng đều có cùng các con chữ. Nếu bạn đọc nó theo một chiều thì nó là "dam-con đập" còn nếu bạn đọc nó theo chiều khác thì nó là "mad-điên khùng"
    Bạn sẽ tận hưởng nó. Nó sẽ có vẻ kỳ quái nhưng bạn sẽ tận hưởng nó. Thế rồi bạn có thể làm nó hai lần-vào buổi sáng nữa; 20 phút buổi sáng và 20 phút buổi tối.
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chính xác là không phải đức Phật từ chối nhiều lần mà là 3 lần, không phải đến cuối đời mà là 5 năm sau thành đạo.
    Cần phải hiểu thêm rằng.... đức Phật là thuận duyên thuyết pháp, thuận duyên mà chế luật...
    cho nên nếu xét trong thời đức Phật, để tránh sự phản ứng quyết liệt từ phía dư luận xã hội đức Phật đã cố tình duy trì tình trạng nhất trọng nhất khinh trong tăng đoàn giữa hai giới tăng ni. Nhìn toàn cục thì nội việc cho nữ nhân xuất gia cũng là một bước đột phá vô cùng lớn... trong thời bấy giờ.... (khi mà tư tưởng phân biệt giai cấp và nam nữ là cực kỳ sâu sắc). Cho nên chế ra bát kỉnh pháp cũng là một cách bảo vệ nữ nhân.
    honghoavi

Chia sẻ trang này