1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền Động - phương pháp của Osho. mời các bạn tìm hiểu !

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hoangtube_BG, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    bác qua web này tìm hiểu nhá :
    www.botaybochan.com
    Nếu bác lấy thông tin từ chính phủ các nước, nhất là Anh và Mỹ thì sẽ thấy toàn là thông tin %^&**#@!
    Còn bác hỏi một học trò hạng bét nhưng tôn vinh Thầy như.... tui nè thì tui phét cho mà nghe.
    Pháp hay là đủ rồi, tui ko cần biết Thầy đã làm gì !
    Nhưng mà tui ko bít gì, cậu biết thì nói tui nghe cái đi ?
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Ơi giỡi ơi. Thí có chít không? Nhà cháu mà đi hỏi mấy cái "loa rỗng" làm gì. Nhà cháu muốn đề cập đến chuyện Thầy Osho bị đầu độc nhiều lần, không chết nhiều lần để tôn vinh lên sự hy sinh của thầy, đạo đức của Thầy. Tưởng nhà bác nào biết thì chỉ cho nhà cháu chứ không thì thôi vậy.
    Phải nói về kinh nghiệm một chút. Một lần nhà cháu đến thăm một ông bạn già. Thấy rõ ràng cửa mở mà gọi không thấy ai ra mở. Nhà cháu làm một phát "khinh công" lao vào "liều mình như chẳng có". Vào đến nơi đi tít tít vào sâu trong vườn thấy có một cái chòi. Trong đó có một ông lão đang cởi trần nhẩy "tưng tưng" như trẻ con. Miệng bư bư đầu lắc lắc thỉnh thoảng lại tay chống xuống đất chân chổng lên trời.
    Nhà cháu lúc đầu tường nhà bác này chắc đang luyện món "nghịch chuyển đại pháp" của Âu Dương lão tiền bối. Nhưng càng xem càng thấy thú vị và hình như không phải. Đợi mãi cuối cùng ổng cũng tập xong, ổng nhìn nhà cháu với con mắt "nghềnh nghệch" của trẻ con "răng mà mi vô đây được, tau nhớ tau khóa cổng rồi mà". Nhà cháu hỏi vừa rồi lão làm gì vậy và đó là lần đầu tiên nhà cháu biết đến khái niệm thiền động. Ái dài ơi mới đó mà đã 9 năm rồi.
    Rổi lão ngồi chỉ cho nhà cháu những cái hay của thiền động. Cái mà lão bảo là "đừng sống giả". Lão chỉ cho nhà cháu "khi lắng hồn mình xuống quên đi thế giới bên ngoài nhìn vào bản thân mình thì cái gì thể hiện ra là con người mình". 9 năm nhưng nhà cháu chưa khi mô quên những câu nói đó. Rồi lão cho nhà cháu một loạt sách, nhà cháu bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu và tập luyện. Thực sự là rất thú vị.
    Đến bi chừ, mỗi khi khoái là nhà cháu lại "nhảy tưng tưng, kêu ông ổng" đời mấy khi được thế đâu? Nhà cháu không nhầm thì hầu hết nhà các bác sau 14 tuổi là đều không biết giọng mình khi to hết cỡ nó như thế nào. Bởi có bao giờ hét to hết cỡ đâu mà biết.
    Thiền động khá hay. Đặc biệt là với nhà bác nào phản ứng quá nhanh thì có thể bắt đầu tìm hiểu bằng thiền động.
    Mà cũng từ thiền động này mà nhà cháu thích rock đó nhà các bác ạ.
  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Em tập rồi ấy, thế mà hồi trước em post bài ở topic "có nên cho ng tâm thần học .." thì có bác nào đó nói em cũng tâm thần !...hic.
    Cứ phải tập hết 5 giai đoạn mới hay, chứ mỗi một gđ thì chỉ có mục đích cho Gđ 4 thôi. Còn GĐ chỉ là tôn vinh và vui vẻ, mang cảm giác đó cho cả ngày ko quên.
    Phải có phòng kín hoặc tít sau nhà như bác Datmel mô tả, chứ ... thì người điên họ cũng tưởng mình điên luôn !
  4. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Sặ LặỏằÂC TIỏằ,U Sỏằơ OSHO
    Tên thỏằc cỏằĐa Osho là Acharya Rajneesh, sau 'ỏằ.i là Bhagwan Shree Rajneesh (1931-1990). "ng sanh ngày 11 thĂng 12 nfm 1931 tỏĂi làng Rajneesh Chandra Mohan tỏằ?nh Kuchwara, miỏằn Trung ỏÔn ĐỏằT. Vào cuỏằ'i 'ỏằi ông 'ỏằ.i tên là Osho. Song thÂn ông theo 'ỏĂo Kỏằ Na (Jainism), nhặng bỏÊn thÂn ông chặa tỏằông gia nhỏưp mỏằTt tôn giĂo nào trong suỏằ't quÊng 'ỏằi cỏằĐa ông. Tỏằô lúc còn bâ, Osho 'Ê tỏằ ra là mỏằTt con ngặỏằi có cĂ tưnh 'ỏằTc lỏưp, cặặĂng quyỏt và nỏằ.i loỏĂn, luôn luôn bỏÊo hỏằT ẵ kiỏn cỏằĐa mơnh. Theo sĂch cỏằĐa ông ghi lỏĂi, ông 'Ê 'ỏĂt 'ỏằn cĂc 'ỏằ? tỏằư cỏằĐa ông 'ỏn tỏằô ,u ChÂu và 'Ê ỏằY ỏÔn vài nfm trặỏằ>c 'Ây.
    Nfm 1974, Osho tỏằô bỏằ Bombay xuôi miỏằn Nam ỏÔn 'ỏn thành phỏằ' Pune thiỏt lỏưp trung tÂm tu hỏằc. MỏằTt vài nhóm nhỏằ chỏằ'ng 'ỏằ'i ông cho rỏng viỏằ?c ông rỏằi Bombay là do nhỏằng sỏằ chỏằ'ng 'ỏằ'i cỏằĐa cặ dÂn 'ỏằi rỏằTng sĂu mỏôu, nỏm ỏằ ngoỏĂi ô thành phỏằ' Pune. Ngặỏằi ta ặỏằ>c tưnh có tỏằ>i nfm mặặĂi ngàn ngặỏằi TÂy PhặặĂng 'Ê 'ỏn 'Ây tu hỏằc 'ỏằf tơm cỏĐu giĂc ngỏằT vỏằ>i ông. Vào nfm 1979, ông nhơn thỏƠy phong trào tu hỏằc theo ông nhặ là mỏằTt con lỏằT nhỏm hặỏằ>ng bỏÊo hỏằT giòng giỏằ'ng sinh sỏÊn cho nhÂn loỏĂi. "ng nói: õ?oNỏu chúng ta không thỏằf tỏĂo ra nhỏằng ngặỏằi mỏằ>i trong hai mặặĂi nfm tỏằ>i, thơ nhÂn loỏĂi sỏẵ không có tặặĂng lai. CuỏằTc tàn sĂt kiỏằfu holocaust trên quỏÊ 'ỏằiõ?. Osho dỏĂy mỏằTt loỏĂi thiỏằn mỏằ>i, mỏằTt loỏĂi thiỏằn 'ỏằTng mà ông pha trỏằTn tỏằô cĂc 'ỏĂo Kỏằ Na giĂo (Jainism), ỏÔn GiĂo (Hinduism), Phỏưt GiĂo, LÊo GiĂo (Taoism), Thiên Chúa GiĂo (Christianity) và nhiỏằu tôn giĂo khĂc nỏằa.
    Nfm 1980, ông bỏằi 6 triỏằ?u dollars. Nông trỏĂi này sau 'ó 'ặỏằÊc 'ỏằ.i tên là Rajneeshpuram . "ng 'Ê thiỏt lỏưp 'ặỏằÊc mỏằTt làng tÂm linh tu hỏằc rỏằTng lỏằ>n cĂch thỏằi mỏằTt giỏÊng 'ặỏằng rỏằTng 88,000 square foot, mỏằTt sÂn bay nhỏằ 4,500 foot và 4000 hỏằTi viên thặỏằng trú, mỏằTt sỏằ' 'ặỏằÊc trang bỏằi nhỏằng ngặỏằi mỏằ>i 'ỏn này. Hỏằ chỏằ'ng 'ỏằ'i sỏằ hiỏằ?n diỏằ?n cỏằĐa nhóm 'ỏĂo do ông lÊnh 'ỏĂo, và vơ vỏưy 'Ê có nhỏằng sỏằ va chỏĂm lỏôn nhau. Thành phỏằ' tỏằô chỏằ'i cỏƠp giỏƠy phâp xÂy cỏƠt và ra lỏằ?nh triỏằ?t hỏĂ nhỏằng cặĂ sỏằY 'Ê xÂy không có giỏƠy phâp. Khi cĂc viên chỏằâc chưnh quyỏằn 'ỏằi. Điỏằu tiên 'oĂn này không xỏÊy ra và ngặỏằi ta câng nghi ngỏằ 'iỏằu tiên 'oĂn 'ó không phỏÊi cỏằĐa Osho. MỏằTt vài nguỏằ"n tin câng cho biỏt mỏằTt sỏằ' 'ỏằ? tỏằư cỏằĐa Osho là thỏằĐ phỏĂm gieo rỏc vi khuỏân salmonella tỏĂi mỏằTt sỏằ' nhà hàng bĂn salad bar nhỏm 'e doỏĂ cặ dÂn không 'i bỏằ phiỏu dỏằ Ăn luỏưt ngfn cỏƠm cĂc hoỏĂt 'ỏằTng cỏằĐa Osho. Trong vỏằƠ này có 751 ngặỏằi nhiỏằ.m vi khuỏân Salmonella. [9,10]
    Lo sỏằÊ bỏằi làm giỏÊ hôn nhÂn cho nhỏằng 'ỏằ? tỏằư mang quỏằ'c tỏằi nhỏằng 'ỏằ? tỏằư mang quỏằ'c tỏằi là Osho. "ng tỏằô gâa cài 'ỏằi ngày 19 thĂng 1 nfm 1990. GiỏƠy khai tỏằư ghi nguyên do tỏằư vong là bỏằ?nh trỏằƠỏằà tim.
    Vào thỏằi kỏằ cao 'iỏằfm, có khoỏÊng 200 ngàn hỏằTi viên và 600 trung tÂm tu hỏằc trên thỏ giỏằ>i. Osho bỏằi ngôi 'ỏằn cỏằĐa tơnh yêu, rỏng dỏằƠc bên trong mỏằ-i chúng ta có thỏằf trỏằY thành phặặĂng tiỏằ?n 'ỏằf 'ỏĂt tỏằ>i siêu tÂm thỏằâc, 'ỏĂt tỏằ>i 'ỏằi samadhi, mỏằTt kênh cho siêu tÂm thỏằâc. õ?Ư. Vào lúc giao hỏằÊp chúng ta ỏằY gỏĐn vỏằ>i ThặỏằÊng 'ỏ. ThặỏằÊng 'ỏ tỏằ"n tỏĂi trong chưnh hành 'ỏằTng sĂng tỏĂo cho sinh thành nên cuỏằTc sỏằ'ng mỏằ>i, và do vỏưy thĂi 'ỏằT cỏằĐa ngặỏằi ta nên giỏằ'ng nhặ thĂi 'ỏằT cỏằĐa ngặỏằi 'i vào chạa chiỏằn, 'ỏằn 'ài hay nhà thỏằ. Vào lúc cỏằc khoĂi chúng ta ỏằY gỏĐn nhỏƠt vỏằ>i 'ỏƠng Tỏằ'i caoõ?Ư(From *** *****per-Consciousness õ?" Osho International Foundation)
    Osho phĂt triỏằfn mỏằTt dỏĂng thiỏằn nfng 'ỏằTng mỏằ>i mỏằ, 'ặỏằÊc nhiỏằu ngặỏằi biỏt vỏằ>i tên Dynamic Me***ation, thặỏằng khỏằYi 'ỏĐu vỏằ>i cĂc hoỏĂt 'ỏằTng thỏằf chỏƠt nhặ nhỏÊy múa vỏằ>i Âm nhỏĂc, sau 'ó là thiỏằn im lỏãng. PhặặĂng phĂp thiỏằn này, theo Osho, có thỏằf phĂt triỏằfn 'ỏn mỏằTt trỏĂng thĂi õ?okhông tưnhõ? và 'ỏĂt 'ỏn giĂc ngỏằT. Hành giỏÊ sau 'ó sỏẵ trỏằY thành õ?ono past, no future, no attachment, no mind, no ego, no selfõ?
    Trong thỏưp niên 1980, cĂc 'ỏằ? tỏằư cỏằĐa Osho thặỏằng mỏãc y phỏằƠc toàn màu vàng cam 'ỏưm (có khi trỏằY thành màu nÂu 'ỏằ), không phỏÊi chỏằ? có Ăo choàng. Vơ vỏưy, hỏằ 'ặỏằÊc gỏằi là "Orange People". Tên gỏằi nỏĐy khĂ phỏằ. thông trong thỏằi kỏằ 'ó.
    Osho ban tên mỏằ>i cho 'ỏằ? tỏằư. Nam 'ặỏằÊc gỏằi là õ?oSwamiõ? và nỏằ 'ặỏằÊc gỏằi là õ?oMaõ?. Mỏãc dỏĐu 'a sỏằ' 'ỏằ? tỏằư sỏằ'ng trong môi trặỏằng khiêm tỏằ'n và 'ặĂn giỏÊn, nhặng Osho, ngặỏằÊc lỏĂi, sỏằ'ng trong xa hoa lỏằTng lỏôy. "ng có 27 chiỏc xe hặĂi mang hiỏằ?u Rolls Royces do cĂc 'ỏằ? tỏằư hiỏn cúng. (Có sĂch nói 93 chiỏc)
    Osho dỏĂy rỏng ThặỏằÊng 'ỏ trong mỏằi ngặỏằi và hiỏằ?n diỏằ?n mỏằi nặĂi chỏằ'n. Không có gơ ngfn cĂch giỏằa God và Not God. "ng thỏằôa nhỏưn Jesus Christ 'Ê giĂc ngỏằT và tin tặỏằYng là Jesus còn sỏằ'ng sau khi bỏằc khi chỏt, ông 'Ê chỏằ? 'ỏằi. ỏÂnh hặỏằYng chưnh cỏằĐa Osho bÂy giỏằ chưnh là nhỏằng sĂch viỏt cỏằĐa ông. Câng nên biỏt hai phỏằƠ tĂ cao cỏƠp cỏằĐa Osho là Sally-Anne Croft và Susan Hagan bỏằ< kỏt Ăn 5 nfm tạ ỏằY Oregon hỏằ"i nfm 1995, 'Ê 'ặỏằÊc phóng thưch vào thĂng 6 nfm 1998 và bỏằ< trỏằƠc xuỏƠt vỏằ Anh Quỏằ'c.
    Hoàng Liên TÂm
    biên soỏĂn

    SĂch Dỏôn Chiỏu và Tham KhỏÊo:
    -Dictionary of Cults, Sects, Religions and the Occult by Mather & Nichols, (Zondervan, 1993), P. 35-37. Read reviews or order this book safely from Amazon.com online book store
    -J.S. Gordon, The Golden Guru", Stephen Green Press, Lexington MA (1987)
    -Walter Martin, "The Kingdom of the Cults", Bethany House, Minneapolis, MN (1985), P. 353-361
    -Osho: "Autobiography of a spiritually incorrect mystic," St. Martin''s Press, (2000) Review/order this book
    -Osho: "Me***ation: The first and last freedom," ST, Martin''s Press, (1997). Review/order this book
    -Osho: "Courage: The joy of living dangerously," Griffin, (1999). Review/order this book This is one of a new series of books in the series "Insights for a new way of living."
    -Osho: õ?oFrom *** *****per-Consciousnessõ? õ?" Osho International Foundation
    Internet References:
    1. Osho: The science of me***ation is at: http://osho.com
    2. Friends of Osho has a web site at: http://www.sannyas.net/ They have a list of Sannyasins, Osho information centers, etc. at: http://oz.sannyas.net/friends/
    3. The Humaniversity, founded in 1978 as the Rajneesh Therapy Institute, has a home page at: http://www.humaniversity.nl/
    4. Friends of Osho have a biography of Osho at: http://earth.path.net/osho/osho02.htm
    5. Osho Vision: A lifestyle of me***ation and celebration at: http://www.me***ate-celebrate.com
    6. Christopher Calder, "Osho, Bhagwan Rajneesh, and the Lost Truth," at: http://home.att.net/~me***ation/Osho.html
    7. A list of places to stay among followers of Osho worldwide is at: http://ucsu.colorado.edu/~schmitzs/accom.htm
    8. "A higher plain: The Rajneesh Ranch revisited," at: http://www.clui.org/newsltr/lotlv10/rajneesh.html
    9. Article in the New York Times, 1998-MAR-11, Page A21. Mentioned in "Food Poisoning and Biological Warfare," Newsparks, 1998-MAR-16, at: http://www.biospark.com/archive/
    10. Rachel Graham, "The Saffron Swami," Willamette Week, at: http://www.wweek.com/html/25-1983.html
    11. "Osho Rajneesh," is a particularly beautiful web site, which covers a wide range of topics. See: http://osho.toptelemedia.com/index1.htm

    Nguỏằ"n: Thặ viỏằ?n Hoa Sen
  5. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Trên đây là lí lịch, tiểu sử của Osho nhìn dưới con mắt những nhà "chính chị" các nước.
    Một nhân vật nổi tiếng thường hay bị ghét và đặt điều.
    Một người sư phụ cũng có khi có những chuyện xấu.
    Chúng ta nên nhìn từ hai phía.
    Tui sẽ tìm post típ những "tôn vinh Thầy" của các vị Đệ tử.
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Về Osho?

    Osho, tên thật là Bhagwan Shree Rajneesh, nguyên là giáo sư Ðại học giảng dạy bộ môn Triết học tại viện đại học University of Jabalpur, Ấn Ðộ trước khi trở thành một bậc Đạo Sư nổi tiếng trên thế giới mà cuộc đời và tư tưởng của ông -cũng giống như các nhân vật nổi tiếng khác- đã và đang là trung tâm của những tranh cãi. Trong sự nghiệp văn chương và triết học đồ sộ của ông còn để lại, -gần bảy trăm tác phẩm- một số lượng lớn đã nói về Phật giáo, hoặc thuyết giảng những kinh sách Phật giáo. Những tư tưởng, những phát biểu ngợi ca Phật giáo của Osho ?"trên tinh thần phóng khoáng của một giáo sư Triết học, có thể đã làm một số Phật tử tự xem mình là chính thống không hài lòng, cho rằng ông đã không phản ảnh đúng giáo lý nhà Phật, hay nặng nề hơn, xuyên tạc Phật giáo. Ðồng thời, với tinh thần phê phán triệt để của một vị Ðạo Sư nhằm khai mở nguồn suối tâm linh, đưa con người đến ánh sáng giác ngộ, Osho cũng đã tỏ ra không hề nhượng bộ trước những kẻ đang sống bám vào dịch vụ tôn giáo, những thế lực, tổ chức chính trị núp bóng tín ngưỡng trong âm mưu nô lệ hoá con người? Ðể phản ứng lại, họ chụp cho ông đủ mọi thứ mũ, cụ thể như cho rằng ông là người đang cổ xúy ********, và đủ mọi thứ nhãn hiệu chính trị khác.

    Thế nhưng một câu hỏi không thể không được đặt ra: Thế nào, và trên tiêu chuẩn nào thì được xem là chính thống?
    Khi Phật Giáo đến Trung Hoa và phát triển đến giai đoạn cực thịnh nhất, các tông phái đua nhau xuất hiện. Có thể nói đây là thời kỳ ?oTrăm Hoa Ðua Nở? của Phật Giáo Trung Quốc. Cái vườn hoa bát ngát tư tưởng này đã có những cống hiến tích cực cho xã hội, nhân sinh, không phải chỉ riêng cho Trung Quốc mà là chung cả vùng Tây Á. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không tạo nên những cái nhíu mày của thành phần thủ cựu, bảo thủ trong Phật Giáo, thành phần tự xem mình là chính thống. Một câu hỏi được nêu ra ?"cũng là một câu hỏi muôn đời: Những pháp môn hành trì này có hoàn toàn phản ảnh đúng tư tưởng của giáo lý nhà Phật hay không? Có bao nhiêu phần trăm Phật Giáo trong những pháp môn tu hành này?
    Câu hỏi tương tự này một lần nữa cũng được đặt ra cho Phật Giáo Nhật Bản khi các tông phái Tịnh Ðộ Chơn Tông và Nhật Liên Tông -sau này phát triển thành phong trào SOKA GAKKAI- ra đời. Ðối với Nhật Liên Tông, câu hỏi này còn được nêu lên một cách gay gắt và sắt máu hơn. Ðể duy trì sự "chính thống" của mình, các tông phái Thiền, Tịnh Ðộ và Luật Tông của Nhật Bản đã tập hợp hàng ngàn đệ tử, tổ chức một cuộc phục kích với một rừng gươm giáo, và tên bắn như mưa quyết tiêu diệt cho kỳ được người sáng lập Nhật Liên Tông, Nichiren Daishonin, và môn đệ. Daishonin đã thoát chết trong cuộc mưu sát này như một phép lạ.
    Không phải chỉ ở Trung Hoa hay Nhật Bản mà bây giờ tại Việt Nam, ngay trong thế kỷ này, người ta thấy câu hỏi trên cũng được thành phần tự nhận là "chính thống" đặt ra với Phật Giáo Hòa Hảo, thậm chí họ còn đệ đơn lên chính quyền đương nhiệm xin giúp đỡ họ xoá dùm hai chữ Phật Giáo trong Phật Giáo Hòa Hảo vì cho rằng Phật Giáo Hoà Hảo không phải là Phật Giáo!
    Thế nhưng, có lẽ câu hỏi này cũng nên được đặt ngược trở lại với những người tự nhận rằng mình là chính thống: Có bao nhiêu phần trăm Phật giáo ở trong họ? Ðại Thừa há đã chẳng từng bị người anh em Nguyên Thủy xem là Bà La Môn đội lốt? Và ngay trong nội bộ của Phật Giáo Ðại Thừa, cũng đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc tranh cãi kịch liệt giữa những vị đại luận sư, có lúc các ngài còn nặng lời với nhau, cụ thể như ngài Thanh Biện, một vị luận sư lẫy lừng của Trung Quán đã lên án một cách nặng nề phái Duy Thức rằng ?ohọc thuyết của trường phái Duy Thức đã được bày đặt ra ?omột cách vô liêm sỉ? bởi Vô Trước và những kẻ theo đuôi, trên cơ sở hoàn toàn nhận thức sai lầm về một số nội dung kinh điển Phật giáo.? (1) Tất cả những vấn nạn này nói chung đều được bắt nguồn từ tinh thần cố chấp, bảo thủ, cục bộ, tông phái luôn luôn cho rằng tư tưởng của mình, của phe mình là đúng, là chính thống, là chân lý còn bất cứ những ai không theo quan điểm của phe phái mình là tà, là ngụy! Tinh thần này rõ ràng đã hoàn toàn phản lại tinh thần bao dung, nhân bản và khai phóng của đạo Phật.

    Ðể trả lời những cáo buộc về chủ trương cổ xúy ********, Osho minh thị: ?oNgười ta nghĩ là tôi đang rao giảng về ********. Không phải vậy, tôi là một trong những người rao giảng Thượng Đế (2). Nếu tôi có nói những chuyện liên quan đến ********, dĩ nhiên là phải có lý do ?"mà cái lý do chính là tôi muốn rằng bạn phải hiểu biết về nó trước khi quá trễ. Hiểu biết về nó, hiểu biết một cách hoàn toàn, trực diện với nó và kết thúc với nó. Bạn phải đi vào ******** trong suy niệm, trong cảnh báo, tỉnh thức ?"đó là cách thức tiếp cận của mật tông, đó là phong thái của mật tông. Thể nhập vào đó và chứng nghiệm. Một khi bạn hiểu biết cặn kẽ một cái gì đó, có nghĩa là bạn được hoàn toàn tự do không còn vướng bận đến nó nữa. Từ kiến thức, đến hiểu biết, rồi giải phóng.? (3)
    Osho đã giải thích rõ ràng hơn: ?oTất cả những nỗ lực của tôi ở đây là làm cho các bạn trở nên chán ngán ********. Bởi vì chỉ khi nào bạn chán ngán ********, bạn mới quay trở về lại với Thượng Đế, và không hề có chuyện ngược lại. Một người bị ẩn ức sinh lý sẽ vẫn còn quan tâm đến ******** mãi, đó là lý do tại sao tôi chống lại sự ức chế. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng đó là lô-gíc của tôi, sự tính toán của tôi. Một người bị ức chế sinh lý sẽ vẫn còn quan tâm đến ********, vẫn bị ám ảnh bởi ********, thế nên tôi nói rằng bạn cứ việc thanh thoả với ******** đi và rồi ngay sau đó bạn sẽ chán, chuyện đó sẽ chấm dứt. Và khi bạn đã thanh thoả xong với nó, ******** mất tất cả ý nghĩa của nó rồi, thì đó chính là ngày trọng đại, là giây phút lớn lao nhất trong đời bạn. Lúc đó bạn trở nên quan tâm đến Thượng Ðế, điều mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.? (4)
    Đó là con đường từ dục đến vô dục của Osho. Như Yagyu, một vị Thiền sư đã nói, ?oBạn hãy cứ để cho mình đi với dục. Sống với nó, làm bạn đồng hành với nó. Ðó cũng là một cách thế để loại trừ nó.?
    (Còn tiếp...)
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Xuyên suốt qua các tác phẩm của Osho người ta thấy đều toát ra một thông điệp chính: Thông điệp giải phóng con người. Ông mang cho mình sứ mạng của một kẻ giải phóng nô lệ, đưa con người thoát ra khỏi những trói buộc, áp bức của tư tưởng; những bức tường, những rào chắn của định kiến đã được dựng lên chung quanh và trong họ từ bao đời. Giải phóng con người có nghĩa là giúp cho họ nhận ra được những khả năng tiềm ẩn ở trong họ, sử dụng được chúng như là của riêng mình. Và sứ mệnh của một vị Thầy thực sự, những nỗ lực chính của ông ta là tìm cách tạo điều kiện cho môn sinh đứng vững trên đôi chân mình, để họ trở thành độc lập, trở thành chính họ. Một cái nhìn thấu suốt vào sinh thể như thế được gọi là thân chứng, là đạt ngộ, tức là sự tỉnh thức từ sau một cơn mê dài. Osho là người tiếp tục đi khai triển cái thông điệp của Ðức Phật Thích Ca đã nói với nhân loại hơn hai ngàn năm trăm năm trước: ?oCác người hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi.? Nhưng vấn nạn chung của con người trên bình diện tâm linh, tư tưởng, do bị điều kiện hoá, thường có khuynh hướng thích được sống trong nô lệ hơn là được giải phóng. Con người thường cảm thấy thoải mái đi van vái những gốc đa, những ông Trời, những Thượng Ðế hơn là đi tìm cầu giác ngộ. Họ cần những cái nạng chống. Từ đó trên thế gian mới nảy sinh ra một giai cấp tự nhận mình là thông dịch viên chính thức của Thượng Ðế, của Chúa, của Phật -những thông dịch viên hữu thệ! Họ là những người phục vụ cho những cơ chế đã được thiết định. Họ ru ngủ kẻ nô lệ, họ cấu kết với kẻ thống trị, và như thế, số phận của nhà giải phóng đã được an bài. Không bị đóng đinh trên thập tự thì cũng được đưa lên giàn hỏa. Osho may mắn hơn và nhiều lần ông đã ngạc nhiên tự hỏi: ?o họ đã để cho chúng ta sống yên cũng đã là một phép lạ. Cũng chỉ là chuyện chẳng đặng đừng thôi vì thời buổi này người ta đâu có thể giết người theo cái kiểu mà họ đã đóng đinh Chúa Giêsu hay bắt Socrates uống thuốc độc.?

    Một nhà văn của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm trước đây đã viết một truyện ngắn ẩn dụ đầy ý nghĩa có tựa đề là "Con ngựa già của chúa Trịnh." Chuyện kể rằng Chúa Trịnh rất thích ngựa đẹp. Con ngựa được tuyển để chạy xe cho Chúa là con ngựa thuộc loài giống tốt. Nó được nuôi dưỡng để làm một nhiệm vụ duy nhất là kéo xe cho Chúa. Từ nhỏ nó đã được gắn hai tấm mạng để che mắt hai bên. Từ đây nó không còn được phép nhìn đi bất cứ nơi đâu mà chỉ nhìn về một hướng. Không có một con đường nào khác ngoài con đường trước mặt. Ngày hai buổi đi về trên lối mòn cũ, trên một con đường nó đã thuộc nằm lòng. Bao nhiêu năm như thế. Con đường này đã trở thành chân lý, không có một sự thật nào khác ngoài con đường này. Chân lý cụ thể như vậy cho nên dầu có nhắm mắt lại nó cũng không bao giờ đi chệch ra một bước. Rồi đến một ngày khi nó già yếu không còn kéo xe được nữa, người mã phu cho tháo hai tấm che ở hai bên mắt ra. Con ngựa già của chúa Trịnh vô cùng ngạc nhiên -và hoảng hốt- khi khám phá ra rằng chân lý không phải chỉ là một lối mòn duy nhất mà trong bao nhiêu năm qua nó cắm cúi đi về. Hai bên đường còn có biết bao nhiêu là hoa thơm cỏ lạ, thế giới chung quanh thật mênh mông và huyền diệu biết bao.
    Ðây là một ẩn dụ chính trị, nhưng đồng thời cũng là một ẩn dụ về tâm linh, đời sống, và con người. Tôi không còn nhớ rõ câu chuyện được kết thúc như thế nào và tôi cũng không có nhu cầu phải tìm hiểu số phận của những con ngựa già của cúa Trịnh. Có thể có những con -một số rất ít- cảm thấy hân hoan trước những khám phá mới, chúng cảm ơn đời và sống hạnh phúc với những ngày còn lại. Có thể chúng sẽ vào chùa đi tu vì đã quá già để đi làm cách mạng! Nhưng số rất đông còn lại sẽ vô cùng đau khổ. Chúng sẽ đi đứng rất lạng quạng và có thể sẽ bị té xuống hố không chừng. Chúng sẽ rất oán hận và nguyền rũa những người đã mở mắt chúng và vô cùng tiếc nuối những ngày đi về trên lối mòn cũ với tấm mạng che mắt ở hai bên! Osho đã đi làm công việc giải phóng "những con ngựa già của chúa Trịnh." Ông nhận được những lời tán dương và cũng không thiếu những lời nguyền rũa!

    Gần đây, một số tác phẩm của Osho đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt nhằm giới thiệu đến độc giả và đặc biệt là giới Phật tử một cái nhìn mới mẻ, thơ mộng về tư tưởng Phật giáo, về Thiền tông. Trong số những công trình đó phải kể đến bộ Kinh Pháp Cú do Sư bà Trí Hải ở trong nước dịch và Sư cô Minh Tâm ở hải ngoại với một số tác phẩm khác. Cũng trong chiều hướng này, chúng tôi hôm nay xin được giới thiệu đến độc giả cuốn thứ nhất trong bộ ?oThiền: Con Ðường Nghịch Lý? gồm ba cuốn của Osho. Ðây là một tập hợp gồm những bài giảng, những câu hỏi đáp được kết tập lại chung quanh đề tài Thiền học mà trong đó, Osho đã chỉ ra cho con người một nghệ thuật sống Thiền để có thể hoà điệu, trôi theo cùng với nhịp đời đang tuôn chảy, và quan trọng hơn, chuẩn bị cho những người tìm cầu giác ngộ một hành trình tâm linh để có thể làm một bước nhảy quyết liệt vào Tánh Không, một bước nhảy tự sát, tan hoà vào Nhất Thể, chan hoà cùng vạn hữu, hoà nhịp cùng khúc luân vũ của toàn vũ trụ. Cái Tánh Không đó, bạn không thể tìm kiếm nó ở bất cứ nơi đâu, không thể tìm cầu ở bất cứ ai, không ở Thượng Ðế, không ở Chúa, ở Phật ... Nó ở ngay trong bạn. Trong vô niệm. NGAY BÂY GIỜ và TẠI ÐÂY.
    Những bài giảng về Thiền trong ?oThiền: Con Ðường Nghịch Lý? được điểm xuyết thêm một chút khôi hài duyên dáng bởi những câu chuyện tiếu lâm, những chuyện tiếu lâm có thể làm cho các nhà đạo đức nhăn mặt, nhưng đó là một trong những sở trường của Osho, vì ông cho rằng Thiền không hề mang một khuôn mặt chảy dài nghiêm trọng, và chỉ có Thiền là tôn giáo duy nhất trêmn thế giớ này đã và sẽ mang đến cho con người những nụ cười, có khả năng biến cải đời sống này thành một ngày lễ hội. Và từ đó, Osho đã đi đến một kết luận dứt khoát rằng, Thiền sẽ là một tôn giáo của tương lai, một tôn giáo phổ quát của nhân loại. Thực tế đã và đang chứng minh điều ông nói.
  8. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cuối cùng, một điều cũng xin được thưa với độc giả rằng, Phật giáo không phải của riêng ai, cũng không ai có thể đại ngôn nói rằng chỉ có mình là hiểu đúng giáo lý của Ðức Phật, và dành cho mình cái độc quyền diễn giải tư tưởng của Ngài. Từ xưa đến nay, Phật giáo ?"trong đó có Phật Giáo Việt Nam- đâu có nhu cầu cần thiết phải dựng lên những rừng gươm giáo để bảo vệ cái mà mình cho là chính thống? Ðâu có cần những cảnh sát tôn giáo theo kiểu những ông đạo Taliban và cũng không hề có nhu cầu đào tạo ra những ông quan kiểm tục mới. Chiếc áo màu vàng tự nó đã đẹp, tự nó đã toát ra mùi hương, ánh sáng của giác ngộ. Ðâu có cần phải tranh nhau để nói rằng chỉ có màu vàng của chiếc áo mà tôi đang mặc mới đúng là màu vàng của chiếc y mà Ðức Phật đã bận lúc còn tại thế? Người Phật tử chân chính chỉ cần đi trong chánh niệm, võ trang bằng chánh kiến, chánh tư duy và bằng lời Phật dạy trong kinh Kalama:
    "Này các người Kàlàma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì phù hợp với định kiến; đừng tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, đừng tin vì Sa môn là bậc đạo sư của mình.
    Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!?
    Như vậy tại sao chúng ta lại không thong dong tự tại, để cưởi ngựa xem hoa, dạo chơi trong vườn hoa tư tưởng. Hãy để cho những con ngựa già của chúa Trịnh chết trong bình an với cặp kiếng che. Và bây giờ hãy để cho những tác phẩm của Osho nói lên tư tưởng của mình. Trong tinh thần đó, xin được giới thiệu đến độc giả "Thiền con đường của nghịch lý " của Osho. Cũng trong tinh thần đó, mời bạn bước vào thế giới của Thiền, với cung cách của Bồ Ðề Ðạt Ma, một chiếc giày ở trong chân, và một chiếc giày đội trên đầu. Hay như thông điệp cuối cùng được ghi lại trên bia mộ của Osho, do đích thân ông viết:
    OSHO
    Không sinh không diệt
    Chỉ đến viếng thăm hành tinh trái đất này trong khoảng từ
    11/12/1931-19/01/1990

    Xin lỗi bạn đọc, có lẽ tôi đã hơi dông dài.
    "Ðạo vốn không lời" - Như Bồ Ðề Ðạt Ma đã nói.

    Tâm Hà Lê Công Ða

    CHÚ THÍCH:
    (1) Tánh Và Tướng. Vấn Ðề Nhị Ðế trong Tứ Ðại Thuyết Phái Phật Giáo. Prof. Guy Newland, Ph.D.
    (2) Từ Thượng Ðế ở đây không mang ý nghĩa của Thượng Ðế trong các tôn giáo độc thần. Ðây là một khái niệm để chỉ cái bản tánh của muôn loài. Ðối tượng giảng pháp của Osho là người Tây phương, ông dùng từ Thượng Ðế để cho họ dễ hiểu hơn.
    (3&4) Zen, The Path of Paradox. Osho. P. 67.
    Trích từ trang web Phật Giáo Hoà Hảo - dịch giả: Tâm Hà Lê Công Đa.
  9. hoangtube_BG

    hoangtube_BG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tui thì cũng thích Rock đây, nhưng là Slowrock hoặc Metalrock. Còn trong khi Thiền Động thì tui thích nhất là các bài hoà tấu của Kitaro hoặc Yanni.
    Các bài nhạc mà Thầy Osho sữ dụng tui cũng thích nhưng "không thích lắm".
    Có thể nói giới trẻ có thể xả stress qua nhạc kích động như Rock cũng là một cách hay, không có Rock giới trẻ còn điên cuồng hơn !
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Hay quá nhở. Nhà bác cũng khoái rock à? Slow hay metal là ngon canh rồi.
    Khi nhà cháu thiền động thì thường chỉ dùng giai điệu của tâm hồn và không dùng nhạc bên ngoài.
    Khi thiền động là mình chủ động thiền, lúc đó mình hoàn toàn là người cầm cương.
    Khi nghe Rock, giai điệu bài hát chủ động cuốn mình vào thiền động. Nhiều người nghĩ Rock là điên cuồng là gì gì đó nhà cháu không quan tâm. Những bài rock thực sự thường được viết ra bằng cả con tim hoặc là rỉ máu tột cùng, hoặc là vui sướng tột độ. Ở hai thái cực đó, âm nhạc được phát tiết ra không bị những rào cản của phong tục tập quán gia đình xã hội, thậm chí còn vượt qua cả thế giới xung quanh. Khi để cho tâm và linh hồn mình hòa nhập vào những giai điệu đó thì khát vọng đó cũng cùng hòa đồng vào từng tế bào trên cơ thể. Lúc đó chỉ cần một tiếng lead, bass hay trống thôi cũng đủ làm cả cơ thể rung cùng tần số với băng tần của bài hát. Và trong lúc đó mình chỉ việc quan sát, và quan sát. Với nhà cháu, việc nghe rock gần giống như một quá trình thiền động nhưng thụ động

Chia sẻ trang này