1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 30/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Đúng đó. Nhà cháu và nhà bác Nhân làm. CA mà vẫn vui vẻ hoà đồng, vẫn tập dưỡng sinh và phát triển tâm linh đó. Có sao đâu?
    Cái chính là mình đừng có làm gì quá đáng. Mà học Đạo mà còn làm quá đáng thì sao gọi là học.
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    ông thầy đó về lại làng mai chưa nhi?
  3. x_a_e_r_o

    x_a_e_r_o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Bác dắt_mèo mang nghiệp CA thật è? ghê thiệt!
    CA mà vẫn vui vẻ hoà đồng, vẫn tập dưỡng sinh và phát triển tâm linh đó đúng là hàng độc đó.
    nămbờ oăn!
  4. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Ông Lê Đức Thọ được nhận chung giải Nobel hoà bình với Kisinger nhưng ổng từ chối nên chỉ có ông tây kia nhận , thật tiếc cho ổng quá .
  5. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    2
    Bác tu thì cứ việc tu đừng ***g chính trị vào làm giề , mà tu để đạt tới niết bàn khác với tu hành pha chính trị đấy nhé .
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Em xin đính chính, bác Datmel làm gì em ko biết, nhưng em ko phải là CA, em chỉ là Kts thôi.
    Từ mồng 5 tới mồng 8 thì em đang ở TV, có thể nói em ko có duyên với thầy rồi. Dù sao cũng sẽ tìm đĩa CD xem.
  7. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề 22: Bụt có nhiều thân: chúng sanh thân, tăng thân, thừa kế thân, thân ngoại thân, pháp thân, pháp giới thân, và pháp giới tính thân.
    Lần trước chúng ta đã nói sơ về định đề thứ 22 và định nghĩa các thân của Bụt. Đặc sắc của câu này là Bụt có nhiều thân và cái thân mà chúng ta nhắc tới là thân người, vì nếu không có thân người thì mình không thể thành Bụt được. Vì thế trong câu này chúng sanh thân được đưa lên hàng đầu. Về mặt sinh lý con người có bộ óc phát triển rất cao và có hai bàn tay rất linh hoạt, từ khi đứng lên được thì bộ óc phát triển rất mau, con người còn có khả năng suy nghĩ, biết được cái gì đang xảy ra, cái đó là niệm, và con người biết được thân phận của mình. Có nhiều con thú khá thông minh, như con chó, con khỉ. Nhiều khi nó làm toán được nhưng nó không biết được thân phận của nó. Nó sống bằng bản năng nhiều hơn là bằng ý thức. Con người có những điều kiện sinh lý và tâm lý, nó đặt ra cho con người như là những thách đố để con người có thể vượt thắng, chuyển hóa được. Và khi vượt thắng được, chuyển hóa được thì con người trở thành Bụt, vì vậy chúng sanh thân rất là quan trọng. (Tóm lại Bụt cũng có chúng sanh thân và con người là chúng sanh, nếu tu tập chuyển hoá được tập khí xấu thì có thể chuyển hóa thành Bụt)
    Tăng thân: chúng ta thường học nhiều về tăng thân và chúng ta biết rằng nếu Bụt mà không có tăng thân thi Bụt cũng chả ?olàm ăn? gì được cả, tại vì tăng thân là một tác phẩm của Bụt, va chính nhờ tăng thân mà Bụt mới có thể thực hiện được sự nghiệp của mình, do đó tăng cũng là thân của Bụt.
    Thừa kế thân: tức là sự tiếp nối của Bụt. Mình biết rằng Bụt có sự tiếp nối, cũng như đám mây có sự tiếp nối là mưa, là nước đá, là giòng sông?, không có gì mất đi cả, vì thế Bụt chắc chắn là có thừa kế thân. Mỉnh cũng vậy, mình có thừa kế thân và mình phải nhận diện để thấy được thừa kế thân của mình. Và chúng ta cũng là thừa kế thân của Bụt, là sự nối tiếp của Bụt, đó là đứng về phương diện thời gian mà nói. Còn đứng về phương diện không gian thì mình có thân ngoại thân tức là mình thấy mình không phải chỉ ở trong da thịt này mà thôi, khi mình có con mắt sáng, có tình thương lớn thì mình thấy người kia, người mình thương cũng là mình. Khi người kia đau thì mình cũng cảm thấy đau, thấy người kia khổ thì minh cũng khổ. Người kia chính là ngoại thân của mình. Năm vừa qua cơn sóng thần đã gây thảm họa cho hàng trăm ngàn người. Khi mình thấy họ chết, mình thấy đau xót và mình cũng "chết theo", nhưng đồng thời mình cũng thấy thân của mình là thân của họ vì thế khi mình thấy mình còn sống thì mình cũng đang tiếp tục sống cho họ, và mình phải sống sao cho sứng đáng. Chỉ khi nào mình bị che lấp bởi cái ngã nhỏ nhoi của mình thì mình mới không cảm thấy đau, thấy chết trước cảnh chết của hàng trăm ngàn người khác, là vì thân ngoại thân của mình quá nhỏ bé.
    Pháp thân: được diễn tả bằng tình thương chứ không phải là bài giảng, là hiện tượng. Khi nào mình đi được những bước có chánh niệm và có niềm vui thì lúc đó pháp thân sẽ biểu hiện. Pháp thân trước hết là những pháp môn, những giáo lý, sự vững chãi là đại từ đại bi. Không những chỉ có Bụt mới có pháp thân mình cũng có pháp thân mà ngay cả những người không phải Phật tử họ cũng có pháp thân vì họ cũng có tình thương .
    Pháp giới thân: là tất cả các pháp. Trong mình có gió, có lửa, có đất, có tình thương, có sự vui tươi... tất cả những thứ đó là pháp giới thân và nó đã đi vào mình. Trong bông hoa cũng có pháp giới thân. Khi thân xác "pháp thân" ta tan rã thì pháp giới thân vẫn còn. Khi mình thấy được pháp giới thân của mình thì sẽ không còn sợ hãi nữa.
    Pháp giới tính thân: tính không sanh không diệt. Bụt có pháp giới tính, mình cũng có, bông hoa cũng có, một cái bong bóng nước mỏng manh cũng có pháp giới tính. Có nhiều người đi tìm Bụt nhưng họ đã không thấy vì đi tìm Bụt ở ngoài thân. Kinh Tỳ Bà: "Có một ông vua muốn biết âm thanh vi diệu của đàn Tỳ Bà từ đâu đến, sau đó ông bắt mọi người đem cây đàn đến cho ông xem, coi âm thanh vi diệu kia nằm ở chổ nào, nằm ở dây, ở thùng đàn, vì tò mò và không hiểu nên ông đã tháo đàn Tỳ Bà ra để tìm âm thanh, xem âm thanh vi diệu kia nằm ở chỗ nào nhưng không thấy. Vậy tiếng đàn đó từ đâu? Là ảo tưởng chăng hay là có thật, tiếng đàn có thật vì mình nghe được mà. Sau khi nghe chuyện ông vua tìm kiếm đàn xong, Bụt nói: cái mà ông vua tìm nó là "I am" là cái ngã đó. Giáo lý đạo Bụt cho thấy cái ngã mà mình đi tìm đó, không chỗ nào tìm thấy được cái gọi là "I am", tuy vậy nó vẫn hiển hiện, nó núp ở mọi nơi trong cơ thể, trong sự suy nghĩ (Thầy kể hồi còn nhỏ khi nghe máy hát dĩa phát ra tiếng hát thì nghĩ là trong thùng máy có người nhỏ xíu đang đứng hát ở trong đó). Cũng vậy cái đàn Tỳ Bà được người thợ khéo tạo ra và sau đó được người nghệ sĩ giỏi đánh lên thì phát ra âm thanh vi diệu và âm thanh vi diệu đó mặc dù biểu hiện nhưng không có cái ngã riêng mà do mọi thứ hợp lại. Trong đạo Phật, mình tụng kinh không phải để cầu xin mà là để không còn thấy cái "I am" nữa. Khi mình đứng đằng trước để tụng kinh thì mình sẽ không còn thấy cái ta nữa. Người tụng và người nghe cũng là một và tất cả đều đi vào phase. Nếu mình thực tập giỏi thì mình sẽ không còn có cảm tưởng lên trình diễn, hơn thua, xấu đẹp nữa. Không cảm thấy lên tụng kinh như một sự bắt buộc, và phải tụng để không còn thấy ta và người nghe nữa.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề thứ 23: Có thể nói tới con người như một dòng ngũ uẩn liên tục (hằng), luôn luôn chuyển biến (chuyển) liên hệ, tương duyên và trao đổi với các dòng hiện tượng khác, mà không thể nói tới con người như một cái ta biệt lập, bất biến và thường hằng.
    Câu này nói về giáo lý vô ngã của đạo Bụt. Các bài trước chúng ta đã học về các thân của Bụt, vì thế chúng ta đã có được những điều kiện để hiểu được câu này. Nền tảng của giáo lý đạo Bụt là không có cái ngã, không có cái ta và điều đó thường rất khó được chấp nhận vì ai cũng có khuynh hướng tin rằng có một cái ta. Giáo lý đạo Bụt có 3 pháp ấn: Vô thường, Vô ngã, Niết Bàn. Do đó Vô ngã là một trong ba dấu ấn, và nó chứng nhận rằng giáo lý nào đi ngược với giáo lý Vô ngã thì không phải Đạo Bụt. Trong câu trên ta thấy con người luôn chuyển biến, vì thế nó không có một cái thực tại riêng biệt bất biến. Nếu chúng ta quán chiếu về con người thì ta thấy có 5 yếu tố, gọi là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm yếu tố này phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, tuôn chảy như một dòng sông, có sự liên tục nhưng mà nó luôn luôn chuyển biến và nhìn cho kỹ thì không thấy một cái gì bất biến, thường hằng trong đó. Thành ra chúng ta có thể nói nó có thật, nhưng mà cái ngã, cái ta, cái thường hằng, bất biến thì không có.
    Bụt nói : Ngã không phải là uẩn.
    Nhưng hầu như mọi người đều cho rằng mình là 5 uẩn. Uẩn tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, và mình cho 5 cái đó là ngã, khi mình cho thân thể tôi là tôi, ý nghĩ tôi là tôi thì cái đó không đúng. Khi mình cho 5 uẩn là mình thì điều đó rất sai lầm.
    Quan niệm thứ 2: cho rằng ngã và uẩn khác nhau. Uẩn không phải là ngã, ngã không phải là uẩn, ngã nằm ngoài 5 uẩn và 5 uẩn là của ta, ta là sở hữu thân thể này, thì quan điểm này cũng sai lầm.
    Tóm lại :
    kiến chấp đầu : Ta là uẩn
    Kiến chấp thứ 2 : Ta không phải là uẩn, ta ở ngoài uẩn
    Kiến chấp thứ 3 : trong ngã có uẩn , trong uẩn có ngã, quan niệm này gọi là tương tại. Tương tại tức là cái này nằm trong cái kia
    Khi nói là khi mình chết thì thân này sẽ hoại diệt và một phần khác là phần hồn sẽ bay lên và nhập vào một thân xác khác. Nói như vậy là không đúng giáo lý đạo Bụt, vì nói như vậy phần hồn là một cái ngã bất biến .
    Định đề 23 cho thấy con người không có cái ngã nhưng có sự liên tục, tiếp nối. Không phải chỉ liên tục trong một giai đoạn mà là liên tục hoài hoài, cũng như nước một dòng sông biến thành đám mây, rồi đám mây biến thành mưa, rồi mưa rơi xuống trở thành dòng sông. Mình phải công nhận một điều nữa là sự tương tức có nghĩa là dòng này không phải biệt lập với dòng khác mà có sự tương tức với các dòng khác. Con người cũng vậy, là một dòng liên tục nhưng nó cũng luôn luôn tương quan tương tức với các dòng khác (người, thiên nhiên, thú vật ?) và mình phải hiểu nghĩa luân hồi, tái sinh trong ánh sáng đó thì mới là đạo Bụt,
    Khi nói tôi tư duy, nếu không có tôi thì ai tư duy? Trong ánh sáng của đạo Bụt thì tư duy là một tâm hành (Tầm, từ) trong 51 tâm hành. Khi một tư tưởng xuất hiện thì tư tưởng đó phát hiện thôi. Chủ thể và tư tưởng đó cùng phát hiện trong một sát na, và sát na sau đó lại phát khởi một tư tưởngkhác, ta có thể nói có tư duy nhưng không cần có người tư duy, và quán chiếu là để lấy các ảo tưởng ra khỏi cái tưởng. Mỗi tâm hành kéo dài một giai đoạn nhưng nhìn cho kỹ thì đó là những ý tưởng xuất hiện trong từng sát na và liên tục, do đó ta có cảm tưởng như có tâm hành thật.
    Khi ta nói: trời mưa, mưa rơi, gió thổi, chúng ta đều đưa một chủ thể vào. Ví dụ như gió thổi, nếu không có gió thì có thổi không? hoặc tôi biết mưa đang rơi. Taị sao mình lại đưa chủ thể vào, đúng nhất chỉ còn lại ?omưa? mà thôi.
    Sau trận hải chấn Tsunami đã làm chết biết bao nhiêu người, ai cũng đau khổ và hỏi: Tại sao thượng đế quyền năng như thế mà lại để cho một tai họa xảy ra như vậy. Nếu thượng đế từ bi sáng suốt?
    Và các nhà thần học đã tìm cách trả lời câu hỏi đó: Thượng đế trừng phạt chăng? và rồi không tìm được một câu trả lời nào đích đáng vì thế chỉ có sự im lặng là sự trả lời thôi. Thầy không chấp nhận sự im lặng đó và đã viết bài: ?oHãy ôm lấy niềm đau sau trận hải chấn? (Xin bấm vào đây để xem bài pháp thoại này)
    Mình thương một người nào và khi người kia chết thì mình cũng ?ochết? theo, và còn chết nhiều hơn nữa. Khi quán chiếu và trong sự tu tập, mình sẽ nhìn thấy rõ những người thân của mình cũng là mình, và mình có thể ôm ấp, thương được hết. Hầu hết các câu hỏi về triết học mà người ta hỏi tôi, tôi đều trả lời bằng cái tuệ giác này. Khi thấy được sự tương tức của mọi loài, mọi người thì mình có thể chuyển hóa được rất nhiều sự tiêu cực trong ta.
  9. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề thứ 25: Khổ Lạc tương tức; Phiền não và Bồ đề đều có tính hữu cơ
    Khổ tức là khó chịu, khó ở
    Hiểu được bản chất của khổ rất cần thiết. Khổ là sự thực cao quý thứ nhất. Khi hiểu được điều này rồi thì mình có thể đi qua được sự thực thứ ba tức là Diệt. Diệt tức là sẽ chấm dứt được cái khổ, như vậy có nghĩa là trạng thái khổ chấm dứt và bắt đầu trạng thái lạc. Duy trì được ý thức về khổ đau thì mình mới nhận diện được các điều kiện của hạnh phúc.
    Bụt hiện hoa hàm tiếu
    Pháp ca dòng suối trong
    Ta bà thành tịnh độ
    Đầu núi áng mây hồng
    Trong hoa có rác, trong rác có hoa. Cũng vậy, phiền não, khổ đau trong ta cũng có tính chất hữu cơ, nếu biết chăm sóc thì nó sẽ cho ra rất nhiều hoa trái, hạnh phúc. Vì thế mình không phải chạy trốn khổ đau và đi tìm hạnh phúc tại một nơi nào đó. Khổ đau và hạnh phúc luôn tương tức với nhau, cũng như có phải thì phải có trái.
    Cũng trong ý nghĩa của khổ đau, nghịch cảnh, Sư Ông nói về xây dựng tình huynh đệ. Tình huynh đệ được xây dựng không bằng quyền lực, bằng chức vụ mà bằng tình thương và sự hiểu biết. Nhiều khi chỉ vì một sự giận hờn nho nhỏ mà mình rời bỏ tăng thân, và khi mình rời bỏ tăng thân thì mình sẽ đánh mất luôn tình huynh đệ. Sự thực tập của chúng ta là một quá trình và trong quá trình đó thế nào cũng có những khó khăn và nghịch cảnh. Ngay cả Đức Thế Tôn trước khi thành đạo cũng đã gặp những nghịch cảnh, khó khăn và sau khi thành đạo, có cả ngàn đệ tử, khó khăn và nghịch cảnh vẫn còn. Vì thế chúng ta đừng ngại, hay bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong sự tu tập, trong việc xây dựng tăng thân và xây dựng tình huynh đệ. Chính những khó khăn nghịch cảnh này sẽ làm cho chúng ta lớn lên rất nhanh và cho chúng ta nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn khi vượt qua được.
  10. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề thứ 26: Tăng Thân, Phật Thân và Pháp Thân tương tức. Trong Chân Tăng có Chân Phật và Chân Pháp.
    Tăng Thân là một cống hiến của Làng Mai. Mỗi người chúng ta đều có Phật Thân, Pháp thân và Tăng thân. Trên bước đường tu học nếu mình không có tăng thân là mình mồ côi. Đức Thế Tôn cững có tăng thân. Sự thành tựu cao tột của Ngài cũng nhờ có tăng thân và sự nghiệp này đã tồn tại được trên 2500 năm. Vì thế nói chuyện tu học mà không có tăng thân là nói chuyện xa vời. Đánh mất tăng thân là tai nạn rất lớn đối với người tu. Và khi chúng ta đọc kỹ định đề này thì chúng ta thấy mỗi người đều có 3 thân, dĩ nhiên ta cũng có những thân khác như nhục thân, chúng sinh thân, nhưng trong mỗi thân này cũng có 3 thân. Các tôn giáo khác đều có khuynh hướng đi tìm những biểu tượng ở ngoài để tôn thờ như Chúa, Alah ..., nhưng trong truyền thống đạo Bụt thì những ý niệm, những biểu tượng đó đều nằm ở trong ta. Theo Phật giáo Đại thừa thì có Phật thân, Pháp thân và Tăng thân. Ba ý niệm này cũng chính là Tam bảo và mình không tìm nó ở bên ngoài mà tìm trong chính tự thân. Cũng như mình không đi tìm hoa trái ngoài đất mà phải làm thế nào để từ đất biểu lộ ra được hoa trái. Cũng vậy, ta phải tu tập như thế nào để vườn tâm, đất tâm của ta có thể đơm bông kết trái được.
    Chân tăng là cái mà mình có thể tiếp xúc được, nhưng làm sao để chân tăng phát lộ? Khi chân tăng biểu hiện thì Phật, Pháp cũng biểu hiện. Có một vị ở Việt Nam, ông làm hội trưởng một hội Phật giáo khá lớn. Ông nói với mấy thầy là: ?oTôi chỉ quy y hai bảo là Phật và Pháp thôi chứ không quy y Tăng?. Vị phật học này đã không thấy được tính tương tức của ba viên ngọc quý. Có lẽ ông đã có sự không thích, không hợp với một vài vị tăng nên đã nói ra như vậy. Tăng hay tăng thân là một đoàn thể tu tập và tăng thân vì chưa hoàn hảo nên mới phải tu tập. Nếu đã hoàn hảo rồi thì cần gì phải tu tập nữa! Nhưng một tăng thân có sự tu tập, có sự tiến bộ thì đấy chính là một Chân tăng. Trong một tăng thân thế nào cũng có sự giận hờn, ganh tỵ, hạnh phúc và niềm vui..., cũng như một khu vườn có hoa, có trái nhưng cũng có rác, có cỏ và mình phải làm vườn như thế nào để bớt cỏ, bớt rác. Một tăng thân tu tập cũng vậy, phải tu tập như thế nào để bớt sự giận hờn, ganh tỵ và có thêm nhiều nhiều niềm vui, hạnh phúc. Tăng thân nào cũng có cỏ, có rác, vì thế nếu mình đi tìm một tăng thân hoàn hảo thì chỉ là sự mơ tưởng.
    Người ta đến với tăng, quy y tăng là vì tăng có sự tu tập và qua đó có Bụt, có Pháp, và đã có sự tu tập thì đấy chính là chân tăng, nếu không thì nó chỉ là cái vỏ. Để được gọi là chân tăng thì mình phải có giới. Giới là bản chất của một tăng thân. Nếu chúng ta không thực tập năm giới thì chúng ta không phải là một tăng thân nữa. Nếu chúng ta không hành trì 5, 10, 14 hay 252 giới thì chúng ta không phải là một chân tăng.
    Giới luật không phải là những điều bó buộc. Giới nó bảo vệ tự do cho mình. Mình giữ giới là mình có thêm tự do; không ăn trộm, ăn cắp thì không bị ngồi tù, không uống rượu, hút sách thì không bị cơn say, cơn ghiền sai xử.Vì thế, Giới có nghĩa là sự giải thoát. Giới cũng có nghĩa là tự do, là chánh niệm. Vì có chánh niệm nên mới giữ được giới. Khi hiểu được Giới là Niệm rồi thì mọi việc trong đời sống hằng ngày đều là giới, và khi mình thực tập được như vậy thì nó sẽ làm đẹp cho mình và cho tăng thân.
    Sự nghiệp của một người tu là xây dựng một chân tăng, bởi vì nơi nào có Chân tăng là nơi đó có Bụt, có Pháp.

Chia sẻ trang này