1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi lamtuocvy, 30/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề thứ 27: Vì phiền não và bồ đề đều có tính hữu cơ, nên sự thực tập cần được liên tục để mang tới chuyển hóa và giữ không cho đọa lạc. Luân hồi là sự tiếp nối; cái đẹp và cái lành cần được tiếp nối càng lâu dài càng tốt; cái xấu và cái dở cần được chuyển hóa để đừng tiếp tục; rác phải được sử dụng để nuôi hoa.
    * Định đề này làm rõ hai định đề trước (25 và 26) hơn. Ta bà và tịnh độ tương tức với nhau, nếu không có ta bà thì sẽ không có tịnh độ. Ta bà là chất liệu để đưa đến tịnh độ, cũng như bùn nhơ mới đưa đến hoa sen. Chính khổ đau dạy cho mình biết hiểu, biết thương. Trong giáo lý đạo Bụt là tứ diệu đế cũng cho thấy điều này, sự thực thứ nhất là khổ đế. Phương pháp của đạo Bụt là không chạy trốn mà nhìn sâu vào khổ đau để thấy được bản chất của khổ đau (tập đế), và hai đế này làm căn bản cho sự thực thứ tư (đạo đế) là tìm ra con đường thực tập, đưa đến chấm dứt khổ đau. Nếu không hiểu hai sự thực đầu thì cũng không thể nào hiểu được sự thực thứ ba.
    * Nếu nói rằng cõi tịnh độ, hay thiên quốc chỉ có toàn cái đẹp, cái lành, hạnh phúc thì đây chỉ là ảo tưởng. Ngay tại nơi này cũng có khổ đau, có rác. Nếu không có khổ đau thì làm sao nếm được hạnh phúc. Tại các nơi Bụt ở, những cõi đó lấy gì để dạy cho thiên chúng ở đó biết hạnh phúc? Thành ra:
    Nếu không có rác thì không có hoa
    Nếu không có khổ đau thì không có hạnh phúc
    Nếu không có ta bà thì không có tịnh độ
    Những giáo pháp nào xa lìa các sự thật này thì đều trở thành tà đạo.
    * Bất thối chuyển là không trở lại nữa, và thường được hiểu là rác đã biến thành hoa rồi thì sẽ là hoa hoài hoài, hay đã ở cõi tịnh độ rồi thì không còn bị về lại cõi ta bà nữa. Điều này không đúng vì hoa, rác, hạnh phúc, khổ đau đều vô thường. Bất thối chuyển vì thế phải được hiểu là dù hoa có tàn úa để trở thành rác, mình vẫn an nhiên tự tại và mình biết cách để chuyển hoá rác thành hoa trở lại. Bất thối chuyển là giữ được khả năng biến rác thành hoa chứ không phải là hoa không bao giờ tàn.
    * Luân hồi là sự tiếp nối, mình hay nghĩ nó là sự đi vòng: rác ?' hoa ?' rác ?' hoa ... nhưng thật ra nó là sự tiếp nối từng giây phút. Ngay mình cũng đang được tiếp nối, luân hồi từng giây phút qua ba ngả Thân, Khẩu, Ý.
    * Người tu là người làm vườn, phải biết chăm sóc khu vườn tâm như thế nào để nuôi dưỡng hoa được tươi lâu và đồng thời cũng phải biết ôm ấp, ủ cho rác mau biến thành phân để biến (nuôi) lại thành hoa.
  2. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề 28: Giải thoát, luân hồi không có nghĩa là chấm dứt một bổ đặc già la vốn không thật có, cũng không phải là chấm dứt giới thân tuệ mạng của một đời tu.
    Bổ đặc già la = pudgala = ngã, cái ta
    Luân hồi ở đây tức là một ảo tưởng về sinh tử. Trong đầu của nhiều người đều nghĩ rằng phải có một cái gì đi qua sinh tử. Nếu không có cái đó thì cái gì sinh, cái gì tử? Tương tự như thế khi nghĩ về giải thoát, ta tưởng ta có một cái ngã và khi giải thoát thì sẽ không còn luân hồi, sinh tử nữa.. Vì suy nghĩ như thế nên trong đạo Bụt có một danh từ là Bổ Đặc Già La. Đây chỉ là một ý niệm chứ không thật có, vì thế vấn đề tu tập là phải làm sao để phá tan được cái ý niệm về ngã. Ý niệm về ngã đó gọi là ngã chấp. Sự thực thì làm gì có ngã, và khi mình đã không có ngã (vô ngã) thì cần gì phải diệt ngã.
    Nếu ngã đã là một khái niệm thì vô ngã cũng là một khái niệm mà thôi. Nếu mình tìm cách diệt ngã đi để đi vào vô ngã thì chúng ta vẫn còn kẹt vào ý niệm. Vấn đề chỉ là do sụ nhận thức của mình, nếu mình nhận thấy là mình có ngã thì mình sẽ bị vướng mắc, đau khổ, còn nếu mình nhận thấy mình không có ngã thì mình sẽ vượt thoát được mọi thứ, đạt đến hạnh phúc. Ý nghĩa chính của định đề 28 là mình giả định ra một cái ngã rồi sau đó loay hoay, bị vướng mắc vào nó và tìm cách phá tan ý niệm về ngã. Thí dụ có một ông điêu khắc lấy một khúc gỗ, tạc ra một ông Thần, xong rồi sợ quá quỳ lạy ông thần bằng gỗ. Cũng vậy, mình tạo ra một ý tưởng, ý niệm, khái niệm rồi mình bị ràng buôc, lệ thuộc, giam hãm trong khái niện, ý tưởng đó.
    Giới thân tuệ mạng: Khi mình tu tập, giữ giới thì mình sẽ cò được giới thân. Qua sự tu tập mình có được trí tuệ. Trí tuệ cũng có mạng sống của nó và được gọi là tuệ mạng. Khi thân xác này tan rã, giới thân và tuệ mạng vẫn tiếp tục luân hồi. Đức Như Lai cũng có giới thân tuệ mạng, và giới thân tuệ mạng đó vẫn được luân hồi đến ngày nay. Mình thực tập là để nhập vào giới thân tuệ mạng của Bụt và mang giới thân tuệ mạng sáng đẹp này đi về tương lai.
  3. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Định đề 29: Sinh diệt chỉ là biểu và vô biểu. Biểu là biểu hiện, năng sở đồng thời. Trong khi có biểu này thì có biểu kia. Trong khi cái này biểu thì cái kia vô biểu.
    Biểu có thể hiểu như là sinh ra nhưng chữ biểu này hay hơn. Chữ sinh có thể đưa mình đến cái kẹt là từ không biến thành có. Còn biểu chỉ cho thấy là trước đó nó vẫn có đó và khi đủ điều kiện thì nó biểu hiện ra, tránh được ý niệm về sự sinh diệt. Trong biểu có cả năng lẫn sở.
    Sư Ông nói về đám tang của Hòa Thượng Mẫn Giác. Thầy có nhận được 7, 8 tấm hình đám tang do các vị bên Mỹ gửi qua. Trong đó có một tấm hình các thượng tọa khiêng quan tài đi dưới trời xanh, mây trắng, điểm vào vài cây tùng. Ý niệm đầu tiên của Thầy khởi lên là: "Bây giờ nằm trong đó rồi thì làm sao thấy được sự sống màu nhiệm?" Thầy chợt nhớ lại chuyện một ông thiền sư Nhật Bản có viết: "Khi tôi ra đi, tôi không tiếc nuối gì hết, chỉ tiếc là không còn hưỏng được cái đẹp của bốn mùa nữa", và Thầy tiếc cho vị thiền sư kia đã không hiểu được duy biểu nên vẫn còn phân biệt mình với bốn mùa. Thành ra khi nhìn bức hình rồi khởi tâm lên là đối tượng kia thì còn đó nhưng chủ thể đâu rồi. Điều này theo duy biểu tức là nhị thủ (hai điều chấp, hai điều sai lầm). Khi nghĩ như vậy thì thấy ngay mình đã sai rồi. Cái thân xác trong kim quang kia cũng là tro là bụi, cũng đồng một thể chất với trời xanh mây trắng.
    Có một vị thượng thư tên là Đoàn văn Khâm thường tu học với một vị thiền sư. Khi vị thiền sư viên tịch thì có một số đông đệ tử thương khóc nói rằng thầy mình không còn nữa. Vị thượng thư đó có làm một bài thơ và hai câu chót có rất nhiều tuệ giác:
    "Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt
    Viện tiền sơn thủy thị chân hình"
    (Này các bạn tu tại sao lại khóc
    Hãy nhìn ra sân trước để thấy được thầy)
    Khi mình thấy một cái biểu thì mình bảo là có và khi nó vô biểu thì mình nói là nó không có thì đó là sai. Thí dụ như một tảng băng sơn, phần ló lên trên mặt nước gọi là biểu, phần chìm dưới nước gọi là vô biểu. Vì thế vô biểu không có nghĩa là không có. Thí dụ này để hiểu rõ thêm về phần thứ hai của định đề 28. Thí dụ khi mình đang ngồi học tại đây thì cái tính học trò được biểu lộ ra, nhưng ngày mai mình đi nơi khác mở khóa tu, hướng dẫn thiền sinh thì cái tính thầy, cô của mình biểu hiện ra và cái tính học trò trở thành vô biểu. Cây hoa, đám mây, tháp chuông, ..., đều là đối tượng nhận thức, nó vừa là cộng biểu vừa là biệt biểu. Thí dụ hai người cùng nhìn một đám mây thì thấy đám mây là cộng biểu vì cả hai đều thấy đám mây, nhưng người thì thấy đám mây giống cái áo, người thấy giống con chó. Hai cái thấy này gọi là biệt biểu và liên hệ đến tâm rất nhiều.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Tin mới:
    Ngày 19 tháng 2 năm 2007 (tức ngày mồng 3 Tết), Sư Ông Nhất Hạnh và Tăng Thân Làng Mai sẽ rời Paris, Pháp lúc 7giờ 20 chiều (19:20), trên chuyến bay AF164. Chuyến bay sẽ ghé qua Bangkok và đến phi trường Tân Sơn Nhất, TPHCM (Sài Gòn) vào lúc 3giờ25 chiều (15:25) ngày 20 tháng 2 năm 2007 (tức mồng 4 Tết). Sư Ông và Tăng Thân sẽ về nghỉ tại chùa Pháp Vân, 1 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú.
    Lịch trình mới cập nhật xem tại đây:
    http://www.plumvillage-vn.org/vn/chuongtrinh2007/ChuongTrinhVN2007.htm
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    TP HCM ?" Lâm Đồng - Bà Rịa Vũng Tàu
    20/2 Thứ Ba (4/1 âl)
    15 :25 Đến phi trường TSN, TPHCM từ Bangkok, AF 164. Phái đoàn về nghỉ tại
    Chùa Pháp Vân (1 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú) và vùng phụ cận.
    21/2 Thứ Tư (5/1 âl) Nghỉ ngơi
    22/2 Thứ Năm (6/1 âl) Thăm viếng và đảnh lễ
    9:00 Thăm viếng Trung Ương GHPGVN tại Thiền Viện Quảng Đức.
    11:00 Thăm viếng Ban Trị Sự GHPG TP HCM và Chùa Ấn Quang. Thọ trai tại Chùa Ấn Quang.
    18:30 - 21:30: Pháp thoại tại Chùa Pháp Vân
    23/2 Thứ Sáu (7/1 âl)
    Sáng: Sinh hoạt Tết tại Chùa Pháp Vân
    18:30 đến 21:30 Pháp thoại tại Chùa Vĩnh Nghiêm
    24/2 Thứ Bảy (8/1 âl)
    Đi Tu Viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng
    25/2 Chủ nhật (9/1 âl)
    Nghỉ ngơi. Sinh hoạt Tết tại Tu Viện Bát Nhã
    14:00 Đi Đà Lạt
    26/2 Thứ Hai (10/1 âl)
    8:00 Thăm viếng Chùa Linh Sơn.
    Thăm viếng và đảnh lễ HT Trưởng Ban Trị Sự và Ban Trị Sự GHPG Tỉnh Lâm Đồng
    9:00 Chia sẻ với Tăng ni sinh trường Cao Trung Phật học Lâm Đồng và Phật tử
    tại Chùa Linh Sơn.
    15 :00 Thăm viếng Ban Lãnh Đạo tỉnh Lâm Đồng
    16:00 Thăm viếng Chùa Linh Quang.
    27/2 Thứ Ba (11/1 âl)
    8:30 : Chia sẻ với Tăng ni và Phật tử tại Chùa Vạn Hạnh
    10:30 - 15:30 Thăm viếng Thiền Viện Trúc Lâm. Thăm viếng và đảnh lễ HT Viện Chủ.
    Ngọ trai. Tham quan hồ Tuyền Lâm.
    16:00 Về Tu viện Bát Nhã.
    Tu Viện Bát Nhã, Bảo Lộc, Lâm Đồng
    28/2 Thứ Tư (12/1 âl) đến 4/3 (16/1 âl)
    Khóa tu Cư Sĩ tại Tu Viện Bát Nhã
    Chiều ngày thứ Tư 28-2-2007 đến ngày Chủ nhật 4-3-2007
    4/3 Chủ nhật (16/1 âl) Lễ Bông Hồng Cài Áo
    5/3 Thứ Hai (17/1 âl) cho đến thứ Sáu 9/3 (21/1 âl)
    Khóa tu Tu Sĩ tại Tu Viện Bát Nhã
    Chiều ngày thứ Hai 5-3-2007 đến ngày thứ Sáu 9-3-2007
    10/3 Thứ Bảy (22/1 âl)
    Khai mạc Giới Đàn Phương Bối tại Tu Viện Bát Nhã
    11/3 Chủ nhật (23/1 âl)
    8:00 - 13:30 Cổ Phật Khất Thực tại Thị Xã Bảo Lộc
    từ Chùa An Lạc đến Chùa Phước Huệ
    12/3 & 13/3 Thứ Hai & thứ Ba (24/1 và 25/1 âl)
    Giới Đàn Phương Bối tại Tu Viện Bát Nhã
    14/3 Thứ Tư (26/1 âl)
    9:00 Đi TP HCM.
    Phái đoàn về ở tại Chùa Pháp Vân.
    15/3 Thứ Năm (27/1 âl) TP HCM
    Chia sẻ với doanh nhân TP HCM và vùng phụ cận.
    16/3 ?" 18/3 (Thứ Sáu 28/1 đến Chủ nhật 30/1 âl)
    Đại Trai Đàn Chẩn Tế tại Chùa Vĩnh Nghiêm
    Từ thứ Sáu 16-03-2007 đến Chủ Nhật 18-03-2007
    Pháp thoại thứ Sáu vào lúc 8:00, thứ Bảy và Chủ nhật lúc 9:00
    Phát quà và học bổng ngày cuối trai đàn 18/3/07
    19/3 Thứ Hai (1/2 âl) Nghỉ ngơi
    20/3 Thứ Ba (2/2 âl)
    8:00 Chia sẻ với Tăng ni & Phật tử tại Đại Tùng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu.
    15:00 Lễ cầu siêu tại Đại Tùng Lâm
    21/3 Thứ Tư (3/2 âl)
    Chia sẻ với nhân sĩ trí thức TP HCM và vùng phụ cận.
    22/3 Thứ Năm (4/2 âl) 8:00 - 16:00
    Chia sẻ với Tăng ni sinh và Phật tử tại Chùa Phổ Quang, Q. Tân Bình
    23/3 Thứ Sáu (5/2 âl)
    Rời TP HCM đi Huế (VN 250) 7:00AM
    Thừa Thiên - Huế
    23/3 Thứ Sáu (5/2 âl)
    Đến phi trường Phú Bài - Huế 8:20AM (VN250)
    Thăm viếng Tổ Đình Từ Đàm và Ban Trị Sự GHPG Tỉnh Thừa Thiên Huế
    24/3 Thứ Bảy (6/2 âl) Nghỉ ngơi
    25/3 Chủ nhật (7/2 âl) Ngày quán niệm 8:00 - 16:00
    Chia sẻ với Tăng Ni Phật Tử tại Tổ Đình Từ Hiếu
    26/3 Thứ Hai (8/2 âl)
    Kỵ Tổ tại Tổ Đình Từ Hiếu. Pháp thoại đặc biệt.
    27/3 Thứ Ba (9/2 âl) cho đến thứ sáu 30/3 (12/2 âl)
    Khóa tu Tăng Ni tại Tổ Đình Từ Hiếu
    Từ chiều ngày thứ Ba 27-03-2007 đến ngày thứ Sáu 30-03-2007
    31/3 Thứ Bảy (13/2 âl)
    Cổ Phật khất thực từ Tổ Đình Từ Hiếu đến Đàn Nam Giao từ 8:00 đến 13:30.
    1/4 Chủ nhật (14/2 âl)
    Sáng: Bố tát tại Chùa Linh Quang
    Chiều: Pháp thoại tại Trung tâm Festival Huế
    2/4 Thứ Hai (15/2 âl) cho đến thứ Tư 4/4 (17/2 âl)
    Đại Trai Đàn Chẩn Tế tại Chùa Diệu Đế
    Từ thứ Hai 02-04-2007 đến thứ Tư 04-04-2007. Pháp thoại vào lúc 18:30 mỗi ngày.
    Phát quà và học bổng ngày cuối trai đàn 4/4/2007
    5/4 Thứ Năm (18/2 âl) Rời Huế đi Đà Nẵng 7:00
    Đà Nẵng
    5/4 Thứ Năm (18/2 âl) Đến Đà Nẵng 9:30
    Thăm viếng Chùa Pháp Lâm, Ban Trị Sự Thành Hội PG TP Đà Nẵng.
    Phái đoàn về ở tại Chùa Quan Âm và Chùa Hương Sơn (Ngũ Hành Sơn).
    19:00 - 21:30 Chia sẻ với Tăng ni & Phật tử tại Lễ Hội Quán Thế Âm, Chùa Quan Âm.
    6/4 Thứ Sáu (19/2 âl)
    8:30 Tăng thân niệm Bồ Tát Quán Thế Âm ?" Sư Ông ban đạo từ cho
    Lễ Hội Quán Thế Âm (30 phút)
    15:00 ?" 21:00 Khai mạc khóa tu cho Tăng Ni & Phật Tử tại Chùa Hương Sơn.
    7/4 Thứ Bảy (20/2 âl) cho đến Chủ nhật 8/4 (21/2 âl)
    Khóa tu cho Tăng Ni & Phật Tử tại Chùa Hương Sơn (8:00 ?" 16:00 mỗi ngày)
    9/4 Thứ Hai (22/2 âl)
    Sáng: Tham quan Chùa Linh Ứng, Bãi Bụt
    Chiều: Tham quan Tổ Đình Tam Thai, Tổ Đình Linh Ứng, Động Âm Phủ
    18:00 - 21:30 Chia sẻ với Tăng ni & Phật tử tại Chùa Pháp Lâm.
    10/4 Thứ Ba (23/2 âl)
    Sáng: Thăm viếng chùa Phổ Đà.
    Tham quan An Long Cổ Tự và Cổ Viện Chàm.
    Chiều: Tham quan bãi biển Mỹ Khê, Non Nuớc
    18:00 ?"21:30 Chia sẻ với nhân sĩ trí thức TP Đà Nẵng và vùng phụ cận.
    11/4 Thứ Tư (24/2 âl)
    7:30 Thăm viếng tổ đình Chúc Thánh, Vạn Đức, Pháp Lâm. Tham quan phố cổ Hội An.
    11:00 Ăn trưa tại Tịnh Xá Ngọc Cẩm
    17:00 : Ăn tối tại Chùa Bảo Thắng
    18:00 - 21:30 Thăm viếng Chùa Pháp Bảo và Ban Đại diện PG thị xã Hội An
    Chia sẻ với Tăng ni Phật tử tại Chùa Pháp Bảo.
    12/4 Thứ Năm (25/2 âl)
    Tham quan di tích Mỹ Sơn
    Tối: Tham quan Sông Hàn
    13/4 Thứ Sáu (26/2 âl)
    Rời Đà Nẵng đi Cam Ranh (VN335) 10:30
    Cam Ranh ?" Nha Trang
    13/4 Thứ Sáu (26/2 âl)
    Đến phi trường Cam Ranh 11:50 (VN335)
    Thăm viếng và ăn trưa tại Chùa Thanh Sơn
    15:30 Thăm viếng Chùa Từ Đức
    19:00 Ăn tối và nghỉ tại Chùa Từ Đức
    14/4 Thứ bảy (27/2 âl)
    8:00 Thăm viếng và đảnh lễ Chư Tôn Đức Chùa Long Sơn và Ban Trị Sự GHPG
    Tỉnh Khánh Hòa.
    18:00 - 21:30 Chia sẻ với Tăng ni Phật tử tại Chùa Long Sơn.
    Phái đoàn ở tại Chùa Long Sơn và Thiền thất Liên Hoa, Nha Trang
    15/4 Chủ nhật (28/2 âl)
    Tham quan thành phố Nha Trang
    18:00 - 21:30 Chia sẻ với thanh niên SVHS, và người trẻ tại Chùa Long Sơn.
    16/4 Thứ hai (29/2 âl)
    Rời Nha Trang đi Hà Nội (VN266) 9:40
    Hà Nội ?" Ninh Bình ?" Vĩnh Phúc
    16/4 Thứ Hai (29/2 âl)
    Đến phi trường Nội Bài Hà Nội 11:20 (VN266)
    Ở tại chùa Bồ Đề, Sùng Phúc, Định Quán, Cảnh Phúc.
    17/4 Thứ Ba (1/3 âl)
    Sáng: Thăm viếng TW GHPGVN, Ban Trị Sự GHPG TP Hà Nội.
    Chiều: Thăm viếng Ban Tôn Giáo Chánh Phủ và Vụ Phật Giáo.
    18/4 Thứ Tư (2/3 âl) và thứ Năm 19/4 (3/3 âl)
    8:00 - 16:00 Thăm viếng, chia sẻ với Tăng Ni sinh
    Học Viện PGVN tại Hà Nội, Sóc Sơn.
    20/4 Thứ Sáu (4/3 âl) đến Chủ nhật 22/4 (6/3 âl)
    Đại Trai Đàn Chẩn Tế tại Học Viện PGVN tại Hà Nội, Sóc Sơn.
    Từ thứ Sáu 20-4-2007 đến Chủ nhật 22-4-2007
    Pháp thoại vào lúc 9:00 giờ sáng mỗi ngày
    Phát quà và học bổng ngày cuối trai đàn 22/4/07
    23/4 Thứ Hai (7/3 âl) Nghỉ ngơi.
    24/4 Thứ Ba (8/3 âl)
    Sáng: Viếng thăm Văn Miếu
    Tối: Pháp thoại cho người nước ngoài (Goethe Institute?)
    25/4 Thứ Tư (9/3 âl) 8:00 ?" 16:00
    Thăm viếng, chia sẻ với Tăng Ni sinh Trung Cấp Phật Học Hà Nội tại Chùa Bằng A.
    26/4 Thứ Năm (10/3 âl)
    Sinh hoạt với Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài
    27/4 Thứ Sáu (11/3 âl) Ninh Bình
    Thăm viếng Chùa Phúc Chỉnh. Thăm viếng và đảnh lễ Ban Tri Sự GHPG Tỉnh Ninh Bình.
    16:00 Khai mạc khóa tu cho Tăng Ni và Phật tử tại Chùa Đồng Đắc.
    28/4 Thứ Bảy (12/3 âl) cho đến Chủ nhật 29/4 (13/3 âl)
    Khóa tu tại Chùa Đồng Đắc cho Tăng Ni và Phật tử.
    30/4 Thứ Hai (14/3 âl) Ninh Bình
    Thăm viếng Nhà thờ Đá, Cố Đô Hoa Lư, khu Trung Tâm Tâm Linh Bái Đính.
    1/5 Thứ Ba (15/3 âl) Nghỉ ngơi.
    2/5 Thứ Tư (16/3 âl) và thứ Năm 3/5 (17/3 âl)
    Chia sẻ với hội đoàn
    4/5 Thứ Sáu (18/3 âl)
    Sáng: Đi thăm Chùa Một Cột và dạo Hồ Hoàn Kiếm Chiều: Nghỉ ngơi.
    5/5 Thứ Bảy (19/3 âl) và Chủ nhật 6/5 (20/3 âl) Vĩnh Phúc ?" Ngày quán niệm
    8:00 - 16:00 Thăm viếng và chia sẻ với Tăng Ni Phật tử tại Chùa Trung Hậu, Vĩnh Phúc.
    7/5 Thứ Hai (21/3 âl)
    Tối: Pháp thoại cho người nước ngoài (Friend of Vietnam Heritage ?).
    8/5 Thứ Ba (22/3 âl) Nghỉ ngơi.
    9/5 Thứ Tư (23/3 âl) Rời Hà Nội đi Hồng Kông
    Kết thúc chuyến đi Việt Nam
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đại Trai Đàn Thủy Lục Giải Oan Bình Đẳng Cứu Bạt Trai Đàn tại TP Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội
    http://www.plumvillage-vn.org/vn/traidanchante/TongQuatVeTraiDanChanTe.htm
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế Làng Mai về Việt Nam

    TTO - Trưa nay, 20-2-2007 (mùng 4 Tết Đinh Hợi), thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai đã đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai từ 20-2 đến 9-5-2007 với nhiều hoạt động tại 3 miền.
    Trong chuyến thăm lần này, đoàn sẽ tổ chức nhiều khóa tu, các buổi pháp thoại, gặp gỡ và chia sẻ với tăng ni Phật tử, trí thức, doanh nhân... tại các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
    Đặc biệt, để cầu siêu độ cho tất cả những đồng bào tử nạn trong chiến tranh, được sự cho phép Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế sẽ cùng kết hợp tổ chức ba Đại Trai đàn chẩn tế tại Chùa Vĩnh Nghiêm, TP Hồ Chí Minh (16 đến 18-3 -2007), Quốc tự Diệu Đế, TP Huế (2 đến 4-4-2007) và Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sóc Sơn, Hà Nội (20 đến 22- 402007).
    Ban tổ chức cũng đã thành lập website http://www.plumvillage-vn.org/ để cập nhật mọi thông tin về lộ trình chuyến đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai.
    LINH THOẠI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=187928&ChannelID=3
  8. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự của Thầy Thích Nhất Hạnh
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/02/3B9F36F5/
    Trong đạo Phật có nói tới ba cái đức: Đoạn đức: cắt đứt những đam mê, tham vọng, hận thù; Trí đức: có trí tuệ để có phương pháp giải quyết những vấn đề, ví dụ như chia rẽ, hận thù, chống đối, thành kiến; Ân đức: thương yêu và tha thứ", Thiền sư Thích Nhất Hạnh tâm sự trong chuyến trở về Việt Nam lần thứ hai.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh (trái) tại buổi viếng thăm văn phòng 2, Giáo hội Phật giáo VN. Ảnh: Tuổi Trẻ
    - Về VN lần này thiền sư sẽ tổ chức ba đại lễ cầu siêu tại ba miền Bắc - Trung - Nam. Thiền sư có thể cho người dân VN hiểu sâu hơn về ý nghĩa chuyến đi lần này?
    - Đại lễ sẽ cầu siêu độ cho tất cả đồng bào tử nạn trong chiến tranh, trong đó có chiến sĩ trận vong, nạn nhân chiến tranh, những người bị mất tích mà hài cốt chưa tìm được... không phân biệt chủng tộc, Bắc Nam, tôn giáo, chính kiến, già trẻ hay trai gái.
    Không thuần là vấn đề tôn giáo mà đây là phương pháp tâm lý trị liệu. Tôi đã đi qua cuộc chiến tranh ở VN, tôi biết phía nào cũng có người trực tiếp hoặc gián tiếp gánh chịu khổ đau. Những vết thương trong lòng nếu không trị liệu có thể sẽ truyền lại cho con cháu. Đứng về phương diện lịch sử cũng như tâm lý, lễ trai đàn bình đẳng chẩn giới (cầu siêu cho tất cả mọi người) có tác dụng trị liệu. Trị liệu để chấm dứt và không truyền khổ đau, hận thù đến thế hệ tương lai.
    Nếu Bắc - Nam cùng nắm tay nhau; trong và ngoài nước nắm tay nhau thì cơ hội của đất nước sẽ lớn hơn. Đất nước ta đang có những cơ hội lớn, đừng đánh mất cơ hội này. Sau khi thống nhất đất nước, chúng ta phải tìm cách thống nhất lòng người.
    - Một bộ phận người VN ở nước ngoài suy nghĩ gì về công việc của thiền sư?
    - Công việc này cũng cho họ thấy đây cũng là lúc cần xóa bỏ những hận thù để trở về với quê hương, với đất nước, để xem nhau như anh em trong một nhà. Cách đây ba ngày tôi có nhận thư một thanh niên sống ở Mỹ, viết rằng lớn lên anh đã chứng kiến những khổ đau, thảm khốc của chiến tranh. Khi nghe đại trai đàn chẩn tế tuy chưa diễn ra nhưng anh đã cảm thấy có sự trị liệu xảy ra trong trái tim anh. Những lá thư như vậy chứng tỏ đồng bào mình thấy được đến lúc phải trị liệu, xóa bỏ hận thù, nắm tay nhau để đất nước có cơ hội mới. Nếu không trị liệu mà chỉ phủ lấp những đau khổ đó bằng những bận rộn hằng ngày thì nó còn mãi.
    - Sau 40 năm xa quê hương, thiền sư đã có chuyến trở về cách đây gần hai năm. Và hôm nay, về quê hương lần thứ hai, thiền sư có nhìn nhận gì về sự thay đổi của VN?
    - Tôi thấy cơ hội của đất nước mình lớn hơn và tôi không muốn mình đánh mất cơ hội đó. Với sự phát triển kinh tế, tệ nạn xã hội sẽ đi đôi. Cho nên công tác giáo dục quần chúng có một vai trò rất lớn. Chúng tôi cũng muốn tham gia góp phần xóa bỏ những tệ nạn ấy.
    Tôi thường nói với giới thương gia: Khi mình tin rằng có tiền bạc và quyền lực là có hạnh phúc thì mình chưa thấy được sự thật. Dĩ nhiên, có quyền lực và tiền bạc thì có thể giúp ích cho đất nước và dân tộc nhiều. Tuy nhiên, nếu mình không có đạo đức thì những phương tiện đó sẽ trở nên nguy hiểm.
    Trong đạo Phật có nói tới ba cái đức: Đoạn đức: cắt đứt những đam mê, tham vọng, hận thù. Trí đức: có trí tuệ để có phương pháp giải quyết những vấn đề, ví dụ như chia rẽ, hận thù, chống đối, thành kiến; Ân đức: thương yêu và tha thứ. Con người có ba đức ấy ban phát hạnh phúc xung quanh rất nhiều.
    - Ngài có lời khuyên gì cho giới trẻ?
    - Tôi đặt hi vọng ở người trẻ nhiều. Có thể họ có những vụng dại, lỡ lầm nhưng người trẻ có thể học được từ những lỡ lầm. Hay nhất là giới trẻ ít có thành kiến và mỗi lần ngã xuống là biết đứng dậy. Điều tôi muốn gửi gắm là trong cuộc sống thường ngày đôi khi ta gặp những phản bội, hư hỏng, đạo đức giả, thế nhưng người trẻ phải luôn vươn tới để tìm hướng đi mới. Điều quan trọng là đừng bao giờ để trái tim mình mất ?olửa?, mất niềm tin.
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Hãy an trú trong hiện tại"

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc - Lâm Đồng)
    Nếu người Việt mình không trân quý văn hóa tinh thần Việt Nam mà lại chạy tìm những chủ nghĩa xa lạ thì có đúng không? Hay mình lại đau khổ hơn? - Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ
    * Có người cho rằng thiền học cũng có sứ mạng hòa hợp dân tộc, góp phần gắn kết người Việt Nam trong và ngoài nước thành một thể thống nhất. Theo thiền sư, hiện còn khó khăn gì khiến cho sự hòa hợp đáng mong muốn ấy chưa được như ý? Phải làm sao để sự hòa hợp này diễn ra nhanh hơn?
    - Đạo Phật đã mang truyền thống hòa giải, hòa hợp từ rất lâu đời, những người tu hành chúng tôi chẳng qua chỉ là đại diện của truyền thống đó. Chúng tôi đi theo tinh thần của Bụt, là anh em một nhà thì không nên tranh giành, đánh nhau. Đã có thời lỡ bị dồn vào thế phải làm như vậy rồi thì bây giờ hãy ôm nhau thân ái trở lại.
    * Thiền sư nghĩ gì về chủ trương ?oKhép lại quá khứ, hướng tới tương lai? của Nhà nước Việt Nam? Và mỗi cá nhân cần phải làm gì ?
    - Đây là chủ trương rất hay của nhà nước Việt Nam. Có thật sự khép lại được hay không thì do mỗi cá nhân có thực tâm muốn hàn gắn, sửa đổi, trị liệu hay không? Chính phủ cần có những hành động, cử chỉ cụ thể để mọi người đều có ước muốn như vậy. Lúc đó mới khép lại quá khứ mới được, và khép được quá khứ thì sẽ mở ra tương lai.
    Nếu không hòa giải, nắm tay nhau được thì không mở ra tương lai được. Những khóa tu cũng như những bài thuyết pháp của chúng tôi đều có chủ đề hòa giải giữa cha con, vợ chồng, người Công giáo với người Phật giáo... Chỉ cầu nguyện thì không đủ mà phải thực tập.
    Bất cứ lời nói, hành động nào của chúng tôi cũng đều mang màu sắc, dấu ấn của sự hòa giải hòa hợp. Trước trong hay sau chiến tranh chúng tôi cũng chỉ làm những việc như nhau, để hướng đến tình huynh đệ, sự tha thứ, tình thương yêu, sự chấp nhận lẫn nhau. Chiến tranh tạo ra sự nghi ngờ nên nhiều người nghĩ chúng tôi có mục đính chính trị, nhưng thật ra đây là vấn đề văn hóa. Phật giáo là một nền văn hóa hơn là một tôn giáo.
    * Phương pháp thiền của thiền sư chú trọng rất nhiều đến việc sống trong hiện tại. Vậy nếu mỗi cá nhân thật sự sống trong hiện tại thì sự hòa giải và khép lại quá khứ kia có dễ hơn không?
    - Đúng thế, nhiều người không thoát ra khỏi ám ảnh quá khứ, nhiều người khác lại bị trói chặt bởi viễn cảnh tương lai (như các doanh nhân quá chăm chăm đến lợi nhuận trong tương lai mà không có khả năng sống trong hiện tại). Phương pháp của đạo Phật là phá tan những ràng buộc như vậy để có tự do trở về sống trong giây phút hiện tại với những nhiệm màu của nó.
    Đơn giản như vậy nhưng phương pháp thực tập này rất thu hút với người phương Tây, bởi chúng tôi không hứa hẹn với họ thiên đường hạnh phúc trong tương lai. Chúng tôi nói hạnh phúc, thảnh thơi... phải tìm ngay trong giây phút hiện tại. Khi nhìn người thân của mình, phải thấy có phước lắm vì người thân của mình còn đang có mặt bên mình. Hãy trân quý người thân, trân quý trời xanh mây trắng, trân quý chim hót thông reo hoa nở mây bay mà không cần nghĩ rằng sau này có tiền nhiều thì mới hạnh phúc.
    Tôi nghĩ Mai thôn đạo tràng ở Pháp rất đơn sơ nhưng người phương Tây tới nườm nượp, không phải vì có chùa to Phật lớn mà vì chúng tôi có pháp môn tu tập. Tu tập 1, 2 tuần về thấy con người thay đổi, chuyển hóa được gia đình, đem lại hạnh phúc.
    Phương pháp tu tập này có gốc rễ trong Phật giáo Việt Nam, đã phát triển ở phương Tây rồi bây giờ lại đem trở về trồng lại ở mảnh đất Việt. Đây là một gia sản tinh thần của văn hóa Việt.
    * Thiền sư có nghĩ mình đang góp phần truyền bá được văn hóa Việt Nam, hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới?
    - Ngay trong phái đoàn về nước kỳ này cũng có mấy trăm thiền sinh từ hơn 30 nước trên thế giới. Họ có cảm tưởng như về cố hương, họ cảm động khi thấy những ngôi chùa ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
    Tất cả đều đã thấm nhuần nền văn hóa, đạo đức của Phật giáo Việt Nam. Trong số đó có những vị giáo thụ chủ trương đoàn kết tu tập, có vị xuất gia, có vị cư sĩ đang giảng phương pháp tu tập của mình ở nhiều nước. Hiện đã có cả ngàn đoàn thể tu tập như vậy ở Châu Âu, châu Mỹ, nghĩa là văn hóa Việt Nam đã lan rất rộng.
    Nếu người Việt mình không trân quý văn hóa tinh thần Việt Nam mà lại chạy tìm những chủ nghĩa xa lạ thì có đúng không? Hay mình lại đau khổ hơn? Nền kinh tế tiêu thụ cũng đã đem theo nhiều tệ nạn mà trước đây ta ít có. Cấu trúc gia đình rất vững xưa kia giờ đã lung lay. Người trẻ không thấy hạnh phúc trong gia đình bởi bố mẹ không chỉ làm khổ nhau mà còn áp đặt những nguyên tắc sống và ước muốn của chính họ cho con cái. Người trẻ bị mất phương hướng và họ đi tìm sự khuây khỏa bên ngoài nên mới sa vào bẫy của ma túy, ********, trộm cướp...
    Phải đem nền văn hóa, đạo lý phương Đông ra để làm vũ khí chống lại những sự xâm nhập ấy. Pháp môn của chúng tôi giảng dạy ở Tây phương cũng là để củng cố, khôi phục lại văn hóa gia đình.
    * Thiền sư luôn nhấn mạnh đến sự ?oan trú trong hiện tại?, rằng phải theo dõi hơi thở để cảm nhận và nâng niu hiện tại trong mọi hoạt động. Có thể thực tập những điều này khi đến với những buổi thiền, những khóa tu. Nhưng trong cuộc sống với vô số việc phải làm trong cùng một thời điểm. Vậy thì phải thực tập ?oan trú trong hiện tại? như thế nào, trong những hoàn cảnh như vậy?
    - Trong thiền học có "Định", khi mình chú tâm vào một cái thì mới làm cái đó hay được, còn nếu "bắt cá hai tay" là hư rồi. Một tay trả lời điện thoại, một tay tranh thủ làm việc khác thì cả hai việc khó mà tốt được. Đừng có ham hố, đôi khi mình ham hố rồi không tiến xa. Chúng tôi đi bộ mà đi rất xa, có khi đến trước những người lái xe hơi, vì những người đi xe hơi có thể giữa đường bị thu hút vào nhiều cái khác.
    Hãy làm một việc ở một thời điểm thôi, điều này rất quan trọng. Khi mình chú tâm làm một việc, mình sẽ có hạnh phúc trong khi làm việc đó. Chẳng hạn như khi lái xe, nếu ta cứ nôn nao để tới đích thì thấy mệt mỏi, còn nếu ta tập trung lái xe thì sẽ thấy hạnh phúc bởi sự có mặt của người thân đi cùng mình, bởi cảnh thiên nhiên đẹp, bởi cuộc sống sôi động. Làm bất cứ việc gì cũng có thể chú tâm đến hơi thở và tập trung, nếu đã nắm vững thì dù lúc nào cũng có thể "an trú trong hiện tại". Đức Phật cũng đã dạy rằng chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại.
    * Thiền sư đã hai lần về Việt Nam, và như thiền sư nói đó thật sự là những chuyến trở về cội nguồn. Vậy thiền sư đã dự định gì cho những chuyến trở về tiếp theo?
    - Mình an trú trong giây phút hiện tại, làm cho tốt điều mình đang làm, không phân tâm nghĩ đến việc tiếp theo.
    Theo KHÁNH LINH - VietNamNet
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=190817&ChannelID=10
    Một số chương trình bữa ăn từ thiện tại Việt Nam:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&tag=meals
  10. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Khi Thầy vào SG, có ai đi nghe Pháp thoại hay xem cầu siêu thì rủ Nhân đi với nhé ?

Chia sẻ trang này