1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên tài, bệnh điên và đổi mới

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi dumb, 28/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Thiên tài, bệnh điên và đổi mới

    Thiên tài, bệnh điên và đổi mới

    Giáo sư Allan Snyder
    ( Bài nói chuyện trong buỗi chiêu đãi tại Hội thảo chuyên ] đề "Làm chủ đổi mới - từ Ý tưởng đến thành quả" do Viện Hàn lâm KHoa học Công nghệ và Kỹ thuật Australia tổ chức, tháng 11/2002 - trích đăng trên báo Tia sáng 9-2004)

    Chắc hẳn các bạn đều rõ, khi ta nghĩ về sáng tạo, ta thấy đó là một hành động nổi loạn. Đó đích thực có tính chất lật đổ! Sáng tạo, về bản chất mà nói, phỉ đối đầu với sự hiểu biết thông thường.

    Tính sáng tạo, sự biểu hiện kỳ diệu của trí não chúng ta, là cơ sở cho đổi mới, cho thiên tài thực thụ và thậm chí là cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Thế nhưng, khả năng sáng tạo chủ yếu vẫn có tính hư ảo. Ta thực sự không biết nó được nuôi dưỡng thế nào. Ta quả thực không rõ tại sao nó thể hiện ở một số người mà không không thể hiện ở những người khác.

    Xin quí vị hãy nhớ lại bộ phim "Trí não tuyệt vời". Đó là một bộ phim gần đây nói về nhà khoa học được giải Nô ben - Jhon Nash( 1928 -) Tài năng thiên bẩm về toán của Jhon Nash, như bản thân ông thừa nhận, KHÔNG phải là do được đào tạo một cách chính thống, mà đúng hơn là do chứng tâm thần phân lập của ông. Đơn giản là Jhon Nash đã "nhìn thấy" các khuôn mẫu và quan hệ mà người thường không nhận ra được. Và sự phát hiện như vậy cùng cộng hưởng với những biểu lộ thiên tài khác, từ hoạ sĩ thuộc trường phái ấn tượng Gaugin đến văn hào người Nga Dostoyevski và có lẽ đến cả Newton vĩ đại. Các chứng như mất trí, rối loạn lưỡng cực (giữa hai bán cầu não), tâm thần phân lập hoặc mọi chứng bệnh tương tự nào khác đều tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo bằng cách này hay cách khác.

    Thưa quý vị, tại sao lại như vậy? Tại sao những trạng thái tâm thần biến đổi lại phát huy tính sáng tạo? Trả lời được câu hỏi này ta sẽ giải đáp được một trong những điều bí ẩn của tính sáng tạo. Trả lời được câu hỏi này, thậm chí ta có thể khiến cho những người bình thường có được khả năng tiếp cận lớn hơn tới những tài năng thiên bẩm.

    Muốn thực sự sáng tạo, ta phải nhìn nhận thế giới dưới một ánh sáng mới. Nghe có vẻ dễ, nhưng hầu như không thể làm được như vậy. Điều phiền toái là ở chỗ ta không nhìn thấy những gì là thực tại. Cái mà ta nhìn thấy phấn lớn dựa trên những gì mà ta trông đợi được thấy. Cái mà ta nhìn thấy phần lớn dựa trên những gì mà ta biết. Hai người cùng nhìn lên một đám mây có thể thấy những hình ảnh hoàn toàn khác nhau. Một hoạ sĩ chân dung nhận ra đó là một vẻ đẹp kiêu sa, còn một nhà soi chụp siêu âm lại thấy đó là một túi mật bị bệnh.

    Theo tôi, sự thể đó nói lên tất cả. Chúng ta thường chiếu những gì chúng ta biết lên mọi thứ. KHông có điều gì ta nhìn thấy được xem xét lại từ đầu. Ta bị mù bởi những gì ta biết. Ta bị mù quáng bởi sự tinh thông của ta. Ta bị mù quáng bởi những kiến thức của ta.

    Các vị có bao giờ tự hỏi mình không biết vẽ? Tất nhiên, ý tôi muốn nói là vẽ mà không được chỉ bảo về những kỹ năng hội hoạ cần thiết. Điều này quả thực là rất bí ẩn, vì bộ não của chúng ta đã có đầy đủ thông tin để vẽ, nếu không chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả. Chẳng hạn bộ não của chúng ta có những thuật toán để tính ra hình dạng của một vật căn cứ vào sự chuyển biến độ sáng tối tinh tế trên bề mặt vật đó. Thế nhưng ta không nhận thức được sự chuyển biến đó bởi vẽ nếu nhận thức được thì ta đã biết vẽ mà không cần luyện tập.

    Khi ta suy nghĩ về điều này, quả thật đó là sự thể khá bất thường. Tại sao bộ não chúng ta lại có những thông tin bí mật. Tại sao ta cần phải nhận thức được sự biến đổi độ sáng tối tinh tế đó? Tại sao phải nhận thức được cái gọi là" những cuộc bàn cãi hậu trường"? Phải chăng cái quyết định cuối cùng, cái quyết định điều hành, chứ không phải những chi tiết trung gian dẫn tới quyết định đó, là điều quan trọng tối hậu với chúng ta? Rõ ràng là những chi tiết tinh tế(ý nói việc xử lý các chi tiết tinh tế như đã nói trên) chính là điều bí mật của phần vô thức của trí não chúng ta.

    Nhưng những hậu quả đáng sợ của sách lược này là ở chỗ, ta không nhìn thấy những gì thực sự hiện hữu. Và chính đây là vật chướng ngại cơ bản đối với năng lực sáng tạo của chúng ta.

    Liệu có thể tự gỡ mình khỏi vật cản nội tại đó không? Liệu ta có thể tiếp cận được những bí mật của phần vô thức của trí não và thấy được thế giới khách quan đúng như nó thực sự tồn tại? Các bạn thử hình dung những ứng dụng phong phú nếu quả thực ta có thể làm đuợc điều đó!

    Giờ đây, thực đáng ngạc nhiên, phương thức tiếp cận của chúng ta đối với vô thức được thôi thúc thông qua những người bị tổn thương não trầm trọng thường gọi là những học giả tự kỷ. Giống như nhân vật Dustin Hoffman trong bộ phim Người mưa, những học giả tự kỷ đặc biệt rất chân phương. Họ thiếu một bức tranh rộng lớn. Họ không có năng lực điều hành, ra quyết định. Những học giả tự kỷ dường như đúng là sự đối lập với một đầu óc sáng tạo. Nhưng họ lại thể hiện những kỹ năng khác thường, những kỹ năng cho thấy họ, khác với chúng ta, có thể tiếp cận được với phần trí não vô thức.

    Nadia, một bé gái bị trì độn tâm thần nặng, có thể vẽ như danh hoạ Leona da Vinci. Em đã vẽ mà không hề được học, vẽ theo trí nhớ. Vậy mã Nadia mới lên ba. Em không có khả năng ngôn ngữ, thậm chí không phân biệt được me em với cô hộ lý. Bằng cách nào đó, Nadia đã có thể tiếp cận các cơ chế tạo hình trực tiếp những dữ liệu nguyên sơ của phần não vô thức. Bằng cách nào đó, em đã tiếp cận được những gì chứa đựng trong phần vô thức của trí não chúng ta.
    Như vậy, một sự thương tổn não có thể đưa lại cho các học giả tự kỷ đặc quyền tiếp cận cái gì đó có tồn tại trong tất cả chúng ta nhưng thường thì không với tới đuợc.
    Và đây mới là ý tưởng quan trọng!!! Tuy chúng ta không tiếp cận được phần trí não vô thức như các học giả nói trên nhưng liệu có phương thức nhân tạo nào có thể thúc đẩy khả năng đó? Có đáng ngạc nhiên không nếu ta có thể điều khiển đóng ngắt phần não là phần bị bị tổn thương ở các học giả tự kỷ và cho phép những người bình thường có đặc quyền tiếp cận phần não vô thức? Có đáng ngạc nhiên không nếu ta có thể nhìn thấy thế giới đúng như nó thực sự tồn tại? Thật khó tin, nhưng chúng tôi có thể làm được! Chúng tôi quả thực đã có thể khơi dậy những kỹ năng giống như của các học giả tự kỷ ở người bình thường bằng cách dùng các xung từ để tạm ngắt một phần bán cầu não của họ.
    Thật khó tin, nhưng chúng tôi có thể khiến cho bất cứ ai cũng tiếp cận được những thông tin thô, chưa xử lý về thế giới xung quanh, những thông tin thương là bí mật riêng của phần não vô thức. Chúng tôi làm được như vậy không phải bằng cách kích thích bộ não mà đúng ra là tắt bợt một phần của nó. Như vậy, điều này có thể đưa tới một số ứng dụng thực sự khác thường, nhất là trong học tập và giải quyết tình huống. Bởi lẽ, nếu bắng các tiện nhân tạo ta có thể cho phép những người bình thường có được một cái nhìn thoáng qua vào phần nào vô thức, thì họ cũng cơ hội thấy được cách diễn giải mới lạ, một phương thức mới lạ để nối liền các dấu chấm. Khi đó, họ cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để sáng tạo. Và đây chính là những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu về trí não, những biện pháp công nghệ nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và học tập.

    Nhưng tất cả những điều này thì có liên quan gì đến John Nash. Những điều này có liên quan gì đến các bệnh tâm thần và thiên tài? Vâng, tôi tự hỏi liệu các kết quả thí nghiệm với các xung từ có thể góp phần giải thích tại sao có nhiều thiên tài như vậy bị mắc các rối loạn tâm thần? Tôi tự hỏi, phải chăng các chứng rối loạn lưỡng cực, chẳng hạn, lúc đóng lúc ngắt phần não trái, qua đó cho phép tiếp cận các dữ liệu thụ cảm nguyên sơ lưu tại phần não phải vô thức? Qua đó sẽ dẫn đến cái nhìn xen lẫn về thế giới. Một cách nhìn chi phối bởi não trái thì phù hợp với kinh nghiệm quá khứ, phù hợp với những gì ta biết. Còn cách nhìn kia, do não phải chỉ đạo, lại nhìn nhận thế giới một cách mới lạ, do đó không chứa đựng ý nghĩa gì và không liên quan đến những gì quen thuộc. Kết hợp với nhau, hai cách nhìn đan xen này rất không ổn định do không thể lường trước được, nhưng như vậy, chúng sẽ đưa lại những thành tố phong phú cho tính sáng tạo.

    Tôi chắc các vị đang nghĩ hẳn phải có những phương thức khác với các xung từ hoặc các chứng bệnh tâm thần để nhìn nhận thế giới một cách không thiên lệch qua những chủ kiến của chúng ta. Nhưng thực ra rất khó xoá bỏ chủ kiến, vả lại, dú sao chăng nữa chúng ta ta cũng cần đến chúng bởi lẽ muốn nhìn nhận thêm về thế giới thì cần có thể thêm chủ kiến. Thật vậy, càng có nhiều chủ kiến, ta càng có nhiều cách nhìn khác nhau về thế giới quanh ta.

    Sau khi nắm vững một tình huống, ta sẽ nhìn nhận và nắm vững một cái gì đó hoàn toàn khác. Chính sách lược này sẽ đua tranh với những tác động của việc đóng ngắt phần não trái, vì nó đưa ta vào những vùng đất mới xa lạ.

    Hãy xem Picasso, ngừơi có thể coi là nhà hội hoạ hay đổi mới nhất thế kỷ hai mươi. Bốn sự chuyển đổi lớn về thủ pháp của Picasso đều do những biến động trong đời sống của ông thôi thúc. Ông thay đổi mọi thứ. Ông thay nguời tình. ông thay bạn bè, Ông đổi nhà và thậm chí đổi cả chó. Trong từng trường hợp, những biến đổi tận gốc về phong cách của ông đều phản ánh những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống riêng tư của ông.

    Còn về Steven Jobs, người đồng sáng lập Apple Computer. Sau Apple, ông khởi xướng ra hãng phim hoạt hình kỹ thuật số Pixar. Phim hoạt hình? Vâng! Quay trở lại với Apple trong vài năm sau, ông đã cách mạng hoá kiểu dáng máy tính và đã cứu được hãng Apple Industries.

    Về nghề nghiệp của bản thân tôi. Tôi đi sâu về sợi quang dùng trong viễn thông không phải do thôi thúc từ ngành vật lý kỹ thuật mà, thật kỳ lạ, là do cảm hứng từ cấu trúc mắt côn trùng. Mắt côn trùng.!Làm việc trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo. Bằng cách nào đó trí não chúng ta có thể liên kết được những khái niệm khác hẳn nhau thành một sự tổng hợp mới.

    Và, tôi xin nhấn mạnh bản chất vô thức của qúa trình này. Bởi suy cho cùng, thiên tài thực sự là tạo được những bước nhảy vọt vô thức! Những bước nhảy bùng phát lên bản thân bạn dường như không từ đâu cả.

    Còn về nhà toán học lỗi lạc Poincaré. Lời giải có tính chất đột phá của ông về một bài toán hóc búa chợt loé lên trong tâm trí ông ngay trên bậc xe buýt và, quan trọng hơn cả, sau một kỳ nghỉ dài. Bài toán đã nung nấu, ấp ủ trong phần não vô thức của ông.

    Chính thời kỳ ấp ủ quan trọng này, tức là hiện tuợng "cứ ngủ đi rồi sẽ hay" sẽ gắn những khái niệm tưởng như dời dạc thành một tổng thể mới. Giai đoạn ươm tạo đó tạo điều kiện làm bùng phát những ý tưởng đổi mới và năng lực sáng tạo thiên bẩm. Chính giai đoạn ươm tạo quan trọng này là nhân tố mà tôi tin là còn có thể nâng cao được bằng công nghệ mới.

    Nói cho cùng, tính sáng tạo, động lực của đổi mới, là quá trình tiêu trù cái hình mẫu quen thuộc của chính mình để dựng nên bức tranh hoàn toàn mới. Nhưng như tôi đã nói, sáng tạo là một hành động nổi loạn! Và để khởi xướng một cuộc nỗi loạn, ta cần có đủ dũng cảm.

    Như vậy, để kết luận, xin quí vị nhớ lại những gì Sigmund Freud lừng danh đã nói về năng lực cách tân của mình: "Thực ra, tôi không phải là một nhà khoa học, tôi không phải là một người quan sát, tôi không phải là một người thực nghiệm, càng không phải là một nhà tư tưởng. Tôi chỉ là một kẻ mạo hiểm, kẻ chinh phục những miền đất mới, với tất cả sự bạo dạn và ngoan cường của tuýp ngừoi đó." Nói cách khác, theo chính lời ông đánh giá về mình, Freud không có kỹ năng hoặc tài cán gì đặc biệt. Đúng ra, ông đã có can đảm phá vỡ các quy tắc và đối đầu với sự hiểu biết thông thường.

    Giáo sư Snyder là người Úc gốc Mỹ. Tiến sỹ khoa học của Đại học London (Anh) và Havard(Mỹ). Là thành viên của các tổ chức khoa học có uy tín như : Hội Hoàng gia Luân đôn, Viện Hàn lâm Khoa học Úc, Hội Quang học Mỹ. Là nhà khoa học hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực quang học và quang tử, khoa học trí não và thị giác.
    Hiện Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm khoa học quang học và Giám đốc Trung tâm Ngiên cứu Trí não của Úc. Ông đã từng được nhận các giải thưởng lớn trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau; được công nhận là 1 trong 13 nhà khoa học lỗi lạc nhát của nước Úc trong thế kỷ 20.
  2. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói vậy thì những người bị 1 chút tự kỉ thì có khả năng sáng tạo ko bác? Tiếc quá, nếu em đọc được sớm hơn 1 năm thì hay bao nhiêu.
  3. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Sáng tạo ko hẳn là 1hành động nổi loạn ! Đó là mọi người coi đó là hành động nổi loạn thôi. Thực ra những người sáng tạo đều coi đó là sự hợp lý. Nếu ko tin bác hỏi những người sáng tạo xem. Hay những lúc bác làm 1 việc gì đó năng động, sáng tạo . Đơn giản như việc áp dụng phương pháp học tập đó.
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.603
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn Dumb
    Nêu có thể bạn nên đổi danh từ bệnh điên trong Chủ đề thành là:
    Bệnh Tâm Thần có được K0?
    bệnh điên là đối với những người Bệnh Tâm Thần vô thuốc chữa. Chứ còn cái điên mà bạn trình bày là những người tài , khác thường đấy .
  5. canhchimlacdan

    canhchimlacdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nghĩ người tâm thần là người thật sự thoát khỏi mọi buồn phiền của cá nhân, sau khi đã trãi qua một cuộc đấu tranh quyết liệt với chính bản thân mình, mà không kết quả chăng, và thay vào đó chính là hậu quả " tâm thần".

    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 17:31 ngày 12/10/2004
  6. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Rất hay. Đó chính là bản chất của đương đầu với vô thức.
  7. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Chính xác. Bài viết đã quá rõ rồi.
    Thân
  8. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Đây là bài tôi trích từ tạp chí Tia sáng. Tôi tôn trọng bản gốc.
    Thực ra, dùng từ điên dễ hiểu hơn đối với mọi người. Bản chất thì cũng kô khác nhau lắm. Khoảng cách giữa thiên tài và người điên là rất mong manh. Hay nói cách khác, các bệnh về tâm thần và khả năng sáng tạo thiên phú có mối liên hệ mật thiết với nhau mà minh chứng là những TH ranh giới: loạn thần lưỡng cực, tâm thần phân liệt, tự kỷ...
    Thân.

Chia sẻ trang này