1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên tài Mozart - cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại đã trở thành bất hủ.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Odetta, 16/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Odetta

    Odetta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/08/2001
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Thiên tài Mozart - cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại đã trở thành bất hủ.

    Mozart - Một thiên tài âm nhạc


    --------------------------------------------------------------------------------

    Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Aáo, đỉnh cao của trườõng phái cổ điển Viên thế kỷ 18, thiên tài lớn nhất trong nền văn hóa âm nhạc thế giới. Nếu nói về "thần đồng âm nhạc" thì cổ khí kim hiếm có một thần đồng nào sánh được với ông.

    Mozart sinh ra trong một gia đình mà người bố - ông Leopold Mozart - là một nhạc sĩ có tài, cho nên người thầy dạy nhạc đầu tiên của Mozart chính là ông bố ông. Mozart học chơi violon, đàn clavơ xanh, đàn oocgơ.

    Lên 3 tuổi ông đã tập lập những hợp âm trên đàn, ứng tác, đàn lại bằng trí nhớ những đoạn nhạc, giai điệu được nghe. 4 tuổi đã chơi clavơ xanh (một loại đàn tiền thân của đàn piano) thành thạo. Có lần ông bố và người bạn ông Sácne, về nhà thấy Môda đang ngồi ở bàn hí hoáy viết vào giấy chép nhạc.

    Mỗi lần chấm mực thì không chỉ có bút chấm mà cả ngón tay cũng chấm mực luôn! Ông bối hỏi viết gì thì Môda trả lời đang viết côngxectô cho đàn Clavơ xanh. Ông bố cầm tờ giấy nhạc lên xem và quả có thấy những nốt nhạc và cả những vết mực giây vào. Thoạt đầu ông bố và ông Sacne cho là trò trẻ con, nhưng sau đó hai người cùng mừng rỡ vì thấy những câu nhạc viết đúng qui cách và có dụng ý hẳn hoi. Như vậy là mới lên bốn, Mozart đã sáng tác được một bản côngxectô.

    Lên 6 tuổi, Mozart đã cùng bố và người chị gáo Maria - Anna lớn hơn Mozart 3 tuổi và cũng giỏi đàn piano đi lưu diễn tại nhiều thành phố lớn. Mozart còn chơi viôlông, đàn oocgan. Điều kỳ diệu nữa là không những sáng tác được giai điệu và phần đệm, Mozart còn rất giỏi ứng tác, tức là trong số khán giả, một người nào đó, và căn cứ vào đó đề ra một giai điệu nào đó, Môda sáng tác ngay tại chỗ trên đàn một bài nhạc hoàn chỉnh, liền một mạch không hề phải sửa sang chút nào. Đó là phương pháp biến tấu tại chữ một giai điệu có sẵn, biển đổi nhưng làm sao giai điệu cho sẵn vẫn có mắt qua mọi lần thay đổi hình dạng và cấu trúc.

    Trí nhớ âm nhạc của Mozart cũng thật phi thường. Có một lần khi đến biểu diễn ở Rôma, được biết tại Nhà nguyện Sixtine trong tòa thánh người ta hát một bài hợp xướng 8 bè rất hay, nhưng không cho phép ai ghi chép bản nhạc để không phổ biến dang nơi khác, Mozart đến nghe chỉ một lần, về nhà ghi lại theo trí nhớ không sai một nốt nhạc nào.

    Những cuộc lưu diễn của V với chị và bố ngày càng mở rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Italia. Đâu đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng Mozart vẫn luôn luôn giản dị, hồn nhiên, vui tươi, chân thật. Có lần ở lâu đài Schonbrunn, khi bị trượt chân ngã trên sàn đánh xi bóng lộn của lâu đài và được một nàng công chúa trẻ tuổi đến nâng dạy, để cảm ơn Mozart đã hồn nhiên hứa lớn lên sẽ lấy nàng công chúa đó làm vợ.

    Năm 1767, vào lúc 11 tuổi, Mozart đã sáng tác vở ôpêra "Apollo và Hiacinthus" - ôpera đầu tay của ông. Hai năm sau, chỉ trong hai tháng, Mozart đã hoàn thành ôpêra hài hước "Cô gái giả ngây thơ", tiếp đó là ôpêra theo phong cách dân gian - dân tộc "Bastien và Bastienne". Cho đến cuối cuộc đời quá ngắn ngủi 35 năm của ông Mozart đã sáng tác hơn 20 vở ôpêra, trong đó có những tuyệt tác có giá trị vĩnh vửu như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng", "Cây sáo thần".

    Các ôpêra thuộc nhiều thể loại: ôpêra kiểu seria, kiểu hài hước (lauffa) và kiểu dân gian - dân tộc (như "cây sáo thần"), nhưng ở loại nào ông cũng đổi mới và làm phong phú thêm bằng cách đưa vào những nhân tố của loại khác và những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển Viên. Một trong những thành tựu to lớn của Mozart trong phương pháp cấu tạo kịch bằng âm nhạc là khắc họa được đậm nét những cá tính nhân vật, khiến các nhân vật của ông không còn là những mô hình xơ cứng, chung chung, mà trở nên sống động, gắn với cuộc đời.

    Trong lĩnh vực nhạc giao hưởng, thành tựu cao nhất của Mozart tập trung vào ba bản giao hưởng cuối: số 39, số 40 và số 41. Còn về nhạc thính phòng và nhạc cho pianô, ông cũng phát huy đến cao nhất những thành tựu của những người đi trước ông, như I.X.Bach, I.Hayđơn trong các tác phẩm như "Făngtedi và xônát giộng Đô trưởng", "Xônát giọng La trưởng"...

    Tài cao như vậy, nhưng Mozart luôn chịu những sự hành hạ của những kẻ có quyền thế, phải ở vào thế những người nô bộc. Thời gian còn ở Danxbuốc, hàng ngày ông phải ngồi chầu chực vài giờ liền trong tiền sảnh nhà vị ************* giáo phận để chờ sai phái, viết nhạc chiều theo ý của ngài ************* và khách khứa của ông. Làm không đúng là bị chửi mắng nhục nhã. Bản chất độc trực, đầy lòng tự trọng của Mozart không chịu được sự lăng nhục ấy, nên có lần ông viết thư bộc lộ sự phẫn nộ của ông: "...Với tôi, chuyện có được mọi thứ huân chương còn dễ dàng hơn nhiều so với điều ông có thể làm như tôi, cho dù ông có hai lần chết đi sống lại cũng vậy...!". Trong một bức thư cho bố ông, Mozart viết: "... Trái tim nâng cao phẩm giá con người ở, và mặc dù con không phải là bá tước, nhưng có lẽ phẩm giá con người ở trong con còn nhiều hơn ở một lão bá tước nào đó...".

    Sau này khi bỏ Danxbuốc để về Viên tự kiểm sống quyết không dựa dẫm vào miếng ăn ở các nhà quí tộc, Mozart đã rơi, vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Lớn lên rồi, ông không còn được người ta quan tâm đến như khi còn nhỏ, khi còn là một "thần đồng". Những tác phẩm đẹp nhất của ông như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng" ít được sự tán thưởng. Có những kẻ đố kỵ lên tiếng chê bai, những ca sĩ vì không ưa ông mà bóp méo âm nhạc của ông khi biểu diễn.

    Mozart không làm sao xin được việc làm ở Viện mặc dù ở cái thủ đô âm nhạc này không thiếu chỗ làm cho các nhạc trưởng, người đàn oocgan, người sáng tác nhạc. Mozart buộc phải làm công việc soạn nhạc, chuyên soạn nhạc thuê cho người khác, sáng tác nhạc cho những vở balê loại rẻ tiền, dạy nhạc tư với giá quá bèo bọt.

    Ông ngày càng tụt xuống thấp trong nấc thang xã hội, nhà ở ngày thu hẹp lại, những lo nghĩ về cuộc sống ngày càng tăng... và âm nhạc ông viết ra ngày càng hay, càng đẹp. Năm 35 tuổi ông bị ốm nặng. Ngay gần nhà ông, có nhà hát diễn vở "Cây sáo thần" của ông. Những người bạn trung thành với ông cứ tôi tối đến thăm, kể cho ông nghe những đoạn nào trong vở được vỗ tay nhiều nhất. Họ thấy ông nằm trên giường, tay run vì sốt vẫn hối hả sáng tác.

    Tác phẩm này dường nhơ cuốn hút ông muốn hoàn thành sớm, vì theo Mozart có một người mặc toàn đồ đen đến đặt ông viết một bản kịch cầu hồn. Ông linh cảm thấy đó là triệu chứng của cái chết của ông đang đến nên cố gắng hoàn thành, không muốn bỏ lại tác phẩm dở dang khi giã biệt cuộc đời. Tuy vậy ông đã đi trước khi viết xong - di chúc lại cho một người học trò ông viết tiếp trên cơ sở những chỉ dẫn cụ thể của ông.

    Thiên tài Mozart - cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại đã trở thành bất hủ.

    (GD - TĐ số 11/1998)

Chia sẻ trang này