1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên tài quân sự Quang Trung Nguyễn Huệ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi langtudien, 02/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuaasn

    tuaasn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    ... bọn chủ thầu khai mỏ ở Thái Nguyên là họ Trương và họ Cát, người Triều Châu (Quảng Tây), hưởng ứng bọn xâm lược, đứng ra tụ tập được hơn một vạn người Triều Châu trú ngụ ở miền núi phía bắc nước ta, lập thành một đạo quân tình nguyện chia làm mười đoàn, một đoàn một nghìn người, xin gia nhập đạo quân "nghĩa dũng" Điền Châu của Sầm Nghi Đống và tình nguyện làm những đội quân dẫn đường cho các đạo quân xâm lược tiến vào Việt Nam.
    ( Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, bản dịch, tr. 328 - 329.)
    Đội quân này chắc chắn là không có tên trong sổ quân lương nhà Thanh!
  2. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    1. Trên đường hành quân ở Nghệ An tuyển 1 vạn người, Phú Xuân (Thuận Hoá) lúc đó muốn động viên thêm cũng chỉ từng đó là cùng, cộng với quân bản bộ lúc đầu, lúc cao nhất không quá 10 vạn quân. Con số này đã quá cao rồi, lẽ tất yếu quân lương đâu mà đủ cung ứng? Muốn ra Bắc phải để một số quân ở lại giữ hậu phương chứ. Các tướng trụ cột của Nguyễn Huệ lúc đó là Vũ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân... phải ở lại Phú Xuân.
    2. Bác đọc lại từ đầu trang đi. Diện tích rộng không có nghĩa là dân số đông. Từ thời TCN, Bắc bộ đã có dân số tương đương Lưỡng Quảng cộng lại rồi.
    3. Bắc bộ có thành Thăng Long ở chính giữa Tôn Sĩ Nghị đã đóng quân ở đây thì các tuỳ tướng cấp tỉnh trấn, phủ cũngh chỉ loanh quanh trong vùng đó mà thôi. Với lại muốn đóng ở trong thành phải có nhiều quân lính mới đủ bảo vệ thành. Đối với đội quân ít nhưng cơ động từ xa đến đóng đồn luỹ phòng thủ là hiệu quả hơn là đóng ở thành trì. Diện tích thành bao giờ cũng lớn hơn là đồn. Các thành ở San Nam, Hải Dương đường xá xa hơn, đóng quân sẽ khó ứng cứu lẫn nhau. Cho nên đóng quân ở ngoại thành Thăng Long gồm các đồn Khương Thượng, Ngọc Hồi làm thế bảo vệ mặt nam Thăng Long là đúng với phép dùng binh.
    4. Dù Nguyễn Huệ lão luyện thật, trong tay có 10 vạn quân (lính + phu) là cùng trong chiến dịch ấy, chỉ biết quân Thanh qua lời kể, hoặc là lời báo cáo của đô đốc Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm về nam sau khi ở Biện Sơn mà thôi, lại tự tin hành quân cấp tốc ra Bắc hành quân gần 1000 km từ Phú Xuân đến Biện Sơn tiến hánh đánh tan 200.000 quân trong 5 ngày? Đó không phải là quân số đông hay ít mà cốt ở sự tinh nhuệ, chiến lược chiến thuật giỏi hay kém. Thế mới đúng là quân cốt tinh nhuệ không cần nhiều đấy. Mà Tôn Sĩ Nghị tự tin, vỗ ngực nói ra Giêng sẽ vào Phú Xuân bắt Nguyễn Huệ cho người Bắc bộ xem chỉ là tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Chí thôi nhé.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 29/06/2008
  3. cavalryman

    cavalryman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    He he tư duy khoa học kiểu này thì bác có suy luận thế kia chả có gì lạ! Lần cuối cùng tôi kiểm tra thì 1 tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc có dân số 79 triệu thường trú và 31 triệu dân tạm trú dài hạn, tổng cộng gần gấp rưởi VN.Bác có số liệu 1789 thì đưa ra, đừng đưa số liệu trước công nguyên nhé!!
  4. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Có sự khác biệt quân số giữ sử Việt và sử Tàu khá nhiều. Đối với chiến dịch ở Việt Nam, nên tính Bắc bộ bao nhiêu dân. Ước chừng 5 - 7 triệu người lúc đó. Trước khi quân Thanh nhập Việt, vài năm trước Bắc bộ cực kỳ khó khăn, luôn vài năm đó mất mùa liên tiếp, trong nước thì rối loạn, kho tàng trống rống... dễ dàng hơn đánh Miến Điện, Tân Cương, Mông Cổ, Đài Loan ở xa hơn, đường xa hiểm trở hơn, chi phí vận chuyển lớn hơn. Đã nói nhiều rồi mà, nên chú ý ở chiến lược chiến thuật thôi, chứ dân số mỗi vùng bao nhiêu chưa quyết định quân số phải đem đi là bao nhiêu. Miến Điện thời ấy không phải là yếu, đã từng quấy phá biên giới Vân Nam nên nhà Thanh mới nhân đó chinh phạt. Đài Loan ở ngoài biển, địa thế hiểm yếu bất lợi cho quân Thanh. Tây Tạng, Tân Cương cũng vậy. Mông Cổ thì dân du mục thiện chiến. Mỗi chiến dịch nói trên đều có chi phí nhiều hơn so với chiến dịch ở Việt Nam, nên không thể nói là chiến dịch Việt Nam lớn hơn được.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 29/06/2008
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Dân số bác kiểm tra là mấy năm trở lại đây thôi. Quảng Đông có dân số cao là vì đây thế kỷ 20 là đầu tàu phát triển kinh tế Trung Quốc, có nhiều thành phố nên dân từ nơi khác nhập cư vào. Lẽ tất yếu thành phố sẽ nhiều dân hơn nông thôn. Trở về thời Càn Long sẽ khác, thời đó nông thôn là nhiều, thành phố không nhiều (mà thành phố cái gì thời ấy, thị trấn đúng hơn). Ví dụ như Sài Gòn hiện nay là đầu tàu kinh tế Việt Nam ấy, ở Đông Nam Bộ mật độ dân số không thể bằng Bắc bộ được mà dân số gấp 2 lần Hà Nội. Nói TCN như vậy để biết, với tình trạng thời phong kiến (cụ thể đây là thế kỷ 18) tỷ lệ gia tăng dân số và mật độ dân số giữ Bắc bộ và Lưỡng Quảng không xa bao nhiêu.
  6. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Quảng Đông mà ít dân hơn Bắc Việt chỉ có thể vào đầu thời Hán thôi bác ơi. Từ thời Đường trở đi dân số của nó tăng mạnh vì các cuộc di dân tránh chiến tranh ở phương Bắc. Bác tính xem quân Nam Hán còn đông hơn quân Ngô Quyền đấy.
  7. ak47hnvn

    ak47hnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0

    Có sự khác biệt quân số giữ sử Việt và sử Tàu khá nhiều. Đối với chiến dịch ở Việt Nam, nên tính Bắc bộ bao nhiêu dân. Ước chừng 5 - 7 triệu người lúc đó. Trước khi quân Thanh nhập Việt, vài năm trước Bắc bộ cực kỳ khó khăn, luôn vài năm đó mất mùa liên tiếp, trong nước thì rối loạn, kho tàng trống rống... dễ dàng hơn đánh Miến Điện, Tân Cương, Mông Cổ, Đài Loan ở xa hơn, đường xa hiểm trở hơn, chi phí vận chuyển lớn hơn. Đã nói nhiều rồi mà, nên chú ý ở chiến lược chiến thuật thôi, chứ dân số mỗi vùng bao nhiêu chưa quyết định quân số phải đem đi là bao nhiêu. Miến Điện thời ấy không phải là yếu, đã từng quấy phá biên giới Vân Nam nên nhà Thanh mới nhân đó chinh phạt. Đài Loan ở ngoài biển, địa thế hiểm yếu bất lợi cho quân Thanh. Tây Tạng, Tân Cương cũng vậy. Mông Cổ thì dân du mục thiện chiến. Mỗi chiến dịch nói trên đều có chi phí nhiều hơn so với chiến dịch ở Việt Nam, nên không thể nói là chiến dịch Việt Nam lớn hơn được.
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 29/06/2008
    [/quote]
    Hình như bác đang giả vờ không hiểu hay bác đang thực sự không hiểu những lời em nói ?.
    Mục tiêu quân đội TSN tiến vào Đại Việt là quân Tây Sơn chứ không phải quân nhà Lê. Và sức mạnh quân đội TS như thế nào thì sách tàu cũng như sách giáo sĩ phương tây đều nhắc đến. Bác lại so sánh quân TS với quân đội nhà lê Hủ bại hay bon mọi rợ Tây Tạng, Miến Điện. Hãy nhìn vào thực tế sức mạnh quân đội Tây Sơn vào thời điểm đó và đánh giá cần mang bao nhiêu quân đội để đè bẹp lực lượng đó, đó là câu trả lời.
    NHân đây nhắc với bác là bác hoàn taòn không biết gì về quân sự và phép sử dụng quân đội. Quân số ngang nhau không bao giờ để quân đội đóng cách xa nhau,rời rạc bởi điều này sẽ dẫn tới bị bao vây, chia cắt và tiêu diệt. (Ở đây nếu TSN ít quân thì sẽ không bao giờ phạm sai lầm này nhưng quân Thanh lại đóng đồn rải rác, phân tán và không tập trung lên bị tiêu diệt. Bác giải thích bât hợp lý này cho em ?
  8. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    NHân đây nhắc với bác là bác hoàn taòn không biết gì về quân sự và phép sử dụng quân đội. Quân số ngang nhau không bao giờ để quân đội đóng cách xa nhau,rời rạc bởi điều này sẽ dẫn tới bị bao vây, chia cắt và tiêu diệt. (Ở đây nếu TSN ít quân thì sẽ không bao giờ phạm sai lầm này nhưng quân Thanh lại đóng đồn rải rác, phân tán và không tập trung lên bị tiêu diệt. Bác giải thích bât hợp lý này cho em ?
    ----------------------------------------------------------
    Cũng chả có gì sai với "phép sử dụng quân đội" - tớ hiểu bác nói theo nghĩa chiến thuật, chả biết đúng không? - bởi nó còn tùy theo mục đích của các bên tham chiến. Để giữ đất mà không rải quân ra thì giữ bằng gì?
    Tuy nhiên, việc rải quân này phải và chỉ được phép tiến hành khi người chỉ huy (chủ sóai) giữ được trong tay một lực lượng chủ lực đủ về số lượng và có sức cơ động cao để ngay lập tức tăng cường cho chỗ yếu hoặc bị đánh. Ngoài ra, nếu đóng đồn "rải rác, phân tán" mà tính được vị trí hợp lý để có thể trợ giúp lẫn nhau thì càng ổn.
    Theo tớ, sai lầm của họ Tôn không phải ở chỗ " đóng đồn rải rác, phân tán" mà là ở chỗ đã không lường trước được sức mạnh của TS nên đã đem đội quân Lưỡng Quảng thiện chiến nhất của mình ra đóng tất ở Ngọc Hồi. Nên khi đội quân này bị tiêu diệt hết thì gã chẳng còn gì trong tay mà xoay xở nữa, bọn quân Điền Triều của họ Sầm thì phần lớn là ô hợp, bọn quân Vân Quí của Ô Đại Kinh đóng trên Sơn Tây thì vốn cũng chả hơn gì.
    Được dongadoan sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 01/07/2008
  9. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu. Mục đích của quân Thanh trước tiên là đánh đuổi quân Tây Sơn và đã nghe về Tây Sơn nên cũng rất dè chừng phải ban bố 8 điều quân luật khi vào Việt Nam. Đã biết quân Tây Sơn tinh nhuệ, cơ động thì phải chọn quân tinh nhuệ, vũ khí tốt để kéo sang. Việc đưa quân với số lượng nhiều chưa chắc là điều lợi. Việc Bắc Bộ rối loạn suy yếu là có lợi cho quân Thanh hơn là quân Tây Sơn đang trú đóng. Điều này là không cần thiết để đưa một đội quân lớn về số lượng sang.
    Quân Thanh đóng ở các đồn quanh Thăng Long còn cách xa gì nữa? Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét các đồn của Tôn Sĩ Nghị ở quanh Thăng Long là có ý đồ chiến lược rõ rệt, quan trọng là đồn Ngọc Hồi như là cửa ngõ bảo vệ mặt nam Thăng Long là đồn lớn nhất tập trung quân lính tinh nhuệ nhất (quan trọng như Thăng Long) và các đồn khác chỉ là đồn vệ tinh mà thôi. So với quân Tây Sơn phải rải ra đóng ở các trấn Sơn Nam, Hải Dương bên nào lợi thế hơn?
  10. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Mà các bác không nghĩ: Nếu Tôn Sĩ Nghị thua thảm hại như vậy liệu còn đủ uy tín làm tướng nữa không?
    Mặc dù không thành công trong việc phục hồi nhà Hậu Lê nhưng sau đó ông vẫn được phong là nhất đẳng mưu dũng công, là quân cơ đại thần và đảm nhận chức vụ Binh bộ thượng thư. Năm 1791, đổi sang làm tổng đốc Tứ Xuyên, cung ứng quân nhu cho đội quân của Phúc Khang An trong chiến dịch trừng phạt quân đội của người Gurkha tại khu vực ngày nay là Gorkha thuộc Nepal (sử sách Trung Hoa gọi là ""-?<乱 - Khuyếch Nhĩ Khách chi loạn). Thời gian sau đó ông còn dẫn quân trấn áp khởi nghĩa của người Miêu và Bạch Liên giáo. Gia Khánh năm thứ nhất (1796) chết tại trung quân.
    Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C4%A9_Ngh%E1%BB%8B

Chia sẻ trang này