1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN TẬP CÓ HƯỚNG DẪN........

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 07/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    THỰC TẬP BA CÁI LẠY
    Thích Nhất Hạnh
    Thứ Nhất (Xướng)
    Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với tổ tiên và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống (chuông) (lạy xuống)
    (Quán niệm, trong tư thế phủ phục) Con có tổ tiên tâm linh của con là Bụt, các vị bồ tát, các vị thánh tăng và các vị ***** qua các thời đại, trong đó có các bậc sư trưởng của con đã qua đời hay còn tại thế. Các vị đang có mặt trong con, các vị đã truyền trao cho con những hạt giống bình an, trí tuệ, tình thương và hạnh phúc. Nhờ liệt vị mà con có được một ít vốn liếng của an lạc, tuệ giác và từ bi. Trong dòng tổ tiên tâm linh của con, có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi viên mãn, nhưng cũng có những vị mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi còn khiếm khuyết. Tuy nhiên con cúi đầu nhận chịu tất cả là tổ tiên tâm linh của con, vì chính trong con cũng có những yếu đuối, những khiếm khuyết về giới hạnh, trí tuệ và từ bi. Và cũng vì con biết con còn có những yếu đuối và khiếm khuyết ấy cho nên con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con, trong đó có những người mà giới hạnh, trí tuệ và từ bi đáng cho con kính ngưỡng nhưng cũng có những người còn đang chật vật khó khăn và trồi sụp không ngừng trên con đường tu đạo (thở nhẹ và sâu). Điều này cũng đúng về phương diện huyết thống. Con chấp nhận tất cả các vị tổ tiên huyết thống của con về cả hai phía nội ngoại với tất cả những đức độ, công hạnh và khiếm khuyết của các vị, cũng như con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của con với những đức độ, tài năng và khiếm khuyết của từng người (thở nhẹ và sâu). Tổ tiên tâm linh và tổ tiên huyết thống của con, cũng như con cháu tâm linh và huyết thống của con, đều có mặt trong con. Con là họ, họ là con, con không có một cái ta riêng biệt; tất cả đều có mặt trong một dòng sinh mệnh đang din biến mầu nhiệm (thở nhẹ và sâu).
    (Chuông) (Đứng dậy, chắp tay, thở nhẹ và sâu)
    Thứ Hai (Xướng)
    Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi người và mọi loài đang có mặt với con giờ này trong sự sống (Chuông) (lạy xuống)
    (Quán niệm, trong tư thế phủ phục) Con thấy con là sự sống mầu nhiệm đang trải dàn trong không gian. Con thấy con liên hệ mật thiết tới mọi người và mọi loài; tất cả những hạnh phúc và khổ đau của mọi người và mọi loài là những hạnh phúc và khổ đau của chính con. Con là một với những người sinh ra đã có khuyết tật, hoặc vì chiến tranh, tai nạn hay đau ốm mà trở thành khuyết tật. Con là một với những người đang bị kẹt vào những tình trạng chiến tranh, áp bức và bóc lột. Con là một với những người chưa từng có hạnh phúc trong gia đình, không có gốc r, không có bình an trong tâm, đói khát hiểu biết, đói khát thương yêu, đang đi tìm một cái gì đẹp, thật, và lành để bám víu vào mà tin tưởng. Con là một với người đang hấp hối, sợ hãi không biết sẽ đi về đâu. Con là em bé sống trong nghèo khổ, tật bệnh, chân tay gầy ốm như những ống sậy, không có tương lai. Con là kẻ đang chế tạo bom đạn để bán cho các nước nghèo khổ.
    Con là con ếch bơi trong hồ mà cũng là con rắn nước cần nuôi thân bằng thân ếch nhái. Con là con sâu con kiến mà cũng là con chim đang đi tìm kiếm con sâu con kiến. Con là cây rừng đang bị đốn ngã, là nước sông và không khí đang bị ô nhim, mà cũng là người đốn rừng và làm ô nhim không khí và nước sông. Con thấy con trong tất cả mọi loài và tất cả mọi loài trong con (thở nhẹ và sâu)
    Con là một với những bậc đại nhân đã chứng được vô sanh, có thể nhìn những hiện tượng diệt sinh, hạnh phúc và khổ đau bằng con mắt trầm tĩnh. Con là một với những thiện tri thức hiện đang có mặt rải rác khắp nơi trên thế giới, có đủ bình an, hiểu biết và thương yêu, có khả năng tiếp xúc với những gì nhiệm mầu, có khả năng nuôi dưỡng và trị liệu trong sự sống, và cũng có thể ôm trọn thế gian này bằng trái tim thương yêu và hai cánh tay hành động của quý vị. Con là người có đủ an lạc và thảnh thơi, có thể hiến tặng sự không sợ hãi và niềm vui sống cho những sinh vật quanh mình. Con thấy con không hề đơn độc. Những bậc đại nhân hiện đang có mặt trên đời; tình thương và niềm vui sống của họ đang nâng đỡ con, không để con đắm chìm trong tuyệt vọng và giúp con sống đời sống của con một cách an vui, trọn vẹn và có ý nghĩa. Con thấy con trong tất cả các vị và tất cả các vị trong con (thở nhẹ và sâu).
    (Chuông) (Đứng dậy, chắp tay, thở nhẹ và sâu)
    Thứ Ba (Xướng)
    Năm vóc sát đất con buông bỏ ý niệm về hình hài và thọ mạng (Chuông) (lạy xuống)
    (Quán niệm, trong tư thế phủ phục) Con thấy được thân tứ đại này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình hài này. Con là tất cả dòng sinh mệnh tâm linh và huyết thống từ ngàn xưa liên tục din biến tới ngàn sau. Con là một với tổ tiên của con, con là một với con cháu của con. Con là sự sống biểu hiện dưới vô lượng hình thức. Con là một với mọi người và mọi loài, dù an lạc hay khổ đau, vô úy hay lo lắng. Con đang có mặt khắp nơi trong giờ phút này, và từ quá khứ cho tới tương lai. Sự tan rã của hình hài này không động được tới con, như một cánh hoa đào rơi không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm. Con thấy con là một con sóng trên mặt đại dương, bản thể con là nước trong đại dương. Con thấy con trong tất cả các con sóng khác và tất cả các con sóng khác trong con. Sự biểu hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm sự có mặt của đại dương. Pháp thân và tuệ mạng của con không sinh và cũng không diệt (thở nhẹ và sâu).
    Con thấy được sự có mặt của con trước khi hình hài này biểu hiện và sau khi hình hài này biến diệt. Con thấy được sự có mặt của con ngoài hình hài này, ngay trong giờ phút hiện tại. Khoảng thời gian tám mươi chín năm không phải là thọ mạng của con. Thọ mạng của con, cũng như của một chiếc lá hay của các vị Bụt, Thế Tôn, là vô lượng. Con thấy con vượt thoát ý niệm con là một hình hài biệt lập với mọi biểu hiện khác của sự sống, trong thời gian cũng như trong không gian (thở nhẹ và sâu).
    (Chuông) (Đứng dậy, chắp tay, xá ba lần rồi lui ra)
    Trích trong Lá Thư chùa Làng Mai thứ mười chín 07.02.1996
  2. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG CHỈ DẪN ĐỂ THỰC TẬP BA CÁI LẠY
    (Xem công phu chiều thứ năm)
    Ba cái lạy góp phần xây dựng Tăng thân và hoàn cảnh của ta, làm cho ta có hạnh phúc. Thực tập ba cái lạy này trong ba tháng ta sẽ thấy hoàn cảnh của ra - y báo của chúng ta - thay đổi và hạnh phúc của chúng ta tăng tiến.
    Ba cái lạy được biểu tượng bằng một chữ thập và vòng tròn (Xem hình vẽ).
    MT chưa biết cách post file ảnh nên post đường dẫn để mọi người xem thêm cho chi tiết:
    http://www.phattuvietnam.net/diendan/viewtopic.php?t=539&postdays=0&postorder=asc&start=15
    Ta bắt đầu bằng con đường dọc rồi tiếp đến bằng con đường ngang và sau hết là vòng tròn.
    Khi lạy xuống cái lạy đầu tiên, ta quán chiếu về tổ tiên và con cháu. Khi lạy ta nên lạy mọp xuống, càng sát đất càng tốt, trán cũng dinh vào đất. Trong tư thế ấy, ta bắt đầu buông thư tất cả các bắp thịt trong cơ thể. Ta phải buông bỏ hết những gì ta nghĩ là ta, để có thể hòa nhập được vào dòng sinh mạng của tổ tiên, trong đó có ta. "Con có tổ tiên tâm linh của con là Bụt, các vị Bồ Tát, các vị Thánh Tăng. Có nhiều vị đã đạt tới mức toàn hảo về trí tuệ cũng như về thương yêu, nhưng cũng có những vị chưa đạt tới mức ấy, cũng còn yếu kém, những khó khăn, những lên xuống". Bên phía gia đình huyết thống cũng vậy. "Con có những tổ tiên rất cao, rất đẹp nhưng cũng có những vị tổ tiên còn đau khổ, còn lên xuống. Nhìn vào con, con thấy con có những cái rất hay, rất tốt, nhưng con cũng có những cái yếu kém, nhu nhược, những lỗi lầm, những khuyết điểm. Con là ai mà dám không chấp nhận tổ tiên của con, vì vậy con chấp nhận tất cả quý vị là tổ tiên của con, và con hòa đồng với quý vị". Lạy được như vậy, tự nhiên ta hòa giải được với tất cả tổ tiên của ta. Nếu ta giận thầy hay giận cha, giận mẹ, giận anh, giận chị thì cái lạy này là cái lạy để hòa giải với tất cả. Tất cả đều là tổ tiên của mình, trong đó có cha, có mẹ, chú, bác, cô, dì và có cả anh, cả chị nữa. Tất cả những ngưới sanh ra trước mình đều là tổ tiên của mình. Đối với người xuất gia cũng vậy. Người thọ giới trước mình là anh mình hoặc là chị mình, dù người đó ít tuổi hơn. Dù người đó còn dở hơn mình về phương diện học hỏi cũng như về phương diện tu tập, thì người đó vẫn là anh của mình, vẫn là chị của mình, và mình chấp nhận người đó là anh là chị của mình, chứ mình không nói: người đó giỏi gì hơn tôi mà lại làm anh hay làm chị tôi? Tổ tiên của ta cũng vậy. Tổ tiên của ta có những vị rất xuất sắc và cũng có những người còn yếu kém nông nổi, nhưng tất cả đều là tổ tiên của ta và ta phải chấp nhận họ. Cha mẹ và anh chị của ta cũng vậy. Trong họ có những điều rất hay, rất tốt nhưng trong họ cũng có những yếu kém. Ta biết rằng ta cũng như vậy. Trong ta có những cái hay, cái đẹp nhưng cũng có những yếu kém, vì vậy cho nên ta chấp nhận anh ta, ta chấp nhận chị ta. Ta không nói: "Người đó không xứng đáng làm anh tôi, người đó không xứng đáng làm chị tôi, tại vì người đó có hơn gì tôi đâu?" Tổ tiên là tổ tiên thôi. Giỏi hay dở đều là tổ tiên. Cha mẹ là cha mẹ thôi, dù giỏi hay dở cũng đều là cha mẹ, Trong truyền thống đạo Bụt, người xuất gia được coi là trưởng tử và trưởng nữ của Bụt, tại vì khi phát tâm xuất gia, họ bỏ gia đình, gia nhập vào tăng đoàn và đóng vai trò của người anh hay người chị của giáo đoàn. Vì vậy dù còn nhỏ tuổi, dù học dở, còn yếu kém về giới luật và uy nghi, họ vẫn là anh, chị của ta như thường. "Những người xuất gia đó, tuổi nhỏ hơn tôi, học Phật pháp chưa bằng tôi, tu cũng chưa đến đâu, tại sao họ lại ngồi trước, họ lại ngồi trên, họ làm anh làm chị tôi sao được?" Nói như vậy là chưa hiểu được cái ý nghĩa thế nào là tổ tiên, thế nào là người xuất gia, là trưởng tử của Như Lai. Trưởng tử là con lớn. Dù có hư hèn, dù có khuyết giới, người đó cũng vẫn là anh của ta, là chị của ta, tại vì truyền thống là như thế. Họ là trưởng tử của Như Lai, ta có thể giỏi hơn họ, nhưng ta không thể nói rằng họ không phải là sư phụ của ta, sư thúc của ta, sư bá của ta, sư anh, sư chị hay của ta. Họ là họ. Tại vì họ chưa có điều kiện, chưa có nhân duyên, nên họ chưa giỏi đó thôi. Từ đó mà ta đi xuống các em ta, tới các con ta. Những người giận em, ganh với em, những người thấy em mình dở, em mình cứng đầu, em mình khó chịu, em mình hổn; những người giận con, ghét con, muốn từ con, từ cháu, những người đó phải thực tập cho tinh chuyên cái lạy thứ nhất: "Lạy đức Thế Tôn, ở trong con có những điểm rất gần với toàn bích, nhưng bạch đức Thế Tôn, trong con cũng có những yếu kém, những lên xuống, những nội kết và khổ đau, vậy thì con có quyền gì mà không chấp nhận các em của con và các con của con khi chúng nó còn có những yếu kém, những cái lên xuống, những cái cứng đầu và khổ đau. Con chấp nhận tất cả chúng nó là em của con, là con của con, là cháu của con". Trong cái lạy thứ nhất ta phải làm cho được việc này, nghĩa là ta phải thực tập hòa giải được với những người trên ta và với những người dưới ta. Nếu là cha mẹ mình đã sanh ra mình và chấp nhận mình là con, thì mình phải chấp nhận cha mẹ là cha mẹ, mình phải chấp nhận anh của mình là anh của mình, chị của mình là chị của mình và em của mình là em của mình. Ta phải ôm lấy họ hết dù họ có hư hèn, dù họ cớ ương ngạnh, dù họ có khó khăn, dù họ có khổ đau, tại vì chính trong ta cũng có những điểm tiêu cực đó. Mình là ai mà không chấp nhận cha mẹ mình, không chấp nhận anh chị mình. Nếu thầy mình đã dạy dỗ mình, nếu thầy mình đã chấp nhận mình là học trò thì tại sao mình không chấp nhận người sư chị của mình là chị của mình, người sư anh của mình là anh của mình, người sư em của mình là em của mình. Dù người sư anh, sư chị, sư em ấy còn có những yếu kém, còn có những lên xuống, còn có những trồi sụt, thì họ vẫn là sư anh, sư chị và sư em của mình. Mình phải chấp nhận, mình phải hòa giải với người đó và chỉ có con đường ấy mới có thể giúp được những người kia. Cái lạy đầu này ta phải lạy hằng ngày. Nhất là khi ta có vấn đề với cha mẹ, với thầy, với sư huynh, với đệ thì ta phải lạy cho thật hết lòng, cho phủ phục năm vóc sát đất.
    Cái lạy thứ hai là cái lạy trong đó ta tiếp xúc với những con người và những chúng sanh có mặt cùng thời với ta, trong thời gian này, trong giờ phút hiện tại. Cũng như trong cái lạy đầu, ta phải mọp sát xuống đất, ta phải làm cho cái ngã của ta hòa nhập vào dòng sinh mạng của thế giới trong giây phút hiện tại. Ta có thể hướng tới các vị Bồ Tát, những vị đại nhân đang có mặt trên thế giới, đang có mặt xung quanh ta trong giây phút hiện tại. Ta gọi họ là Bồ Tát hay không gọi họ là Bồ Tát thì họ vẫn là các vị Bồ Tát. Họ mang danh hiệu Bồ Tát hay không mang danh hiệu Bồ Tát thì họ vẫn là Bồ Tát, tại vì trong họ có những yếu tố của sự vững chãi, thảnh thơi và thương yêu. Họ ở khắp nơi. Có thể trong các tổ chức thiện nguyện như Médicines Sans Frontières hay Ecole Sans Frontières có những vị Bồ Tát như vậy. Có những tổ chức thiện nguyện đi làm việc khắp nơi trên thế giới; tình thương, vững chãi và sự thảnh thơi của họ đang được xử dụng để làm vơi bớt những khổ đau đang tràn ngập trên thế giới. Trong số những người đi làm việc cứu trợ, có người có chất liệu của sự vững chãi, thảnh thơi và an lạc, và vì vậy trong khi làm việc, họ không bị chìm đắm trong biển khổ. Nếu không có chất liệu của sự an lạc, thảnh thơi và vững chãi thì khi đi làm công việc xã hội, giúp đỡ người ta, mình sẽ bị chìm đắm luôn với người ta, mình sẽ giận hờn, mình sẽ thù hận. Nếu có những người khi bị chìm đắm trong biển khổ là tại vì trong họ có những chất liệu vững chãi và thảnh thơi. Ngay ở quanh ta, chúng ta cũng đang có những vị Bồ Tát như vậy. Mở mắt ra là chúng ta có thể tiếp xúc với họ, chúng ta hòa nhập với họ: "Tôi với các vị là một, tôi đang nương vào các vị và tôi đang được thừa hưởng chất liệu thảnh thơi, vững chãi và an lạc của quý vị". Ta phải hòa nhập với họ, nếu không thì ta sẽ yếu lắm. Ta phải dựa vào họ mà đừng đi đâu tìm đâu xa tại vì họ có mặt ngay tại đây. Các vị đại nhân đó, các vị Bồ Tát đó không cần phải lớn tuổi, đôi khi họ còn rất nhỏ và ta có thể nhận thấy trong họ chất liệu của sự vững chải, của sự thảnh thơi, của sự an bình và hạnh phúc mà ta rất cần đến. Trong cái lạy thứ hai này, ta hòa nhập với họ để tiếp nhận năng lượng đó của họ, ta biết rằng họ có mặt đó là may mắn cho ta lắm. Sau khi đã tiếp xúc với họ, ta lại tập tiếp xúc với những loài chúng sanh đang lặn ngụp chìm đắm trong biển khổ. Những người đang đau khổ vì chiến tranh tại Bosnia, những em bé đói ở Uganda, những người đang bị tù đày, những người đang đau khổ, những người đang bị áp bức bốc lột, những em bé lớn lên không được đi học, phải đi lượm thức ăn từ những thùng rác... Tất cả những người đó đều là ta cả. Ta phải thấy ta là con ếch đang bơi thảnh thơi trong hồ thu, ta cũng thấy ta là con rắn nước trườn mình để đi tìm thức ăn và nuốt con ếch đó vào bụng. Con rắn nước cũng cần ăn, cần sống. Trong cuộc đời có những khổ đau như vậy, và tiếp xúc với những khổ đau đó, ta đau niềm đau của tất cả chúng sanh, ta thấy ta với họ là một, nhưng ta không chìm đắm trong biển khổ là tại vì ta đã có chỗ nương tựa, chố nương tựa của ta là các vị Bồ Tát, các bậc đại nhân. Những người có hạnh phúc, an lạc, và thảnh thơi, ta khog cần phải đi tìm ở đâu xa, họ có mặt ngay trong Tăng thân. Những người đau khổ cũng vậy, ta không cần phải đi tìm đâu xa, họ nằm ngay ở trong Tăng thân. Ta là họ và khi ta nhận diện được họ rồi, con mắt ta đang nhìn họ đã chứng tỏ là ta thấy được cái khổ đau của họ. Ta thương xót họ, ta có lòng từ bi với họ và họ sẽ cảm nhận được ngay điều đó. Cái lạy thứ hai đem lại hạnh phúc cho ta ngay trong thời gian ta thực tập. Cái lạy thứ hai cho ta nhận diện được những người có chất liệu vững chải, thảnh thơi và thương yêu, để chúng ta có thể nương vào họ và đồng nhất với họ. Cái lạy thứ hai cũng giúp ta nhận diện những kẻ đang đau khổ vì nhận thức sai lầm của họ vì những nội kết trong quá khứ, vì những điều không may mắn đã gây ra trong quá khứ của họ, để ta có thể ôm lấy được họ trong hai vòng tay, để có thể thông cảm và đồng nhất với họ. Ta hành xử với cái nhìn sâu sắc và thái độ từ bi. Chất liệu từ bi từ đâu mà có? Từ bi có được là do ta nhìn sâu và ta thấy rõ. Cái hiểu và cái thấy đưa tới cái thương. Trong cái lạy thứ hai này, ta nương tựa và hòa nhập vào những người mạnh khỏe, an lạc, vững chãi và thảnh thơi nhưng ta cũng hòa đồng với những người có khó khăn và đau khổ, vì chính cái thấy đó giúp ta phát khởi được tâm từ bi. Tâm từ bi một khi phát sinh sẽ được biểu hiện trên ánh mắt, trên bàn tay và bước chân của chúng ta. Và những cái đó bắt đầu giúp được người kia. Giúp được người kia nhưng đồng thời ta cũng giúp được chính ta. Khi có chất lượng từ bi trong lòng, ta bắt đầu có hạnh phúc. Đối tượng của từ bi là ngườikia. Không biết người kia đã nhận được hạnh phúc nào nhờ từ bi ấy chưa, nhưng một khi giọt nước cam lồ của từ bi đã được ứa ra từ trái tim thì ta đã được hưởng trước. Người nào không có từ bi thì không có hạnh phúc, đó là điều mà ta học được trong đạo Bụt. Chất liệu từ bị càng lớn, hạnh phúc của ta càng lớn.
    Cái lạy thứ ba bao trùm thời gian và không gian: "Lạy xuống, con buông bỏ ý niệm con chỉ là cái hình hài này". Đây là sự thực tập mà thiền sư Tăng Hội gọi là "phóng khí xu mạng". Thường thường ta nghĩ rằng chỉ có hình hài này là ta. Một số các phụ nữ ở Pháp vừa mới tổ chức biểu tình để đòi quyền phá thai, trong khi đó một số phụ nữ Pháp khác lại tổ chức một cuộc biểu tình chống lại cuộc biểu tình này. Các phụ nữ đòi quyền phá thai đưa ra những lý luận như thế này: thân này là của tôi, tôi phải có chủ quyền trên thân tôi, tôi muốn làm gì thân tôi thì làm. Nhiều người nghe câu đó nghĩ là đúng. Nhưng trong tuệ giác nhà Phật thì cái đó không đúng: thân này không phải là của ta, thân này la của tổ tiên, của cha mẹ, của con cháu ta, của nhân loại, của vũ trụ. Ta cần phải quán chiếu. Sự an vui của thân này có liên hệ tới sự an vui của những thân khác. Trong cái lạy thứ ba ta thấy rằng ta không phải chỉ là hình hài này, đã được sanh ra ngày ấy, tháng ấy, năm ấy. Trong kinh, sự thật này được Bụt nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thân này không phải là tôi.
    Trong cái lạy đầu, nếu thực tập đàng hòang, ta đã thấy sự thật rồi đó: tổ tiên của con là con, cha mẹ của con là con, anh của con là con, chị của con là con, em của con là con, con của con là con. Tôi lớn hơn cái mà tôi tưởng là tôi. Trong cái lạy này, ta hòa nhập vào dòng sinh mạng, ta thấy cái mà ta gọi là ta vượt thoát giới hạn của hình hài này. Cái lạy thứ nhất đã chứa đựng cái lạy thứ ba rồi: "Con lạy xuống và buông bỏ những ý niệm hình hài này là tất cả những gì mà con có. Hình này này là con và con chỉ là hình hài này", ta phải buông bỏ ý niệm đó. "Con lạy xuống và con thấy rằng sinh mạng của con không phải được giới hạn trong bảy hay tám chục năm. Con đã có mặt từ trước khi con được sanh ra và con sẽ tiếp tục có mặt sau khi con chết đi. Thọ mạg của con là vô lượng. Thọ mạng của con không bị vướng vào thời gian". Đó là cái lạy thứ ba, mà tuệ giác của cái lạy thứ ba chẳng qua là do cái lạy thứ nhất và thứ hai đưa tới tôi. Nghe như cái lạy thứ ba khó thực tập hơn hai cái lạy đầu, nhưng kỳ thực nếu ta đã thành công trong cái lạy thứ nhất và cái lạy thứ hai, thì cái lạy thứ ba đã bắt đầu thành công rồi.
    Nếu có thể, ta nên thực tập ba cái lạy này mỗi ngày. Thực tập ba cái lạy cho sâu sắc, ta có thể thoát ly được sinh tử.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Trình độ thế này mà cũng đòi viết sách dạy đời. Trích tạm vài ý, dài mà sai nhiều quá đọc không nổi
    Bull****, ta phải buông bỏ hết những gì ta nghĩ là ta. Cái gì bỏ? Ai bỏ? Tại sao phải bỏ? Bỏ như thế nào? Khi trí tuệ chưa thấy được những điều này thì làm gì cũng vô ích, ép thỏ mọc sừng hoài công
    Điều này rất đơn giản và dễ hiểu, người giác ngộ sẽ hiểu, kẻ ngu không thể biết. Rất nhiều người muốn bỏ, nhưng muốn bỏ không phải là sẽ bỏ được, cũng như không phải muốn trái đất là hình vuông thì trái đất sẽ trở thành hình vuông. Cái gì cũng có nhân quả của nó, phải bỏ, bỏ, đều nằm trong dòng nhân quả chứ không phải nói phải bỏ là bỏ được. Do vậy kẻ ngu chỉ biết nói phải bỏ, nhưng đó chỉ là ức chế, đè nén tạm thôi. Dù sao nó cũng có chút tác dụng, nhưng đừng lầm tưởng thế là mình giỏi..
    Đức Phật nói người còn tham sân si không thể dẫn người khác vượt qua tham sân si, bởi mình chưa vượt qua sao hiểu nổi mà dạy người. Như kẻ chưa hiểu về tích phân sao có thể dạy người khác về tích phân và thành tựu phép tính tích phân, khi bản thân mình còn chưa hiểu?
    [/QUOTE]
    Ta biết rằng ta ta ta... Ai biết? Cái gì biết? Ta là ai?
    Sắc có là thường hay vô thường? Thọ là thường hay vô thường? Tưởng có thường hay vô thường? Hành là thường hay vô thường? Thức là thường hay vô thường?
    Ai? Cái gì biết? Cái gì là trong ta? Yếu kém là ta? Yếu kém là của ta? Cái hay cái đẹp nào trong ta? Chấp ngã là ta, chấp ngã là trong ta, chấp ngã là ngoài ta, chấp ngã là không phải ta
    Cần hiểu rằng, có cái hay và cái dở nhưng Đức Phật không nói về cái hay cái dở của ta. Cái hay cái dở là do nhân duyên phát sinh, đừng có khư khư chấp thủ cái hay cái dở của ta. Khi trí tuệ thấy được nhân duyên thì nó diệt, đó cũng là nhân duyên cả. Không có CÁI GÌ là ta, không có CÁI GÌ là của ta, không có CÁI GÌ là tự ngã của ta. Điều đó không ám chỉ không có ta
    Điều đó cho thấy trình độ của sư ông thế nào. Người giác ngộ thật sự không bao giờ chỉ dạy để tạo thêm những nút thắt cả
    Họ là họ. Tại vì họ chưa có điều kiện, chưa có nhân duyên, nên họ chưa giỏi đó thôi. Từ đó mà ta đi xuống các em ta, tới các con ta. Những người giận em, ganh với em, những người thấy em mình dở, em mình cứng đầu, em mình khó chịu, em mình hổn; những người giận con, ghét con, muốn từ con, từ cháu, những người đó phải thực tập cho tinh chuyên cái lạy thứ nhất: "Lạy đức Thế Tôn, ở trong con có những điểm rất gần với toàn bích, nhưng bạch đức Thế Tôn, trong con cũng có những yếu kém, những lên xuống, những nội kết và khổ đau, vậy thì con có quyền gì mà không chấp nhận các em của con và các con của con khi chúng nó còn có những yếu kém, những cái lên xuống, những cái cứng đầu và khổ đau. Con chấp nhận tất cả chúng nó là em của con, là con của con, là cháu của con". Trong cái lạy thứ nhất ta phải làm cho được việc này, nghĩa là ta phải thực tập hòa giải được với những người trên ta và với những người dưới ta. Nếu là cha mẹ mình đã sanh ra mình và chấp nhận mình là con, thì mình phải chấp nhận cha mẹ là cha mẹ, mình phải chấp nhận anh của mình là anh của mình, chị của mình là chị của mình và em của mình là em của mình. Ta phải ôm lấy họ hết dù họ có hư hèn, dù họ cớ ương ngạnh, dù họ có khó khăn, dù họ có khổ đau, tại vì chính trong ta cũng có những điểm tiêu cực đó. Mình là ai mà không chấp nhận cha mẹ mình, không chấp nhận anh chị mình. Nếu thầy mình đã dạy dỗ mình, nếu thầy mình đã chấp nhận mình là học trò thì tại sao mình không chấp nhận người sư chị của mình là chị của mình, người sư anh của mình là anh của mình, người sư em của mình là em của mình. Dù người sư anh, sư chị, sư em ấy còn có những yếu kém, còn có những lên xuống, còn có những trồi sụt, thì họ vẫn là sư anh, sư chị và sư em của mình. Mình phải chấp nhận, mình phải hòa giải với người đó và chỉ có con đường ấy mới có thể giúp được những người kia. Cái lạy đầu này ta phải lạy hằng ngày. Nhất là khi ta có vấn đề với cha mẹ, với thầy, với sư huynh, với đệ thì ta phải lạy cho thật hết lòng, cho phủ phục năm vóc sát đất.
    Trạng thái tâm này cũng dễ hiểu thôi, không có gì phải thần thánh hoá lên cả. Có thể gọi nó là tâm thanh tịnh, khi không chấp vào những cảm giác. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì cũng đừng tự cao tự đại sư ông ạ.
    Sư ông đã thoát ly được sinh tử đâu mà đòi thực tập 3 cái lạy sâu sắc có thể thoát ly sinh tử. Có khác gì khủng bố hứa cảm tử quân sau khi chết được 99 cô gái trinh, hay là lời hứa thiên đường XHCN. Where?
    Tất nhiên lời hứa hão có tác dụng trấn an tâm, đó là sự thật có thể thấy ngay tại đây và bây giờ, bằng trí tuệ vượt ngoài mọi suy luận và ước lượng. Thôi, đường sư ông thích sư ông cứ đi, ai thích thì theo. Nói thẳng khó nghe, tạm biệt
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Mình vẫn thấy những lời dạy của thầy TNH rất có ích lợi, nhất là cho những kẻ sơ cơ như mình. Đó là cách thực hành chánh niệm rất hay. Đành là chánh niệm ko phải ép buộc thực hành mà đc, nó là một quá trình tu tập dài đăng đẳng, nhưng đâu phải ai ai cũng có chánh niệm sẵn để mà nói như bạn voivonlontalonton đâu. Đa số trong chúng ta đều rất thấp lùn. Việc thực hành như thế rất là có ích.
    Những điều dạy trên đã bổ sung rất nhiều và cái mà chúng ta còn thiếu hụt. Đạo Phật ko phải là cái gì cao xa quá mức, mà nó thật gần gũi.
    Mình chẳng dám tranh luận, nhưng trong tâm mình rất lấy làm hoan hỉ khi nghe những lời dạy về thực hành chánh niệm này. Có thể nó chưa là cứu cánh, nhưng nó cũng là một điều rất ư chí lí chí tình.
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nhưng cái vô ngã của Voiconlontalonton cũng chẳng tốt đẹp gì! Không hơn không kém một phân!
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi, vậy bác Nhân thấy nhận xét của em về thầy Nhất Hạnh thế nào?
    Kinh Pháp cú nè:
    Kẻ ngu biết mình ngu
    Xứng gọi là người trí
    Kẻ ngu tưởng mình trí
    Xứng gọi kẻ đại ngu
    Khổng Tử nói: tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri giả
    Đành rằng những con đường mang lại hạnh phúc đều có giá trị, nhưng điều quan trọng nhất trong Phật giáo, là đừng lầm tưởng rằng đã đến đích. Thà rằng sai lầm, nhưng biết sai mà sửa còn tiến bộ được. Một khi đã tự cho rằng mình đúng, thì không thể nào sửa sai được. Khi hành thiền cũng vậy, có thể có một số kết quả nào đó, cái quan trọng là có chấp thủ vào kết quả đó không. Nếu níu kéo vào điều đạt được thì không còn khả năng đi lên, và dừng lại ở đó và hưởng thành quả của mình. Vậy thôi, làm đến đâu hưởng đến đó, chẳng có gì đáng phải tranh giành cả.
    Có thể nên so sánh kết quả đạt được trong ngắn hạn với dài hạn. Nếu kết quả đạt được trong ngắn hạn cản trở kết quả đạt được về lâu dài, thì nên bỏ cái ngắn hạn đi. Đối với tu hành hoặc chính cuộc sống hàng ngày, không thể vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích về lâu dài. Còn nếu cố tình bịt tai nhắm mắt để chạy theo lợi ích trước mặt mà không để ý gì về sau thì có phải là khôn ngoan không?
    Đạo Phật không phải là tin mù quáng, cho đến lời nói của đức Phật cũng cần phải suy xét, không phải nghe là cắm đầu vào thực hành. Làm toán cũng vậy, nghe xong làm luôn đâu có nổi, phải hiểu mới thực hành đúng được, nếu không hiểu thì sẽ sai. Đức Phật luôn hỏi các đệ tử, lời ta nói các ông hiểu thế nào, và rất nhiều vị hiểu sai, dù nghe chính Phật nói đấy nhé, không qua người nào nói lại cả. Ngay trong bát chánh đạo có chánh tư duy, tức là phải biết suy nghĩ thiệt hơn chứ không phải không suy nghĩ, tin tưởng mù quáng.
    Nếu không suy nghĩ về lâu dài, lúc nào cũng sống trong hiện tại, liệu có thể để ý rằng, ai rồi cũng sẽ già chết? Nếu cứ sống yên hưởng hạnh phúc hiện tại liệu có thoát khỏi già chết không? Chánh tư duy là tư duy dựa trên trí tuệ và sự thật, cần phải tư duy về con đường, về cách thức, luôn cần phải dùng đến suy nghĩ. Nếu bỏ suy nghĩ, tức là bỏ chánh tư duy, là làm trái lời Đức Phật vì chỉ cần Thất chánh đạo là con đường giải thoát. Đức Phật không dạy Thất chánh đạo, Đức Phật dạy Bát chánh đạo
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng nhất trong đạo Phật là trí tuệ, không phải bằng giới luật, không phải bằng niềm tin, không phải bằng suy luận hay kiến thức mà thấy được chân lí
    Trí tuệ nghĩa là như nào? Có thể nói, biết say tức là tỉnh, trí tuệ là như vậy, nó ở ngay gần với ảo tưởng
    Có người hỏi Đức Phật, Người nói rằng, tham biết là có tham, sân biết là có sân, si biết là có si, ngay hiện tại, có phải dựa vào người khác không? Khi tham biết là có tham, điều đó hiện ngay trước mặt, đâu cần ai chỉ dạy vẫn thể nhập được tức khắc.
    Nhưng không đơn giản như vậy, nhiều người trong cuộc sống, có tham nhưng không biết rằng có tham, có sân nhưng không biết rằng có sân, có si nhưng không biết rằng có si. Họ tưởng rằng không tham, không sân, hay không si, nhưng rõ ràng đó chỉ là ảo tưởng. Đối với người thực hành thiền cũng vậy, có những điều hiện rõ ra trước mặt nhưng lại hoàn toàn là ảo tưởng thôi.
    Ảo tưởng nghĩa là gì? Tất cả những gì có thể nhận biết được đều là tưởng, thuộc tưởng uẩn trong ngũ uẩn. Cái màn hình máy tính trước mặt là một tưởng, hiện lên nơi mắt. Tưởng cũng có thể hiện lên nơi tai, nơi ý, vd ý nghĩa của ngôn ngữ là tưởng hiện khởi nơi ý thức, nằm ngoài năm giác quan thông thường. Như vậy tất cả vốn đều là tưởng, thì làm sao lại có được trí tuệ? Biết tưởng, đó là trí tuệ.
    Vd thế này, hình ảnh máy tính hiện lên trước mắt, đó là tưởng uẩn nơi thị giác. Nếu cho rằng đây là thật, đó là tưởng nơi ý thức. Nếu biết rằng tưởng như vậy, đó là trí tuệ. Trí tuệ là cái biết rõ ràng không sai lầm, hay hiện tại, ngoài suy luận và ước lượng. Khi ta biết, chữ này màu đen, màu đen là tính chất mà bất cứ ai khi nhìn những dòng chữ này có thể biết chính xác, đen là như vậy, tính chất của màu đen là như vậy, không dựa vào suy luận, tin tưởng và trí nhớ. Màu đen khác màu đỏ, tính chất của đen hay đỏ được thể nghiệm, được hiểu rõ, được biết rõ tức khắc. Nhưng còn bản thân màu đen và đỏ lại là những ảo tưởng được hiện lên nơi thị giác. Trí tuệ và ảo tưởng như vậy rất gần nhau, không thể tin được ảo tưởng, nhưng lại không thể nghi ngờ trí tuệ
    Thực hành tứ niệm xứ do đó giúp trí tuệ phát sinh, khi biết cái gì đang có mặt. Nhưng nên biết rằng trí tuệ và ảo tưởng luôn đi liền với nhau. Đôi lúc tưởng là thật nhưng lại là ảo, đôi lúc biết là ảo ngay đó là thật. Em xin lấy một ví dụ, một người nằm mơ, rõ ràng những gì được thấy trong mơ là ảo tưởng. Nhưng sự hiểu biết rõ tính chất của các đối tượng được nhận biết, đó là trí tuệ. Đối với người thường, có thể biết rõ và phân biệt màu đỏ, màu đen trong mơ, đó là trí tuệ. Nhưng bản thân màu đỏ và đen đều chỉ là ảo tưởng trong giấc mơ. Với trí tuệ còn biết các tính chất khác nữa, vd trí tuệ biết rõ tham, sân, si là khổ, biết rõ tham, sân, si là vô thường, vô ngã, giống như biết màu đỏ là màu đỏ, không sai lầm, ngay hiện tại, vượt ngoài thời gian.
    Đối với bất cứ cái gì luôn có hai mặt, bản thân nó là ảo tưởng, biết nó là trí tuệ. Và có rất nhiều ảo tưởng chồng lên nhau, vd khi nhìn thấy máy tính, tưởng rằng nó dài ngắn như vậy, nhưng còn tưởng rằng máy tính của tôi, tưởng rằng máy tính sẽ sử dụng được lâu dài, thường còn.. Biết sự tồn tại của chúng là trí tuệ.
    Không phải nhờ giới luật, niềm tin, kiến thức hay trí nhớ, chỉ có trí tuệ mới thấy được chân lí
    Chỉ sợ không thấy được như thế mà lại tưởng rằng mình thấy như thế thôi
    e***: khi soạn thảo thì nó hiện chữ đen mà khi đọc lại thì nó hiện chữ màu xanh, ai có trí tuệ thì sửa lại một chút khi đọc bài viết trên
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 17:50 ngày 24/07/2008
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có một cách khác có thể phân biệt ảo tưởng và trí tuệ. Nếu là ảo tưởng, chắc chắn sẽ dẫn đến đau khổ, có điều có dám công nhận đau khổ đó không hay là trốn chạy
    Trí tuệ không bao giờ mang lại đau khổ
  9. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Đức Phật dạy từ bỏ gia đình, từ bỏ tất cả. Cái này không phải là tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi. Nếu có ai lấy lá trong rừng, đốt hoặc làm gì tuỳ thích, bạn có khổ không? Cũng vậy, nếu tất cả không phải tôi, không phải của tôi, không phải tự ngã của tôi, thời ái không có mặt, ái không có thì không có đau khổ
    Ở đây sư ông dạy nhận vơ quàng hết vào, anh tôi, chị tôi, tổ tiên tôi,.. khi nhận hết thành phe mình thì tất nhiên đỡ tranh chấp, đau khổ giảm thiểu. Nhưng đó không phải con đường Đức Phật dạy, khi cái gì cũng mở mồm ra là tôi tôi tôi, BS!
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Trong họ có những điều rất hay, rất tốt nhưng trong họ cũng có những yếu kém. Ta biết rằng ta cũng như vậy. Trong ta có những cái hay, cái đẹp nhưng cũng có những yếu kém, vì vậy cho nên ta chấp nhận anh ta, ta chấp nhận chị ta. Ta không nói: "Người đó không xứng đáng làm anh tôi, người đó không xứng đáng làm chị tôi, tại vì người đó có hơn gì tôi đâu?" Tổ tiên là tổ tiên thôi. Giỏi hay dở đều là tổ tiên. Cha mẹ là cha mẹ thôi, dù giỏi hay dở cũng đều là cha mẹ, Trong truyền thống đạo Bụt, người xuất gia được coi là trưởng tử và trưởng nữ của Bụt, tại vì khi phát tâm xuất gia, họ bỏ gia đình, gia nhập vào tăng đoàn và đóng vai trò của người anh hay người chị của giáo đoàn.
    Vì vậy dù còn nhỏ tuổi, dù học dở, còn yếu kém về giới luật và uy nghi, họ vẫn là anh, chị của ta như thường. "Những người xuất gia đó, tuổi nhỏ hơn tôi, học Phật pháp chưa bằng tôi, tu cũng chưa đến đâu, tại sao họ lại ngồi trước, họ lại ngồi trên, họ làm anh làm chị tôi sao được?" Nói như vậy là chưa hiểu được cái ý nghĩa thế nào là tổ tiên, thế nào là người xuất gia, là trưởng tử của Như Lai. Trưởng tử là con lớn. Dù có hư hèn, dù có khuyết giới, người đó cũng vẫn là anh của ta, là chị của ta, tại vì truyền thống là như thế. Họ là trưởng tử của Như Lai, ta có thể giỏi hơn họ, nhưng ta không thể nói rằng họ không phải là sư phụ của ta, sư thúc của ta, sư bá của ta, sư anh, sư chị hay của ta.
    [/QUOTE]
    [/QUOTE]
    Ta biết rằng ta ta ta... Ai biết? Cái gì biết? Ta là ai?
    Sắc có là thường hay vô thường? Thọ là thường hay vô thường? Tưởng có thường hay vô thường? Hành là thường hay vô thường? Thức là thường hay vô thường?
    Ai? Cái gì biết? Cái gì là trong ta? Yếu kém là ta? Yếu kém là của ta? Cái hay cái đẹp nào trong ta? Chấp ngã là ta, chấp ngã là trong ta, chấp ngã là ngoài ta, chấp ngã là không phải ta
    Cần hiểu rằng, có cái hay và cái dở nhưng Đức Phật không nói về cái hay cái dở của ta. Cái hay cái dở là do nhân duyên phát sinh, đừng có khư khư chấp thủ cái hay cái dở của ta. Khi trí tuệ thấy được nhân duyên thì nó diệt, đó cũng là nhân duyên cả. Không có CÁI GÌ là ta, không có CÁI GÌ là của ta, không có CÁI GÌ là tự ngã của ta. Điều đó không ám chỉ không có ta
    Điều đó cho thấy trình độ của sư ông thế nào. Người giác ngộ thật sự không bao giờ chỉ dạy để tạo thêm những nút thắt cả
    Họ là họ. Tại vì họ chưa có điều kiện, chưa có nhân duyên, nên họ chưa giỏi đó thôi. Từ đó mà ta đi xuống các em ta, tới các con ta. Những người giận em, ganh với em, những người thấy em mình dở, em mình cứng đầu, em mình khó chịu, em mình hổn; những người giận con, ghét con, muốn từ con, từ cháu, những người đó phải thực tập cho tinh chuyên cái lạy thứ nhất: "Lạy đức Thế Tôn, ở trong con có những điểm rất gần với toàn bích, nhưng bạch đức Thế Tôn, trong con cũng có những yếu kém, những lên xuống, những nội kết và khổ đau, vậy thì con có quyền gì mà không chấp nhận các em của con và các con của con khi chúng nó còn có những yếu kém, những cái lên xuống, những cái cứng đầu và khổ đau. Con chấp nhận tất cả chúng nó là em của con, là con của con, là cháu của con". Trong cái lạy thứ nhất ta phải làm cho được việc này, nghĩa là ta phải thực tập hòa giải được với những người trên ta và với những người dưới ta. Nếu là cha mẹ mình đã sanh ra mình và chấp nhận mình là con, thì mình phải chấp nhận cha mẹ là cha mẹ, mình phải chấp nhận anh của mình là anh của mình, chị của mình là chị của mình và em của mình là em của mình. Ta phải ôm lấy họ hết dù họ có hư hèn, dù họ cớ ương ngạnh, dù họ có khó khăn, dù họ có khổ đau, tại vì chính trong ta cũng có những điểm tiêu cực đó. Mình là ai mà không chấp nhận cha mẹ mình, không chấp nhận anh chị mình. Nếu thầy mình đã dạy dỗ mình, nếu thầy mình đã chấp nhận mình là học trò thì tại sao mình không chấp nhận người sư chị của mình là chị của mình, người sư anh của mình là anh của mình, người sư em của mình là em của mình. Dù người sư anh, sư chị, sư em ấy còn có những yếu kém, còn có những lên xuống, còn có những trồi sụt, thì họ vẫn là sư anh, sư chị và sư em của mình. Mình phải chấp nhận, mình phải hòa giải với người đó và chỉ có con đường ấy mới có thể giúp được những người kia. Cái lạy đầu này ta phải lạy hằng ngày. Nhất là khi ta có vấn đề với cha mẹ, với thầy, với sư huynh, với đệ thì ta phải lạy cho thật hết lòng, cho phủ phục năm vóc sát đất.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Những người đang đau khổ vì chiến tranh tại Bosnia, những em bé đói ở Uganda, những người đang bị tù đày, những người đang đau khổ, những người đang bị áp bức bốc lột, những em bé lớn lên không được đi học, phải đi lượm thức ăn từ những thùng rác... Tất cả những người đó đều là ta cả. Ta phải thấy ta là con ếch đang bơi thảnh thơi trong hồ thu, ta cũng thấy ta là con rắn nước trườn mình để đi tìm thức ăn và nuốt con ếch đó vào bụng.
    [/QUOTE]
    Dài quá mà toàn loằng ngoằng khoe văn hay chữ tốt.
    Tất cả những người đó đều là ta, ặc ặc, tà kiến vãi đái. Đức Phật dạy từ bỏ tất cả, cơ thể không phải ta, giờ lại đi nhận em bé nhặt rác là ta. Nếu tất cả người đó là ta thì họ đau khổ ta có đau khổ không? Nếu tất cả người đó là ta thì ta cứ sống sung sướng vậy họ cũng sẽ được sung sướng. Chỉ có kẻ mụ mị hết cả đầu óc mới đi tin những điều quái dị đến như vậy. Ngay ở đây và bây giờ, hãy thử xem, em bé nhặt rác đâu, con ếch trong hồ đâu? Ở đâu? Ở đây có con ếch nào không? Ta ở đây và con ếch ở đâu?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Con rắn nước cũng cần ăn, cần sống. Trong cuộc đời có những khổ đau như vậy, và tiếp xúc với những khổ đau đó, ta đau niềm đau của tất cả chúng sanh, ta thấy ta với họ là một, nhưng ta không chìm đắm trong biển khổ là tại vì ta đã có chỗ nương tựa, chố nương tựa của ta là các vị Bồ Tát, các bậc đại nhân.
    [/QUOTE]
    Trạng thái tâm này cũng dễ hiểu thôi, không có gì phải thần thánh hoá lên cả. Có thể gọi nó là tâm thanh tịnh, khi không chấp vào những cảm giác. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì cũng đừng tự cao tự đại sư ông ạ.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cái lạy thứ ba bao trùm thời gian và không gian: "Lạy xuống, con buông bỏ ý niệm con chỉ là cái hình hài này". Đây là sự thực tập mà thiền sư Tăng Hội gọi là "phóng khí xu mạng". Thường thường ta nghĩ rằng chỉ có hình hài này là ta. Một số các phụ nữ ở Pháp vừa mới tổ chức biểu tình để đòi quyền phá thai, trong khi đó một số phụ nữ Pháp khác lại tổ chức một cuộc biểu tình chống lại cuộc biểu tình này. Các phụ nữ đòi quyền phá thai đưa ra những lý luận như thế này: thân này là của tôi, tôi phải có chủ quyền trên thân tôi, tôi muốn làm gì thân tôi thì làm. Nhiều người nghe câu đó nghĩ là đúng.
    Nhưng trong tuệ giác nhà Phật thì cái đó không đúng: thân này không phải là của ta, thân này la của tổ tiên, của cha mẹ, của con cháu ta, của nhân loại, của vũ trụ.
    Ta cần phải quán chiếu. Sự an vui của thân này có liên hệ tới sự an vui của những thân khác. Trong cái lạy thứ ba ta thấy rằng ta không phải chỉ là hình hài này, đã được sanh ra ngày ấy, tháng ấy, năm ấy. Trong kinh, sự thật này được Bụt nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thân này không phải là tôi.
    [/QUOTE]
    Ặc, định thôi mà đọc cái này lại phải viết tiếp. Thân này không phải của ta mà của tổ tiên, của cha mẹ, buồn cười vãi. Nếu thân này của cha mẹ thì phụ nữ đòi phá thai đúng mẹ nó rồi còn gì nữa, thân con cái của cha mẹ thì cha mẹ thích làm gì thì làm.
    Nhân loại là ai, vũ trụ là ai? Thân này của cha mẹ thì về xin cha mẹ làm cho thân này đừng bệnh, thân này đừng khổ. Thân này của nhân loại, của vũ trụ thì xin nhân loại xin vũ trụ cho thân này đẹp đẽ sáng chói, không già không chết. Hãy cầu xin nhân loại vũ trụ như vậy và sống vui vẻ đi! Fvck. Kẻ ngu không có trí tuệ
    Đức Phật dạy: có phải ông cho rằng thân này của mình? Nếu ông cho rằng thân này của mình, vậy ông có thể nói, tôi sẽ làm cho thân này không bệnh, không già, không chết, tôi sẽ làm cho thân trở nên như ý muốn. Có làm được vậy không? Vậy có làm chủ được thân không? Nếu không làm chủ được thân, sao ông cho rằng thân này của ông? Cho đến Phật cũng già, cũng chết cả thôi. Ai làm chủ thân này? Cha mẹ, nhân loại hay vũ trụ?
    Vậy mà có kẻ ngu cho rằng thân này không phải của ta, thân này của cha mẹ, ngu quá cơ. Đức Phật dạy, thân này không phải của tôi, NHƯNG Đức Phật không dạy, thân này của cha mẹ. Vậy sư ông có nói đúng một phần lời dạy đức Phật dạy, còn một phần lớn còn lại do sư ông tự thêm thắt sáng tác vào. Ai có trí tuệ thì tự suy xét lấy, không thừa hơi đi tranh chấp cãi nhau hay chỉ dạy cho kẻ ngu
    Nốt cái này nữa
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Nếu có thể, ta nên thực tập ba cái lạy này mỗi ngày. Thực tập ba cái lạy cho sâu sắc, ta có thể thoát ly được sinh tử.
    [/QUOTE]
    Sư ông đã thoát ly được sinh tử đâu mà đòi thực tập 3 cái lạy sâu sắc có thể thoát ly sinh tử. Có khác gì khủng bố hứa cảm tử quân sau khi chết được 99 cô gái trinh, hay là lời hứa thiên đường XHCN. Where?
    Tất nhiên lời hứa hão có tác dụng trấn an tâm, đó là sự thật có thể thấy ngay tại đây và bây giờ, bằng trí tuệ vượt ngoài mọi suy luận và ước lượng. Thôi, đường sư ông thích sư ông cứ đi, ai thích thì theo. Nói thẳng khó nghe, tạm biệt
    [/quote]
    Khiếp, trình độ siêu đẳng, siêu quần bạt chúng, múa tay đánh chữ như rồng như phượng, tâm thần đắc ý, hứng thú tót cao, trí tuệ khiếp!
    Đúng là một con vẹt biết nhại tiếng người. Hỏi thử một câu nhá: " trí tuệ tồn tại thế nào, thể hiện khi nào? Trí tuệ trong đạo phật khác và giống trí tuệ nhân gian thế nào? Con chó có phật tính không? "
    Đừng vác ba cái mớ trong sách ra mà kêu như con vẹt, thực thấy thế nào mang ra đây?
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chú chưa đủ tư cách bàn luận với anh

Chia sẻ trang này