1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN TẬP CÓ HƯỚNG DẪN........

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 07/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langduman

    langduman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    [/QUOTE]
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Những người đang đau khổ vì chiến tranh tại Bosnia, những em bé đói ở Uganda, những người đang bị tù đày, những người đang đau khổ, những người đang bị áp bức bốc lột, những em bé lớn lên không được đi học, phải đi lượm thức ăn từ những thùng rác... Tất cả những người đó đều là ta cả. Ta phải thấy ta là con ếch đang bơi thảnh thơi trong hồ thu, ta cũng thấy ta là con rắn nước trườn mình để đi tìm thức ăn và nuốt con ếch đó vào bụng.
    [/QUOTE]
    Dài quá mà toàn loằng ngoằng khoe văn hay chữ tốt.
    Tất cả những người đó đều là ta, ặc ặc, tà kiến vãi đái. Đức Phật dạy từ bỏ tất cả, cơ thể không phải ta, giờ lại đi nhận em bé nhặt rác là ta. Nếu tất cả người đó là ta thì họ đau khổ ta có đau khổ không? Nếu tất cả người đó là ta thì ta cứ sống sung sướng vậy họ cũng sẽ được sung sướng. Chỉ có kẻ mụ mị hết cả đầu óc mới đi tin những điều quái dị đến như vậy. Ngay ở đây và bây giờ, hãy thử xem, em bé nhặt rác đâu, con ếch trong hồ đâu? Ở đâu? Ở đây có con ếch nào không? Ta ở đây và con ếch ở đâu?
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Con rắn nước cũng cần ăn, cần sống. Trong cuộc đời có những khổ đau như vậy, và tiếp xúc với những khổ đau đó, ta đau niềm đau của tất cả chúng sanh, ta thấy ta với họ là một, nhưng ta không chìm đắm trong biển khổ là tại vì ta đã có chỗ nương tựa, chố nương tựa của ta là các vị Bồ Tát, các bậc đại nhân.
    [/QUOTE]
    Trạng thái tâm này cũng dễ hiểu thôi, không có gì phải thần thánh hoá lên cả. Có thể gọi nó là tâm thanh tịnh, khi không chấp vào những cảm giác. Tuy nhiên nếu chỉ có thế thì cũng đừng tự cao tự đại sư ông ạ.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Cái lạy thứ ba bao trùm thời gian và không gian: "Lạy xuống, con buông bỏ ý niệm con chỉ là cái hình hài này". Đây là sự thực tập mà thiền sư Tăng Hội gọi là "phóng khí xu mạng". Thường thường ta nghĩ rằng chỉ có hình hài này là ta. Một số các phụ nữ ở Pháp vừa mới tổ chức biểu tình để đòi quyền phá thai, trong khi đó một số phụ nữ Pháp khác lại tổ chức một cuộc biểu tình chống lại cuộc biểu tình này. Các phụ nữ đòi quyền phá thai đưa ra những lý luận như thế này: thân này là của tôi, tôi phải có chủ quyền trên thân tôi, tôi muốn làm gì thân tôi thì làm. Nhiều người nghe câu đó nghĩ là đúng.
    Nhưng trong tuệ giác nhà Phật thì cái đó không đúng: thân này không phải là của ta, thân này la của tổ tiên, của cha mẹ, của con cháu ta, của nhân loại, của vũ trụ.
    Ta cần phải quán chiếu. Sự an vui của thân này có liên hệ tới sự an vui của những thân khác. Trong cái lạy thứ ba ta thấy rằng ta không phải chỉ là hình hài này, đã được sanh ra ngày ấy, tháng ấy, năm ấy. Trong kinh, sự thật này được Bụt nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thân này không phải là tôi.
    [/QUOTE]
    Ặc, định thôi mà đọc cái này lại phải viết tiếp. Thân này không phải của ta mà của tổ tiên, của cha mẹ, buồn cười vãi. Nếu thân này của cha mẹ thì phụ nữ đòi phá thai đúng mẹ nó rồi còn gì nữa, thân con cái của cha mẹ thì cha mẹ thích làm gì thì làm.
    Nhân loại là ai, vũ trụ là ai? Thân này của cha mẹ thì về xin cha mẹ làm cho thân này đừng bệnh, thân này đừng khổ. Thân này của nhân loại, của vũ trụ thì xin nhân loại xin vũ trụ cho thân này đẹp đẽ sáng chói, không già không chết. Hãy cầu xin nhân loại vũ trụ như vậy và sống vui vẻ đi! Fvck. Kẻ ngu không có trí tuệ
    Đức Phật dạy: có phải ông cho rằng thân này của mình? Nếu ông cho rằng thân này của mình, vậy ông có thể nói, tôi sẽ làm cho thân này không bệnh, không già, không chết, tôi sẽ làm cho thân trở nên như ý muốn. Có làm được vậy không? Vậy có làm chủ được thân không? Nếu không làm chủ được thân, sao ông cho rằng thân này của ông? Cho đến Phật cũng già, cũng chết cả thôi. Ai làm chủ thân này? Cha mẹ, nhân loại hay vũ trụ?
    Vậy mà có kẻ ngu cho rằng thân này không phải của ta, thân này của cha mẹ, ngu quá cơ. Đức Phật dạy, thân này không phải của tôi, NHƯNG Đức Phật không dạy, thân này của cha mẹ. Vậy sư ông có nói đúng một phần lời dạy đức Phật dạy, còn một phần lớn còn lại do sư ông tự thêm thắt sáng tác vào. Ai có trí tuệ thì tự suy xét lấy, không thừa hơi đi tranh chấp cãi nhau hay chỉ dạy cho kẻ ngu
    Nốt cái này nữa
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Nếu có thể, ta nên thực tập ba cái lạy này mỗi ngày. Thực tập ba cái lạy cho sâu sắc, ta có thể thoát ly được sinh tử.
    [/QUOTE]
    Sư ông đã thoát ly được sinh tử đâu mà đòi thực tập 3 cái lạy sâu sắc có thể thoát ly sinh tử. Có khác gì khủng bố hứa cảm tử quân sau khi chết được 99 cô gái trinh, hay là lời hứa thiên đường XHCN. Where?
    Tất nhiên lời hứa hão có tác dụng trấn an tâm, đó là sự thật có thể thấy ngay tại đây và bây giờ, bằng trí tuệ vượt ngoài mọi suy luận và ước lượng. Thôi, đường sư ông thích sư ông cứ đi, ai thích thì theo. Nói thẳng khó nghe, tạm biệt
    [/QUOTE]
    Khiếp, trình độ siêu đẳng, siêu quần bạt chúng, múa tay đánh chữ như rồng như phượng, tâm thần đắc ý, hứng thú tót cao, trí tuệ khiếp!
    Đúng là một con vẹt biết nhại tiếng người. Hỏi thử một câu nhá: " trí tuệ tồn tại thế nào, thể hiện khi nào? Trí tuệ trong đạo phật khác và giống trí tuệ nhân gian thế nào? Con chó có phật tính không? "
    Đừng vác ba cái mớ trong sách ra mà kêu như con vẹt, thực thấy thế nào mang ra đây?
    [/quote]
    Thưa các sư huynh, sư tỷ, sư đệ, sư muội, các vị tiền bối, các vị lão nhân, các khách giang hồ .... vv....vv....
    Em mạo muội có mấy lời mong các bác bỏ quá cho em.
    Em thì em hok thích nghe đạo lý, vì đầy thằng đạo lý đầy mình nhưng vẫn làm việc xấu, đầy người tụng kinh niệm phật nhưng đi qua vô tình dẫm chết con kiến mà ko biết (vì có để ý dưới chân đâu).
    Nhưng em là em ko thích cái kiểu tranh luận hay chỉ trích của bác vithuymylove, nghe nó chợ búa lắm. đến như kẻ trọ TTN còn phải chạy mất tiêu luôn (mà thấy bên topic khác là máu chiến lắm) thì đủ biết bài viết của bác có giá trị tiễn khách đến mức nào.
    Em thì em tôn trọng Thiền sư, dù sao thì TS cũng là bậc tiền bối, có nhiều kinh nghiệm, có lòng chỉ bảo cho người khác, sai hay đúng thì em ko biết. Nhưng em cũng không ủng hộ Thiền sư, vì đã theo cõi phật thì dính bụi trần nữa làm gì. các bác mây trắng thì cứ tuyên truyền đạo lý (mà chẳng có một cái quyền từ điển phật học bên cạnh để người đọc con tra thuật ngữ), các bác nói cứ như ai cũng biết hết rồi.
    Các bác tuyên truyền cả bài dài hàng chục trang lên, ai đọc được thì đọc, ai ko đọc các bác cũng chẳng quan tâm. vậy các bác cũng đâu có hướng tới người đọc đâu, điều này bác MT vui lòng coi lại. dưới mỗi đoạn có giải thích và ví dụ thì càng tốt. xin cảm ơn.
    Được vậy thì hẳn bác vithuy cũng như em và bao người khác sẽ hiểu rõ hơn và có ý kiến xác đáng hơn.
    Bác vithuy có câu hay, nhưng thể hiện hơi dở. Ai thích đi đường nào thì đi. Chưa có đường lớn thì đi cho có đường lớn như Đạt ma sư tổ, làm cái đường nhánh thì như Trương Tam Phong, Có đường rồi thì đi được như các bác phương trượng thiếu lâm là đc.
    Vài suy nghĩ thiển cận của bản thân em. Xin cảm ơn các bác đã chịu khó đọc đến hết bài.
  2. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Chú voi con tâm trí đang chạy lon ton. Lý luận bắt bẻ vớ vẩn mà không nhìn thấy cái thâm sâu trong sự thực hành. Chưa biết đến cái hạnh phúc bình an của thở và cười nhưng thích hý luận về giải thoát và niết bàn. Trước khi muốn nhận xét về thầy Nhất Hạnh thì nên đọc cho kỹ về thầy trước, loại bỏ cái ý nghĩ thắng thua, đúng sai theo cái nhìn nhị nguyên thì mới cảm được cái triết luận thâm sâu của thầy. Hý luận theo kiểu tách bạch con chữ như cậu thì lại mắc cái tật cắt con voi làm nhiều mảnh rồi bảo là cái chân là con voi mất thôi. Nói chung thì cậu có thể cãi thắng nhưng mà chẳng ai thích cãi nhau với cậu.
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    À, chẳng qua là bác ấy trong người khó chịu nên phải nói ra thì mới giải toả được. Nhân quả í mà, tâm mình không biết lại đi lo việc thiên hạ, lại tưởng vẫn còn bình an lắm
    Học thầy Nhất Hạnh còn lâu mới thực chứng nổi những điều này, lại lo bàn chuyện Niết Bàn với hạnh phúc bình an triết luận thâm sâu.
    Đúng là ngựa non háu đá. Mới kìm nén tâm một chút đã tưởng rằng không ai bằng mình. Loại này em tránh từ xa, không có ý giây vào người
  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đừng nghĩ rằng em chỉ hí luận
    Em có thực hành, có hiểu biết. Em thực hành, em hiểu hạnh phúc và bình an, hầu như bất cứ lúc nào cảm giác cũng thấy thoải mái và đang mỉm cười. Dù vậy em vẫn không hài lòng, vì không có những thứ mình mong muốn.
    Đừng nghĩ rằng em tranh giành trình độ với thầy Nhất Hạnh, làm như vậy là nâng thầy lên cao quá. Em chỉ nghĩ rằng nên chia sẻ những hiểu biết của mình, dù người này không thích thì cũng có thể có người khác hiểu được, vậy thôi. Nếu ai khó chịu thì cho em xin lỗi, em sẵn sàng thảo luận đúng sai nhưng chỉ với người biết điều.
    Cách thức của thầy Nhất Hạnh hầu như là trốn tránh, nghĩa là trốn tránh các cảm giác khó chịu bằng cách không tiếp xúc với nó. Nhưng dù thực hành theo thầy Nhất Hạnh, có ai thực chứng được với trí tuệ là nếu không tiếp xúc, thì không có đau khổ, do duyên xúc không có, khổ không có? Điều mà Đức Phật dạy là nhìn thẳng vào các cảm giác, để hiểu tính chất duyên khởi, vô thường, khổ, vô ngã của chúng. Bởi vì vị thầy không thể dẫn học trò hiểu điều mà chính mình cũng chưa thấy.
    Thực sự, triết luận là trò vô bổ. Người nào tôn thờ triết luận chính là hí luận. Khi chưa được ăn cam, người ta có thể nghe nói cam ngọt lắm, họ tôn thờ điều đó. Nhưng khi được ăn cam, lí luận chỉ đáng một đống rác vô giá trị. Chỉ những ai chưa thấy, mới nắm giữ lí luận, còn người trí không bao giờ dùng đến nó cả. Thầy Nhất Hạnh dạy lí luận, bởi vì thầy không biết trí tuệ thực sự, và bởi vì không hiểu biết thật sự, nên sự kiện diễn ra ngay trước mặt cũng không biết về nó. Chỉ thuần là suy luận và tưởng tượng, nghĩ rằng vì chưa đủ trình độ nên chưa hiểu, sai lầm
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 28/07/2008
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Con người tuy đã bước chân vào đạo, vẫn khó mà thoát khỏi cái tôi của mình. Họ không phải tìm kiếm chân lí, không phải nương tựa vào Đức Phật, mà họ tìm kiếm cái họ thích, thấy cái họ muốn, và y cứ vào bản năng của chính mình. Họ thích cái gì thì lôi Đức Phật ra để minh chứng cho quan điểm của mình, và nói, Đức Phật dạy như vậy. Họ sử dụng Đức Phật như một công cụ để bảo vệ cho cái tôi của mình, vì vô minh, vì ngu dốt. Xin lỗi nếu ai cảm thấy khó chịu với từ ngữ như vậy, nhưng đó là sự thật. Ngu dốt là sự thật, em cũng ngu, bất cứ ai chưa giác ngộ thì vẫn còn ngu si cả thôi. Người có trí tuệ là người biết mình ngu, kinh pháp cú nói như vậy
    Khi thích ai, người ta nói rằng Đức Phật dạy nương tựa vào Phật Pháp Tăng, có nghĩa là nương tựa vào Tăng? Nhưng như nào là Tăng, Đức Phật dạy thế nào là Tăng? Bất cứ ai trọc đầu cũng là tăng? Bất cứ ai xuất gia, mặc cà sa, nhưng nói dối, giết người, cướp của cũng là tăng? Thật ra, người ta thích theo sư nào, thích nghĩ gì, làm gì thì người ta lôi Đức Phật ra làm bình phong
    Bất cứ một nhà sư nào
    1 Nếu vị đó lầm tưởng mình giác ngộ, thuyết giáo sai lạc, hãy lấy Đức Phật làm thầy
    2 Nếu vị đó giác ngộ thật sự, vị đó vẫn không bao giờ bằng Phật, vẫn hãy chỉ nên theo những gì Phật để lại
    Trong mọi trường hợp, dù vị tăng đã giác ngộ hay chưa, nương tựa vào Đức Phật và Pháp được truyền lại là con đường duy nhất đã được chỉ ra, an toàn hơn là nương tựa vào bất cứ vị-tự-xưng-là-tăng nào. Đức Phật dạy, sau khi ta nhập Niết bàn, hãy lấy Pháp làm thầy. Ngài không chỉ ra một ai nắm quyền lãnh đạo, kể cả các thánh đệ tử đã giác ngộ chân lí. Nhưng còn ai nương tựa vào Phật nữa không? Họ nương tựa vào bất cứ ai hợp ý họ, họ cho là đúng, trong khi ko biết Đức Phật dạy cái gì
  6. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Cái hạng chú có bào biện cỡ nào thì cũng không thay đổi được bản chất nhố nhăng của chú đâu. Đọc mấy cái đoạn chú bình về bài của Whitecloud đăng thấy chú dùng chẳng thiếu một thứ ngôn từ tục tĩu gì ngay cả đối với một vị thiền sư khả kính, do vậy nên lúc đầu tôi cũng rất ngỡ ngàng khi chú đốp ngay vào mặt tôi, sau thì phì cười vì biết tỏng cái hạng háo danh nhố nhăng ngu xuẩn như chú. Chú em có đọc cho đẫy tràng giang sách vở thì rốt cục mọi thứ lí luận của chú anh vẫn thấy chỉ vo ve lòng vòng như con ruồi bu bãi...ứt thôi, chưa có gì thể hiện cái riêng có chú em đã thấy được. Anh cực ghét loại người nhố nhăng mất dạy nên quyết lùa chú cho đến cùng đấy, chú có kiến giải riêng gì trình ra coi!
  7. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Cho phép tui chen ngang (cho có vẻ biết chuyện ).
    Thiền:
    1. Pháp môn được tiền nhân dạy và ta áp dụng.
    2. Ta tự ngộ ra (dĩ nhiên là tuỳ theo mức độ có sự dẫn dắn của chân sư hay không).
    3. Ta sống với nó.
    4. Trò tàm xàm ba láp với tên gọi là Thiền (bất cứ ai cũng có thể đặt tên cái trò chơi của mình là Thiền). Và bất cứ ai cũng có thể đánh giá trò chơi của người khác là "tàm xàm bá láp".
    Thử lạm bàn về cái thứ tư (trò tàm xàm ba láp gọi là Thiền). Tôi nghĩ rằng đa số chúng ta (kể cả tôi) đều chưa có cái thứ 3 (sống với Thiền). Vậy chúng ta phải làm sao với những trò "tàm xàm ba láp" đây? Có nhất thiết phải phủ định nó 100% không?
    Tôi kể một kỷ niệm bản thân. Hôm trước tôi ra nhà sách thấy một quyển sách tên "Nghệ thuật Thiền trong cuộc sống". Đọc vào thấy toàn là trò trang trí nhà cửa theo phong cách Nhật Bản.
    1. Nhận định ban đầu của tôi "Đây là một trò tàm xàm bá láp" khi tôi tập trung vào chữ "Thiền".
    2. Nhưng nhận định kế tiếp của tôi. Tôi nhận ra là mình rất thích nghiên cứu văn hóa Nhật Bản và trường phái nghệ thuật minimalist. Và đây là một tài liệu hữu ích cho tôi.
    Và tôi nhận ra rằng đối với tôi Thiền và cuộc sống vẫn còn phân đôi chưa là một. Nhưng điều đó đâu có cấm tôi không vận dụng những thứ "tàm xàm bá láp" mà thiên hạ gọi là Thiền để vận dụng vào cuộc sống, làm cuộc sống dễ chịu và tốt đẹp hơn.
    Nói đơn giản là nếu tôi ra chợ tìm mua Mận, người bán đưa quả Roi ra và bảo đó là Mận. Nếu tôi thấy quả "Mận" đó hữu ích (cho cuộc sống của tôi) thì tôi mua. Không bổ bề ngang thì cũng bổ bề dọc mà. Mà mỗi người lại quan niệm "ngang/dọc" khác nhau đấy nhé.
    Được madeinviet sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 28/07/2008
  8. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em xin lỗi bác, em kém bác nhiều, em cười cầu hoà nè
    Em nhận thua bác được không ạ?
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi, thấy người khác sai thì nên chỉ cho người ta chứ bác. Không cứ là chuyện kinh tế, chính trị,.. vấn đề thiền cũng thế thôi
    Nếu họ bán quả mận thì cứ bán, đừng nói đó là quả roi. Thầy Nhất Hạnh làm rất nhiều người hiểu sai về đạo Phật, chứ còn so với bác madeinviet thì thầy còn tốt chán
    Em đã nói, cái nguy hiểm nhất không phải là đúng hay sai, mà là thái độ. Nếu đều có cách tư duy khoa học cởi mở thì cãi nhau sứt đầu mẻ trán cũng không quan trọng lắm. Còn đã có tư tưởng bảo thủ cực đoan thì dù giữ im lặng cũng là sai lầm
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 12:16 ngày 28/07/2008
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    À há, phải nói là tuy thiền và cuộc sống phân đôi, nhưng vẫn không thể nào phân đôi được, chỉ vì bác tưởng là phân đôi mà thôi
    Tại vì bác nghĩ rằng, như thế này là thiền, như thế này không phải là thiền. Khi bác cho rằng một cái gì đó là thiền, thì đương nhiên không có cái đó, vd trạng thái tâm lí, cảm giác nào đó,.. thì bác sẽ cho rằng đó không phải là thiền
    Em thì em chẳng quan niệm thế nào là thiền cho nên em chẳng như này là thiền hay không thiền thầy đồ ạ

Chia sẻ trang này