1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN TẬP CÓ HƯỚNG DẪN........

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi whiteclouds, 07/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Haha, vào địa ngục thì sao? Kẻ ngu có thú vui là tưởng tượng người nào trái ý mình sẽ vào địa ngục, cứ mơ như vậy đi nhé. Còn em không nghĩ là bác sẽ vào địa ngục đâu, nhưng đạt đến trình độ cao thì đừng có mơ
    Zelda tuy kết bạn với bác nhưng đừng hòng zelda công nhận thầy Nhất Hạnh. Em lạ gì zelda, bác không tin thử hỏi lại xem. Bạn bè mà không hiểu nhau như vậy mà cũng gọi là bạn bè.
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói là có, nhưng thầy không hiểu được điều đó
    Bất kì ai, dù ngu đến đâu vẫn có một phần trí tuệ được sử dụng, nhưng người ngu không hiểu điều đó, nên không thể chủ động sử dụng, vậy thôi
    Bác còn cần biết sống trong hiện tại mà không bị hiện tại lôi kéo nữa, bác hỏi thầy Nhất Hạnh xem có biết không nhé? Bác nên xem Phật nói sống trong hiện tại là như thế nào? Cứ sống hiện tại lạc trú không phải là sống trong hiện tại đâu ạ.
    Vâng ạ, cảm ơn bác nhắc nhở
    Còn em nhắc bác giống hệt bác MT ở trên, định lấy thịt đè người hả? Sự công nhận của thế giới? Thế giới có bao nhiêu người công nhận Phật giáo? Bác cho em số liệu cái? Bao nhiều người vô thần, bao nhiêu người theo tôn giáo khác. Kiểu trẻ con vắt mũi chưa sạch bác ạ, cái gì cũng phải vĩ đại mới hay hớm nhỉ
  3. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    anh w..l viết vậy : """" phỉ báng Phật Pháp... Tăng là một trong ba ngôi báu quí giá của Tam bảo""""
    chắc nah này không hiểu đạo phật bao nhiêu ấy nhỉ????
  4. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    MT xin chỉ một cái sai cơ bản của voiconlonton:
    Thầy Nhất hạnh hướng dẫn đệ tử thực tập sống trong hiện tại nhiệm màu là căn cứ vào Kinh Người Biết Sống Một Mình (BhaDekaratta Sutta, Majjhima Nikaya, 131) của Đức Phật, MT xin trích dẫn bài kệ trong Kinh:
    Đức Thế Tôn dạy:
    Đừng tìm về quá khứ
    Đừng tưởng tới tương lai
    Quá khứ đã không còn
    Tương lai thì chưa tới
    Hãy quán chiếu sự sống
    Trong giờ phút hiện tại
    Kẻ thức giả an trú
    Vững chãi và thảnh thơị
    Phải tinh tiến hôm nay
    Kẻo ngày mai không kịp
    Cái chết đến bất ngờ
    Không thể nào mặc cả.
    Người nào biết an trú
    Đêm ngày trong chánh niệm
    Thì Mâu Ni gọi là
    Người Biết Sống Một Mình.

    Voiconlonton phỉ báng Pháp này, nói là Thày trò chỉ biết trốn tránh bằng cách cắm đầu vào hiện tại... tức là phỉ báng Đức Phật phải không các bạn???
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Cũng bài kinh này (bài này do thầy TNH dịch) mà do HT Minh Châu dịch thì có khác rất nhiều. MT nên tham khảo thêm bài dịch kia nữa.
    An trú trong chánh niệm để lấy chánh niệm rỗng rang quán tâm quán pháp. Chứ ko phải an trú trong chánh niệm rồi chiêm ngưỡng hưởng thụ cái an lạc của chánh niệm, như vậy là hái quả non.
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi, bác cần phải xem Đức Phật nói như thế nào. Bài thơ này làm nhiều người hiểu lầm lắm, nguyên văn nó thế này:
    http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/u-kinh-trungbo/trung131.htm
    Như vầy tôi nghe.
    Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
    -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông: ''''Nhứt Dạ Hiền Giả'''' (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
    -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
    Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
    Quá khứ không truy tìm
    Tương lai không ước vọng.
    Quá khứ đã đoạn tận,
    Tương lai lại chưa đến,
    Chỉ có pháp hiện tại
    Tuệ quán chính ở đây.
    Không động, không rung chuyển
    Biết vậy, nên tu tập,
    Hôm nay nhiệt tâm làm,
    Ai biết chết ngày mai?
    Không ai điều đình được,
    Với đại quân thần chết,
    Trú như vậy nhiệt tâm,
    Ðêm ngày không mệt mỏi,
    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
    Bậc an tịnh, trầm lặng.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.
    Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
    Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
    Quá khứ không truy tìm
    Tương lai không ước vọng.
    Quá khứ đã đoạn tận,
    Tương lai lại chưa đến,
    Chỉ có pháp hiện tại
    Tuệ quán chính ở đây.
    Không động, không rung chuyển
    Biết vậy, nên tu tập,
    Hôm nay nhiệt tâm làm,
    Ai biết chết ngày mai?
    Không ai điều đình được,
    Với đại quân thần chết,
    Trú như vậy nhiệt tâm,
    Ðêm ngày không mệt mỏi,
    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
    Bậc an tịnh, trầm lặng.
    Khi ta nói: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông: ''''Nhứt Dạ Hiền Giả'''', tổng thuyết và biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói vậy.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 17:25 ngày 29/07/2008
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bài thơ dịch theo cả hai lối của thầy Nhất Hạnh và Minh Châu đều tương tự nhau. Chỉ khác ở chỗ nếu chỉ có bài thơ mà không đọc phần giải thích rộng của Đức Phật thì sẽ dẫn đến hiểu nhầm
  8. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tuỳ căn cơ chúng sinh mà các Thày ban Pháp khác nhau bạn Tranthiennhan à, đối với dạng hạ căn như chúng ta các Thày ban pháp khác, đối với đội ngũ đệ tử xuất gia độ chúng sinh, độ đời các Thày ban pháp khác... cũng như Đức Phật ban đầu ban Pháp Tiểu thừa rồi sau mới ban Pháp Đại Thừa.... nên nhìn vào Pháp của các Thày chúng ta phải cẩn thận chú ý và phải tinh tế lắm mới nhận biết chính xác được... nên đối với các Pháp, MT có một kinh nghiệm là chỉ nên quán sát chứ không nên phán xét, mình cứ thực tập nếu thấy hạnh phúc, lòng thanh thản và nhẹ nhàng thì Pháp đó là hợp cơ với mình...
  9. whiteclouds

    whiteclouds Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2008
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    To dungwind: cái biết của đệ còn hạn hẹp lắm mong huynh chỉ giáo....
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    To dungwind: cái biết của đệ còn hạn hẹp lắm mong huynh chỉ giáo....
    [/QUOTE]
    Đơn giản thôi, tam bảo là Phật, pháp , tăng. Tam bảo là 1 không tách rời nhau , không thể thiếu như kiền 3 chân vậy.

Chia sẻ trang này