1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền Tông - Trao đổi và lý giải?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 12/05/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NguCong

    NguCong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Thiên tông, dịch theo nghĩa của chữ là triết học im lặng. Vậy tại sao lại gòi là triết học im lặng ? Bản chất của học Phật nói chung là tìm kiếm giải thoát, giải thoát đạt được chỉ khi người ta bước qua được Vô Minh, tức là có hiểu biết đúng về chân lý. Thế nên trong Phật học ở Trung Quốc, câu hỏi trở đi trở lại nhiều lần là chân lý là gì ? Hiểu được chân lý, tức là ngộ đạo thành phật.
    Thiền tông từ sau Lục Tổ Huệ Năng cho rằng chân lý là nghĩa thứ nhất không nói ra được. Vì cái đúng chỉ đúng khi đứng trên một bình diện nào để nói về nó. Thế nên, khi bàn đến chân lý, những thiền gia thưòng chọn cách im lặng. Im lặng ở đây chính là câu trả lời đúng nhất của chân lý vì có giải nghĩa thế nào thì cũng chỉ diễn đưọc một bình diện của chân lý mà thôi.
    Các câu chuyện thiền, ví như câu chuyện về Huệ Khả mà bác Voldo dẫn ra mang nghĩa đó. Học thiền mà luỵ vào văn tự như Đạo Phó Bạch là hỏng, vì tuy có ý vượt khỏi sách mà vẫn luỵ vào sách, trong thiền học vốn chẳng có đưòng nào tu thành phật, ấy là vì tu vốn là một hành động có chủ đích, hành động có chủ đích thì tạo ra nghiệp, có nghiệp thì có nhân quả, có nhân quả thì mãi trầm luân không dứt. Thế nên mới hiểu được lớp da của thiền học.
    Ni Tống Trì tuy thấy động mà không thấy tĩnh,
    Dao Duc thay duoc vo ma khong thay duoc huu, tuc la cung chi hieu duoc mot phan cua chan ly.
    Hue Kha thi hieu duoc chan ly neu noi ra thi du bang loi nao cung van la khiem khuyet, nen qua im lang ma dien duoc tan cung cua chan ly, nen noi rang da dat den tuy cua dao phat la nhu the.
    TTVN moi ngay moi chuoi, go tieng Viet cung khong noi
  2. bhavaghita

    bhavaghita Guest

    bác này biểu giải thích về Thiền thì đúng là giống như bảo người câm đêm qua mày nằm mơ thấy gì? kể tao nghe với. quan điểm ngộ đạo là của tâm mỗi người, giống như khi uống nước, nóng lạnh tự biết. Không thể nói ra được.
    Câu chuyện công án của bạn hình như nói về Mã Tổ Đạo Nhất được coi là 1 trong những thiền sư vĩ đại nhất của Trung Hoa. Ông Đắc pháp từ thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng qua công án " mài ngói không thể thành gương, ngồi thiền không thể thành phật". Nam nhạc hoài Nhượng là bạn đồng môn với Thạch Đầu Hy Thiên cả hai cùng đắc pháp từ Lục tổ Huệ Năng nên có thể xem Mã Tổ Đạo Nhất là hậu bối của Thạch Đầu hy Thiên nhưng trong thiền tông không phân biệt trưởng bói hay hậu bối. chỉ có phân biệt người giác ngộ và chưa giác ngộ, khi Ngộ rồi thì muon vật như nhau.
    trở lại với công án trên: Thì Thiền sư Đặng Ẩn Phong còn chưa ngộ đạo nên còn chấp vào hình tướng và câu chử. Cần phải biết trong Thiền Tông có câu nói " đừng lầm ngón tay chỉ mặt trăng với mặt trăng" dựa vào lời mà được ý, được ý hãy quên lời. TThiền sư Đặng Ẩn Phong muốn xem thử trình đọ giác ngộ của Thạch Đầu bằng cách ra chiêu trước. Nhưng lại bị rơi vào cái bẩy của mình. Sau khi hỏi lại Mã Tổ Đạo Nhất và đến gặp lại Thạch Đầu vẩn rơi vào cái bẩy của ngôn ngử. Phải nói trong Thiền Tông không chấp nhận "tử Cú" có nghĩa là những lời nói ra sau khi suy nghĩ. Thiền phải xuất từ cái tâm vô phân biệt, xuất ra nhanh như điện chớp, tâm không suy nghĩ được gì. Đó là cách tốt nhất để đo lường trình độ giác ngộ. Nên sau này Mã tổ có nói "đường Thạch Đầu Trơn" có nghĩa là Thạch Đầu đả giác ngộ rồi không thể thử thách bản lĩnh ông ấy được, hoặc Đặng Ẩn Phong chưa đủ sự giác ngộ để thử thách.
    Còn câu nói thế nào là ý của "***** sang đông'' là cong án kinh điển trong Thiền Tông. Và câu nói này có 1001 câu trả lời nhưng ý nghĩa thực chỉ có 1. như khi uống nước, nóng lạnh tự biết. Hoặc" Dù tôi có nói bao nhiêu lời thì đó không phải là Ý của ông" có nghĩa là công án đó hoặc tất cả công án khác phải do tự mình tham ngộ không thể nhờ ở người khác.
  3. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Thiềntông là một cụm từ gồm hai chữ, chữ "Thiền" và chữ "Tông". Trong hai chữ đó chả có chữ nào có nghĩa là "im lặng" cũng chả có chữ nào có nghĩa là "triếthọc". Lấy chỗ nào để nói là "dịch theo chữnghĩa"???
  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Thú thực đây cũng là vấn đề làm tôi quan tâm cũng như khúc mắc về Thiền Tông.
    Bởi mỗi người giải thích một kiểu, hiện tượng thì có cái hiểu được nhưng có cái thì đúng là giải thích theo kiểu ba phải, nhập nhằng đúng sai
  5. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu Tổ nói: "Hãy nói ta nghe sởđắc của mình". Tôi hiểu thì đây cũng giống như một câu "Hãy hát một bài sởđắc của bạn".
    Những người ở trên thayvì hát một bàihát thì lại giảithích bàihát. Chỉ có Huệ Khả là "hát" thôi. Ởđây Huệ Khả "hát" theo kiểu "vô ngôn". Bạn thắcmắc là vì bạn nghĩ Huệ Khả phải có một câu trảlời chínhxác duynhất cho câuhỏi của Tổ. Nhưng ở đây thựcra cũng giống như hát vậy đó thích "hát" bài nào thì hát không nhấtđịnh là bài nào. Huệ Khả được ybát là vì ông đã có một đápán đúng với đềthi của Tổ đưa ra chứ không phải là vì cái việc ông lễbái Tổ.
    Được voxydent sửa chữa / chuyển vào 18:24 ngày 15/07/2010
  6. bhavaghita

    bhavaghita Guest

    anh bạn thân mến. Trong Thiền tông không có đúng sai vì thế không có câu trả lời nào đúng với đáp án cả. Anh bạn đả bao giờ nghe đến câu: ''''thị phi niêm trục triêu hoa lạc" có nghĩa là phải trái rụng như hoa buổi sớm của trần nhân tông chưa? đơn giản công án là để đo trình đọ giác ngộ hay nói khác hơn là tử lộ đưa ra để thiền sinh tham cứu, phải quên hết tất cả và không còn phân biệt bất cứ điều gì. Huệ khả đả giác ngộ và hành động của ông chứng tỏ rằng ông đả hoàn toàn giải thoát khỏi tất cả. chỉ có người giác ngộ mmới đủ sức khai ngộ cho người khác và nhận biết được người khác đả giác ngộ hay chưa. và nếu nhìn công án mà suy xét thì chẳng ai có thể hiểu nổi.
    Được bhavaghita sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 22/07/2010
  7. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    OK! Không có đúngsai thì không có đúngsai. Nhưng sựthực thì câu trên đã tự nó mâuthuẫn với chínhnó rồi.
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Hay ! Cho phép mình thư pháp hóa câu đó phát.
    Trz Th'' Tông kh'' có đz sai.
  9. voxydent

    voxydent Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    784
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho phép mình hỏi "Con chó đúng hay sai?"
    Được voxydent sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 23/07/2010
  10. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Ơ hơ ! Tôi không thích thú với chủ đề này cho lắm.
    Với câu hỏi trên thì tôi xin trả lời là chó luôn nghĩ là nó đúng. Kể cả mèo hay chuột chúng cũng đều nghĩ là chó luôn đúng. Chỉ có người thì mỗi người mỗi ý mà thôi.
    "Trz th'' tông kh'' có đz sai"

Chia sẻ trang này