1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền trong khi đọc sách

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nguyenducquyzen, 13/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kehanhhuong

    kehanhhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
    Các bác thân mến, tôi là dân kỹ thuật, thường ngày phải đọc rất nhiều sách và tài liệu kỹ thuật. Vì vậy việc tập luyện một phương pháp đọc hiệu quả là rất quan trọng
    Tôi đã đọc cái link của nguyenducquyzen về Thiền trong khi đọc sách. Tuy nhiên tôi thấy có một số điểm không phù hợp đối với việc đọc tài liệu kỹ thuật
    - Thứ nhất, là việc không bình phẩm đúng sai trong khi đọc. Điều này rất khó bởi kỹ thuật không trừu tượng như các ngành khác (trong đại đa số trường hợp), vì vậy người ta chia sẻ những quan điểm chung, việc đọc với một sự vô tư, không nghĩ đến hợp với ý của ta hay không hợp với ý của ta là khó thực hiện
    - Thứ hai, xin tranh luận một chút với các bác về chữ Thiền ở đây. Hiểu biết của tôi về phần này rất khiêm tốn. Nhưng theo tôi hiểu thiền là một sự quay về với chính mình. Trong các sách vở về Thiền và Phật pháp, một điều luôn được nhấn mạnh là Chánh niệm: nhận thức được mình đang làm gì. Nhưng khi đọc sách, nhất là đọc tài liệu kỹ thuật, cần phải nắm được ý của tác giả. Một đặc trưng của TL kỹ thuật là có nhiều câu dẫn dắt không quan trọng, và có một vài câu bản lề, nói lên ý tác giả(một lý do vì sao người ta phải đưa một cái abstract lên đầu các tài liệu để người đọc dễ hình dung). Vì vậy, khi đọc ta phải vận dụng cả đầu óc để suy nghĩ, để hiểu, khi ấy ta bị hút vào nhưng dòng chữ. Vậy với một sự hướng ngoại như thế, có gọi là Thiền được không các bác. Nếu các bác đã hành Thiền, có thể nói lại cảm giác trong trạng thái đó đưọc không?
    Vẫn biết rằng những vấn đề của riêng mình phải do chính mình tự trả lời, vẫn biết mình còn chưa hiểu rõ về Thiền, nhưng cũng xin mạo muội góp mấy câu như thế, rất mong các bác góp ý cho. Xin cảm ơn nhiều!
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào bác kehanhhuong, lâu lắm rồi tôi mới gặp lại bác.
    Hồi truớc tôi có ngồi nói chuyện với đại huynh quyzen về vấn đề này rồi. Nay xin nói lại theo ý đại huynh:
    Thứ nhất, là việc không bình phẩm đúng sai trong khi đọc có nghĩa là khi đọc đừng có để ám ảnh rằng tác giả chắc chắn sai, hoặc chắc chắn đúng. Như thế việc đọc sẽ không có kết quả gì.
    Nói đơn giản hơn: Bác theo học GS X. sau đó đọc sách của GS Y. là GS mà GS X. cực ghét và luôn nói rằng ông này viết dở lắm. Thế là sau đó bác đọc bài của GS Y. bác sẽ luôn giữ thái độ trong đầu là ông Y này chắc chắn là sai. Và sau đó thay vì đọc sách một cách nghiêm túc thì bác lại soi chỗ nào ông ấy sai.
    Đó không được gọi là đọc trong thiền, vì bác để tạp niệm đúng và sai xen vào quá nhiều. Khi đọc việc phê bình đúng sai là tốt, nhưng đừng để vì một cái lỗi nào đó, hoặc một tác nhân nào đó mà ám ảnh chuyện việc nhận định đúng sai suốt câu chuyện. Hãy cố gắng phân tích xem có cái gì đúng cái gì sai một cách tổng quát hơn là đánh giá cả quyển một câu : đúng sai. Rất có nhiều cuộc tranh luận thát bại vì hai người, hai phe luôn nghĩ, tao đúng thì mày sai và ngược lại. Nhưng họ không nghĩ giải pháp thứ ba mới là đúng nhất.
    Về câu hỏi thứ hai: Về thiền có nhiều quan niệm, quan niệm của bác là :?Trong các sách vở về Thiền và Phật pháp, một điều luôn được nhấn mạnh là Chánh niệm: nhận thức được mình đang làm gì?
    Tôi không rõ quan niệm của bác quyzen, nhưng quan niệm của tôi thì đơn giản hơn là:?Thiền là sự tập trung cao độ trong khi giải quyết vấn đề và không để tạp niệm xen vào?. Cho nên khi đọc miễn là chú ý đến các vấn đề chính và các vấn đề liên quan đến vấn đề mình tìm hiểu thì đã được gọi là thiền.
    Quan điểm của tôi chỉ có thế, không biết bác nghĩ thế nào.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  3. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0

    Thiền trong đọc sách ?
    Với T.A luôn là việc nhập mình trong sự việc mà sách đưa , thấy được trong đó cái đúng sai , thấy được trong đó cái triết lý nhân sinh mà cho dù là một cuốn sách đầy học thuật và nghiên cứu khoa học .
    Thiền vậy không biết nó thế nào bác Quý à !
    Điều phiền muội nhất trên đời là không biết mình đang làm gì !
  4. hiep_si_lang_du

    hiep_si_lang_du Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Em là người của dân kỹ thuật nên em cũng không hiểu là nếu đọc sách không có cảm hứng thì sẽ nhớ thế nào. Đọc sách mà khống so sánh thì nhớ khó lắm. Em thấy nếu việc thiền khi đọc sách thành công chỉ sợ đọc gì cũng bình đẳng. Em cũng muốn trao đổi phương pháp đọc sách với các bác. Em thấy vấn đề các bác viết rất có màu sắc của việc thiền trong Phật giáo. Đó là đạt được sự thanh-tịnh trong tâm hồn. Tuy nhiên, khi đọc bất cứ sách gì mà không có chính kiến riêng, không cảm hứng, không có đầu óc phê phán (so-sánh ) thì làm sao mà nhớ được. Cái quan-trọng là việc so-sánh và kiểm chứng thông tin từ việc đọc sách với cái gì?
    Em rất muốn cùng thảo luận với các bác về việc tìm ra một phương pháp đọc sách thích hợp. Mong các bác chỉ giáo. Sau đây là ý kiến của em:
    - Xuất phát từ mục đích cuối cùng của việc đọc sách là có được nhứng kiến-thức hữu ích. Lại xuất phát từ thực tế là không phải kiến thức nào trong sách cũng đúng và cũng hay. Em có ý kiến về việc thiền trong đọc sách như thế này:
  5. hiep_si_lang_du

    hiep_si_lang_du Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    1. Đọc những vấn đề đã biết đôi chút thì đầu tiên phải thích (hung-thu) những vấn đề đó. Sau đó, đọc và so-sánh với những gì mình đã biết. Quan-trọng là có một đầu óc phê-phán(so-sánh) khách quan. Khi có cảm hứng và nhập tâm vào việc đọc, không để ý đến những tác động xung-quanh (trừ việc cháy nhà nha) thì có nghĩa là đang thiền rồi đó. Vấn đề có cảm xúc trong khi đọc sách để đưa đến những so-sánh (phê-phán) là rất cần thiết vì : Lần này có thể ta phê-phán sai do kinh-nghiệm thực tế quá ít và những luận-cứ đem so-sánh chưa vững-vàng nhưng lần sau sẽ khá hơn. Khi đã có hứng-thú với vấn đề rồi thì chắc chắn sẽ còn muốn tìm hiểu tiếp và ý-thức tổng kết những gì đã đọc trước kia sẽ là tiền đề cho những gì sẽ đọc sau-này.
    2. Đọc những vấn đề chưa bao giờ biết đến. Hãy hỏi những chuyên gia về vấn-đề đó xem cao-nhân của vấn đề đó là những ai. Đầu tiên phải đọc sách của những người am-hiểu về vấn đề đó thì mới mong có được những chuẩn mực cao về tính chân-thực trong nhận thức. Phải một người có tầm hiểu biết rộng và sâu sắc mới viết hay được. Tuy không phải những gì người đó viết dều đúng nhưng từ sự ngưỡng mộ ban-đầu sẽ đưa cho ta những cảm hứng và sự tin-cậy về tính trung thực của quyển sách đó.
    Kết luận: Tôi đề cao vấn đề cảm hứng trong việc thiền khi đọc sách. Tiếp đến là có đầu óc phê-phán khách quan.
    Em post bài này lên với tinh-thần học hỏi và mong muốn tim-hiểu về vấn đề đọc sách nói chung và vấn đề thiền trong đọc sách nói riêng. Mong các cao nhân chỉ giáo.
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Chào hiep si lang du, chúc mừng bạn đã đến với box học thuật. Tôi ko phải là cao nhân, chỉ là nguời quan tâm tới học thuật.
    Về vấn đề liệu có phải là vấn đề " ko phê bình, đánh giá" của thiền trong khi đọc thì tôi có giải thích ở phía trên duới bài của bác kehanhhuong, bạn có thể tham khảo lại.
    Phê bình, đánh giá khi đọc sách là đúng, nhưng cái chính là phải biết làm thế nào cho chính xác. Cái đó chính là ko để tạp niệm và ám ảnh xen vào.
    Thân ái
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy thực ra cũng không cần phải công phu lắm như bác nguyenducquyzen nói. Giữa Thiền và đọc sách (một cách có hiệu quả) có một điểm tương đồng duy nhất là:
    "Được cá hãy quên nơm
    Được ý hãy quên lời."

    Theo như tông chỉ trên thì đọc sách đừng đọc từng chữa mà từng giây phút hãy nắm lấy
    1. Từ khoá.
    2. Chuỗi ý nghĩa.
    3. Loạt ý tưởng.
    Ý tôi chỉ có vậy.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 03/01/2004
  8. luk

    luk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    qua những lời các bác trình bày, có vẻ như có khá nhiều điểm tương đồng trong các kinh nghiệm, nhưng khi các bác type ra thành giọng văn, có cái gì đó bị méo (đừng hiểu từ này cực đoan nhá)đi so với nhận thức, thành ra mỗi người nói một khác đi xíu ?!
    ko hỉu giọng văn của em có méo không ? :))
    cũng là dân kỹ thuật mừ...
    mà kỹ thuật và kinh tế hay gì gì đó cũng chẳng để làm gì, vì em thấy bít bao cao thủ kỹ thuật đang làm kinh tế ngoài kia kìa...
    bác Bill là một ví dụ nhá...
    thui em đi ngủ đây !

    nem
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi suy nghĩ rất nhiều về đề tài này.
    Thiền có liên quan gì đến "Phương pháp đọc có hiệu quả"?
    Theo tôi thấy Thiền và "Phương pháp đọc có hiệu quả" mặc dù rất khác nhau nhưng lại có liên quan đến một hiện tượng tâm lý gọi là "hiện tượng chủ kiến" hay "ảo tưởng chủ kiến". Các bạn có nhớ cái hình mà người ta nhìn vào người thì nói là cô gái, người thì nói là bà già không? Hiện tượng đó được gọi là "chủ kiến".
    Giải thích hiện tượng này, Phật giáo có lý thuyết về Ngũ uẩn: "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức".
    Sắc: thế giới vật chất, những gì tác động vào giác quan.
    Thọ: Cảm giác rời rạc về thế giới vật chất.
    Tưởng: Động tác tìm kiếm trong những kinh nghiệm trước khi có "thọ".
    Hành: Từ cái "Thọ" và "Tưởng", hình dung ra sự vật.
    Thức: Đi đến một tri giác hoàn chỉnh về sự vật.
    Dĩ nhiên sự giải thích về ngũ uẩn của tôi là khác hẳn với giải thích mà các bạn thường thấy trong các sác báo giải thích về đạo Phật. (họ giải thích rằng: Tưởng: Tri giác, hành: Hành động, thức: nhớ lại). Tôi không có ý định phủ định các nhà sư của chúng ta mà chỉ dùng Ngũ uẩn để giải thích cái "Ảo tưởng chủ kiến" mà thôi.
    Ý của tôi là trong quá trình Tưởng, và Hành đã đưa đến cho chúng ta quá trình phân loại sự vật thành nhiều đối tượng riêng biệt, điều này cản trở chúng ta nhìn thấy "tự tính" của hiện tượng giới (tự tính vô thường, vô ngã và khổ). Mục đích của Thiền là chặn đứt quá trình tưởng và hành để đưa đến nhận thức đúng đắn về thế giới, có thể gọi đây là quá trình xóa bỏ "ảo tưởng chủ kiến". Dĩ nhiên là Thiền có những mức độ cao hơn, không phải là xóa bỏ mà là nhận thức rõ về "ảo tưởng" này. Giống như: "Bồ-đề bổn vô thụ, minh kính diệc phi đài..."
    Còn quá trình đọc sách có hiệu quả thì điều cần thiết là phải lợi dụng "ảo tưởng chủ kiến" để nắm bắt được ý tưởng của tác giả. Đây gọi là "Thuật toán tích phân". Chẳng hạn, trước khi đọc ta phải đọc kỹ tựa bài, tên tác giả, lời tựa và tự đặt cho mình những câu hỏi và hình dung nội dung quyển sách. Quá trình đọc ta phải điều chỉnh lại nhận thức ban đầu của ta về quyển sách sao cho phù hợp với ý tưởng của tác giả (đây gọi là "thuật toán vi phân"). Nếu các bạn áp dụng hai thuật toán này, tốc độ và hiệu quả đọc tăng lên rất nhiều.
    Vì vậy, ý của tôi rằng: "Thiền và đọc có hiệu quả cùng đặt cơ sở trên một hiện tượng tâm lý nhưng sẽ không có việc Thiền trong đọc sách". Tuy vậy, Thiền là sống với hiện tại và nhận thức rõ ràng hiện tại, cái hiện tại đó có thể là ăn, uống, ngủ, nghỉ, làm việc, tiêu, tiểu... nhưng mục đích của thiền là hiện tại, các hành động chỉ là phương tiện mà chúng ta tuỳ duyên mà quán sát.
    Xin hết.

Chia sẻ trang này