1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiền trong nhạc Trịnh

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi vothuongta, 08/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Khiếp quá, giải thích thiền gì mà dài dòng thế!!!
    Thiền là một chú ve con
    Cả đời mình say sưa hát
    Dưới hàng cây xanh mát
    Thiền là Hạ của trần gian
  2. cubidon

    cubidon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    he..he..bac rrrủa nghe khiếp quá,chỉ sợ tvonline ch­ưa kịp tẩu hoả nhập ma khi thiền thì đã bị mấy lời nói của bác làm cho tá hoả tam tinh rồi!
  3. ntvonline

    ntvonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    277
    Đã được thích:
    0

    Chú vothuongca nhìn quen thế ! Hóa ra là đã gặp nhau ở 39 Linh Lang rồi nhỉ?
    Mình chỉ tìm hiểu về thiền một cánh tò mò thôi, không được đam mê, và cầu tiền cho dù cũng thấy có kết quả.
    Còn đối với nhạc Trịnh thì mình nghe suốt à, cả khi làm việc lẫn khi không nhiều khi nghe mà như là không nghe, Có nhưng lúc mất tập trung không làm việc được thì nghe nhạc Trịnh lại tập trung vào công việc được.
  4. vothuongta

    vothuongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Triết học của Trịnh Công Sơn
    theo Tuổi trẻ/Văn Hóa Phật Giáo (04/05/07)

    Dưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế, thấu hiểu của John C. Schafer - một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc văn hóa đã trở về với văn hóa Việt.

    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh...
    Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống.
    Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.
    Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được". Bài này sẽ trình bày rằng thứ "triết học nhẹ nhàng" này chính là triết học Phật giáo.
    Trong Tứ Diệu Đế của đạo Phật, chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người, ông đã hát trong Gọi tên bốn mùa. Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả. Theo Kinh Kim Cương, Tất cả các pháp hữu vi là ?onhư sương mai, như ánh chớp?. Đây là một ý niệm mà Trịnh Công Sơn đã nhắc đi, nhắc lại trong nhiều lời ca của mình. Giống như con chim ở đậu cành tre và một con cá . . . trong khe nước nguồn, không ai trong chúng ta là những người định cư vĩnh viễn, tất cả đều là những người ở trọ trần gian này. Trong khi tạm cư ở chốn trần gian này chúng ta tìm chỗ ẩn náu trong tình yêu, nhưng rồi tình yêu cũng mất đi.
    Tình yêu như tất cả mọi sự khác đều vô thường như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài Đóa hoa vô thường và nhiều bài ca khác. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn là những lời tuyên bố siêu hình rằng những đổ vỡ tình yêu không phải là những chông gai nho nhỏ trên con đường đời đẹp đẽ vô song. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói, là những ?obài kinh cầu bên vực thẳm?. Các bài ca này là những lời nhắc nhở cho chúng ta về lẽ vô thường.
    Một đề tài Phật giáo khác trong nhạc Trịnh Công Sơn là thuyết luân hồi. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi, ông hát trong Cát bụi. Hay Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô, trong Rừng xưa đã khép. Trong các ca khúc của mình Trịnh Công Sơn có vẻ đồng ý với đạo Phật rằng ?oHiện tại là hình bóng của quá khứ và tương lai là hình bóng của hiện tại?.
    Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra chấp nhận thuyết luân hồi của nhà Phật trong những câu mà Trịnh Công Sơn đã làm nhòa nhạt biên giới giữa đi và về, như trong bài Phôi pha: Có những ai xa đời quay về lại / Về lại nơi cuối trời. Nếu chết là để đi đến tái sinh thì khi ta ra đi nghĩa là ta trở lại. Nhìn sống và chết cũng như nhìn nước chảy trên sông và tự hỏi nước đang ra đi hay nước đang trở về. Đó là ý của Trịnh Công Sơn trong Gần như niềm tuyệt vọng: Những ngàn xưa trôi đến bây giờ / Sông ra đi hay mới bước về.
    Theo đạo Phật không có cái ta trường cửu nhưng mà có một chút gì trong cái ta đã mất được tiếp nối trong cái ta tái sinh. Quá trình này thường được so sánh như khi ta thắp một cây nến từ một cây nến khác, có cái ra đi và cũng có cái trở lại, một cõi đi về như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài ca cùng nhan đề.
    Một ảnh hưởng khác của Phật giáo trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là sự mập mờ và siêu lý luận của các câu văn. Nhạc, lẽ dĩ nhiên là tiếng nói của con tim không phải là của lý trí nhưng sự xác định này cũng chưa đủ dể giải thích tại sao Trịnh Công Sơn có vẻ như không muốn làm cho lời ca rõ ràng. Tôi nghĩ rằng đây là ảnh hưởng của Phật giáo, rằng người ta không thể chỉ ngồi mà lý luận để đi đến một sự bình an cho tâm hồn, rằng ý niệm giác ngộ vượt qua biên giới của ngôn ngữ và lý luận.
    Cái mập mờ danh tiếng của Trịnh Công Sơn là do sự phá bỏ biên giới giữa các điều mà chúng ta thường xem là khác biệt, một phương pháp mà Cao Huy Thuần gọi là ?ođối hợp?. Trịnh Công Sơn hay dùng lối văn đối nghịch, một nghệ thuật ngôn ngữ hay dùng để nhấn mạnh sự khác nhau của hai điều, nhưng ngược lại, Trịnh Công Sơn hay đem đối nghịch làm trùng hợp như trong các câu này: Tình không xa nhưng không thật gần; Không xa đời và cũng không xa một người; Một phố hồng một phố hư không.
    Trịnh Công Sơn giống như một nhà thiền sư phủ nhận rằng tuyết thì trắng, quạ thì đen, với mục đích nói lên rằng muốn giác ngộ thì phải tránh xa cái đối lập giữa ?ocó? và ?okhông? để thành một tổng thể hài hòa. Lời ca của Trịnh Công Sơn giống như các công án trong Phật giáo, chẳng hạn như công án nổi tiếng nói về lắng nghe tiếng vỗ của một bàn tay, và cũng giống như công án, bài hát của Trịnh Công Sơn không thể giải thích được bằng đầu óc.
    Khi nói về triết lý trong nhạc Trịnh Công Sơn chúng ta cũng cần nói tới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh nữa. Các bạn thân của Trịnh Công Sơn xác nhận rằng, ông cũng như một số đông các nhà trí thức miền Nam vào cuối thập niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, rất bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa hiện sinh.
    Thái Kim Lan bảo rằng: ở Huế hồi đó nhiều người nói về lo âu (angst), hư vô (nothingness), nôn mửa (nausea) và nỗi hoài công phi lý của Sisyphus. Nguyễn Văn Trung hồi đó mới từ Bỉ về, theo Bửu Ý là ?onòng cốt? của các cuộc tranh luận về triết lý tại Huế. Nguyễn Văn Trung viết nhiều bài về hiện sinh và đăng trong tạp chí Đại Học, do ông làm chủ nhiệm.
    Các bạn của Trịnh Công Sơn bảo rằng ông rất ham đọc sách của Camus về huyền thoại Sisyphus. Các bạn này cũng bảo Trịnh Công Sơn rất thích các phim trong đó có tài tử James Dean đóng vai của một người lưu lạc cô đơn. Chúng ta thấy hình ảnh chàng cô đơn này trong nhiều bài của Trịnh Công Sơn trong đó có bài Dã tràng ca. Trong bài này Trịnh Công Sơn muốn so sánh mình với Sisyphus, qua một hình ảnh đã được Việt Nam hóa là con dã tràng suốt ngày ?oxe cát biển đông? trong Nghe thân lưu đày.
    Trong cuốn Huyền thoại Sisyphus, Camus nói: trong cái thế giới phi lý này, chúng ta thường hay bị quyến rũ bởi hai cách trốn thoát: một là tự vấn thân xác, hai là tự vẩn triết lý, tức là nuôi dưỡng niềm hy vọng rằng mình sau này khi chết đi sẽ được lên chốn thiên đàng vĩnh cửu. Theo Camus, chúng ta phải từ chối hai con đường giải thoát này và phải chọn một con đường khác: con đường chống đối thế giới phi lý này giống như nhân vật Sisyphus trong huyền thoại vậy.
    Ông Nguyễn Văn Trung đã giải thích thuyết của Camus theo một cách khác. Ông viết về tự vẫn triết học như thế này: ?oHy vọng một đời khác, hoài niệm một quê nhà sau tù đầy là một cách phủ nhận tình trạng phi lý khác, mà không chấm dứt được phi lý. Camus gọi những giải pháp thoát ly đó là một tự vẫn triết lý (Suicide philosophique)?. Nguyễn Văn Trung cho rằng, theo Camus, chúng ta phải chấp nhận rằng ?oTù đày chính là quê nhà?.
    Rất có thể Trịnh Công Sơn đã bị ảnh hưởng của Camus qua cách giải thích của Nguyễn Văn Trung. Giáo sư Trung đã Việt Nam hóa lý thuyết về lưu đày và thiên đàng vĩnh cửu của Camus. Lời giải thích của Nguyễn Văn Trung đã làm lẫn lộn hoài vọng về một cõi thiên đàng trong kiếp sau với hoài vọng về quê nhà.
    Trịnh Công Sơn quả thật đã bị lôi kéo từ hai dòng lực tù đày và quê nhà. Nhiều đêm muốn đi về con phố xa / Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà, ông đã hát trong Lời thiên thu gọi. Nhưng vì đã được uốn nắn trong một nền văn hóa mà trong đó tình yêu quê nhà đóng một vai trò rất mạnh, Trịnh Công Sơn đã không do dự chọn quê nhà. Ông đã hát Chân đi xa trái tim bên nhà, trong Có nghe đời nghiêng và Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá / Góc phố nào cũng thấy quê nhà trong Tình yêu tìm thấy.
    Do đó ta thấy Trịnh Công Sơn không chấp nhận sự nổi loạn chống lại thế giới phi lý như Camus đã cổ võ. Trịnh Công Sơn không thể nào chọn lưu đày làm nơi quê nhà. Tù đày theo Trịnh Công Sơn không phải là sự nổi loạn hiện sinh mà là sự nhìn nhận của một người con Phật trước nỗi khổ và tính cách tạm bợ của cuộc đời: Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây Trịnh Công Sơn hỏi trong Phúc âm buồn. Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này.
    Hiện sinh khuyến khích cá nhân đứng lên một mình để chống lại xã hội và văn hóa. Phật giáo, ngược lại, dạy thuyết vô ngã, dạy rằng không có gì khác biệt giữa ta và tha nhân, rằng mọi sự mọi việc trên đời đều hỗ tương ảnh hưởng vào nhau. Tôi tin rằng Trịnh Công Sơn có ý nói đến thuyết vô ngã trong các bài ca của ông. Ông có nói đến ?ophụ người? như trong bài Ru em nhưng cái buồn của ông thật ra cũng là cái buồn của nhân thế. Yêu em yêu thêm tình phụ / Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ (Ru em). ?oTừ bi? có nghĩa là tâm từ (maitri) và tâm bi (karuna), hai đức hạnh mà theo Phật giáo mình nên tu dưỡng.
    Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, Trịnh Công Sơn cũng như nhiều thanh niên trí thức khác tại miền Nam, thích bàn luận về thuyết hiện sinh. Triết lý nói chung và thuyết hiện sinh nói riêng hồi đó là một đề tài rất phổ thông trong giới trẻ. Các bài hát đầu của Trịnh Công Sơn đã đáp ứng được nguyên vọng này của giới trí thức miền Nam. Phật giáo và hiện sinh quả thật có gần nhau ở một vài điểm. Cả hai đều tin rằng con người phải đối diện với cái chết và với ý niệm hư vô trước khi có thể thực sự sống một đời sống đích thực.
    Trịnh Công Sơn lúc mới vào nghề nổi tiếng vì đã ?ochịu chơi? với thuyết hiện sinh nhưng theo tôi Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhạc của mình dựa trên các đề tài của Phật giáo. Nếu hồi đó ít ai để ý tới cái tính cách Phật giáo trong các bài của ông, có thể là vì Phật giáo và hiện sinh gặp nhau ở một vài điểm và người ta chỉ để ý đến khía cạnh hiện sinh mà thôi. Tuy nhiên lý do chính vì sao Trịnh Công Sơn vẫn tiếp tục thành công trong một thời rất dài là vì những ưu tư có tính cách rất Phật Trịnh Công Sơn đã gởi gắm trong lời ca của mình.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh. Nhạc Trịnh Công Sơn khó hiểu nhưng lời ca của ông có khả năng xoa dịu những tâm hồn bị dao động.


  5. vothuongta

    vothuongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    cảm nhận của những người yêu nhạc Trịnh về tính thiền trong nhạc Trịnh
    Huỳnh Công Thảo
    Tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn từ năm tôi 13 - 14 tuổi. Trong một lần tình cờ tôi nghe câu hát: "Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi. Để một mai tôi về làm cát bụi". Tôi nhận ra triết lý Phật giáo trong bài hát này và từ đó tôi đến với nhạc Trịnh Công Sơn. Xin được nói thêm rằng: năm tôi 7 tuổi, vào chùa học kinh. Thân người sau khi chết đến một ngày kia tan rã hoà nhập vào đất, đó chính là trở về cát bụi. Đây chỉ là một trong những nghĩa lý thâm thuý của nhà Phật. Tôi đồng ý với một câu trong bài viết trên, đó là: "Nghe nhạc Trịnh Công Sơn đối với nhiều người Việt cũng gần giống như nghe một câu kinh. Nhạc Trịnh Công Sơn khó hiểu nhưng lời ca của ông có khả năng xoa dịu những tâm hồn bị dao động". Tôi có thể đã từng bị dao động nhưng tôi không xoa dịu mình bằng nhạc Trịnh Công Sơn. Nhạc của Ông có một năng lực khác, mạnh mẽ hơn nữa, đó là kêu gọi mọi người yêu thương, tha thứ, sống hợp đoàn hoà ái, sống có ích cho xã hội.
  6. nhacso_kiss_to

    nhacso_kiss_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc làm sao mà thiền được ?vô lý
  7. vothuongta

    vothuongta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Ngay từ khi Trịnh còn có mặt nơi quán trọ trần gian, người bạn vong niên của ông là Nhạc sĩ Văn Cao đã từng nói rằng, Trịnh không bị ảnh hưởng bởi những giáo điều cổ điển phương Tây. Thoạt nghe, tôi chưa cho phép mình tin tưởng điều này, nhưng khi đọc lại những tác phẩm của Trịnh viết trước năm 1975, tôi thấy điều mà nhạc sĩ Văn Cao nói là sự thật. Tôi cần phải khẳng định lại cho chính niềm tin của mình bằng những lời ca của Trịnh, và nghiệm thấy bản chất triết học trong nhạc của ông là sự kết tinh từ cuộc sống trải nghiệm đầy những khốn khó, lao đao và bất định. Cho nên cái gọi là bản chất triết học trong nhạc của Trịnh Công Sơn là sự lí giải cho số phận, nói một cách khác nó đồng nhất với quan niệm của Phật giáo nhưng giao thoa với tính ngang tàng của người quân tử trong Nho giáo. Thành ra, khi Trịnh lí giải về số phận con người, nhạc của ông cuốn tư duy người nghe vào khuynh hướng buông xả. Song, xét kĩ hơn một chút, ta thấy những điều vừa nghiệm thấy là hình thức tồn tại bên ngoài ý nhạc. Xuyên suốt các lời ca của Trịnh, tình yêu lớn dành cho dân tộc, dành cho nỗi đau mất mát và hi sinh trong chiến tranh của những người con da vàng, dành cho những Người Tình trong thơ và nhạc của ông...Tất cả những tình yêu ấy gộp thành dòng suối tưới đẫm những mảnh hồn bất kì nào chai lì nhất. Vì thế, nói bản chất triết học trong nhạc Trịnh Công Sơn là cội dễ của yêu thương và tình bác ái cũng là điều dễ hiểu.
    Lênh đênh cùng kiếp người, đau thương cùng số phận hàng triệu người da vàng nằm xuống. Trịnh đã hát cho chính dân của Trịnh nghe bằng nhịp đập trái tim của Trịnh. Lời ca ấy không cần đến **** ong quấn quýt, nhưng hương thơm và nét đẹp hoa thơ, hoa nhạc vẫn lan toả và tận hiến cho nhân gian. Chợt nhớ một ý của Napoléon rằng, đức Chúa Jesus tạo ra vương quốc của mình bằng tình thương và lòng bác ái, Jesus mất nhưng vương quốc của ngài tồn tại đến muôn đời. Chúng ta có thể ngần tin với nhau điều ấy trong trái tim mỗi người về Trịnh, song không nên tự lập ra một tôn giáo Trịnh một cách lố lăng và ấu trĩ. Giá trị vốn có và đang tồn tại của nhạc Trịnh sẽ mãi vinh thăng trên con đường đi thẳng đến tâm can người nghe, hãy để nó tự khám phá ra hướng đi bản ngã và thiêng liêng nhất. tôi tin vào điều đó và hình như đó là niềm tin trong sáng nhất!
    2/ Những mâu thuẫn tất yếu khi tiếp cận nhạc Trịnh Công Sơn một cách nghiêm túc. Nếu như chúng ta đến với nhạc của Trịnh một cách nghiêm túc nhất thì tất yếu từ sâu thẳm tư duy sẽ hình thành những mâu thuẫn. Đó là những mâu thuẫn về những chiều kích phận người nơi quán trọ trần gian, là những băn khoăn trong hàng tá những câu nhạc rất ngang nhưng tình ứ, là những thôi thúc tìm hiểu đến tận cùng nỗi đau và tận cùng vui sướng,v.v...tất cả tạo nên những giằng xé, những xung đột nội tâm người nghe, và phải tư duy lắm lắm mới cấu thành nên những mâu thuẫn đáng yêu như thế.
    Chúng ta thường ngồi lại bên nhau trong những nơi như quán cafe lâng lâng điệu nhạc, hay tắt hết đèn trong phòng đêm để tự đàn và cho nhau nghe...Cũng để tận hưởng và giải quyết cái mâu thuẫn đáng yêu vừa mới nói. Mọi sự bàn luận trong những lúc ấy là vô nghĩa. Mà chỉ cần mỗi người tự cảm lấy cái hay, cái không thể nói ra, vì ngôn từ trong những thời khắc ấy không làm tròn bổn phận tải ý. Nó như một vòm mây trên trời cao hiển thị những lá cờ tự do không có cán, cứ bay lên và tan ra hoà vào vũ trụ. Và chỉ có cát bụi đâu đó trong không gian là găm chặt được với tình. Huyền diệu thay mà cũng thú vị thay. Tiếc cho ai không có cảm giác như thế và xấu hổ cho tôi trước giờ mới biết đến điều này...
    3/ Sự giằng xé nội tâm xoay quanh vấn đề tiếp cận Trịnh Công Sơn là sự giằng xé của tâm linh. Nhiều ít những tình cảm rất khác biệt trong lòng khi nghe Trịnh hay đọc Trịnh xuất hiện đồng thời, tạo ra những sóng âm li ti mà cũng không kém phần dữ dội trong tôi. Đến với trí tuệ Trịnh Công Sơn mà theo kiểu cỡi ngựa xem hoa thì e rằng chỉ có hại cho ta về sau này khi tư duy mà thôi. Vì thế, trong những lần độc thoại tự vấn về vấn đề nhạc Trịnh ai hát hay nhất, Khánh Ly hay Hồng Nhung? Trịnh Công Sơn hay chính tôi? Nhiều người từng nói rằng, vị trí thứ nhất là Trịnh, vì chỉ có Trịnh mới hiểu hết cái nghĩa của chữ và hình như điều này hơn một lần Trịnh đã trả lời phỏng vấn. Thứ đến là Khánh Ly, vì Ly là người gắn bó với ca từ của Trịnh cũng như với Trịnh sâu sắc hơn ai hết và tiếp đến là Bống ( Hồng Nhưng ). Còn tôi, khi nghe cả ba người hát, tôi vẫn chưa tìm được cho mình sự kì diệu của niềm tin mà người đời từng gieo giắc. Mãi đến khi tự mình lẩm bẩm được đôi câu, thì tự đáy sâu cõi lòng toát lên dư vị nửa đắng, nửa ngọt ngào pha êm dịu. Tôi đã hiểu ra cái hay của nhạc Trịnh Công Sơn trong vấn đề tiếp cận phải nhờ đến vai trò của trái tim mình. Và tôi đã hát. Một mình hát cho mình nghe, những khúc tư duy của Trịnh. Thế mới biết cái sâu xa, cái huyền bí mà thiên hạ từng nói quả không sai chút nào...
    4/ Đánh thức nỗi đau trong ca từ của Trịnh là một việc mà một số bạn bè của tôi khuyên là chẳng nên làm. Tuy nhiên, trong chừng mực này, tôi không thể không thức tỉnh những niềm đau ấy, để được đau, và được trộn máu mình với ca từ của Trịnh. Niềm đau của một thời, niềm đau trong một người. Niềm đau ấy là thứ nước cam tuyền trong tay Bồ Tát, tôi nghĩ thế và nếu suy nghĩ trên có là ấu trĩ, thì đó là sự ấu trĩ duy nhất đáng yêu hơn cả lúc này đang ngồi viết đôi dòng về Trịnh.
    Những tình khúc trước ngày miền Nam giải phóng là những tình khúc khiến tôi rung động và hoang mang trong tiếp cận nhiều hơn cả. Nếu nói về ảnh hưởng của Xứ Huế mộng mơ và tư tưởng Phật giáo đối với sáng tác của Trịnh trong thời gian này, tức là đụng đến vấn đề nghiên cứu. Tôi xin không mạn phép bàn, chỉ xin nói những tâm ngôn của mình về sự nhận biết những điều ấy mà thôi. Như vậy thì cái thấy của tôi cũng sẽ là cái thấy của bao người khi bước đầu quan tâm và tìm hiểu Trịnh. Vâng, Huế và những trang đời tuổi thơ của Trịnh lan toả khắp các mặt con chữ trong ca khúc thời ấy, tuy nhiên chẳng thể tìm đâu một từ chỉ Huế hay nói thẳng về cái triết lí thiền tông cao vợi. Như một con đường một chiều, Trịnh đi trên con đường ấy thẳng tới hôm nay mà không có ngoái đầu trong âm nhạc. Điều đó không phải ai cũng làm được, kể cả các nhạc sĩ lão làng cùng thời với ông. Đó phải chăng là sự thiên tài cùng với sự miệt mài với cái Tâm sáng loá. Tôi chợt nhớ đã đọc đâu đó một câu phê bình rất hay và thích hợp trong trường hợp này: Sự thật là điểm đi và điểm đến của nghệ thuật chân chính. Và cái sự thật của điểm đi trên đường thơ và nhạc Trịnh là khát vọng hoà bình cho dân da vàng nói chung và dân nước Việt nói riêng, sau đó là khát vọng về quan điểm Chân - Thiện - Mỹ với mong muốn sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Cái đẹp này rất Mỹ học và đôi khi nó cao hơn chính trị và mạnh hơn thần chết. Vì đơn giản là sức mạnh của thần chết đã cúi đầu trước nhạc của ông, dù rằng ông đã ra đi...
  8. ic_chinh

    ic_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    tôi cũng đồng ý với bạn , nếu có ý tưởng về một TÔN GIÁO TRỊNH hay ĐẠO TRỊNH gì gì đó .... không những là sự ấu trĩ hay lố lăng , mà đó còn là một trò chơi BÔI ĐEN có ý thức nhằm bôi bẩn vào TÌNH YÊU nhạc TRỊNH .
    tôi không sùng bái , tôi không là tín đồ u..u.. minh .. minh hay cuồng tín này nọ . Tôi yêu nhạc Trịnh vì đó là ******** của tôi , là tiếng nói của tôi , là đời sống thứ hai của tôi . Tôi yêu nhạc Trịnh còn vì đó là thầy giảng của tôi về ngôn từ tiếng Việt để yêu đương , để bày tỏ . Tôi yêu nhạc Trịnh còn vì nhiều lẽ nữa ..nể phục về tài năng về sự thông thái sáng suốt , về lòng dũng cảm của tác giả qua nhiều thời kỳ " nước sôi lửa bỏng " ....
    Tôi sẽ không là một tín đồ .
    Tôi sẽ không là một fan hâm mộ , để sau những khích động cuồng loạn và hời hợt vì thần tượng cũ , rồi sẽ thay những thần tượng mới khác . ( hội chứng số đông , hội chứng thần tượng , hội chứng bấu víu .. )
    Có được Nhạc Trịnh , tôi đã có một điểm tĩnh để nhìn và ngẫm nghĩ về thế giới , về tình yêu và về thân phận . Và hôm nay được có thêm bao nhiêu người bạn chưa biết mặt ở nơi này .
    ..." Người tình của Tôi trên khắp 3 miền ..."
    ..." Em từ Hà Nội ... "

  9. lantom

    lantom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Đây là một đề tài hay, tôi rất mừng và hứng thú khi xem các bài viết của các bạn. Xin sưu tầm và đưa lên một bài ghi chép của hòa thượng Thích Tâm Thiện đã phỏng vấn nhạc sỹ Trịnh C Sơn về đạo Phật trong âm nhạc thưở nhạc sỹ chưa về với cát bụi, âu cũng là một cách nghĩ và suy tưởng...
    Đạo Phật Trong Âm Nhạc
    Trao đổi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    Thích Tâm Thiện thực hiện
    Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.
    TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.
    "Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?
    TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vố đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.
    Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...
    TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.
    Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.
    Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?
    TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.
    Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".
    Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.
    Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.
    Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?
    TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur puor soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sõi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sõi lẻ loi này không có một viên sõi khác nằm cạnh bên.
    Xin cám ơn nhạc sĩ
  10. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài viết trích trên Sóng nhạc - 1990 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
    * Triết học Ấn độ nói rằng: nếu ở nơi này vừa có một kẻ bỗng dưng giàu lên thì ở nơi khác sẽ có kẻ mất hết sản nghiệp.
    chiều nay ở sân bay vừa đưa tiến những người thân đi xa. Vè nàh người bạn thân nói; ở nơi này vừa thiếu đi bốn người thì ở nơi xa xôi kia nhân thêm bốn người...
    Có một niềm vui ở nơi này thì sẽ có một nỗi buồn nơi chốn khác.
    Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có một trái tim hân hoan ở kẻ khác.
    * Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó. Một cõi đi về..
    Trong Phật giáo, một trong những "hạnh " cao nhất là hạnh bố thí.
    Cho kẻ này nhưng sẽ nhận ở kẻ khác.
    Thanh Tùng nói với tôi: Tôi muốn làm một điều gì đó cho người đã khuất, người vơ một đời âu lo, tận tuỵ vì tôi.
    Vợ Tùng đã cho Tùng nhiều quá thì sẽ nhận được quà tặng ở một nơi khác. Tùng biết cách cho thì vợ Tùng sẽ nhận được. Những đứa con vợ Tùng sẽ nhận được. Những thân quyến, bạn hữu vợ Tùng sẽ nhận được.
    * Chết là sự tan biến về thể xác, nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người đã chết mà vẫn sống trong tâm trí mọi người.
    Trước khi mất, vợ Tùng nói với tôi: Nếu khoẻ, em về lại nhà và sẽ chỉ làm hai điều này thôi: mang quà mỗi ngày cho những người nghèo đau ốm trong bệnh viện và chiều chiều là đồ nhậu cho các anh với anh Tùng để nghe các anh nói chuyện đời, chuyện nghệ thuật.
    Trong câu chuyên đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng này tắt để làm mầm cho một ý tưởng khác này sinh
    Cái mất không bao giờ mất hẳn.
    Cái còn không hẳn mãi là còn...
    Sóng nhạc - 1990
    Tự dưng post bài lên lại học được bao điều trong con người, trong nhạc Trịnh. Cảm ơn ông, cảm ơn cõi Trịnh

Chia sẻ trang này