1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN - Và các công án

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 05/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    THIỀN - Và các công án

    các bạn bình luận về thiền một chút , và cho biết địa chỉ tu thiền.
    thiền là gì dc OSHO nói
    Thiền là cuộc phiêu liêu, cuộc phiêu liêu vĩ đại nhất mà tâm trí con người có thể trải qua. Thiền chỉ là có đấy, không làm gì cả: . Ko suy nghĩ, ko hành động ko súc động bạn chỉ có đấy và đó là niềm thích thú tuyệt đối. Sự thích thú này đến từ đâu trong khi bạn chẳng làm gì cả, NÓ chẳng đến từ đâu mà cũng đến từ mọi nơi.Nó chẳng có nguyên nhân gì vì sự tồn tại đến từ một chất liệu gọi là niềm vui
    Khi bạn ko làm chút gì(_về mặt thân thể ,tâm trí,ko ở mức độ nào )khi mọi hoạt động đã dừng và bạn đơn thuần chỉ có đấy, thì đó chính là thiền. Bạn không thể thực hiện được nó & o hực hành dc nó; bạn chỉ phải hiểu nó thôi. Bất kì khi nào bạn có thể tìm ra thời gian chỉ để mình có đấy thì hãy loại bỏ việc làm. Nghĩ cũng là làm, tập trung cũng là làm, suy tư cũng là làm. Cho dù chỉ 1 khoảng khắc bạn o làm gì và bạn chỉ ở trung tâm của mình, hoàn toàn thư thái thì đố là thiền.Một khi bạn đã biết dc 1 cái mẹo vể nó thì bạn có thể ở lại trong trạng thái đó lâu tuỳ ý.
    OSHO


  2. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Vậy theo bác, ruốt cuộc Thiền là gì ?
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác làm một topic to đại cồ lồ chỉ để nói vzìa Thiền theo giọng của Osho. Hế hế hế !
    "Ngộ văn quá, lại thị coi" ! Nhà bác chả chịu ngó xem anh em nhà cháu ở box nì mần ăn ra sao, đấu hót ra sao, sờ-pam ra sao ??? Nhà cháu trước khi vzô tham gia box nì phải "lượn đi lượn lại" mấy tháng rùi mới giám nhào vzô, ấy vzậy mờ lúc đầu cũng phải "rón rén đi nhẹ, nói khẽ" lắm đá !...
    Các cụ nhà ta xưa đã dạy "đáo gia tùy tục, nhập giang tùy khúc" và "ăn tùy nơi, chơi tùy chốn" !... Anh em nhà cháu ở đây đã có hẳn một topic "Thiền Động - phương pháp của Osho. mời các bạn tìm hiểu !" (http://www9.ttvnol.com/forum/duongsinh/871269.ttvn) có mỗi 13 trang thui, còn ít xỉn mờ, nhà bác chả vzô đó mà mần chi thì mần, "giở dói" ra đây mần chi cho nó "rách vziệc ra" ! Ấy là chửa nói đến có hẳn riêng một topic để sờ-pam nữa đá !
    Nghe qua khẩu khí thì nhà bác vzốn là dân ham mê "vzõ biền", chả lo luyện công và kình khí kình lực, lại rờ vzô Thiền mần chi !?! Hay nhà bác "háo sát" quá mờ phải thêm tí Thiền cho nó "mềm" hơn ?!!
    Hớ hớ ! Nếu nhà bác cần tí Thiền cho nó thanh tịnh mờ lợi "dính" vzô Osho thì lại bằng nhau với vzụ chuyển từ "dân ca và chèo" sang món "giật đùng đùng, giật từ từ" (pop, rock) ! Đã "háo sát" rùi thì sẽ còn bị "sát khí" mạnh hơn !
    Nhà cháu có nhời này, chả biết các nhà bác trong box ta có đồng thuận không : đề nghị Mod. chuyển và ghép cái topic nì vzìa với topic "Thiền động..." làm một cho nó đỡ tốn đất, có phải không các nhà bác nhể ?!!
    Ý, mờ nhà chú THIENNHAN bình tĩnh chút đi, ai lợi mần khó người khác quá vzậy !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 00:41 ngày 06/03/2007
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thiền à?
    Ăn cơm chưa?
    Ăn rồi à, thì đi uống một ly nước đi!
  5. friends_o_o

    friends_o_o Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Dạo này buồn tôi hay vào đây, thấy có thêm mấy cao thủ thì phải.
    Nghe đến thiền là tôi ngứa ngáy muốn viết nhiều, nghĩ lại công phu n ông cạn lại thôi. Thôi vậy...
  6. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Trên mạng thì lấy đâu ra cơm với nước?
  7. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    THIỀN NA là tiếng Ấn Độ, xưa dịch TƯ DUY TU, sau dịch TỊNH LỰ, gọi tắt là THIỀN.
    Trước đời Phật Thích Ca, có ông PHẤT ĐANG LA (Nirgranto Jnati Putra) đã sáng lập giáo pháp Thiền Na, dùng khổ hạnh để tu luyện. Sau này Phật Thích Ca lập ra sáu thứ Ba La Mật, cái thứ năm cũng gọi là Thiền na. Kỳ thực hai chữ THIỀN NA chỉ là một tên gọi thông thường về phương pháp tu luyện.
    Ngôn giáo của Phật Thích Ca bất cứ Đại Thừa, Tiểu Thừa đều lấy TU THIỀN làm chủ yếu. Các phái ngoại đạo mỗi mỗi đều tự lập pháp Thiền của họ. Tên gọi dù đồng nhau, nhưng tính chất nội dung mỗi mỗi chẳng đồng, như MƯỜI HAI TỊNH PHÁP THIỀN của Phất Đang La, Phi Tưởng Phi phi Tưởng Thiền của Bà La Môn đều khác; nói về THIỀN của Phật Giáo như Lục Đồ Thiền của Đại Thừa, Tứ Đế và Thập nhị Nhân Duyên Thiền của Tiểu Thừa đều khác nhau, còn Bất Lập Văn Tự Thiền của Tối thượng thừa, gọi là ?oGiáo ngoại biệt truyền?, là do Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, sau đó Bồ Đề Đạt Ma truyền vào Trung Quốc. Phái Thiền này chỉ chú trọng phương pháp thực hành, chẳng lập văn tự lý luận, nên gọi là Thiền Tông, khác hẳn với các phái Thiền kia.
    THIỀN TÔNG ở Trung Quốc từ đời Đường đến đời Tống rất là thịnh vượng, truyền đến ngày nay vẫn còn phổ biến khắp nơi. Cho nên người ta nói đến hai chữ ?oTham Thiền" đều chỉ pháp Thiền của Thiền Tông này. Kỳ thật ở trong Phật Giáo, từ Tiểu Thừa cho đến Đại Thừa, các tông các phái mỗi mỗi đều có pháp Thiền riêng biệt, lý lẽ và phương pháp, trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực mỗi phái mỗi khác. Xét theo lịch sử kể trên, chúng ta muốn lập ra một định nghĩa chính xác của chữ Thiền thật là rất khó, nhưng quyển sách này chỉ sáng tỏ về pháp Thiền của Tổ Đạt Ma truyền vào Trung Quốc. Do đó chúng ta chỉ có thể dựa theo Tông chỉ của Thiền Tông, giả thiết một định nghĩa cho chữ Thiền.
    Theo pháp tu thông thường, đối với khái niệm của chữ Thiền là từ nhân đến quả, tức là từ nhân vị theo thứ lớp tu tập cho đến chứng quả thành Phật, đều là những phương pháp Tiệm tu, nhưng theo khái niệm của Thiền Tông thì chẳng phải vậy, vì đường lối thực hành của Thiền Tông là pháp trực tiếp, ngay đó hiển thị quả Phật. Chư Tổ nói: ?oThấy phải thấy ngay, suy nghĩ là sai?. Kỳ thật quả đã được rồi thì nhân cũng đồng thời giải quyết xong, cho nên gọi là Thiền đốn ngộ. Định nghĩa của Thiền Đốn Ngộ là ?oChẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật".
    Tại sao phải chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự? Vì văn tự là một tên gọi giả danh, phải qua suy nghĩ rồi mới có thể biểu hiện ra, nên chỉ là một việc gián tiếp, còn bản thể của chơn tâm (cũng gọi là tự tánh) là một sự thực tế rốt ráo, cảnh giới ấy chẳng thể dùng kinh nghiệm suy nghĩ mà đến được, vậy cách gián tiếp của ngôn ngữ văn tự, tự nhiên chẳng có cách để diễn tả. Nên Phật Thích Ca nói: ?oTa thuyết pháp 49 năm, chưa từng thuyết một chữ?, lại nói: ?oKinh giáo liễu nghĩa như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trang?. Thế thì ngôn ngữ văn tự là ngón tay để chỉ mặt trăng, nhưng ngón tay chẳng phải mặt trăng, chỉ là một việc gián tiếp, sự chỉ thị gián tiếp dù cũng là một phương pháp để đạt đến bản thể chơn tâm, nhưng chẳng bằng sự rốt ráo giản dị của chỉ thị trực tiếp, lại sự chỉ thị của ngón tay (ngôn ngữ văn tự) truyền đến đời sau, có người lại nhận lầm cho ngón tay tức là mặt trăng. Do đó pháp Thiền trực tiếp Đốn ngộ của Thiền Tông bèn tùy nhu cầu khắp mọi nơi. Dù nói chẳng lập văn tự, nhưng chẳng phải phế bỏ văn tự, giá trị của văn tự được chư Tổ Thiền Tông chú trọng, cũng như Tổ Đạt Ma dùng kinh Lăng Già đế ấn chứng hậu học.
    Thế Tôn ở nơi pháp hội Linh Sơn, đưa lên cành hoa, tất cả đại chúng đều ngơ ngác, chỉ có Ngài Ca Diếp mỉm cười. Thế Tôn nói: ?oTa có Chánh Pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, Thật tướng Vô tướng, Pháp môn vi diệu. Chẳng lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp?. Từ đó pháp Thiền trực tiếp của Thiền Tông, căn cứ theo việc này lấy Tâm truyền Tâm.
    Phương pháp trực tiếp biểu thị Phật tánh này, Phật Thích Ca đã dùng qua nhiều lần, cnũg như Thế Tôn đem hạt châu Ma Ni Tùy Sắc hỏi Ngũ Phương Thiên Vương rằng: ?oHạt châu này màu gì?. Khi ấy ngũ Phương Thiên Vương tùy sự thấy của mình đều trả lời màu sắc khác nhau. Thế Tôn dấu hạt châu rồi lại đưa tay hỏi tiếp: ?oHạt châu này màu gì??. Các Thiên Vương nói: ?oTrong tay Phật chẳng có hạt châu thì đâu còn màu gì!?. Thế Tôn nói: ?oCác ngươi sao mê muội điên đảo quá? Ta đem hạt châu thế gian cho xem thì nói có xanh, vàng, đỏ, trắng, Ta thị hiện hạt châu chơn thật thì chẳng biết gì cả!?. Khi ấy Ngũ Phương Thiên Vương đều tự ngộ đạo.
    Lại một hôm khác, ngoại đạo hỏi Thế Tôn: ?oKhông hỏi một lời, không hỏi chẳng lời?. Thế Tôn im lặng giây lâu, ngoại đạo tán thán rằng: ?oThế Tôn đại từ đại bi, khai phá đám mây mê muội cho con, khiến con được ngộ nhập?, xong đảnh lễ rồi ra đi. Ngài A Nan hỏi Phật: ?oNgoại đạo được lý lẽ gì mà tán thán??.
    Thế Tôn nói: ?oNhư con ngựa hay của thế gian, thấy bóng roi liền chạy nhanh?.
    Việc dấu hạt châu rồi đưa tay và sự im lặng giây lâu đều là phương pháp trực tiếp chỉ thị bản thể của Chơn tâm chẳng phải chỉ có một việc ?oNiêm hoa thị chúng? mà thôi!
    ?oChẳng lập văn tự" chẳng phải tuyệt đối phế bỏ văn tự, nếu Phật Thích Ca phế bỏ văn tự thì Tam tạng kinh điển từ đâu mà ra? Nếu Tổ Đạt Ma tuyệt đối phế bỏ văn tự thì chẳng nên dùng kinh Lăng Già để ấn chứng hậu học. Thiền Tông nói chẳng lập văn tự, bất quá dùng để sáng tỏ phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp vốn là khác nhau mà thôi
    PHI VÂN
    có chỗ này tu thiền http://www.hinhdongphatgiao.com/foru...opic.php?t=650,
  8. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    nếu một người đi thuyền qua sông và chiếc đò không vô tình đụng phải, dù người đó có hẹp long tới đâu cũng không giận giữ bao giờ. Nhưng nếu thấy người trên thuyền có đó thì đã thấy chủ đò giân giữ .La lối một lần mà chẳng nghe tất sẽ la lối hai lần, 2 lần mà cũng ko nghe thì tất sẽ la lối tới lần thứ ba rồi buông lời chửi mắng. Trước ko giân mà nay giận là vì sao? Vì trước ko có người mà nay lại có người , nếu thuyền trống rỗng , người ấy ắt chẳng la lối , cũng chẳng giận giữ
    TRANG TỬ
    Nếu người ta cứ đụng vào bạn và nếu người ta cứ giận với bạn thì bạn hãy nhớ , họ không có lỗi đâu. Con thuyền của bạn không trống rỗng.Họ giận giữ vì bạn có đấy. Nếu con thuyền là rỗng thì họ có vẻ ngu xuẩn, nếu họ giận giữ thì họ có vẻ ngu xuẩn
    OSHO
    Tôi bị than phiền ở ?othiền động của OSHO? vì đã gi cái này lên; "
    http://www.hinhdongphatgiao.com/foru...opic.php?t=650, ,, các bạn liên lạc với mình qua sphattu982@yahoo.com, Nếu ai muốn đi TỊNH TÂM VIÊN thì liên lạc với mình để cùng đi nhé"
    nên tôi muốn giới thiệu TỊNH TÂM VIÊN qua đây.
    Còn bàn luận về thiền thật khó, tôi nghĩ thiền cần thiền sư khẳng định nó..Chắc nhiều người đã đọc sách OSHO cũng biết, khi đọc sách của thầy cần sự dũng cảm thì mới thấm dc 1 chút
    Tôi nghĩ thiền là sống trong hiện tại và nó cần thực hành mới hiểu dc. Có mấy phương pháp để pu hợp cho từng người, và có nhiều pp khác nhau
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mạng nhện à?
    Quét đi!
    Quét xong rồi thì đi ngủ đi!
  10. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Cậu nói thế là sai rồi. Tôi nói sai.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này