1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN - Và các công án

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 05/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gainhau

    gainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Vomosu ơi là Vomosu... không cùng "cảnh giới" với LHX và Voiconlontalonton đâu.
    Đừng nhọc công làm chi..
  2. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Đối Thoại Trong Im Lặng
    Tại một ngôi chùa kia, có hai sư huynh đệ trụ trì. Người anh thì thông minh uyên bác, nhưng người em thì đã dốt đặc cán mai, lại chỉ còn có một con mắt.
    Một hôm, có một nhà sư đi ngang qua chùa và xin cho ở đậu. Tục lệ thời bấy giờ là muốn được đón nhận vào chùa, người khách phải toàn thắng người chủ trong một cuộc so tài về giáo lý. Nhà sư khách xin được so tài về giáo lý.
    Người anh mệt mỏi vì học kinh điển suốt ngày, nên nhờ người em ra thay mặt mình. Ông quá biết rõ sự ngu dốt của em mình, nên dặn dò rất kỹ lưỡng:
    - "Ðệ nhớ cứ giữ im lặng là hơn cả."
    Người em vâng lời, và bước ra ngồi đối diện với người khách. Chẳng bao lâu, người khách chạy đến tìm người anh, mắt tròn xoe, và nói:
    - "Xin thán phục! Sư đệ ngài quả là tinh thông giáo lý! Tôi xin chịu thua rồi."
    - "Vì sao vậy?", người anh đưa mắt hỏi.
    - "Ðây, để tôi kể cho ngài nghe cuộc đối thoại bất hủ này! Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay lên, để chỉ Ðức Phật, đấng Từ bi Giác ngộ. Sư đệ ngài liền giơ lên hai ngón tay, ý nói Ðức Phật và Giáo lý của Ngài không thể nào tách rời nhau được. Tôi liền giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Thì tuyệt diệu thay! Sư đệ ngài liền xòe bàn tay phóng lên không trung, để phá tan tất cả và thu Chân Không vào một mối! Giáo lý của các ngài đã đạt tới mức Thượng thừa! Tôi xin bái phục, và cũng xin hẹn ngày sau tái ngộ."
    Người khách bỏ đi rồi, thì chỉ một lát sau người em hùng hổ chạy tới:
    - "Ðâu? Hắn đâu rồi?"
    - "Hình như đệ đã thắng hắn rồi phải không?", người anh hỏi.
    - "Thắng cái khỉ khô! Ðệ sắp cho hắn một trận bây giờ đây này..."
    Người anh ngạc nhiên hỏi nguyên do.
    Người em trả lời, giọng ấm ức:
    - "Huynh có thể nào tưởng tượng, hắn hỗn xược đến thế này là cùng. Ðầu tiên, hắn mỉm cười chế riễu đệ, và giơ một ngón tay lên chê là đệ chỉ có một mắt. Ðệ cố nén giận, vì nghĩ dù sao mình là chủ, hắn là khách, cũng nên giữ lễ với hắn một chút. Nên đệ giơ hai ngón tay lên mừng cho hắn còn đủ hai mắt. Nhưng quá quẩn thay! Hắn lại giơ lên ba ngón tay, ý nói cả hai người cộng lại cũng chỉ có được ba con mắt! Tới đó, đệ không còn chịu nổi nữa, liền vung tay lên định ban cho hắn một chưởng thì hắn vùng bỏ chạy mất..."
    ------------------------------------------
    Zen flesh, Zen bones by Paul Reps
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Thichchanquang.com
    Nguyenthuychonnhu.net
    đấy là khen còn đây là chê
    http://www.lotuspro.net/MP3/Chuongma_TD.htm
  4. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    bạn thankinhthuongnho thân mến
    Thầy bạn có muốn bạn làm theo ý của ông ấy ko? Những phật tử đều có chung 1 đích để hướng đến, nhưng tất cả o chung 1 con dg , 1 phương hướng. Nếu tôi sắp lao xuống vực thẳm mà tôi o biết và bạn biết, bạn có kêu tôi dừng lại o? bạn có muốn tôi làm theo ý bạn o? Tôi đoán từ bi trong bạn sẽ trỗi dậy. Tôi đi 1 hướng, bạn đi 1 hướng. Tôi đơn giản chỉ hô rằng ở Tây Ninh có một vực thẳm chết người, đây là theo quan xát của tôi.
    Mọi phật tử đều nghĩ mình đang trên con dg đúng, bạn nghĩ bạn đúng và tôi nghĩ tôi đúng.
    Các vị thầy cũng đang nghĩ mình đúng, cùng với từ bi trong họ, họ cố gắng làm cho để tử hiểu họ, hiểu chân lí theo quan điểm của họ. Có những người đúng,có những vị thầy o đúng hoàn toàn. Nếu ai đó chỉ nhìn vào 1 số cái đúng của vị thầy và cho là thầy đúng hết thì đang o hiểu thầy mình và o hiểu chân lí. Thiền sư Thích Thanh Từ năm 2003 đã nhận mình sai khi lí giải Tâm Kinh, giờ đây ngài chấp nhận tướng của o. Tất cả các học trò của thiền sư đều đã nghĩ thầy mình đúng nên học theo cả cái o đúng của thầy.Thật khó khăn cho 1 đệ tử nghi ngờ thầy quá nhiều và cũng o nghi nghờ thầy chút nào. Bạn đã thấy tình yêu với thầy bạn, bạn đang phúc lạc, chúc mừng bạn. nhưng mới chỉ bắt đầu thôi, còn tính cá nhân ,tự do của bạn đâu.Tôi nghĩ nghi ngờ vị thầy của mình 1 chút cũng o sai chút nào.Nhiều khi những phê phán về thầy mình, về mình chưa chắc đã sai.
    Tôi đồng ý với bạn là tôi có thể đang sai. Nên tôi đã cẩn thận, cố gắng đọc và tiếp thu mọi cái với tâm o phân biệt, o gán gép cho nó 1 ác cảm, hay sự thiên vị nào. Thú nhận với bạn là công việc này khó khăn với tôi.
    Bây giờ bạn có muốn tôi làm gì o? Còn tôi, tôi mong bạn đừng ác cảm với những lời tôi,
    Câu nói cuối của bạn "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả ngay tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu". ngắn gọn và nhiều ý nghĩa. Thật may mắn cho tôi vì nó từ bạn gửi cho tôi.
    Chúc bạn nhiều an lạc
  5. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Công Án Thiền và Vấn Đề Nhận Thức
    (TT. Thích Đức Thắng)
    Khi chúng tôi đặt vấn đề này, chúng tôi vẫn biết đây là một việc làm sai lầm ngốc nghếch; bởi vì vấn đề này đối với Thiền Tông không can hệ gì. Hơn nữa, như chính đức Phật đã dạy ngài Ma Ha Ca Diếp: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, nay trao lại cho Ma Ha Ca Diếp."(Ngẫu kiến Đại Phạm Thiên vương vấn Phật quyết nghi kinh), và cho đến Bồ Đề Đạt Ma khi mới sang Trung Quốc tuyên bố rằng: " Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo."(Huyết mạch luận trong Thiếu Thất lục môn). Rõ ràng đã nêu Tông chỉ và sự kế thừa của Thiền tông như thế nào rồi. Nhưng ở đây, chúng tôi vẫn đặt ra vì chúng có những nguyên nhân sâu xa, và cấp bách của chúng.
    Như chúng ta đã biết, hơn bốn thập kỷ qua phong trào học Thiền, đã và đang phát triển mạnh trên toàn thế giới, nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách, do môi trường sống chung quanh đang tác động, qua đó con người là nạn nhân chính do nền văn minh cơ khí vật chất hiện đại mang lại. Chúng đã làm băng hoại tất cả mọi giá trị tinh thần, kể cả những thành tựu về vật chất do chính chúng đẻ ra. Từ những đòi hỏi đó, chỉ có Thiền mới đáp ứng và giải quyết một cách trực tiếp, sự điều hòa cuộc sống thế giới, trong đó con người là yếu tố cần và đủ cho mọi quyết định này, do đó Thiền học hiện đang là đối tượng cần được phát triển mạnh. Ở đây, chính vì muốn có sự phát triển mạnh này, nên Thiền đã trở thành đối tượng nhận thức tư duy cho mọi người, và cũng từ đó chúng đẻ ra không ít, những sai lầm trong phương pháp học cũng như trong việc thực hành do chính con người tạo ra; mà cái hậu quả của chúng sẽ trở thành một tác dụng nguy hiểm, đối với chính họ và những người đi sau.
    Hiện tại Thiền đã trở thành một phong trào thời thượng, để trang điểm cho một nội dung trống rỗng, mà con người đang đổ xô chạy theo nó và, tự đánh mất chính mình. Đó là một hiện tượng suy đồi của Thiền tông, chứ không phải là một sự phát triển; vì chúng đã phản bội lại truyền thống và, sự kế thừa của Thiền tông mà chủ đích nhắm đến của nó là: " Trực chỉ nhơn tâm kiến tánh thành Phật, giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự."Với tinh thần này thì rõ ràng những việc làm hiện tại của chúng ta, trong việc cố gắng đại chúng hóa Thiền tông bằng cách bàn luận - giảng giải - định nghĩa - phân tích Thiền như thế này, hay như thế kia qua những bộ luận dày cộm, với mục đích là để cho mọi người cùng hiểu như chúng ta; hay bày ra những trò hí luận ngoa ngôn xạo ngữ, nhằm trang điểm cho một thứ kiến thức què quặt qua cửa miệng. Những việc làm này đối với Thiền tông chúng không ăn nhập vào đâu cả, mà trái lại đối với Thiền chúng sẽ bị rơi vào bệnh" Khẩu đầu Thiền," một con bệnh nguy hiểm, rất tối kỵ đối với Thiền tông. Ở đây, họ đã biến Thiền tông thành một thứ Thiền học bệnh hoạn, và đẩy chúng trở thành một thứ Thiền giáo không hơn không kém, để từ đó họ mang chúng ra bàn luận mổ xẻ như một đối tượng cần phải đạt đến và, cái tệ hại không thể tha thứ được là, họ đã dùng những công án người xưa, đem ra giải phẩu phân tích bàn luận, để chứng tõ cái sở học của họ.
    Họ đâu biết rằng, việc bàn công án của họ, không những không đem đến cho mọi người một sự đạt ngộ nào về Đạo cả, mà ngược lại còn làm cho người ta xa lìa ngăn cách hơn; vì họ cứ tưởng rằng: Lý Thiền lý Đạo là như thế này hay như thế kia, rồi an tâm cho rằng mình đã đạt Đạo, đã đạt Thiền. Từ đó, chấp vào khái niệm ngôn từ qua lời bàn của chúng ta, cho đó là Đạo là Thiền; thế là muôn kiếp ngàn đời, họ bị chết chìm trong mớ khái niệm ngôn từ đó, làm sao thoát ra được? Cho dù chúng ta nổ lực giảng giải phân tích đến chỗ kỳ cùng của nó, và khiến cho mọi người hiểu được, thấy được đi chăng nữa, thì cái hiểu và cái thấy này, vẫn là cái hiểu cái thấy về một khái niệm biểu hiện cho một thực tại, mà chúng ta chưa được thấy như thực chính nó. Do đó, cái hiểu và cái thấy này, vẫn ở trong vọng thức điên đảo phân biệt; còn tự nó, lý Thiền lý Đạo vẫn ở ngoài tầm tay và ngoài trí phân biệt của chúng ta.
    Cái hiểu cái biết cái thấy ở đây, cũng giống như kiến thức của bọn mù không hơn không kém. Vì kiến thức của bọn mù có được về thế giới quanh họ, là nhờ vào những người sáng mắt, dẫn nói phân biệt cho họ về những sự vật chung quanh, và nhờ đó họ mới có những khái niệm tưởng tượng theo thế giới mù của họ về hình tượng màu sắc v.v... Nhưng những kiến giải tri thức này, chỉ là những khái niệm mườn tượng về sự vật chung quanh, chứ không phải chính như những sự vật mà họ nhận thấy bằng mắt.
    Cũng vậy, cái kiến thức của người chưa đạt Đạo cũng giống như kiến thức của bọn mù. Vì cái sở đắc của họ nhờ vào người đạt Đạo nói cho nghe, cho biết chứ không phải chính họ thấy. Như trong kinh Viên Giác đức Phật dạy: "Người chưa ra khỏi luân hồi mà nghĩ bàn về Viên Giác, thì tánh Viên Giác đó cũng trở thành luân hồi"(trang 64 kinh Viên Giác, H.T. Thiện Hoa dịch).
    Từ những nhận thức sai lầm mà chúng ta không nhận ra đó, đã đưa việc làm của chúng ta đến những hậu quả sau đây:
    * Sẽ không có sự đạt ngộ về Đạo trong cách dùng kiến giải do trí phân biệt mà bàn ngược bàn xuôi về công án Thiền.
    * Biến Thiền tông thành Giáo tông.
    * Biến những hoạt ngữ của công án Thiền trở thành tử ngữ (giết chết công án Thiền).
    * Làm mờ mắt thiên hạ bằng những lập luận hợp tình hợp lý của kiến thức nhị nguyên về công án Thiền.
    * Từ những sai lầm này đưa thiên hạ đến những sai lầm khác.
    * Chúng ta đã bị kiến giải tri thức đánh lừa, cứ tưởng rằng những hiểu biết về pháp là do sự đạt ngộ hiển bày.
    * Từ những sai lầm trên chúng ta đã phản bội lại chính mình, đã phản bội lại chư vị *****, đã phản bội lại đức Phật.
    Như vậy, công án Thiền không phải là một đối tượng nhận thức, vì cứu cánh của chúng vượt lên trên ngôn ngữ chấp trước của tri thức, đó là một cảnh giới mà kinh Bát Nhã gọi là" VÔ SỞ ĐẮC," kinh Kim Cương gọi là"VÔ SỞ TRỤ," kinh Lăng Già gọi là"CẢNH GIỚI CỦA THÁNH TRÍ TỰ CHỨNG."fũng theo ý nghĩa tự chứng này, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn trong kinh Hoa Nghiêm:
    "Thiện Tài đồng tử hỏi:
    Môn giải thoát này làm sao hiện tiền? làm sao chứng đắc?
    "Diệu Nguyệt trưởng giả đáp:
    Một người thân chứng hiện tiền môn giải thoát này khi nào người ấy khởi tâm Bát Nhã Ba La Mật và cực kỳ tương thuận; rồi thì người ấy được chứng nhập trong tất cả những gì mà mình thấy và hiểu.
    "Thiện Tài đồng tử lại thưa:
    Có phải do nghe những ngôn thuyết và chương cú về Bát Nhã Ba La Mật mà được hiện chứng?
    "Diệu Nguyệt đáp:
    Không phải. Tại sao thế? Bỡi vì Bát Nhã Ba La Mật thấy suốt thể tánh chân thật của các pháp mà hiện chứng vậy.
    "Thiện Tài thưa:
    Há không phải do nghe mà có tư duy, và do tư duy và biện luận mà được thấy chân như là gì? Và há đây không phải là tự chứng ngộ?
    "Diệu Nguyệt đáp:
    Không phải vậy. Không hề do nghe và tư duy mà chứng ngộ được. Này thiện nam tử, đối với nghĩa này ta phải lấy một thí dụ, ngươi hãy lắng nghe!
    "Thí như một sa mạc mênh mông không có suối và giếng, vào mùa xuân hay mùa hạ khi trời nóng, có một người khách từ tây hướng về đông mà đi, gặp một gã đàn ông từ phương đông đến, liền hỏi gã:
    "Tôi nay nóng và khát nước ghê gớm lắm; xin chỉ cho tôi nơi nào có suối trong và bóng cây mát mẻ để tôi có thể uống nước tắm mát, nghỉ ngơi và hoàn toàn tươi tỉnh lại?
    "Gã đàn ông đó nghe theo lời yêu cầu, liền chỉ dẫn cặn kẽ cho người khách rằng: Cứ tiếp tục đi về hướng đông, rồi sẽ có con đường chia làm hai nẻo, nẻo phải và nẻo trái. Bạn hãy đi theo nẻo bên phải và gắng sức mà đi tới chắc chắn bạn sẽ đến một nơi có suối trong và bóng mát.
    "Này Thiện nam tử, bây giờ ngươi có nghĩ rằng người khách nóng khát, từ tây đến, khi nghe đến suối mát và những bóng cây liền tư duy về việc đi tới đó càng nhanh càng tốt, người đó có thể trừ được cơn khát và được mát mẻ chăng?
    "Thiện Tài đáp:
    Người ấy không thể làm thế được; bỡi vì người ấy chỉ trừ được cơn khát và được mát mẻ khi nào theo lời chỉ dẫn của kẻ kia mà đi ngay đến giòng suối và tắm ở đó.
    "Diệu Nguyệt:
    Này Thiện nam tử, đối với Bồ tát cũng vậy, không phải chỉ do nghe, tư duy và huệ giải mà có thể chứng nhập hết thảy pháp môn. Này Thiện nam tử, sa mạc chỉ cho sanh tử; người khách đi từ tây chỉ cho các loại hữu tình; nóng bức là tất cả những sự tướng mê hoặc; khát nước là tham ái; gã đàn ông đi từ đông đến và biết rõ đường lối là Phật hay Bồ tát, an trụ trong nhất thiết trí, các ngài đã thăm nhập chân tánh của các pháp và thật nghĩa bình đẳng; giải trừ khát cháy và thoát khỏi nóng bức nhờ uống giòng suối mát là chỉ cho sự chứng ngộ chân lý bỡi chính mình vậy."
    "Lại nữa này thiện nam tử, nay ta sẽ nói thí dụ khác cho ngươi nghe: Giả sử đức Như lai sống giữa thế gian một kiếp nữa, ngài dùng đủ các thứ phương tiện, và những ngôn từ thiện xảo, vì mọi người trong cõi đất mà nói về loại mật hoa trên thế giới, đầy đủ các phẩm tính, hương vị ngọt ngào xúc chạm mềm dịu; ngươi nghĩ sao? Những chúng sanh kia khi nghe lời nói của đức Phật, tư duy về mật hoa, mà có thể nếm biết hương vị của nó chăng?
    "Thiện Tài thưa:
    Quả thật không thể.
    "Diệu Nguyệt nói:
    Cũng vậy không phải chỉ do nghe và tư duy không thôi mà chúng ta có thể chứng nhập chân tánh của Bát Nhã Ba La Mật.
    "Thiện Tài thưa:
    Vậy thì bằng những ngôn từ xảo dịu và phương tiện khéo léo nào mà Bồ tát có thể khiến cho hết thảy chúng sanh thấu hiểu được chân thực của thực tại?
    "Diệu Nguyệt nói:
    Chân tánh của Bát Nhã Ba la Mật mà Bồ tát chứng được-đây chính là nhân quyết định, từ đây khởi lên tất cả ngôn thuyết của Bồ tát. Khi Bồ tát chứng được giải thoát này thì có thể dùng ngôn từ diễn thuyết và phương tiện thiện xảo mà giảng nói."
    ----------------------------------------------------
    TĐT.
    _______________________________________
    _________________
    Phi Vân

  6. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho công án vào đây cho vui, chỉ vậy thôi cũng được
  7. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    thientongvietnam.net
  8. vomosu

    vomosu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Dạ, em có ba món này, không biết có được gọi là công án và có liên quan gì đến thiền không ạ:
    1. Các bác có bao giờ nghe nói đến chuyện "Tiếng vỗ của một bàn tay" không ạ? Thế nào gọi là "Tiếng vỗ của một bàn tay"?
    2. Thế nào gọi là "Tâm như thuỷ"? Món này có liên quan tới thiền không?
    3. Hoa Mộc Lan đã đạt tới cảnh giới rất cao của Sắc Không.
    Em kính mong được các bác chỉ giáo ạ.
  9. thankinhthuongnho

    thankinhthuongnho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn tấm lòng của bạn. Nhưng tôi có suy nghĩ khác bạn. Với tôi, Tây Ninh là thánh địa. Dĩ nhiên, nói hoài về việc này thì chả đưa lại kết quả. Tôi chỉ là kẻ sơ học thôi bạn ạ.
    Ác cảm với bạn ư? Chắc là không đâu bạn ạ. Nếu có thì tôi cũng sẽ luyện tập để không còn nó nữa.
    Tôi chỉ mong bạn đừng quên người thầy mà tôi đã nhắc, thế thôi bạn ạ.
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    May quá, đọc hết mà vẫn chẳng hiểu gì.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này