1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN - Và các công án

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 05/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các thầy thì chưa phải là Phật, nên ai cũng có cái sai. Tôn giáo khác cũng thấy Phật giáo là sai lầm, là bước vào vực thẳm của Satan.
    Các thầy cũng biết là đã sống, đã mở miệng ra nói, tức là đã có cái sai trong lời nói, nhưng vì lợi lộc của nhiều ng, nên vẫn phải nói.
    Em biết mấy dòng này cũng sai tuốt, nhưng em ko nói, mọi người cũng ko nói thì không có cái diễn đàn này !
    Vì vậy, thay vì tìm cái sai, ta đi tìm cái đúng, có phải lợi lộc hơn ?
    Em cũng từng bước tới vực thẳm đây, nhưng trên đường chẳng thể bỏ một bông hoa đẹp ko nhìn !
  2. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Bít nói ra là sai thì nói làm giề?
    Hiểu đạo thế này thì không bằng cái đứa nó không đọc sách, tự ngộ ...
    Với cái sự suy luận luẩn quẩn của bác, có nghĩ nữa cũng chẳng ngộ ra cái gì đâu ...
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0

    GIÁO HUẤN CỦA YOGA
    10 Điều tốt nhất
    1. đối với một trí thông minh kém nhất thì nên tin tưởng vào luật nhân quả
    2. đối với trí thông minh trung bình thì nên nhận biết bên trong cũng như bên ngoài trí tuệ, quy luật của cặp đối kháng
    3. đối với trí thông minh bậc cao thì nên có dc sự hiểu biết đầy đủ về tính ko chia sẻ của người hiểu biết, vật dc biết và hành động biết
    4. đối với trí thông minh kém nhất thì nên thiền định bằng cách hoàn toàn tập trung trí tuệ vào một vật duy nhất
    5. đối với trí thông minh trung bình thì nên thiền định bằng cách tập trung tư tưởng vào hai khái niệm nhị nguyên
    6. đối với trí thông minh bậc cao thì nên thiền định ở trạng thái vắng lặng, tâm rỗng ko đối với mọi quá trình tư duy, biết rằng khi thiền định thì đối tượng thiền định và hành động thiền định là cái 1 ko thể chia cắt dc
    7. đối với trí thông minh thấp kém thì cách thực hành tốt nhất về đạo là sống hoàn toàn phù hợp với luật nhân quả
    8. đối với trí thông minh bình thường thì cách thực hành tốt nhất về đạo là xem mọi vật khác quan như những hình ảnh thấy trong giấc mơ hay do phép phù thủy tạo ra
    9. đối với trí thông minh bậc cao thì cách thực hành tốt nhất về đạolà từ bỏ mọi ham muốn hay hoạt động phù phiếm và thờ ơ với các kết quả của hành động
    10. đối với những người thuộc 3 bậc trí thông minh thì dấu hiệu tốt nhất về tiến bộ tâm linh là sự giảm dần những đam mê tối tăm và lòng ích kỉ
    Ở đây tôi giữ lại từ ?othông minh? của dịch giả vì o muốn thay đổi. Nhưng theo tôi từ ?othông minh? ở đây o chỉ sự suy luận láu lỉnh của tâm trí mà là trí tuệ
  4. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Công án dc người thầy đưa ra, nó phù hợp với đệ tử và tình huống đệ tử nhận. Đấy là vấn đề quan trọng. Còn trên diễn đàn này công án mang ý nghĩa của diễn đàn. vậy nên tôi góp câu trả lời vào công án của bạn
    1. ?otiếng vỗ của 1 bàn tay? Một bàn tay o thể tạo nên tiếng vỗ, tiếng vỗ, âm thanh chỉ dc tạo ra khi có va đập, chỉ tạo ra bởi hai bàn tay , ba bàn tay hay có va đập nào khác. Tiếng vỗ của 1 bàn tay là hiện tượng lạ lùng. Nhưng mọi thứ sẽ o lạ lùng nếu chúng ta o còn sống trong nhị nguyên mà sống trong nhất nguyên. Có Âm thanh của sự tĩnh lặng.
    Mọi vật đều có âm thanh, đều có chuyển động, chúng dc hiểu là tĩnh lặng bởi quy định trong chúng ta. Một miếng gỗ là tĩnh lặng với mắt,tai chúng ta, nhưng nó chuyển động và ồn ào đối với những nhà khao học nguyên tử. Nếu là ?oâm thanh của 1 bàn tay? thì với mưu mẹo của tâm trí vẫn có thể trả lời dc, không có mâu thuẫn nhiều lắm và o pù hợp là 1 công án đối với tôi. Còn với ngươi khác thì có thể. TRong quyển ?oThiền & Võ Đạo? của NGÔ ÁNH TUYẾT viết là ?oHãy lắng tai nghe âm thanh của 1 bàn tay như thế nào?. KHông biết thiền sư BẠCH ẨN đã nói là ?otiếng vỗ? hay ?oâm thanh??
    ?otiếng vỗ của 1 bàn tay? đây là một sự mâu thuẫn ?otiếng vỗ? chỉ sự va đập ?o1 bàn tay? o thể tạo nên va đập. MỘt mâu thuẫn lớn và đây là mục tiêu của công án này. Dường như o có cách giải quyết, Câu trả lời của các thiền sư là để cho tâm trí hết mọi mánh khóe , bị đông cứng, rồi câu trả lời xuất hiện
    2. ?oTâm như thủy? đây là câu trả lời., ko phải là câu hỏi. Nước có thể cứng , thể khí , thể lỏng. Với tôi nó có liên quan tới thiền
    3. Câu này chịu vì tôi o biết gì về con người này. Nhưng để nhận ra người ngộ đạo khó hơn để nhận ra người chưa ngộ đạo. CHỉ 1 yếu tố chỉ ra người đó sai với chân lí thì có thể kết luận ai đó chưa ngộ đạo. Còn kết luận ai đó ngộ đạo thật khó khăn cho 1 trí tuệ bình thường. Các thiền sư sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi ai ngộ đạo
  5. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    ?o CÔNG ÁN?
    1. nhìn vào tâm trí và thấy gì?
    2. ai đang nhìn tâm trí vậy?
    3. ai đang dặt câu hỏi 2? ????????????.
    ???
    4. câu hỏi 2, 3 xuất hiện là sai lầm hay đang thực hành đúng?
  6. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Trả lời 1,2,3: Lệnh Hồ công tử.
    Câu hỏi 4: Hỏi Lệnh Hồ công tử ấy.
  7. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Là thành viên mới đăng kí em xin post mấy bài về thiền ;hy vọng không bị trùng lặp bài post
    Lợi ích của thiền
    Giáo sư Minh Chi
    Học viện Phật giáo VIệt Nam

    Hành thiền đúng phép có thể đem lại cho người hành thiền những lợi ích như sau:
    1. Các căn được an an tịnh, và một cách tự nhiên, hành giả thấy thích thú với thói quen hành thiền hàng ngày.
    2. Lòng từ xâm chiếm tâm hành giả. Với lòng từ, hành giả xa lìa mọi tội lỗi và xem tất cả chúng sanh như là anh chị em.
    3. Những dục vọng làm mệt mỏi và đầu độc thân tâm như là giận dữ, keo kiệt, kiêu ngạo? dần dần xa lìa tâm của hành giả.
    4. Nhờ hộ trì chặt chẽ các căn, cho nên những niệm ác, xấu không len vào tâm hành giả được.
    5. Với tâm trong sáng và tư thái bình thản, hành giả không còn thèm muốn gì đối với những dục vọng thấp hèn.
    6. Tâm thức của hành giả tập trung vào những ý niệm cao cả, mọi tư tưởng vị kỷ, ham muốn quay cuồng theo dục vọng đều xa lìa.
    7. Hành giả không lạc vào chủ nghĩa hư vô, mặc dù thấy rõ mọi sự vật đều không rỗng bèo bọt.
    8. Tuy vẫn còn trong vòng sanh tử luân hồi, nhưng hành giả đã nhận thức rõ con đường giải thoát.
    9. Nhờ đi sâu vào giáo pháp mầu nhiệm, hành giả nương tựa vào trí tuệ của đức Phật.
    10. Vì không còn gì hấp dẫn và làm cho hành giả ham muốn, hành giả cảm thấy như con Phượng Hoàng đã thoát khỏi lưới và đang bay lượn tự do trên bầu trời.
    Trong kinh Thân Hành Niệm, phép tu thiền niệm thân, Phật nói tới mười công đức của phép tu thiền niệm thân như sau:
    1. Đối trị tham và sân.
    2. Loại bỏ sợ hãi.
    3. Có thể chịu đựng nóng lạnh, đói khát, côn trùng quấy nhiễu.
    4. Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.
    5. Có thể biến hoá thần thông theo ý muốn.
    6. Có thêm nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người bình thường không nghe được.
    7. Biết được ý nghĩ của người khác.
    8. Biết dược các kiếp sống quá khứ của người khác.
    9. Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sanh trôi nổi theo nghiệp từ đời này qua đời khác.
    10. Ngay trong đời hiện tại đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
    (Xem kinh Thân Hành Niệm, Trung Bộ III, trang 280-81-82)
  8. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    SỐNG THIỀN
    Vĩnh Hảo
    ---o0o---
    Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đã đi vào học đường, đi vào các sinh hoạt cộng đồng và thậm chí, còn là thời trang văn vẻ cho một số người trí thức nữa.
    Đó là điều đáng phấn khởi, đáng khích lệ, nhưng mặt khác, cũng là điều đáng phải e dè vậy. Sự bí truyền khi được phổ truyền thì được xem như một thành công trên mặt số lượng nhưng là một thất bại trên mặt phẩm lượng. Bí truyền ở đây không có nghĩa Thiền chỉ được truyền dạy trong vòng bí mật như kiểu người ta dạy bùa chú hay một môn thuốc gia truyền, cũng không phải Thiền là cái gì bí nhiệm, mang tính thần quyền. Nhưng bởi Thiền vốn là một phương pháp tu tập cao siêu đòi hỏi hành giả phải đủ ý lực và trí lực để đeo đuổi, chứ không phải là một bài toán học, một công thức hay luật tắc để có thể trao truyền và đón nhận một cách dễ dàng qua sự rao giảng giữa công chúng. Thiền là lẽ sống và lẽ sống đó chỉ có giá trị với kẻ nào nắm được nó, tức là sống trong nó, thể nghiệm nó.
    Đã có người phê phán rằng Phật giáo đã được phổ cập và đại chúng hóa nhờ vào Mật tông và Tịnh Độ tông, nhưng sự đại chúng hóa này lại cũng là ?obước đi sa đọa (xuống dốc) của tinh thần Phật giáo?. Ngày nay, có lẽ Thiền tông cũng rập rình đi theo bước chân đó. Sa đọa ở đây không có nghĩa là một thất bại tội lỗi, mà là một sai lầm bất đắc dĩ trong sự cố gắng phơi bày một cách rộng rãi những gì không thể nói được nhưng vì lòng từ bi, phải nói cho quần chúng được hiểu và đi theo. Từ sai lầm này kéo theo sai lầm kia. Nhất là về phía những thiền sinh với nhân số vụt tăng khá nhanh?"những thiền sinh của đại chúng mà lối đi của họ dù khoác mặc dáng vẻ thượng lưu kiêu kỳ nào vẫn không thoát khỏi tâm lý sùng thượng, mê tín của thời kỳ tô-tem, bái vật. Người ta sẽ yêu cầu vị thiền sư giảng giải, phân tích chi li về thiền sao cho dễ hiểu hơn; người ta sẽ đòi hỏi một phương pháp thực tập thiền định sao cho mau được kết quả và thuận lợi hơn; và người ta sẽ phê phán, chê bai, công kích các phương pháp tu tập (pháp môn) khác là đi sai truyền thống (thậm chí là mê tín, tà đạo); người ta bám chặt vào để rồi tôn thờ như vật tổ những gì vị thiền sư nói ra (dù là một câu ta thán về sự mê muội cố chấp của tâm lý chúng sanh), không thích ai nói ngược lại với những gì mình tôn thờ. Người ta tôn kính vị thiền sư thay vì đức Phật; tôn kính chữ Thiền thay vì Pháp; tự tôn kính mình thay vì Tăng. Và sai lầm tai hại nhất là người ta tưởng rằng mình đã có thể nắm bắt được thực tại tuyệt đối (bản thể của thiền) qua những lời truyền giảng của vị thiền sư hay qua sự thông minh lý luận của chính mình trong dăm ba cuốn sách thiền đọc được. Đó là những hiện tượng và là tệ trạng có thật đã từng xảy ra trong giới học và tu thiền. Chê bai, khinh thường những người tu theo pháp môn khác; tự hào mình là kẻ đi đúng đường, kẻ khác lạc đường; vênh váo cho rằng mình, những người cư sĩ tại gia, có thể sáng mắt vượt trội hơn các tăng sĩ trong chốn thiền môn; ngã mạn đem giáo lý thiền để giảng giải cho tăng sĩ vì thấy những vị này chưa hề hé môi nói gì về Thiền; khuyến khích tăng sĩ tu thiền vì thấy các tăng sĩ này không ngồi thiền ở địa điểm và thời gian mà người khác có thể thấy biết được; lập dị ngồi thiền lim dim ở nơi công cộng v.v... Những hiện tượng trên cứ lâu lâu lại xảy ra như một phong trào khi có một vị thiền sư chân chính xuất hiện. (Mà còn xảy ra nhiều hơn khi có một Thế Tôn hay Phật sống giả hiệu ra đời!) Hiện tượng, phong trào, thường cuốn trôi bao người nhẹ dạ, yếu lòng và nhất là những người nông cạn từ trí tuệ đến ý chí. Cho nên, Thiền hiện nay, như đã nói, trở thành một môn học phổ thông (giống như phương pháp ăn gạo lức hay uống nước lạnh để chữa bệnh) mà trình độ cạn cợt nào cũng có thể hiểu, nói và làm được. Điều này khiến ngay cả vị thiền sư chân chính nhất cũng phải dè dặt trong sự giải thích và giảng dạy Thiền cho môn đồ của mình?"bởi vì ông ta không bao giờ muốn định nghĩa Thiền, nhưng môn đệ của ông thì lúc nào cũng muốn có câu định nghĩa để phân biệt, để tăng thêm kiến thức, tăng thêm vốn liếng thiền ngữ mà đi rao truyền cho khắp nhân gian.
    THIỀN LÀ GÌ?
    Có người đến hỏi vị thiền sư: ?oThiền là gì?? Vị thiền sư không đáp thẳng, chỉ rót trà mời khách: ?oUống trà đi.?
    Thiền là dòng sống lặng lẽ của tự tâm và thiền sư là kẻ nắm chắc được dòng sống ấy?"thực ra, ngay cả những lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ý nghĩa của thiền nếu không nắm được dòng sống đó.
    Thực tại vượt lên trên mọi lý luận. Người ta không thể diễn đạt nó bằng ngôn ngữ vì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của tư tưởng, mà tư tưởng chỉ là con đẻ của ý niệm nhị nguyên đối đãi. Ý niệm luôn luôn tạo ra thế ly cách giữa chủ thể (năng) và đối tượng (sở). ?oTôi tu thiền? hàm nghĩa rằng có cái ?otôi? ở ngoài ?othiền? và có ?othiền? ở ngoài cái ?otôi?. Tôi và Thiền trở thành hai thực thể đối lập, phân ly. Thể của của thiền thì tuyệt đối, bất nhị (không có hai mà là một thể đồng nhất); còn ý niệm thì tương đối, nhị nguyên. Không làm sao có thể định nghĩa hay diễn đạt cái tuyệt đối bằng ngôn ngữ giới hạn của thế giới tương đối. Nhưng, vì phương tiện, vì dẫn đạo, vị thiền sư buộc lòng phải dùng ngôn ngữ để nói với môn đệ của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ đó, dù được buông ra trong miễn cưỡng, vẫn là một cố gắng để nhắm thẳng vào tâm, gạt bỏ mọi lý luận (trực chỉ nhân tâm). Và như vậy, nó không phải là cái có thể lập lại lần thứ hai cho một người khác. Phổ cập hóa thiền đạo là vô tình giam bản thể vô tận (chân đế) vào thế giới hữu hạn (tục đế). Bám chặt vào một lời dạy hay một phương thức đối trị đã được phổ cập là đang đuổi theo cái bóng mờ của Thiền. Giảng giải, phân tích, mổ xẻ thiền đạo là bắt thực tại đứng dừng một chỗ như một xác khô. Cái gì lặng đứng, khô chết và có thể diễn tả được bằng ngôn ngữ thì không phải là thực tại tuyệt đối (Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh?"Lão tử Đạo đức kinh).
  9. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0

    Vào phút giây mà bạn bắt đầu ko thích ai đó, lập tức 1 dấu ấn hay 1 dữ liệu được tạo ra trong tâm. Dấu ấn này khiến bạn nhìn người đó theo một định kiến và ngăn che ko cho bạn thấy người đó như thực. Đó là vô minh đang vận hành
    thiền viện Shwe Oo Min
  10. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    đề tài ?othiền công án? hình như ko được ủng hộ vậy nên o có ý nghĩa lắm ở diễn đàn này.
    Thiền là món quà mà thượng đế ban tặng cho mọi người và nó thật sự có ích khi được mọi người tìm hiểu. Mỗi 1 định nghĩa , mỗi 1 nhận xét, mỗi 1 cách thức về thiền đều mang một ý nghĩa riêng. Cách thiền này phù hợp với kiểu người này, còn người kia thì ko hợp, định nghĩa này dc người này hiểu còn người khác thì coi là ngu ngốc. Thiền có nhiều kiều dáng khác nhau vậy nên nó cần được thể hiện thật phong phú để nhiều người biết tới nó hơn. Mong rằng thiền sẽ mang hạnh phúc và niềm vui đền cho nhiều người hơn nữa. Vậy nên khi mà thiền công án trở nên chán ngắt tôi muốn có 1 chủ đề khác. Hi vọng các bạn sẽ đưa thêm màu sắc của thiền vào diễn đàn
    Hôm nay có một vấn đề, đó là_ Xả BỎ trong thiền_ mời các bạn tham;
    Ông anh Trần thiện Nhân nói rằng trên dg nên chọn lấy những cái đúng, những bông hoa. Nhưng mà mở đây mọi định nghĩa hay nhận xét đều là hoa, vì cái sai sẽ tô thêm vẻ đẹp của cái đúng.Mỗi 1 ý kiến, nhận xét của các bạn đều mang ý nghĩa của nó và lợi lộc theo cách riêng cho từng kiểu người. Nhưng các bạn nên cho ý kiến khi suy nghĩ kĩ và nghĩ rằng nó có ích cho mọi người ở đây.
    Câu hỏi : ý nghĩa của từ ?oXả BỎ? trong thiền là gì ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này