1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIỀN - Và các công án

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi chungdobe80, 05/03/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Công án
    Một con ngỗng nhỏ dc nuôi trong 1 cái lọ, nó lớn dần dần rồi choáng đầy lọ.Bây giờ cổ lọ nhỏ hơn nó nhiều và làm thế nào lấy ngỗng ra mà không làm vỡ lọ hoặc làm chết ngỗng. (Chú ý cái lọ rất rẽ vỡ)
  2. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    CÔNG ÁN ?oBÀ GIÀ ĐỐT AM ĐUỔI TĂNG?:
    Xưa có một bà lão tu tại gia tham thiền đã đuợc kiến tánh. Một hôm bà gặp một nhà sư tham thiền đi khất thực rất có đạo đức hành trì bèn mời về nhà cúng dường cơm chay và đàm đạo về tâm rất là tương đắc. Sau đó bà cất một cái am để giúp cho nhà sư nhập thất và hàng ngày sai con gái đem cơm đến cho sư dùng. Ba năm sau bà bảo cô con gái: ?oCon đã đem cơm cho sư ăn được ba năm rồi, hôm nay đưa cơm đợi lúc thầy ấy dùng xong con đến ôm chặt và bảo thầy ấy nói.? Người con gái làm theo lời mẹ dặn đến ôm chặt nhà sư rồi bảo ?oNói! Nói!? Người tham thiền nói: ?oKhô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí? (cây khô dựa núi tuyết, ba đông không có chút hơi ấm). Người con gái về nhà kể cho mẹ nghe. Bà già nghe xong đến mắng người tham thiền rồi đưổi đi, đốt luôn cái am và nói rằng: ?oTôi cúng dường ba năm mà chỉ cúng dường một gã chết chìm !?. Người tham thiền nghe cảm thầy hổ thẹn, cầm bồ đoàn đi khất thực trở lại, tự trách mình được thí chủ cúng dường ba năm mà tu chưa được khai ngộ, bị chửi mắng là phải, bèn ra sức tái dụng công tham thiền. Được ba năm lại đến chỗ bà lão, cùng nói chuyện công phu và đề nghị bà lão giúp cho nhập thất một lần nũa. Lại nhập thất thêm ba năm và bà lão cũng bảo con gái đưa cơm như trước. Tròn ba năm cô gái cũng y theo lời mẹ dặn đến ôm chặt lấy người tham thiền bảo ?oNói! Nói!? Kỳ này người tham thiền đáp lại: ?oTrời biết, đất biết, ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết?. Bà già nghe xong trong lòng hoan hỷ nói với người tham thiền: ?~Tốt lắm! Tốt lắm! Mừng cho thầy đã được khai ngộ!?.
  3. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Mỗi người thích một kiểu khác nhau đó là tính cá nhân, quyền tự do cần tôn trọng. Tôi yêu quý và kính trọng OSHO, ngài giống BỒ ĐÈ ĐẠT MA mang đầy tính chọc pá . Lúc đầu tôi o yêu quý OSHO mấy, và o thấy từ bi từ OSHO, nhưng đó là vì tôi đã yếu đuối, o giám chấp nhận những gí ngài nói, còn hiện tại thì khác , tôi chỉ muốn xà vào lòng người. Khi đang viết vài dòng này thì tôi đang chảy nước mắt khi nhìn vào tranh của người, Thầy thật đáng yêu và hiền từ, bạn hãy thử đọc lại sách với tình yêu xem sao. Thôi mình o viết nữa, mình đang chảy thêm nc mắt, mỗi lần nghĩ đến người tôi rất rễ như thế. Mình pai bỏ bạn ra ngay để ôm lấy thầy. Tặng bạn MINUSA hoa này
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chỉ cần giở cái lọ lên.
  5. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    OSHO cũng có nói về thực hành, và nhiều kĩ thuật thiền ngắn gọn.
    DEVI hỏi SHIVA về chân lí và dc SHIVA trả lời bằng các tantra (kỹ thuật ) và OSHO đã giải thích câu trả lời , bạn đọc qua một chút nó là về thực hành nhiều đó
    SHIVA nói
    Người ta tỏa sáng, trải nghiệm này có thể hửng lên giữa 2 hơi thở. Sau khi hơi thở đi vào (xuống dưới) và đúng lúc trước khi hơi thở đổi hướng ra ngoài hướng lên trên( ra ngoài) _ thiện tâm
    Đó là kĩ thuật
    Người ta tỏa sáng, trải nghiệm này có thể hửng lên giữa 2 hơi thở. Sau khi hơi thở đi vào (xuống dưới) và đúng lúc trước khi hơi thở đổi hướng ra ngoài hướng lên trên( ra ngoài) _ thiện tâm ,nhận thức thấy giữa 2 điểm này , và sự việc sảy ra.
    Khi nào hơi thở của bạn đi vào ,hãy theo dõi.Trong khi 1 khắc ngắn ngủi, hoặc 1 pần nghìn của 1 khắc ,ko có việc thở . Trước khi nó quay lên trên , trước khi nó quay ra ngoài. Một hơi thở đi vào và khi ấy có 1 điểm nhất định và hơi thở dừng.Rồi hơi thở đi ra ngoài. Khi hơi thở đi ra ngoài , rồi lần nữa trong 1 khắc ngắn ngủi, hoặc 1/1000 của 1 khắc,hơi thở dừng . Rồi hơi thở đi vào. Trước khi hơi thở đổi hướng quay vào trong hoặc đi ra ngoài, có 1 chốc lát khi ấy bạn o thở. Vào chốc lát ấy biến cố có thể sảy ra, bởi vì khi bạn o thở bạn ko ở trong thế giới. Bạn hãy hiểu điều này; khi bạn o thở l bạn chết, bạn tĩnh lặng , nhưng chết.Nhưng khoảng khắc của thời gian ngắn ngủi như vậy bạn chẳng bao giờ quan xát. đối với tantra (kĩ thuật) mối hơi thở đi ra là 1 sự chết, mỗi hơi thở đi vào là sự tái sinh. Hơi thỏ đi vào là sự tái sinh, hơi thở đi ra là sự trết. Hơi thở đang đi ra thì tương đương với sự chết , Hơi thở đang đi vào là tương dduwongvới sự sống. Như vậy mỗi hơi thở bạn là sự trết và tái sinh hiện thân. Chỗ trống giữa hai hơi thở tồn tại trong 1 thời gian rất ngắn, nhưng với sự chú ý ngay thật sắc sảo sẽ làm bạn cảm thấy chỗ trống. Neusbạn có thể cảm thấy chỗ trống Shiva nói ; từ tâm. Khi ấy ko gì khác dc cần. bạn hạnh phúc bạn nhận biết , điều quan trọng nhất đã sảy ra. Bạn sẽ ko rèn luyện sự thở . để nó đúng như nó. tại sao lại 1 kĩ thuật đơn giản như vậy? Nó xem ra đơn giản thế .Một kĩ thuật đơn giản thế để biết sự thật? Biết sự thật là biết cái mà o sinh và o tử, để biết nó vô thủy vô chung. Bạn có thể phân biệt dc hơi thở đi ra ngoài, bạn có thể phân biệt hơi thở đi vào, nhưng bạn o bao giờ phân biệt dc chỗ trống giữa 2 hơi thở. Hãy tử điều đó . Thình lình bạn sẽ nắm dc điểm đó Và bạn có thể tìm ra nó. nó đã ở đó. Ko gì sẽ dc thêm tới bạn hoặc tới cấu trúc của bạn , nó đã ở đó .MỌi thứ đã có đó rồi trừ 1tình trạng nhận biết nhất định. Như vậy làm thế nào để thực hiện điều này?Trước hết hày nhận thức hơi thở đi vào. Quan sát theo dõi nó. Quên mọi thứ , chỉ cần theo dõi , quan sát hơi thở đi vào_ chính lối hơi thở đi. KHI hơi thở chạm vào lỗ mũi bạn, bạn cảm thấy nó ở đó, Rồi hãy để hơi thở đi vào. hãy di chuyển theo hơi thỏ 1 cách có ý thức hoàn toàn. KHi bạn đang đi xuống, thì đi xuống , đi xuống với hơi thở, đừng bỏ lỡ hơi thở . Ko vượt trước và o đi theo sau, chỉ cần đi cùng nó. Hãy nhớ điều này: đừng đi lên trước đừng đi theo sau tựa như cái bong. Hãy đồng thời với nó. Hơi thở và tình trạng ý thức cần phải trở thành 1.Hơi thở đi vao trong bạn đi vào trong. Chỉ khi đó thì mới có thể có dc điểm giữa 2 hơi thở. Ko dễ dàng đâu. Hãy đi vào với hơi thở và đi ra với hơi thở: vào _ra , vào _ra Phật đặc biệt cố gắng dùng pp này nên pp này đã trở thành pp của phật tử???..
    Phật THÍCH CA nói, ?oý thức dc hơi thở của bạn như nó đang đi vào, đi ra _ đi vào , đi ra? ông ta ko bao giờ nói tới chỗ gián đoạn, lỗ hổng bởi vì ko có nhu cầu. Phật thích ca suy nghĩ và cảm thấy nếu bạn trở nên lo âu với lỗ hổng, chỗ gián đoạn giữa hai hơi thở, sự quan tâm đó có thể làm nhiễu laon tình trạng nhận biết của bạn. Vì thế ông ấy đơn giản nói ?ohãy nhận biết ,khi hơi thở đang đi vào thì di chuyển cùng nó, khi hơi thở đang đi ra thì di chuyển cùng nó. hãy đơn giản thực hiện việc này: đi vào đi ra cùng hơi thỏ? Ông ấy ko bao giờ nói tới kỹ thuật mới đây. Lý do mà Phật THÍCH CA đang nói liên quan tới chính những người bình thường, và thậm chí việc đó có thể tạo nên sự ao ước tói lỗ hổng, Sự ao ước tới lỗ hổng sẽ là rào cản đối với tình trạng nhận biết, bởi vì nếu bạn dang montg muốn tìm kiếm dc lúc ngường bạn sẽ chạy trước hơi thở. Hơi thở đi vào và bạn vượt lên trước bởi vì bạn chú tâm chỗ trống , sự việc này là của tương lai. Phật Thích ca o bao giờ đề cập điều đó , vì kĩ thuật của phật chỉ là phần nửa. Nhưng nửa khác tự động xảy đến sau. Nếu bạn tiếp tục thói quen luyện tập ý thức hơi thở, thình lình một ngày bạn sẽ đi đến thấy lúc ngừng lại của nó
    OSHO
  6. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. chungdobe80

    chungdobe80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Cốt tủy của Thiền Minh Sát
    Bắt đầu thực tập bằng cách ngồi ngay thẳng và chú tâm. Bạn có thể ngồi trên sàn nhà hay trên ghế. Trước tiên bạn không cần phải quá cố gắng chú tâm. Chỉ cần để ý đến hơi thở ra vào. Nếu cảm thấy rằng niệm Phật có thể giúp cho sự chú tâm của bạn mạnh hơn, bạn có thể niệm "Phật," "Pháp," hay "Tăng" khi bạn quan sát hơi thở ra vào. (Điều quan trọng là phải chú tâm vào hơi thở, niệm Phật chỉ là phương tiện giúp định tâm.) Khi quan sát hơi thở, bạn phải quan sát một cách tự nhiên, không được điều khiển hơi thở. Cố gắng điều khiển hay kiểm soát hơi thở là một việc làm sai lầm, vì khi điều khiển hơi thở, bạn sẽ có cảm giác hơi thở hoặc quá ngắn, quá dài hay quá nhẹ, quá nặng. Bạn sẽ có cảm tưởng dường như mình thở không đúng cách, và sẽ cảm thấy chẳng thoải mái chút nào. Bạn hãy để hơi thở hoạt động một cách tự nhiên. Làm như vậy cuối cùng bạn sẽ nhận thấy hơi thở vào ra một cách nhẹ nhàng, điều hòa.
    Khi quan sát hơi thở ra vào mà bạn tỉnh giác và hoàn toàn ổn định tâm là bạn đã thở đúng cách.
    Khi bị phóng tâm, bạn hãy dừng lại, điều chỉnh sự chú tâm, trở về với đề mục chính của mình. Thoạt đầu, khi chú tâm vào hơi thở, tâm bạn có khuynh hướng muốn đưa hơi thở đi theo một chiều hướng nào đó. Hãy bình thản, đừng lo lắng hay tìm cách điều chỉnh nó. Bạn hãy quan sát nó, và để nó tự nhiên. Thiền sẽ tự nó phát triển. Khi bạn làm như thế, có lúc bạn sẽ thấy hơi thở ngưng hẳn, nhưng đừng sợ, bạn sẽ thở lại điều hòa sau đó. Sự ngưng thở chỉ là cảm giác phát sinh từ tri giác của bạn, thực ra hơi thở vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng tiếp nối. Một lát sau bạn sẽ thấy hơi thở rõ ràng như trước.
    Nếu bạn tiếp tục giữ tâm an tịnh như thế thì bất kỳ bạn đang ở nơi nào -- đang ngồi trên ghế, đang ở trên xe, trên tàu, v. v., bạn đều có thể chú tâm vào đề mục và bước vào trạng thái an lạc một cách mau chóng dễ dàng. Bất kỳ bạn đang ở đâu, bất kỳ lúc nào, bạn đều có thể hành thiền được cả.
    Khi đạt đến sự tiến bộ này thì bạn đã hiểu Đạo phần nào rồi đấy. Nhưng bạn phải quan sát những đối tượng của giác quan nữa.
    Hãy hướng tâm an tịnh của bạn vào hình sắc, âm thanh, mùi vị, sự đụng chạm và suy nghĩ. Tất cả mọi đối tượng của thân và tâm đều là đề mục để bạn hướng đến. Bất kỳ cái gì phát sinh đều phải quan sát, ghi nhận; phải ghi nhận dù bạn thích hay không thích chúng. Hãy ghi nhận một cách khách quan, đừng để đối tượng yêu ghét ảnh hưởng đến tâm mình. Yêu, ghét chỉ là những phản ứng đối với thế giới bên ngoài. Bạn phải có cái nhìn sâu rộng hơn. Dần dần bạn sẽ thấy mọi cảm giác yêu ghét thực ra chỉ là sự vô thường, khổ và vô ngã. Hãy xếp mọi tốt xấu, hay dở vào ba loại vô thường, khổ và vô ngã. Dầu chúng thế nào đi nữa cũng để chúng yên, chỉ quan sát mà đừng can thiệp vào chúng. Đó là cách hành thiền minh sát. Làm như thế tất cả sẽ được bình an tĩnh lặng.
    Chẳng bao lâu, tuệ giác, vô thường, khổ, vô ngã sẽ xuất hiện. Đó là bước đầu của trí tuệ thật sự, cốt tủy của thiền, dẫn đến giải thoát. Hãy theo dõi kinh nghiệm của mình, nhìn nó và tiếp tục cố gắng để thấy chân lý. Hãy học cách khước từ, không vướng mắc để đạt đến bình an tĩnh lặng.
    Trong khi hành thiền, nhiều hiện tượng kỳ lạ sẽ đến với bạn -- bạn sẽ thấy ánh sáng, thấy chư thiên, thấy Phật, v. v. Khi thấy những điều đó bạn hãy quan sát mình trước để tìm xem tâm mình đang ở trạng thái nào. Chớ quên điểm căn bản này. Hãy chú tâm, chớ mong mỏi thấy gì, cũng chớ mong hình ảnh đừng đến với mình. Nếu bạn theo đuổi những hình ảnh này, bạn sẽ rơi vào tình trạng ngơ ngẩn vô vị, vì tâm đã đi ra ngoài tình trạng ổn cố. Vậy thì khi những hình ảnh ấy đến, bạn hãy quan sát chúng. Khi quan sát chúng, bạn phải tự chủ, đừng si mê theo chúng. Bạn hãy quán chiếu rằng chúng chỉ là vô thường, khổ và vô ngã. Khi chúng có đến gần bạn đi nữa, bạn cũng đừng lấy đó làm điều quan trọng, hãy nhìn chúng rồi để chúng tự ra đi. Nếu chúng không đi, cũng vẫn tự nhiên, bấy giờ hãy trở về với mục đích của bạn, đó là hơi thở. Bạn hãy thở ra vào ba hơi thật dài, mọi hình ảnh sẽ biến mất. Bất kỳ cái gì hiện ra cũng mặc, hãy tái lập sự chú tâm. Đừng nắm lấy cái gì và xem đó là của mình. Những gì bạn thấy chỉ là những hình ảnh hay những cấu trúc do tâm tạo ra. Đó là sự giả tạo, hư ảo, gây nên yêu thích, nắm giữ hay sợ hãi. Đừng đắm mình vào khi thấy những cấu trúc giả tạo này. Mọi kinh nghiệm bất thường đều đem đến lợi ích cho kẻ trí, nhưng là mối tai hoạ cho người thiếu khôn ngoan. Hãy tiếp tục hành thiền cho đến khi nào bạn không còn bị những hình ảnh quấy nhiễu nữa.
    Nếu bạn có thể phó mặc cho tâm như thế thì không còn gì khó khăn nữa. Nếu tâm muốn vui, bạn chỉ cần ý thức rằng niềm vui này không vững bền. Bạn có sợ những hình ảnh xuất hiện trong tâm bạn hay sợ những kinh nghiệm khác mà bạn gặp trong lúc hành thiền không? Hãy tự nhiên làm việc với chúng. Bằng cách này bạn có thể dùng phiền não để huấn luyện tâm mình, và bạn sẽ hiểu được bản chất tự nhiên của tâm, thoát khỏi mọi thái cực, rõ ràng và không dính mắc.
    Tâm chỉ là một điểm đơn giản, là trung tâm của vũ trụ, và tâm sở chẳng khác nào du khách đến ngụ trong một thời gian. Hãy tìm hiểu kỹ những du khách này. Hãy làm quen với những bức tranh sống động do họ vẽ và những câu chuyện hấp dẫn do họ kể, hãy ngoan ngoãn theo họ. Nhưng nhớ đừng rời khỏi chỗ ngồi của bạn, bởi vì ngoài chiếc ghế bạn đang sử dụng không còn chiếc ghế nào khác quanh đấy nữa. Nếu bạn tiếp tục giữ chỗ ngồi không rời, chào mừng từng vị khách mỗi khi họ đến, nghĩa là luôn luôn giữ chánh niệm, chuyển tâm đến những người hiểu biết, tỉnh thức, thì những người khách khác cuối cùng sẽ không đến nữa. Nếu bạn thực sự chú ý đến họ thì họ sẽ đến với bạn bao nhiêu lần nữa? Chuyện trò với họ, bạn sẽ hiểu rõ từng người một. Chắc chắn cuối cùng tâm bạn sẽ an tịnh.
    ----------------------
    Ajahn Chah
  8. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước tôi đọc được 1 giới luật để đạt được quả vị Alahan, nhiều điều kiện quá, tôi không muốn đọc hết vì xa vời quá,
    công án này không thực tế,
    Cô Miên Đán có cho biết thông tin rằng : Ông Tuyên Hoá và 1 vị nữa bên Mỹ đạt quả vị Alahán nhưng bây giờ 2 vị này củng chết rồi,
    Còn thông tin cho rằng Ông Thích nhất Hạnh đạt quả vị ...... thì đang còn sống, Ông Lý hồng Chí củng đạt quả vị ....... , Ông Lương minh Đáng đạt quả vị sứ giả của Thượng đế .
    tất cả chuyện đó có người tin hay không tin tuỳ theo từng tôn giáo,
    Đạo Phật tồn tại mãi mãi, vĩnh hằng, ở một cung trời Phật luôn luôn phóng chiếu hào quang khắp vũ trụ, đâu đó bị những đám mây bụi của dục vọng che lấp nhưng ánh sáng vô lượng vẫn xuyên thủng để gột rửa cho linh hồn,
    Có thế cái ác đang làm bá chủ trái đất này nhưng đâu đó cái thiện vẫn tồn tại.
  9. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Đừng cho bà già ấy biết cái gì vậy? Khi ôm người đẹp, dục vọng nổi lên mà còn nói lời ấy thì khai ngộ ở đâu vậy? Chẳng nhẽ ngộ cả 2 người chăng?
  10. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo cái ác bá chủ trái đất vậy? Nó nổi lên ở trong lòng mình hay ở đâu? Đó là chấp trước của bạn khi chưa ngộ đạo mà thôi!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này