1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên văn học Đông phương

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi giaolong, 08/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giaolong

    giaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thiên văn học Đông phương

    Chào các bạn.
    Tui cũng máu mê cái học này lắm nhưng hiện nay chỉ có quá ít dữ liệu về thiên văn học cổ đông phương.
    Ai có tài liệu hay hiểu biết thì cùng đem ra chia xẻ


    Giaolong
  2. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Tui không biết lắm nhưng bạn có thể hỏi anh này , hoặc vào chủ đề này :
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=54934&whichpage=1&ARCHIVE=
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  3. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Em không có dữ liệu cổ về THiên Văn phương Đông nhưng em có mấy file về kinh dịch ! Bác có đọc không ?
    Bác CHitto có lấy thì em cho !
    HÔm qua vừa lục lại ổ cứng thì tìm được ! khoảng 1.4 Mb thôi ! Bằng quyển sách dày bịch sịch !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  4. giaolong

    giaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn trước nha.
    Mình cũng có một cái địa chỉ về 1 quyển dịch học nhập môn, viết cũng hay đã để ở mục
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=49278
    Mình đang chờ.
    Thân
    Giaolong
  5. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Chitto không muốn bàn về Dịch học trong box này.
    Cái đó thuộc về box Học Thuật hoặc Thảo luận.
    Ở đây Chitto chỉ nói về tư tưởng Phương Đông áp dụng vào Thiên văn học cũng như việc nghiên cứu Thiên văn của người phương Đông thôi.
    Còn việc đọc và hiểu Dịch học thì không nên bàn ở đây.
    Hơn nữa Kinh Dịch trong Thế giới quan thì có thể hiểu được, còn trong Nhân sinh quan thì phải đến tuổi "Tri thiên mệnh" - 50 tuổi mới hiểu được.
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  6. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Ớ @ Thế thì thôi ! Các bác không lấy thì thôi !
    Em đọc không hiểu gì ! hichic
    Chăng lẽ đợi đến 50 tuổi ! hehe
    Bác chitto nhà ta già trước tuổi !
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  7. giaolong

    giaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào Chitto
    Tôi thì không nghĩ phải đến tuổi "Tri thiên mệnh" mới đọc được hay hiểu được Dịch học, vì nếu không thì ngày xưa sĩ tử đã chẳng học Tứ thư ngũ kinh mà chỉ học Tứ thư và Tứ kinh thôi.
    Tố chất mỗi người mỗi khác, thời xưa khác, thời nay khác nên cũng không nên cứng nhắc áp dụng những qui chuẩn xưa vào ngày nay như chuyện đánh dấu mạn thuyền.
    Thân
    Cứ đi rồi đến
    Không bước không tiến
    Giaolong
  8. giaolong

    giaolong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Chào Crazyboy2001vn
    Mình vẫn muốn có tài liệu đó, gửi cho mình nhé
    Thư mình là
    Nguyen_tri_tam@yahoo.com
    Thân
    Giaolong
  9. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Xin lỗi vì hai chuyện
    Thứ nhất: bài viết hơi dài
    Thứ hai: đây là ý kiến cá nhân
    -----------------------------------------
    Việc đọc Kinh Dịch và bàn luận về nó là một chuyện. Việc hiểu được Dịch lý, Tư tưởng lại là một chuyện khác.
    Chính những người đã thấu hiểu Dịch lý của Kinh Dịch rồi lại rất ít khi nói đến nó.
    Thế giới quan Kinh Dịch rất rõ ràng và khái quát hoá cao. Tương tự Nhân sinh quan của nó rất trừu tượng.
    Có thể thấy rằng khi Phục Hi (tượng trưng cho một nền tri thức) khám phá Âm Dương qua Hà Đồ và Lạc Thư do rùa đội lên, thì đó mới chỉ là học thuyết vũ trụ quan.
    Phục Hi biết được thế giới qua đó, nhưng không viết ra một chữ nào cả, mà chỉ ghi lại cái đã nhìn thấy, hay nói khác đi là khoa học được ghi lại khách quan.
    Chu Văn Vương bị giam trong Dữu Lý cả nghìn năm sau mới thấu được cái cao diệu của Dịch Lý mà viết nên Kinh Dịch. Kinh Dịch khi đó rất ngắn gọn và vô cùng khó hiểu. Theo đó có thể phản ánh được mọi sự vận động, đặc biệt là của con người.
    Cả hai nhân vật trên hoàn toàn có tính chất thần thoại trong sự hình thành và phát triển của Kinh Dịch.
    Ba trăm năm sau Khổng Tử mới viết lại, chú giải ý nghĩa những câu viết của Chu Văn Vương cho rõ nghĩa hơn. Tuy nhiên vẫn khó hiểu lắm.
    Rồi học trò của Khổng Thánh nhân mới biên tập nữa, sửa đổi nữa...
    Cứ thế tiếp tục.
    Đến Việt Nam, nếu ta đọc các bản dịch về Kinh Dịch (nổi tiếng nhất là của Ngô Tất Tố và Nguyễn Hiến Lê) thì cũng lại phần nào mang tư tưởng, phong cách người dịch (nếu ai dịch cũng như ai thì các dịch giả trên đã không nổi tiếng)
    Vậy thì nếu nói hiểu được Kinh Dịch tức là hiểu được cái bản dịch, bản sao, bản biên tập, hiệu đính.... qua hàng ngàn năm hay là hiểu tư tưởng của nó đây?
    Người ta nói Tri Thiên mệnh nghĩa là hiểu được Mệnh trời - hiểu được quy luật của Cuộc sống thì phải sống đủ mới hiểu được.
    Kinh Dịch viết về Nhân sinh quan là tất cả những cái trong cuộc sống đó. Vậy nếu chưa sống đến lúc thì có thể hiểu được không?
    Một anh chàng bác sĩ có thể nói vanh vách trẻ con sinh ra thế nào, cần những chất gì, ăn uống chăm sóc ra sao y như sách và các ông thầy nói (và hiển nhiên là hiểu tại sao rất cặn kẽ, rất khoa học) Nhưng anh ta chưa từng có vợ có con thì có thể coi là người hiểu về việc nuôi nấng con cái được không?
    Hiều và phân tích lý thuyết theo kiểu: Kinh Dịch trong kinh doanh, Dịch học trong Ngoại giao, Dịch học trong xem Phong thuỷ,.... đều là theo kiểu nói và phân tích sách cả. Rất khoa học nhưng đều theo kiểu phân tích cái được người khác viết ra cả.
    Các sĩ tử ngày xưa cũng chỉ bới những đống người đi trước viết ra mà phân tích mà cảm thụ thôi (y như đi học văn bắt phân tích bài Vi hành - bài văn viết ra thì hay nhưng chả hiểu quái gì về tác phẩm cả - có sống trong hoàn cảnh nhục nhã khi ông vua làm trò hề như thế đâu mà hiểu) Còn thực tế những tri thức tự nhận thức không qua sách vở cũng như những tri thức không viết ra thì cảm làm sao được.
    Người chưa đủ hiểu khi đọc thường kêu lên: Hay nhỉ, lạ nhỉ, giải thích được nhiều cái nhỉ, ta thử làm như thế này xem sao...
    Người đã đủ từng trải thì có khi chưa một lần đọc Kinh Dịch nhưng đọc đến đâu thì hiểu ngay và bảo: Cái này ta đã trải qua, người xưa tổng kết cuộc đời ta thật đúng....
    Lúc đó Kinh Dịch không cao siêu mà thật bình thường. Cái bình thường đến phi thường.
    -----------------------------------------
    Bởi vậy tôi không muốn nói đến Kinh Dịch ở đây.
    (Còn nếu nói cũng chỉ nói theo kiểu bới câu chữ phân tích ý tưởng thôi)
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  10. Alucard_Leonhart_new

    Alucard_Leonhart_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.064
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói là Kinh dịch cao siêu wé thì chắc gì những người dịch về sau đã truyền lại đúng tư tưởng của tác giả????Nhất là m,ấy dịch giả VN,họ lam gì có kiến thức gọi là cao cấp làm seo mà diễn đạt lại tư tưởng của tg được????
    Xin hỏi là u đọc bản TV hả???nếu vậy tìm ở đâu???tui tìm nhà sách ko thấy..,...Nhưng giá trị nó chắc ko???lỡ dịch sai tư tưởng mà mình ko biết thì..ấn tượng đầu tiên wan trọng lém đó

Chia sẻ trang này