1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiên văn học, một niềm đam mê.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi cucvangcuoithu, 08/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Sao Diêm vương (Pluton) nhỏ bé với đường kính 2.300km đã được phát hiện vào ngày 18/2/1930 bởi Clyde Tombaugh, một nhà thiên văn trẻ không chuyên người Mỹ. .
    Sao Diêm vương có thể đã được giới thiệu một cách quá nhanh chóng là hành tinh thứ chín của hệ Mặt Trời và cho tới nay vẫn giữ danh hiệu này. Nhưng sau khi Tombaugh qua đời vào năm 1997, các nhà thiên văn đã đề nghị Hiệp hội Thiên văn quốc tế - gồm các nhà thiên văn chuyên nghiệp - loại sao Diêm vương ra khỏi danh sách các hành tinh.
    Khi mới được phát hiện, sao Diêm vương là thiên thể duy nhất được biết ở xa hơn sao Hải vương trong hệ Mặt Trời. Việc phát hiện mặt trăng Charon của sao Diêm vương vào năm 1978 có thể khẳng định đây là một hành tinh. Đây là hành tinh nằm xa Mặt Trời hơn cả . Khoảng cách trung bình từ hành tinh này đến Mặt Trời là 5900 triệu km . Bằng mắt thường chúng ta khó có thể quan sát được Diêm Vương Tinh , vì nó chỉ như một điểm có độ sáng yếu hơn những ngôi sao mờ nhạt nhất trên bầu trời tới 4000 lần .
    Cách Trái Đất khoảng 6 tỷ km, Diêm Vương Tinh chuyển động rất chậm , nó mất tới 247 năm 255 ngày 12h mới đi hết một vòng quỹ đạo . Vì ở quá xa nên người ta mất rất nhiều thời gian mới đo được đường kính của Diêm Vương Tinh . Mãi đến những năm 80 mới đo được đường kính Diêm Vương Tinh khoảng 3000 km . Diêm Vương Tinh không những là hành tinh tối tăm nhất mà còn lạnh lẽo nhất . Nhiệt độ trên bề mặt của nó là -220 oC . Ngay cả những vùng ấm nhất của Diêm Vương Tinh cũng được bao phủ bởi những lớp tuyết dày của khí Metan . Khí quyển Diêm Vương Tinh nói chung rất loãng , cấu tạo chủ yếu từ khí Metan và có thêm một ít hỗn hợp khí trơ .
    Charon bằng 1/10 khối lượng của Diêm Vương Tinh . Chu kỳ chuyển động của nó quanh Diêm Vương Tinh đúng bằng chu kỳ tự quay của Diêm Vương Tinh . Kỳ lạ hơn nữa mặt phẳng quỹ đạo của Charon lại trùng với mặt phẳng xích đạo của Diêm Vương Tinh . Điều đó có nghĩa Charon luôn ở một điểm cố định trên mặt phẳng xích đạo của Diêm Vương Tinh . Chẳng những thế , chu kỳ chuyển động của Charon quanh Diêm Vương Tinh còn đúng bằng chu kỳ tự quay quanh nó . Vì vậy nên lúc nào Charon cũng hướng một mặt về phía Diêm Vương Tinh . Có người nói rằng Diêm Vương Tinh và Charon , tay nắm tay , mặt đối mặt cùng nhau khiêu vũ , cứ như là tình nhân ấy ...
  2. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Nhưng các nhà thiên văn cũng đã phát hiện khoảng một nghìn thiên thể đóng băng khác ở xa hơn sao Hải vương. Số lượng của chúng có thể lên đến 100.000 trong khu vực mà nhiều sao chổi quay quanh, được gọi là vành đai Kuiper.
    Theo một số nhà thiên văn, với quỹ đạo dài ngoằng rất đặc biệt, sao Diêm vương có nhiều nét tương tự như các thiên thể khác trong vành đai Kuiper hơn là các hành tinh khác. Họ còn ghi nhận rằng thiên thể này rất nhỏ, nhỏ hơn Mặt Trăng của chúng ta, trong khi các hành tinh khác ở phía trước (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương) lại có kích thước khổng lồ.
    Nhưng các nhà thiên văn khác thì cho rằng sao Diêm vương có những đặc tính duy nhất trong số những thiên thể được biết, vì nó có hình cầu như các hành tinh khác trong khi các sao chổi và thiên thạch lại không có hình dạng rõ rệt. Sao Diêm vương cũng có một bầu khí quyển và những mùa màng mặc dù ở xa Mặt Trời.
    Việc tranh cãi vẫn tiếp tục vì người ta còn chưa biết nhiều về sao Diêm vương. Một phần bí ẩn có thể được tiết lộ nhờ sứ mệnh New Horizons sẽ được phóng đi vào năm 2006. Tàu thăm dò sẽ tiếp cận với sao Diêm vương vào năm 2015.
  3. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    ''Không thể tồn tại lỗ đen''

    Lỗ đen là trọng tâm của khoa học viễn tưởng và nhiều người tin rằng các nhà thiên văn đã trực tiếp quan sát được chúng. Song, một nhà vật lý Mỹ mới đây tuyên bố, những lỗ thủng điên cuồng trong không thời gian đó thực sự không thể tồn tại.
    Trong vài năm gần đây, các quan sát về sự chuyển động của những thiên hà đã chỉ ra rằng khoảng 70% vũ trụ dường như được tạo thành từ một loại "năng lượng tối" kỳ dị, thứ vật chất khiến cho vũ trụ đang ngày một nở ra.
    George Chapline, tại Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore ở California, tin rằng sự sụp đổ của những ngôi sao khổng lồ - xưa nay vẫn được xem là nơi sản sinh các lỗ đen - thực sự chỉ tạo thành những ngôi sao chứa năng lượng tối. "Gần như chắc chắn lỗ đen không tồn tại", ông khẳng định.
    Lỗ đen là một trong những dự đoán nổi tiếng nhất trong thuyết tương đối rộng của Einstein - lý thuyết lập luận rằng lực hấp dẫn của những vật thể khổng lồ làm uốn cong không thời gian bao quanh chúng. Theo dự đoán này, một ngôi sao có kích thước đủ lớn khi chết đi sẽ sụp đổ dưới tác dụng lực hấp dẫn của chính mình, trở thành một điểm duy nhất.
    Song chính Einstein không tin vào các lỗ đen, Chapline nói. "Không may, ông ấy không thể lý giải tại sao". Gỗc rễ của vấn đề là ở một lý thuyết cách mạng khác trong vật lý học của thế kỷ 20 - lý thuyết cơ học lượng tử - lý thuyết đã giúp nhà vật lý lừng danh xây dựng công thức.
    Theo thuyết tương đối rộng, không có cái gì gọi là "thời gian phổ quát" khiến cho các kim đồng đồng chạy cùng tốc độ ở khắp mọi nơi. Ngược lại, lực hấp dẫn khiến cho các đồng hồ chạy nhanh chậm khác nhau ở những địa điểm khác nhau. Song cơ học lượng tử - lý thuyết mô tả hiện tượng vật lý ở quy mô cực nhỏ - lại chỉ có ý nghĩa nếu thời gian là phổ quát. Nếu thời gian không đồng nhất như vậy, các phương trình của nó sẽ trở thành vô nghĩa.
    Vấn đề sẽ đặc biệt khó xử ở biên giới (hay chân trời sự cố) của một lỗ đen. Trong những quan sát tốt nhất hiện nay, thời gian dường như dừng lại ở đó. Một phi thuyền rơi vào một lỗ đen - đối với người quan sát ở xa - dường như bị mắc kẹt vĩnh viễn tại biên giới này, mặc dù các nhà du hành trên tàu sẽ cảm thấy họ như thể đang tiếp tục rơi.
    "Thuyết tương đối rộng dự đoán rằng chẳng có gì xảy ra ở chân trời sự cố cả", Chapline cho biết.
    Tuy nhiên, ngay từ năm 1975, các nhà vật lý lượng tử đã tranh luận rằng có điều lạ lùng xảy ra ở chân trời sự cố: vật chất bị chi phối bởi các quy luật lượng tử trở nên quá nhạy cảm trước những xáo trộn nhỏ. "Kết quả này nhanh chóng bị bỏ quên" - Chapline nói - "vì nó không phù hợp với dự đoán của thuyết tương đối rộng. Nhưng thực tế, nó hoàn toàn chính xác".
    Phản ứng kỳ lạ này, theo ông, là dấu hiệu của "pha chuyển tiếp lượng tử" của không thời gian. Chapline lập luận một ngôi sao không đơn giản sụp đổ thành lỗ đen, thay vào đó, không thời gian bên trong nó được lấp đầy bởi vật chất tối và điều này đã kéo theo những hiệu ứng hấp dẫn: Bên ngoài "bề mặt" của một ngôi sao năng lượng tối, vũ trụ hành xử rất giống với một lỗ đen, nghĩa là tạo ra lực hút hấp dẫn cực mạnh. Nhưng bên trong, lực hút "âm" của năng lượng tối có thể khiến vật chất bật trở lại ra ngoài.
    Nếu ngôi sao năng lượng tối đủ lớn, Chapline dự đoán, bất kỳ một electron nào bật ra ngoài sẽ bị chuyển hoá thành positron - dạng hạt sẽ huỷ các electron khác trong đợt phóng tràn bức xạ năng lượng cao. Điều này có thể lý giải cho bức xạ quan sát được từ tâm của thiên hà chúng ta, mà trước kia vẫn được xem là dấu hiệu của một lỗ đen khổng lồ.
    Chapline cũng cho rằng vũ trụ có thể được lấp đầy bởi các ngôi sao năng lượng tối "nguyên thuỷ". Chúng hình thành không phải từ sự sụp đổ của các ngôi sao, mà bởi sự dao động của chính bản thân không thời gian, giống như các giọt chất lỏng ngưng tụ một cách tự nhiên bên ngoài một thùng chứa gas lạnh. Chúng có thể bị lèn theo cách gây ra ảnh hưởng hấp dẫn tương tự như ở vật chất bình thường, song không thể nhìn thấy.
    source www.vnexpress.net
  4. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Một nhà Thiên văn thực nghiệm nổi tiếng, người đã gây dựng nền tảng của Thiên văn học với 3 định luật được rút ra từ những quan sát thực tế. Sau đó 3 định luật của Kepler được chứng minh qua lí thuyết của cơ học Newton.
    Johannes Kepler (1571 - 1630), nhà toán học và thiên văn học người Đức. Ông dã xây dựng một mô hình địa tâm để xác định quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Copernicus (mô hình địa tâm ở đây có nghĩa lấy Trái đất làm gốc toạ độ, xét chuyển động của các hành tinh trong hệ toạ độ đó). Ông gửi công trình của ông tới một số nhà khoa học, trong đó có Tycho Brahe. Khâm phục vốn hiểu biết thiên văn của Kepler, Tycho đã mời Kepler đến làm việc với ông ở Praha.

    Nói đến sự quyến rũ của Thiên văn học thì phải nói đến Tycho Brahe, một người bị cuốn hút bởi hiện tượng nhật thực được dự báo trước. Và từ một nhà nghiên cứu luật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thiên văn. Nhà vua Đan Mạch đã xây cho ông một đài quan sát thiên văn. Ông là một nhà quan sát cần cù, đặc biệt ông quan tâm đến độ chính xác trong các quan sát của mình. Năm 1572, ông phát hiện ra một ngôi sao mới và tên ông được đặt cho ngôi sao này Tycho Nova. Số liệu quan sát chuyển động của các thiên thể trong suốt 20 năm đã đặt cơ sở cho Kepler đưa ra 3 định luật nổi tiếng, nền tảng cho việc xác định quỹ đạo của các hành tinh.

    Ban đầu, như các nhà thiên văn khác, Kepler xem quỹ đạo của các hành tinh là quỹ đạo tròn với vận tốc không đổi. Ông đã lặp đi lặp lại việc tính toán một cách không thành công nhằm quỹ đạo của Hoả tinh với kết quả quan sát. Cuối cùng ông đã tìm ra quỹ đạo của Hoả tinh là một hình êlíp.
    Năm 1609, ông công bố 2 định luật về chuyển động của các hành tinh:
    * Định luật một: các hành tinh chuyển động trên một quỹ đạo êlíp với Mặt trời nằm tại một tiêu điểm.

    * Định luật hai: đoạn thẳng nối hành tinh với Mặt trời quét những diện tích bề mặt bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau.

    Từ ĐL 2 ta thấy rằng vận tốc chuyển động của hành tinh không phải là một hằng số. Vận tốc sẽ lớn hơn khi hành tinh ở gần Mặt trời và ngược lại.
    Năm 1619, Kepler công bố định luật thứ 3 của ông:
    * Định luật ba: bình phương chu kì chuyển động của các hành tinh tỉ lệ với lập phương bán trục lớn quỹ đạo của chúng:
    T^3 = K.a^3
    với T là chu kì chuyển động của hành tinh tính theo năm.
    a là bán trục lớn tính theo đơn vị thiên văn.
    Đơn vị thiên văn là khoảng cách trung bình từ Trái đất đên Mặt trời 1 A.I = 1,49597870.10^11m
    Ba Định luật của Kepler hoàn toàn được xây dựng trên những quan sát thực nghiệm nhưng đã mô tả được đầy đủ đặc điểm chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Như từ quan sát ta biết được T thì ta sẽ rút ra được bán trục lớn của quỹ đạo hành tinh. Chính cũng từ các Định luật của Kepler đã giúp các nhà thiên văn học sau này phát hiện ra sự tồn tại của các hành tinh bên rìa hệ Mặt trời (Hải vương tinh, Diêm vương tinh) do ảnh hưởng của chúng đến quỹ đạo đến của Thiên vương tinh (trong trường hợp phát hiên ra Hải vương tinh) và quỹ đạo của Hải vương tinh (trong trường hợp phát hiện ra Diêm vương tinh).
    Một số phép tính toán rắc rối dùng để tính khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt trời thì Vampire không trình bày ở đây.
    Tài liệu tham khảo:
    1. Thiên văn Vật lí
    2. Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại
    3. Vũ trụ giãn nở
    copyright
  5. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Nói nhiều về Vũ trụ rồi thì rốt cuộc cũng phải biết chúng ta đang ở đâu chứ. Sống ở trên đời phải biết mình là ai chứ nhỉ
    Trái đât chúng ta, một hành tinh xanh, quay xung quanh Mặt trời với vận tốc khoảng 30km/s. Hệ Mặt trời nằm bên rìa của một cánh tay xoắn ốc của Thiên hà cách trung tâm Thiên hà khoảng 30 nghìn năm ánh sáng, quay xung quanh tâm của Thiên hà với vận tốc khoảng 230km/s.

    Trái đất

    Thiên hà với những cánh tay xoắn ốc
    Vào buổi tối mùa hè đầy sao, ngước lên bầu trời ta nhìn thấy dải Ngân hà vắt ngang qua bầu trời. Dải Ngân hà đó là tập hợp của khoảng một trăm tỷ ngôi sao tạo thành và đó chính là Thiên hà của chúng ta, đường kính 90 nghìn năm ánh sáng. Đa số các thiên hà có dạng hình xoắn ốc trải ra như một quả trứng ốp lếp. Chúng ta ở rìa của Thiên hà và nhìn thấy Thiên hà chúng ta như một con sông trải dài qua bầu trời đêm.

    Chúng ta bắt đầu một chuyến du hành từ Trái đất với con tàu vũ trụ có vận tốc ánh sáng về phía chòm sao Orion. Sau 8 phút chúng ta đi được một đơn vị thiên văn, nhìn lại phía sau Trái đất hiện ra như một hành tinh như Hoả tinh, Kim tinh. Nhưng bên cạnh Trái đất còn hiện ra một vật thể mờ nhạt, đó là Mặt trăng.
    Sau 3 giờ chúng ta đã đi được một quãng đường khoảng 20 đơn vị thiên văn. Nhìn qua cửa sổ chúng ta vẫn thấy Mặt trời là vật thể sáng nhất trên bầu trời và hệ Mặt trời trải rộng ra trên bầu trời. Hải vương tinh còn khá gần để hiện ra khá sáng nhưng Trái đất thì hiện ra rất mờ.
    Sau 5 ngày, chúng ta đi được 10^3 đơn vị thiên văn. Mặt trời vẫn là ngôi sao sáng nhất nhưng các hành tinh tập trung lại gần Mặt trời thì rất mờ.
    Sau 50 ngày, quãng đường đã là 10^4 đơn vị thiên văn, các hành tinh lúc này biến mất trong ánh sáng của Mặt trời.
    Sau 1 năm, chúng ta không còn có thể nhận ra Mặt trời được nữa bởi Mặt trời đã lẫn vào vô số các ngôi sao hiện ra trên bầu trời. Lúc đó nhìn theo các hướng khác, ta sẽ thấy vị trí các ngôi sao trên bầu trời bắt đầu thay đổi. Ví dụ ngôi sao Sirius hiện ra xa chòm sao Orion hơn khi ta quan sát nó từ Trái đất.
    Sau 10 năm, chúng ta đã đến gần Sirius hơn là Mặt trời. Khi đi qua Sirius, nó có thể hiện ra ở bất cứ nơi nào trên bầu trời nhưng hầu hết các chòm sao trông vẫn còn quen thuộc như khi nhìn chúng từ Trái đất.
    Sau 500 năm (lúc này thì chắc là cháu chắt chút chít của mình ghi lại he he he), chúng ta có thể tới gần sao Betelgeuse hơn Mặt trời, sự sắp xếp của các ngôi sao trên bầu trời trở nên hoàn toàn xa lạ. Lúc này chúng ta đã ở giữa thế giới của các ngôi sao
    Dành cho các bác thích uống rượu: sau khoảng 30 ngìn năm, chúng ta đã đến trung tâm của giải Ngân hà nơi có đám mây phân tử rượu etylic khổng lồ CH3CH2OH. Năm 1975, các nhà thiên văn vô tuyến Mỹ đã phát hiện ra đám mây rượu này và bản báo cáo của họ bắt đầu:
    "Ngay từ buổi bình minh của những nền văn minh, rượu etylic là một sở thích của nhân loại. Hơi rượu trong đám mây khí phát hiện trong trung tâm dải Ngân Hà, nếu đọng lại thành rượu nguyên chất, phải chứa trong một trăm nghìn vạn vạn triệu tỉ (10^2 chai, mỗi chai 0,75l. Kho tàng rượu này nhiều hơn hẳn tất cả lượng rượu cất bởi loài người từ xưa đến nay"
    Kho rượu này có thể cung cấp rượu trong 5 triệu tỉ (5.10^15) năm cho cả nhân loại có hiện nay dù ai cũng uống mỗi ngày một chai
    "...Trời mây cao xanh thắm
    ngàn sao sáng nhìn lấp lánh
    Vượt biết bao lớp mây trời
    để tới những ngôi sao
    Tung cánh bay vượt gió
    trên trời biếc
    Và dấu chân in trên đường
    mờ tít nơi không gian
    Bay mãi trên trời biếc
    vượt ngàn sao."
    lời một bài hát Nga
  6. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Từ ngày xưa con người đã cần đến việc xác định hướng đi cho mỗi cuộc đi dài. Những người đi rừng, đi biển rất cần đến việc xác định được các phương Đông - Tây - Nam - Bắc.
    Trước khi người TQ tìm ra la bàn, thì con người làm thế nào xác định được điều đó. Hoặc trong chuyến đi ai đó đã làm rơi mất la bàn rồi thì làm thế nào. Các bạn nên nhớ rằng nhiều khi có la bàn trong tay ta cũng không thể xác định được chính xác phương Bắc Nam, vì nhiều vùng đất trên thế giới có các mỏ sắt nhiễm từ, làm lệch hướng chỉ của la bàn.

    Vào ban ngày thì ta có thể dễ dàng xác định được phướng hướng nhờ vào Mặt trời. Ngay cả khi đêm vừa buông xuống, những người đi rừng nhiều kinh nghiệm vẫn tìm được hướng nhờ vào việc tìm trên thân cây phần nào còn ấm nóng do ánh nắng Mặt trời buổi chiều chiếu vào.

    Nhưng trên biển thì không có cây . Những con sói biển, những người chỉ cần một ngón tay ướt nước có thể tìm được chiều gió thì phải dựa vào các ngôi sao mà thôi.
    Vào ban đêm các ban vẫn thấy bầu trời sao chuyển động liên tục, thậm chí vị trí các sao cũng thay đổi theo từng đêm. Tuy vậy trên bầu trời sao có một ngôi sao tương đối đứng yên. Nó tương đối đứng yên vì nó vẫn chuyển động nhưng rất ít, nó lệch ra khoảng 1° so với trục quay Bắc - Nam của Trái đất. Đó là sao Bắc cực, tiếng Anh là polar star, tiếng Pháp là étoile polaire.
    Thực ra là do trục quay của Trái đất không cố định mà quay vòng theo chu kì 25 800 năm nên vị trí của sao Bắc cực cũng thay đổi theo. Hiện nay sao Bắc cực đang nằm trong chòm sao Tiểu hùng tinh, nhưng nếu các bạn cố gắng sống thêm 10.000 năm nữa thì sẽ thấy sao Bắc cực di chuyển sang chòm Tiên Hậu rồi chòm Thiên Cầm (hi vọng là 10.000 năm sau không có ai dùng bài này của Vampire để xác định vị trí sao Bắc cực )
    Để xác định được sao Bắc cực thì ta cần biết một chút về nó. Đây là ngôi sao nằm ngoài cùng của cái cán gáo trong chòm sao Tiểu hùng tinh (Little Dipper)

    Trên hình, sao Bắc cực tên là Polaris
    Nhưng trên bầu trời sao thì chòm sao Tiểu hùng tinh không dễ nhận ra. Do đó ta phải xác định vị trí sao Bắc cực từ những chòm sao khác làm mốc. Ta có 2 cách, cách thứ nhất là ta tìm chòm sao Đại hùng tinh (Big Dipper) gồm 7 ngôi sao khá sáng trên bầu trời. Rồi từ cái miệng gáo của chòm Đại hùng tinh, ta kéo một đường thẳng về phía trên chiếc gáo. Ta sẽ thấy sao Bắc cực nằm trên đường thẳng này với khoảng cách bằng khoảng 5 lần khoảng cách giữa 2 ngôi sao ở đầu mép chiếc gáo.

    Cách thứ 2 thì ta có thể dựa vào chòm sao Thiên hậu (Cassiopeia) hình chữ M ngược trên bầu trời.

    Ta có thể tìm thấy sao Bắc cực dựa vào việc tưởng tượng ra một đường thẳng kéo dài từ đường chéo của một hình tứ diện tạo bởi chòm sao Thiên hậu theo hình vẽ sau đây:

    Khi đã thấy sao Bắc cực rồi thì chúng ta sẽ tìm ra được các hướng khác mà thôi.
    Sau đây là hình ảnh nhật động của các sao, chụp bằng cách mở ống kính trong một thời gian dài của đêm. Ta thấy các sao di chuyển theo đường tròn và vạch nên những cánh cung nhỏ. Ngôi sao nằm ở tâm chính là sao Bắc cực
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn [nick]Cucvancuoithu[/nick]
    Cảm ơn bạn đã nhiệt tình tham gia post bài tại box Thiên văn học
    Tuy nhiên, chỉ có 1, 2 bài đầu của topic là có liên quan đến tên topic: "Thiên văn học, một niềm đam mê". Còn lại, các bài viết sau có nội dung rất khác nhau, bài thì giới thiệu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bài thì về các nhà thiên văn, ... không có nội dung nhất quán
    Bạn nên tham khảo Mục lục của box để có thể post bài vào những topic phù hợp hơn:
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/874629.ttvn
    Trong trường hợp bạn sưu tầm bài viết ở các website khác, bạn nên ghi rõ đường link của những site đó, đó cũng là thể hiện sự tôn trọng bản quyền
    Cảm ơn bạn
  8. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Chẳng qua tôi muốn đưa tất cả vào một topic cho đỡ rời rạc. Nếu bạn cảm thấy tôi vi phạm thì thôi tôi cũng không viết nữa.
    Được cucvangcuoithu sửa chữa / chuyển vào 20:10 ngày 12/03/2007
    Được cucvangcuoithu sửa chữa / chuyển vào 20:11 ngày 12/03/2007
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn
    Một người đam mê thiên văn học, tìm thấy một tài liệu hay và cảm thấy muốn được chia sẻ cho mọi người khác. Tôi nghĩ rằng, sự nhiệt tình như vậy là rất đáng qúy.
    Tuy nhiên, bạn có thể xem lại toàn bộ topic này. Như trên, tôi đã nói, nội dung các bài viết không thống nhất, không bám sát theo nội dung topic "Thiên văn học, một niềm đam mê"
    Nếu có thể, bạn nên có những lời tóm tắt, lời dẫn giữa những bài cho liền mạch, ghi rõ các tài liệu bạn tham khảo, sưu tập, bổ xung các hình ảnh, như vậy mới chứng tỏ "một niềm đam mê Thiên văn học thật sự, trân trọng kiến thức Thiên văn học thật sự"
    Cảm ơn bạn
  10. cucvangcuoithu

    cucvangcuoithu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    881
    Đã được thích:
    2
    Tôi có nhiều hình ảnh để dành cho box Thiên văn học nhưng lại không biết cách post lên nhu thế nào, vì tôi viết bài ngoài hàng nét. Vậy ai biết có thể chỉ cho tôi được không?Tài liệu và hình ảnh cũng nhiêu

Chia sẻ trang này