1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIÊN VĂN HỌC Ở THANH HOÁ LIỆU CÓ AI QUAN TÂM ?

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi super_nova, 20/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nói về kính thiên văn thì có một vài trang web hay hay
    http://semde-vn.org
    http://thienvanvietnam.com/KienThuc.htm
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc.ttvn
    http://kinhthienvan.com
    Cảm ơn mọi người đã quá bộ vào đây. Tất cả đều là người TH cả chứ nhỉ ? Thế có ai biết blub TVH ở TH nằm ở đâu không ? Nghe bảo là cũng có mà nhỉ
  2. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    To : tchyp
    Em cũng đã làm thử vài cái và đã thành công cả. Chất lượng của kính chế không được tốt cho lắm. Lí do là thế này
    Vật kính (cái kính to to hướng về phía vật cần quan sát) của kính chế kiểu này có quang sai khủng khiếp, đã thế lại còn nhỏ quá, không hứng được nhiều ánh sáng.
    Thị kính ( cái kính nhỏ nhỏ mà mình đặt mắt vào ) còn có quang sai khủng hơn, đã thế lại còn có tiêu cự dài quá, độ phóng đại không lớn. Muốn có độ phóng đại lớn hơn cần vật kính tiêu cự dài hơn hoặc thị kính có tiêu cự ngắn hơn.
    Còn một lí do nữa, nếu ai không khéo tay thì cón chán thêm, nó ọc à ọc ạch.
    Kinh phí thì không phải là rẻ đâu, để làm được một cái tàm tạm thì phải thất bại nhiều nhiều, và tiền cũng ra đi nhiều nhiều.
    Đó chỉ là để nói về cái cách làm này, còn nếu đã có tiền và biết cách mua vật liệu thì một cái kính chế loại như thế này
    [​IMG]
    cũng dễ và rẻ thôi.
  3. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    Híc cám ơn chị nhiều nhưng nhìn thấy giá tiền thì.....em còn đang xoay tiền mua điện thoại đây này(Chú cũ đã ra đi trong 1 chiều mưa lặng lẽ)
  4. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Dại dột gì mà chơi cái kính đó !
    Có ham ngắm sao thì cũng đừng ham tới mức sập nghiệp chứ. Theo em thì cứ tự làm lấy hoặc mua tạm cái nào rẻ rẻ như cái rao bán ở trong semde-vn ấy>>>
  5. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    Mắt em cận 4đi ốp roài không biết có nhìn được kính thiên văn không nhỉ? hôm trước nhìn cái ống nhòm còn thấy khó.
  6. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Cận thì liên quan gì tới ngắm sao ! Dù có cân 10 20 30 40 diop thì cũng chả việc gì, chỉ cần chỉnh tiêu cự của kính cho phù hợp thì cận cũng nhìn được như không cận.
  7. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Tiện thể cho mọi người biết một tin khá thú vị
    Có thể du hành xuyên thời gian? - 9/10/2006 8h:19
    Con người muốn bay tới tương lai và quay về quá khứ? Câu trả lời là các nguyên lý vật lý không cấm, nhưng những rào cản kỹ thuật thì không thể vượt qua trong vũ trụ mà chúng ta đang sống.
    Cách duy nhất du hành tới tương lai là dùng hiệu ứng thời gian trôi chậm trên con tàu vũ trụ bay rất nhanh của thuyết tương đối hẹp. Nếu rời trái đất trên con tàu tăng tốc liên tục với gia tốc trọng trường (để cơ thể chịu một lực gia tốc thuận lợi đúng bằng sức hút Trái đất), thì sau một năm có thể đạt gần tới tốc độ ánh sáng. Tiếp tục gia tốc, ta có thể bay nhanh xấp xỉ ánh sáng. Khi đó chuyến bay tới trung tâm Ngân hà rồi quay về (khoảng cách cỡ 60 ngàn năm ánh sáng) chỉ mất 40 năm, trong khi trên Trái đất, 600 thế kỉ đã trôi qua. Bạn sẽ gặp tương lai nhân loại, với biết bao vật đổi sao dời, nếu loài người vẫn còn tồn tại.
    Mặc dù không một quy luật vật lý nào ngăn cản chuyến du hành thú vị đó, nhưng những khó khăn kỹ thuật thì khó lòng vượt qua. Chẳng hạn, năng lượng cần thiết, ngay cả khi biến đổi khối lượng hoàn toàn thành năng lượng theo hệ thức E = mc2, còn lớn hơn cả khối lượng hành tinh.
    Khả năng du hành ngược thời gian còn khó khăn hơn nhiều, tuy các quy luật khoa học cũng không hề cấm đoán. Vấn đề là tạo được bộ máy thời gian thích hợp.
    Khả năng đầu tiên do Frank Tipler, Đại học Maryland, Mỹ, đưa ra năm 1973, liên quan với một vật kỳ dị trần trụi quay rất nhanh (kỳ dị là điểm có mật độ vô hạn, ví như lỗ đen). Khi đó cấu trúc không thời gian bị trường hấp dẫn quá mạnh làm xoắn, khiến một chiều không gian được thay bằng thời gian. Con tàu vũ trụ bay thận trọng gần đó có thể may mắn gặp một quỹ đạo mà phi hành đoàn tưởng vẫn đang xuyên qua không gian, nhưng lại là xuyên thời gian. Khi rời xa điểm kỳ dị, con tàu sẽ xuất hiện ở một thời gian khác, như thời người tiền sử đang sống trong hang chẳng hạn.
    Khả năng này không khó như ta tưởng: một hình trụ dài 100 km, rộng 10 km, chứa vật chất có mật độ của sao neutron (100 triệu tấn/cm3), quay hai ngàn vòng một giây là đạt yêu cầu. Trong vũ trụ, một số sao xung gần đạt tiêu chuẩn này.

    (Ảnh: ex-astris-scientia.org)

    Loại máy thời gian thứ hai liên quan với lỗ sâu (wormhole), tức hệ đường hầm xuyên không - thời gian, giống lỗ sâu đục trên quả táo của bạn. Theo thuyết tương đối rộng, lỗ sâu có thể nối một lỗ đen ở vùng không - thời gian này với một lỗ đen hay lỗ trắng ở vùng không - thời gian khác (ngược với lỗ đen luôn hút vật chất và năng lượng, lỗ trắng là nơi phun năng lượng. Big Bang chính là một lỗ trắng như vậy).
    Quan niệm về lỗ sâu xuất hiện trong vật lý một cách khá hài hước. Số là nhà thiên văn Carl Sagan, tác giả của viễn cảnh mùa đông hạt nhân nổi tiếng, viết một cuốn sách viễn tưởng về du hành qua lỗ đen để đi từ trái đất tới sao Vega giả định. Vì muốn các lập luận khoa học chính xác tối đa, Sagan nhờ Kip Thorne, một chuyên gia về trường hấp dẫn của Viện Công nghệ California, tính toán.
    Cuối 1985, Thorne nhận thấy rằng, lỗ sâu có thể mở khi chứa loại vật chất kỳ lạ có sức căng rất lớn để chống lại lực hấp dẫn ở lỗ đen. Thích hợp nhất là các dây vũ trụ, loại vật chất giả thuyết dưới dạng các ống năng lượng nhỏ hơn kích thích nguyên tử trải dài trên toàn vũ trụ. Nếu có thật, và luồn được vào lỗ sâu, nó có khả năng giữ cho lỗ sâu luôn luôn mở để đóng vai một đường hầm xuyên qua không - thời gian.
    Đó là kết luận rất thú vị về mặt khoa học, nhưng Thorne rất sợ người khác cười nhạo và cho rằng ông bị điên khi nghiên cứu khả năng du hành xuyên thời gian. Có lẽ không biết Tipler chẳng hề hấn gì khi nghiên cứu bộ máy thời gian nên ông rất lo khi học trò công bố công trình, nghề nghiệp của họ sẽ tiêu tan trước khi bắt đầu. Nghiên cứu cẩn trọng và bí mật với Mike Morris và Ulvi Yurtsever, ông dần tự thuyết phục bản thân rằng, quả thật phương trình Einstein cho phép lỗ sâu nối các điểm thời gian với nhau và do đó có thể đóng vai bộ máy thời gian.

    Kip Thorne, một chuyên gia về trường hấp dẫn của Viện Công nghệ California (Ảnh: csufresno.edu)
    Đến năm 1988, ba người công bố kết quả trên tạp chí nổi danh Physical Review Letters. Vẫn lo sợ phản ứng không thuận lợi, ông yêu cầu lãnh đạo Viện không những giữ im lặng mà còn kiên quyết cấm mọi người bàn luận về công trình.
    Kết quả ngược với lo lắng của Thorne. Cả giới chuyên môn và công chúng đều rất hào hứng với khả năng du hành xuyên thời gian, dù chỉ trên lý thuyết. Nghề nghiệp của ông thăng tiến rõ rệt, hai học trò được nhiều nơi mời làm việc. Theo gương ông, nhiều nhà vật lý công bố các kết quả nghiên cứu chuyên sâu với bạn đọc đại chúng, một việc được nhiều phía hoan nghênh. Viện Công nghệ California trở thành thánh địa của khả năng du hành xuyên thời gian.
    Ngay lập tức xuất hiện hàng loạt tác phẩm về du hành xuyên không thời gian. Trong khi giới chuyên môn thiên về các khía cạnh khoa học và triết lý, thì giới nghiệp dư hân hoan tuyên bố, đó chính là cách nhân loại du hành hướng tới tương lai hay quay về quá khứ. Nhưng "nghịch lý ông nội" có thể làm nguội niềm phấn khích đó. Giả sử bạn du hành ngược về quá khứ và lỡ tay làm chết ông nội khi ông còn bé tí, lúc ông chưa sinh cha bạn. Không có cha thì tại sao lại có bạn để mà du hành ngược thời gian? Cũng có ý kiến cho rằng, có thể bạn không gặp ông nội, nhưng đó chỉ là ngụy biện (tại sao lại không?).
    Đó là lý do Hawking đưa ra "Ước đoán bảo vệ trình tự thời gian", theo đó các quy luật vật lý cấm một thực thể vĩ mô du hành xuyên thời gian. Muốn du hành như thế, cần nhảy vào lỗ đen, và ngay lập tức bạn bị nghiền nát thành các hạt cơ bản, qua lỗ sâu để phun trào ra ở một lỗ trắng tại vùng không - thời gian khác. Chỉ các hạt cơ bản từng tạo nên cặp chân dài gợi cảm, chứ không phải chính cô người mẫu, mới trải nghiệm chuyến du hành kỳ thú đó.
  8. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Và đây là một tin không hay
    Cuối tháng 10, sao chổi lớn sẽ đâm vào trái đất? - 8/10/2006 20h:39
    Theo các nhà thiên văn học Nga, một sao chổi cỡ bự bay với tốc độ rất cao, có thể đâm vào trái đất vào cuối tháng Mười này, gây ra động đất, lở tuyết và sóng thần với sức tàn phá lớn.
    Hai tuần trước, nhà thiên văn học Nikolai Fedorovsky nhìn thấy sao chổi sát nhân kia qua kính viễn vọng và tính toán đường đi của sao chổi.
    Nikolai Fedorovsky nói với tờ Sự Thật: ?oThiên thạch Tunguska từng rơi xuống hoang mạc Siberia. Ai mà biết được chuyện gì xảy ra nếu nó lao vào trung tâm châu Âu hay đâu đó trên đại dương. Tôi không dọa, tôi chỉ muốn cảnh báo?.
    Fedorovsky kết luận: ?oChúng ta nên để tâm hơn tới thiên thể đáng ngờ này. Đương nhiên không thể có tính toán chính xác hơn nếu các nhà thiên văn học khác không nhập cuộc?.
    Ông dự báo các nhà thiên văn học có thể chụp được ảnh sao chổi khủng khiếp đó nếu may mắn và có thể đây sẽ là một trong những sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
    Igor Gerasimov, Phó Giám đốc Viện Thiên văn Sternberg, đồng tình: ?oChúng ta không nên đánh giá thấp đe dọa từ thiên thạch và sao chổi?,
    Viện sỹ Alexei Rozanov, Giám đốc Viện Cổ sinh vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói, cách tốt nhất là gia tăng giám sát bầu trời suốt đêm ngày vì sự sống của cả nhân loại. ?oMạng lưới quan sát không ngừng các thiên thạch cần được thiết lập để bảo vệ trái đất trước những chuyến viếng thăm ngoài ý muốn?.
    Igor Gerasimov cảnh báo, mỗi năm, hơn một ngàn cơn mưa thiên thạch lao qua quỹ đạo trái đất và đe dọa cuộc sống trên hành tinh. ?oChúng tôi đang theo dõi chín cơn mưa thiên thạch đứng đầu danh sách?, ông nói, ?oChín cơn mưa này có hàng tá vật thể có thể va chạm với trái đất. Nhiều vật thể nhỏ bằng hạt bụi trong khi số khác có đường kính tới 200m?.
    Lúc nào trái đất cũng phải hứng chịu hàng tá mảnh thiên thạch cỡ nhỏ (đường kính 1m) hay bụi vũ trụ. Hệ mặt trời có khoảng hai triệu thiên thạch có đường kính trên 50m. Đến nay, con người mới phát hiện khoảng 4.000 thiên thạch cỡ này. Số thiên thạch mà chúng ta đang theo dõi thậm chí còn thấp hơn nữa.
    Thực tế, nhiều thiên thạch bị bỏ qua cho đến khi chúng tiếp cận trái đất. Một trong những thiên thạch như thế được phát hiện trong quá trình kiểm tra của kính thiên văn vũ trụ Hubble năm 1998.
    Gần đây, có khoảng 10 thiên thạch đường kính hơn 5km tiếp cận trái đất. Những thiên thạch này có thể đâm vào trái đất với xác suất 20 triệu năm một lần. Sớm hơn nữa là 500 thiên thạch đường kính 1km, có thể va vào trái đất với với xác suất 100.000 năm một lần.
    Thiên thạch càng nhỏ, khả năng va chạm với trái đất càng lớn. Và kết quả của cuộc va chạm là trái đất sẽ bị bao phủ bởi ?ovết bỏng vũ trụ? (những cái hố có chiều ngang hàng trăm cây số).
    ?oDữ liệu địa hóa học và cổ sinh vật học cho thấy thiên thạch đường kính 170-330 km đâm vào phần phía bắc bán đảo Yukatan vào 65 triệu năm trước ở Kỷ Phấn Trắng, Đại Trung Sinh?, VS Alexei Rozanov nói.
    Vết tích nó để lại là cái hố mang tên Chiksulub, rộng 180km. Sức công phá của vụ nổ ước tính 100 triệu megaton (1 megaton = 1 triệu tấn). Tổng số một triệu tấn bụi đất bị thổi vào khí quyển. Kết quả, sáu tháng đêm tối bao trùm trái đất.
    Hơn nửa số loài động thực vật trên trái đất bị tiêu diệt. ?oSau đó, mùa đông trên toàn cầu giết chết loài khủng long?, VS Rozanov cho biết.
    Tuy nhiên, hiện tượng sắp tới, nếu xảy ra, chưa phải ngày tận thế. ?oĐó chỉ là dấu hiệu cuộc sống bình thường của hệ mặt trời?, Igor Gerasimov an ủi.
  9. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    A ha ha !
    Hôm qua thời sự đưa tin về cái vụ em nói ở trên đấy !
    Tin tức của thời sự chậm thật, chậm hơn cả tin tức mà em có.
  10. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Mới đây, các nhà thiên văn vừa đưa ra kết luận về sự hình thành của Mặt trăng. Theo đó, Mặt trăng hình thành cách đây 4,527 tỷ năm, nghĩa là 40 triệu năm sau khi Trái đất ra đời. Nó xuất hiện do sự va chạm của một hành tinh khác với Trái đất, và quá trình đó mang tính quyết định đối với việc ra đời của sự sống trên Trái đất.

    Lịch sử chung của Trái đất và Mặt trăng được bắt đầu với một màn tận thế. Trước đó, còn có một hành tinh khác nữa quay quanh Mặt trời. Hành tinh này lớn ngang Sao hoả, tuy nhiên nó chuyển động với một quỹ đạo không ổn định nên một ngày kia nó đi vào ?ocon đường tử? vì va chạm với hành tinh khác. Bằng vận tốc vô cùng lớn (40.000 km/h), ?ovật khổng lồ? này đâm sầm vào Trái đất của chúng ta và năng lượng va chạm toả ra lớn đến mức nó hoá hơi gần như toàn bộ. Vỏ Trái đất vừa mới đông cứng lại bị nóng chảy ra; biển magma sôi sùng sục, chảy ào ào trên bề mặt Trái đất. Từ hố lớn mà cú nổ này tạo ra hàng tỷ tấn mảnh vỡ đỏ rực bắn vào vũ trụ. Đám mây vật chất siêu nóng đó dần dần đông cứng lại để trở thành bạn đồng hành của Trái đất, đó là Mặt trăng.
    Càng ngày càng có nhiều nhà thiên văn tin hơn vào kịch bản về sự phá huỷ nhưng mang tính đầy sáng tạo này. Họ gọi hành tinh lạ đã bị huỷ là Theia. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là mẹ của Thần Mặt trăng Selene.
    Các nhà khoa học Đức đã tính được thời điểm chính xác xảy ra sự kiện này, đó là trước đây 4,527 tỷ năm, nghĩa là khoảng 40 triệu năm sau khi Trái đất ra đời. Và như vậy, cuối cùng một điều khá rõ là, khác với lâu nay các nhà thiên văn vẫn phỏng đoán, Trái đất và Mặt trăng không đồng thời sinh ra từ một đám mây gốc. Sau vụ nổ này, Trái đất gần như lại được hồi sinh vì sau cú va chạm, nó bị hổng một lỗ lớn giống như trái táo vừa bị gặm và chỉ sau vài triệu năm nó mới được magma lấp đầy (xem hình 2).
    Các nhà khoa học Đức đi đến kết quả này nhờ phân tích mẫu (vài gram trong số toàn bộ 382 kg) mà các nhà du hành vũ trụ Mỹ trên tàu Apollo thu được từ Mặt trăng cách đây 30 năm. Mối quan tâm chính của họ là kim loại Vonfram tồn tại với lượng nhỏ trong đám bụi Mặt trăng. Họ ngạc nhiên khi thấy nồng độ đồng vị Vonfram 182 thay đổi từ mẫu này sang mẫu khác. Tỷ lệ đồng vị này hình thành do sự phân huỷ của đồng vị nguyên tố phóng xạ Hafni 182. Chất này tan ra trong những triệu năm đầu tiên khi hệ Mặt trời vừa hình thành. Qua đó, chúng ta có mộtđồng hồ đo tuổi thọ của Mặt trăng, vì các mẫu địa chất cho thấy, nếu nồng độ đồng vị Vonfram 182 càng dao động thì thời điểm hình thành Mặt trăng càng phải lui về trước. Cuối cùng, các nhà khoa học đã tính chính xác thời điểm xảy ra vụ va chạm nhờ khối phổ kế hiện đại. Với các phép đo siêu chính xác này, các nhà địa chất còn trả lời được câu hỏi: Liệu Mặt trăng chỉ hoàn toàn gồm phần còn lại của Theia hay nó còn gồm cả vật liệu của Trái đất?
    Các nhà khoa học đã chứng minh một phần Mặt trăng được hình thành từ Trái đất nhờ phân tích địa hoá mẫu đất đá của nó để so với Trái đất. Những hành tinh nhỏ như Sao hoả hay các thiên thạch chứa hàm lượng cao nguyên tố Niobi. Nhưng trong đất đá của Trái đất ít có và phần Niobi thiếu hụt đó là ở trong phần kim loại của nhân Trái đất. Các mẫu đất đá do tàu Apollo lấy về cho kết quả gây ngạc nhiên: Trên Mặt trăng, Niobi cũng hiếm hơn là dự tính, nhưng cũng không đến nỗi hiếm như ở Trái đất. Hỗn hợp hệt như vậy hình thành khi trộn lẫn vật liệu Trái đất với vật liệu khác. Vậy Mặt trăng gồm nửa này của Trái đất, nửa kia của Theia. Các chuyến bay của phi thuyền Apollo cho thấy những thông tin đầu tiên rằng Mặt trăng không phải là thiên thể thông thường. Các phép đo địa chấn đi đến kết luận: Khác với các thiên thể khác, Mặt trăng không có nhân sắt, điều hoàn toàn bất thường. Ngoài ra, điều làm các chuyên gia lúng túng là vệ tinh này hết sức khô. Dù tìm thế nào thì trên mặt Mặt trăng cũng không thể tìm thấy một phân tử nước. Trái lại, trên Trái đất, trong đất đá chứa nước nhiều gấp năm lần các đại dương.

    Cách đây 3 năm, nhà thiên văn Mỹ Robin Canup đã lập một mô hình máy tính mô phỏng kịch bản va chạm giải thích hợp lý cả hai hiện tượng trên. Nó đã tái hiện chính xác quá trình hình thành Mặt trăng nhờ va chạm. Khi đập vào Trái đất, mô phỏng đã cho thấy rõ, chỉ có nhân sắt của Theia mới giữ được nguyên vẹn. Nó khoan sâu vào bên trong Trái đất rồi nóng chảy cùng với nhân sắt vốn tồn tại sẵn của Trái đất. Phần còn lại của Theia bay hơi. Sau một năm, đám mây vật chất kết lại thành Mặt trăng, bởi vậy trên Mặt trăng rất nghèo sắt. Nhiệt va chạm làm cho vật liệu tạo nên Mặt trăng hoàn toàn khô; nước và tất cả các nguyên tố dễ bay hơi đã hoá hơi hết. Đó là lý do giải thích tại sao Mặt trăng lại khô như vậy.
    Vào thời kỳ đầu của hệ Mặt trời, không hiếm khi xảy ra những cú va chạm với hệ quả nghiêm trọng. Chỉ không rõ là vì sao hành tinh gần Mặt trời nhất là Sao thuỷ lại quá nặng nếu so với kích thước của nó. Mô phỏng máy tính đã cho câu trả lời: Do va chạm với một thiên thể mà Sao Thuỷ mất phần lớn lớp đất đá của nó, chỉ còn lại nhân kim loại rất nặng. Cũng vì va chạm, Sao kim và Sao thiên vương quay ngược. Do vậy, ít nhất, cú va chạm của Theia với Trái đất đã chứng tỏ là rất hữu ích. Việc một hành tinh biến mất để sinh ra Mặt trăng có lẽ đã mang tính quyết định cho quá trình sinh ra sự sống. Sức hút của Mặt trăng tác dụng như cái xích giữ trục quay của Trái đất lại, ngăn không cho nó lắc lư hỗn loạn. Nếu không có Mặt trăng, Trái đất sẽ chao đảo trên quỹ đạo quanh Mặt trời hệt như con vụ của trẻ em, giống như Sao hoả và Sao kim. Hệ quả hết sức tai hại cho bề mặt Trái đất là khí hậu sẽ thăng, giáng khủng khiếp: Trong một khoảng thời gian ngắn, các vùng cực có thể biến thành ?olò sưởi?, vùng nhiệt đới thành ?otủ lạnh?. Ngay ở những vùng ôn đới cũng có dao động mạnh về nhiệt độ và vì thế, không thể nghĩ đến sự hình thành những dạng cao của sự sống, nhất làcon người.
    Nếu không có Mặt trăng, ngay cả đơn bào có lẽ cũng không hình thành bởi với sức hút, Mặt trăng tạo ra thuỷ triều và chỉ có sự thay đổi nhanh giữa triều lên và triều xuống mới tạo điều kiện lý tưởng cho việc sinh ra những phân tử đầu tiên. Đó là dự đoán của nhà sinh học phân tử Anh R. Lathe.
    Lúc đầu, cách đây 4,5 tỷ năm, tác động của thuỷ triều do Mặt trăng tạo nên cũng lớn hơn nhiều. Ngay sau khi sinh, thiên thể non trẻ này bay nhanh, thấp trên bề mặt Trái đất. Lúc đó, ban đêm trăng tròn lớn hơn ngày nay đến 15 lần. Qua sự gần gũi này, nó bắt Trái đất quay nhanh hơn nhiều so với ngày nay. Khi đó, một ngày chỉ dài 5 tiếng. Sau đó, Mặt trăng đi xa Trái đất dần dần và khi đó, nó hãm chuyển động quay của Trái đất. Ngày dài ra hơn... Cho đến ngày nay, quá trình tách này vẫn còn tiếp diễn. Mỗi năm, nó rời xa Trái đất đến 4 cm nhưng đến một lúc nào đó trong tương lai xa, việc hãm chuyển động quay của Trái đất sẽ dẫn đến việc quá trình này đảo ngược trở lại và Mặt trăng lại đến gần Trái đất. Chậm nhất là sau vài triệu triệu năm nữa, khi Mặt trời chỉ còn là một anh lùn trắng lờ mờ trên nền trời, thậmchí Mặt trăng sẽ rơi vào Trái đất. Và khi đó, sẽ như ban đầu, hai thiên thể lại hoà hợp thành một.
    Tin này hơi cũ một tí( 5/10 ) nhưng chắc là khôngnhiều người biết

Chia sẻ trang này