1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

THIÊN VĂN HỌC Ở THANH HOÁ LIỆU CÓ AI QUAN TÂM ?

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi super_nova, 20/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có vẻ chán cái box này rồi !
    Nhưng cũng có thể là chỉ chậm trễ thôi....
    Em lại có thêm một số tin thú vị nữa đây
    Kính thiên văn Hubble chứng minh lý thuyết hình thành hành tinh - 11/10/2006 8h:1
    Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Mỹ công bố trên Tạp chí Thiên văn học số ra tháng 10-2006, những hình ảnh do Kính thiên văn vũ trụ Hubble thu được đã cung cấp bằng chứng đầy đủ chứng minh lý thuyết cho rằng các hành tinh được hình thành từ những "đĩa" bụi và khí bay xung quanh ngôi sao của nó.

    Trưởng nhóm nghiên cứu Fritz Benedict thuộc trường Đại học Texas, Mỹ cùng các đồng nghiệp đã lần đầu tiên phát hiện một hành tinh hiếm, có chung quỹ đạo với "đĩa" bụi và khí bên cạnh ngôi sao của nó. Hành tinh trên, có tên gọi là Epsilon Eridani b, được phát hiện vào năm 2000 với quỹ đạo gần với ngôi sao Epsilon Eridani. Epsilon Eridani b thuộc chòm sao Eridanus và cách Trái đất 10,5 năm ánh sáng. Quỹ đạo của hành tinh này nghiêng 30 độ so với Trái đất, cùng góc với "đĩa" bụi và khí xung quanh ngôi sao của nó.
    Kết quả nghiên cứu mới này đã gây ra sự chú ý một cách đặc biệt, bởi đây là lần đầu tiên giới khoa học quan sát được hành tinh và "đĩa" bụi, khí trong quỹ đạo của cùng một ngôi sao, qua đó đã chứng minh được học thuyết về sự hình thành nên các hành tinh.
    Theo các nhà khoa học, những hành tinh trong Hệ Mặt trời của chúng ta có sự liên kết chung, và nghiên cứu mới đã cho thấy chúng đã được hình thành trong cùng thời điểm từ "đĩa" bụi và khí của Mặt trời. Hiện Mặt Trời là một ngôi sao ở "độ tuổi trung niên" khoảng 4,5 tỷ năm và đĩa bụi của nó đã tan đi từ lâu. Tuy nhiên, "Mặt Trời" Epsilon Eridani vẫn còn "trẻ", chỉ khoảng 800 triệu năm tuổi, do đó nó vẫn còn lớp "đĩa" bụi và khí bay xung quanh quỹ đạo của nó.
    Những hình ảnh thu được từ kính thiên văn Hubble cũng giúp các nhà nghiên cứu xác định được khối lượng thực sự của hành tinh trên, bằng khoảng 1,5 lần khối lượng sao Mộc, lớn hơn khá nhiều so với kết quả dự đoán trước đó.
    Cơ quan NASA vừa cho biết, trong sứ mệnh không gian cuối cùng kéo dài 11 ngày vào tháng 9 vừa qua, tàu con thoi Atlantis đã bị va bởi một mảnh rác không gian làm thủng một lỗ nhỏ ở bộ tản nhiệt đặt trên một cánh cửa khoang tàu.
    Một nhóm các kỹ thuật viên đã phát hiện điều này trong tuần qua khi thực hiện việc kiểm tra thường lệ tàu Atlantis tại Trung tâm Không gian Kennedy gần Cape Canaveral ở Florida.

    Lỗ thủng do mảnh rác không gian tạo ra trong bộ tản nhiệt ở một cánh cửa khoang tàu

    Theo NASA, mảnh rác không gian này chưa xác định được. Nó đã để lại lỗ thủng nhỏ với đường kính 2,5mm nhưng không gây nguy hiểm đến tàu con thoi và phi hành đoàn gồm 6 nhà du hành, cũng như không ảnh hưởng đến sứ mệnh.
    Tàu Atlantis đã hạ cánh an toàn vào ngày 21/9 tại bang Florida mà vụ hỏng hóc trên không hề được phát hiện trong 3 lần kiểm tra chi tiết trên quỹ đạo. Những đợt kiểm tra này đã trở thành thông lệ sau vụ tai nạn tàu Columbia vào tháng 2/2003. Thảm họa đã xảy ra khi tàu trở lại bầu khí quyển Trái Đất, một mảnh xốp cách nhiệt bung ra từ bồn nhiên liệu ngoài va vào cánh trái tàu khiến tàu nổ tung 80 giây sau khi cất cánh.
    Các kỹ sư NASA đang tìm cách thu thập những mẫu của mảnh rác không gian đã làm thủng bộ tản nhiệt để xác định đây là mảnh rác gì. Họ cũng sẽ tìm cách xác định mảnh rác đã đâm vào tàu con thoi với tốc độ là bao nhiêu và dước góc độ nào.
  2. chodom123

    chodom123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2005
    Bài viết:
    2.198
    Đã được thích:
    13
    Ông anh có biết thông tin gì về vụ du lịch vũ trụ bằng tàu soyuz kô? post lên đi cho em tham khảo cái.
  3. PolarisVN

    PolarisVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Từ bé mình đã yêu thích thiên văn rồi, hồi lớp 9 đã biết cách ghép các mắt kính để làm 1 chiếc kính thiên văn.
    Làm sống dậy box thiên văn đi nào.
    Anh em ai cần tạp chí ebook về thiên văn thì pm để mình up!
    Trang web về thiên văn đây: http://www.thienvanvietnam.com/
    Được polarisvn sửa chữa / chuyển vào 20:00 ngày 07/02/2007

Chia sẻ trang này