1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngvanlai54

    ngvanlai54 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    THIỀN

    THIỀN

    Là trạng thái của TÂM .Đó là trạng thái đặc thù mà hành giả có thể đạt được sau khi đã dụng công nương theo các pháp.

    LÝ THIỀN: Là tông chỉ, mục đích, là nền tảng và là tinh thần của pháp môn.

    Nó là chổ quy hướng của TÂMmà hành giả có thể đạt được nếu hành trì đúng pháp. Có một số đích mà các pháp THIỀN nhắm tới như :

    CẦU SỨC KHOẺ - CẦU THẦN THÔNG - CẦU THA LỰC - CẦU NIẾT BÀN - GIÁC NGỘ

    SỰ THIỀN: Là phương pháp hành thiền, tuỳ theo duyên, tuỳ theo căn cơ của hành giả mà có các cách hành trì khác nhau. SỰ Là phương tiện đễ đạt

    THIỀN ĐƯỢC PHÂN THÀNH 5 LOẠI :

    1- THIỀN NGOẠI ĐẠO :( Không phải thiền của Phật giáo )
    Thiền này không đặt trên nền tảng thanh lọc TÂM ,chỉ do chán cỏi dưới ưa cỏi trên mà tu, lại thường tin một thế lực linh thiêng ở bên ngoài nên pháp tu luôn hương ngoại như :

    THIỀN XUẤT HỒN- THIỀN CHUYỄN LUÂN XA- THIỀN ĐIỀU KHÍ- THIỀN THAI TỨC - THIỀN GOGA- THIỀN DƯỠNG SINH, V..V
    Vì thiền ngoại đạo chấp ngoài TÂM mình còn có một pháp nào đó giúp mình đắc đạo nên không mang tính giải thoát, không hướng tới trí tuệ, không chủ hướng từ bi như Phật giáo.
    Kết quả : có thể tăng cường sức khoẻ, có thể đạt được một số thần thông, thấy được một số cảnh giới của cỏi Trời sắc giới nhưng không thoát khỏi LUÂN HỒI


    b]2-- THIỀN PHÀM PHU :Cũng do chán cỏi này, ưa cỏi khác mà tu, song hạng người này đã tin chắc vào nhân quả như tứ thiền....

    3 - THIỀN TIỂU THỪA :Người ngộ lý Thiên chân, thấy Ngã Không mà tu. Ngộ lý Thiên chân là Ngộ được cái lý chân thật, song chưa được hoàn toàn. Bởi tuy không còn chấp NGÃnhưng hãy còn chấp PHÁP ( Còn chấp có sanh tử Niết Bàn )

    4 - THIỀN ĐẠI THỪA : Ngộ được ngã pháp điều không, hiển bày chân lý mà tu

    5 - THIỀN TỐI THƯỢNG THỪA : Còn gọi là NHƯ LAI THANH TỊNH THIỀN,Cũng gọi là Nhất Hạnh Tam Muội : Người đốn Ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh, vốn không có phiền não, trí tánh vô lậu sẵn tự đầy đủ, TÂM này tức làPHẬT , Cứu cánh không khác, y đây mà tu là THIỀN TỐI THƯỢNG THỪA---Môn đệ Tổ Đạt Ma lần lượt truyền nhau là Thiền này

    THIỀN PHẬT GIÁO:( Thiền định độ tán loạn) Tịnh Độ Tông, Mật Tông , Thiên Nguyên Thuỷ Thiền Tông... Nếu đạt đích : Dừng hết các niệm vọng tưởng. Cho dù phương tiện ứng dụng có khác nhau; nhưng chổ cứu cánh KHÔNG HAI,đó là điểm gặp nhau của các pháp tu THIỀNtheo PHẬT GIÁO

    THEO SỰ TƯỚNG CÓ 4 OAI NGHI :Đi đứng, nằm, ngồi, trong đó NGỒI THIỀNLà thù thắng hơn cả
    Theo nghĩa thông thường -TOẠ THIỀNlà sự hành THIỀN trong tư thế NGỒI, nhằm giúp TÂM đạt định, còn THIỀN ĐỊNHlà lý THIỀNchỉ TÂM trong trạng thái an định, tỉnh sáng không dính mắc.
    Trong Pháp Bảo Đàn Kinh , Lục Tổ nói

    "NGOÀI, ĐỐI VỚI TẤT CẢ CẢNH GIỚI THIỆN ÁC, TÂM NIỆM CHẲNG KHỞI GỌI LÀ TOẠ ? TRONG THẤY TỰ TÁNH CHẲNG ĐỘNG, GỌI LÀ THIỀN
    Như vậy, Toạ Thiền đồng nghĩa với Thiền Định khi hành giả thực hành THIỀNtrong tư thế NGỒI[/b]mà Tâm đạt Định
    Cũng trong Pháp Bảo Đàng Kinh "Ngoài lìa tướng làTHIỀN,trong chẳng loạn là ĐỊNH VÀ THIỀN ĐỊNH CHÍNH TOẠ THIỀN..Chính vì vậy, người ta vẫn gọi CỦA THIỀNlà CỬA PHẬT.[/b]
  2. uic

    uic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2004
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    1
    Ai biết lớp dạy thiền kiểu nhật bản hoặc trung quốc kiêm cả khí công thì báo cho tôi với. Thanks
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Thiền có nhiều cách thiền, trên đời mỗi môn phái có mỗi cách thiền khác nhau, Đạo cao Đài Thiền bằng 1 ngày 4 lần cho tín đồ giáo hữu luyện kinh ( trong tiếng nhạc kinh âu ơ lúc sáng 6:00 Am + trưa 12 :00 Pm + chiều 6:00 Pm + 12 :00 Am) trong tiếng kinh ngân nga, tinh thần tập trung thiền định miệng ầu ơ nam mô cao đài tiên ông...) Còn Phật giáo thì sáng mõ chiều kinh tiếng chuông chùa tiếng Mõ ngân nga, không phải ngẫu nhiên người ta chọn sáng mõ chiều kinh, mà theo thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc người ta mới chọn sáng mõ chiều kinh sáng từ 6 giờ thuộc Kim mà Kim thịnh thì gây cho con người tính uể ải khó chịu , nên người ta mới dùng Mộc để khắc chế, tiếng Gõ Mõ là MỘc gây cho con người cảm thấy ấm lòng vô cùng, Buổi chiều thì Thuộc Thuỷ nên dùng Kim khắc chế ( Kim ở đây là Tiếng chuông chùa hay tiếng chuông Mõ, gây cho tinh thần con người dễ chịu hơn.
    Giống như Thiên chúa giáo, mỗi tôn giáo khi hành lễ diều có tính Thiền.
    Thiền người cứ hỏi tại sao tôi luyện Voga , tôi luyện thiền nhưng không thấy kết quả ? đừng nôn nóng quá bạn ạ, muốn luyện thiền trước tiên luyện cho con người có phong thái Ung dung, tính khí ôn hoà, tinh thần thoải mái, phải vượt qua được nỗi phiền toái trong cuộc sống. mới Thiền tâm nhập định được vậy.
    Thật ra những người lớn tuổi tập thiền rất khó và phải nhiều năm tháng mới đạt được. Trung bình thanh niên thì cở 3, 5 tháng ngồi thiền là thấy có kết quả. Chứ còn những người có gia đình hoặc lớn tuổi thì phải lâu hơn. Là vì lúc ngồi thiền các người lớn tuổi hay có tạp niệm. Cho nên không định tâm được như các bạn trẻ, Sau khi, thấy có luồn khí ấm ở bụng dưới (đan điền), thì lúc đó ta bắt đầu dẫn khí đi Nhâm và Đốc Mạch. Nhâm mạch ở phía trước, còn Đốc Mạch ở sau lưng. Khi hít vào, dùng tâm để dẫn khí từ huyệt Hội Âm lên tới huyệt Bách Hội. Gọi nôm na là từ đít cho tới đỉnh đầu, hít vào phổi nở to. Và khi thở ra, thì từ trên đầu đi xuống đan điền, bụng hơi phình to lên. Tâm dẫn khí, có nghĩa là dùng lý trí suy nghĩ để đưa chân khí chạy vòng khắp thân thể. Do đó, người ta mới dạy người ngồi thiền phải nhíu đít lại, vào đầu lưỡi phải đặt lên võng mô trên. Tức là để chân khí chạy 1 vòng thân thể, không bị hở mạch nào. Thiền lâu năm thì chân khí tự động đi ra 12 kinh mạch, như các bạn đọc trong các chuyện kiếm hiệp vậy .
    Lúc đầu mới tập, các bạn nên Trước hềt phải lám 1 vài động tác cho ấm người. Tâm thần được an tĩnh. Thực ra không ai có thể đạt đến tuyệt đối hoàn toàn an tĩnh được, mà chỉ có thể đạt được sự an nhiên, tập trung tinh thần vào việc điều chỉnh hô hấp. Không cần nghỉ đến chuyện đã thông 2 mạch Nhâm Đốc. Nên mặc áo quần rộng rãi khi ngồi thiền. Trong thế ngồi, phải đặt dưới đít 1 cái gối cao. Gối bình thường cũng được, nhưng mà tự làm lấy 1 cái gối có 1 cạnh cao hơn cạnh kia. Làm sao khi ngồi thì 2 đầu gối phải chạm xuống đất. Khi đầu gối chạm đất, xương chậu giữ cột xương sống thẳng và làm cho lưng mình thẳng đứng lên. Tư thế này rất cần có 1 cái gối để kê đít cao lên và đấu gối chấm đất dễ dàng. Ngồi Kiết Già theo tư thế này cũng dễ dàng hơn là 2 đầu gối ngóc lên trên. Không ngồi đươc Kiết già thì ngồi theo kiểu Bán già . Hai tay để trước bụng ở dươi rốn. Tay trái nằm lên trên tay phải, và hai đầu ngón tay trỏ chạm nhau. Hoặc là để hai tay ngữa trên đùi, tùy hỷ. Trung bình ngôi thiền là 1 tiếng. Nhưng thời buỗi này mà có giữ được tâm thần an tĩnh được trong 1 giờ là một chuyện rất khó. Nào là chuônbg điện thoại reo, ti vi , radio, tủ lạnh, máy lạnh, máy CD, máy quạt, xe cứu hỏa, cảnh sát, tiếng ồn xe , may bay v.v... Cữa sổ mở để cho thoáng khí vào trong phòng. Sau khi ngồi thiền xong, thì nên xả thiền bằng cách xoa bóp chân tay và toàn thân.
    Khi nhập thiền nhớ niệm vài ba lần Nam Mô Ai Di Đà Phật. Để cho tâm được định. Nam Mô nghĩa là trở về, và chữ Phật đây có nghĩa là mình. Trở về bản thân của mình. Ngày xưa có câu Nhân chi sơ tánh bổn thiện. Nếu các đạo khác thì niệm kinh của đạo đó.hoặc là bạn điếm từ số 1 đến vô tận. Tinh thần thoải mái, nơi im tĩnh, không phí thoáng mát không có âm khí nhiều. mặt hướng về Tây.
    - Dồn khí lên ngực để "Đề khí" phép này được dùng luyện Khinh Công, làm cho mình nhẹ nhành hơn
    -Dồn khí xuống đan điền để "Vận khí" ,được dùng luyện , để phát huy sức mạnh. cho nên có câu "chí khí đan điền thố " có nghĩa là: dùng ý chí đưa khí xuống đan điền , sức mạnh (Kình ) sẽ phát ra.
    vài lời chia sẻ các bạn, tập Thiền hiệu quả hay không là do tâm, nhớ Tâm là nguồn gốc là căn cơ của Thiền vậy, chúc các bạn Thiền tâm Nhập định
    Mọi thắc mắc về Thiền xin liên hệ : YM : lawyer_vietnam
    CHúc năm mới vui vẻ ( nhân khai bút đầu xuân)
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 23:18 ngày 31/12/2005
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    NHân dịp năm mới, kính chúc anh em 1 năm mới vui vẻ thành công trên mọi lĩnh vực
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 31/12/2005
  5. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    nghe nói đạo Cao đài trong miền nam cũng nhiều tín đồ lắm .Không biết họ là một nhánh trong nam tông hay tách hẳn ra thành đạo riêng với đạo Phật nhỉ.Mà họ thờ Phật hay thờ gì thế
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Đạo cao Đài là Cao Đài khác với nam Tông trong phật giáo, Ở Việt nam hình như tất cả các tôn giáo trên thế giới điều có , thậm chí còn phát triển thêm một số tôn giáo như Cao Đài , Hoà Hảo v.v.v
    Đạo Cao Đài phát triển từ các tôn giáo khác ( Tam Giáo Đồng Nguyên - Ngũ Chi hiệp Nhất) bởi vậy bạn thấy trên Kỳ đạo có 3 màu chính giữa là Thiên Nhãn, Kỳ đạo có màu vàng tượng trưng cho phật giáo, màu đỏ tượng trương cho thần giáo ( Đạo Lão, màu xanh tượng trưng cho tiên giáo. Trên bàn thờ của Cao Đài còn có cả đức Chúa Jêsu , phật thích ca, Lão tử. Bời thế cao đài có thể nói là một Tông giáo dung hoà những ton giáo khác, phát huy quang đại những điều hay lẽ phải trong cuộc sống vậy.

  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    xin tóm tất về đạo Cao Đài như sau : từ lúc nhân loại ở thời Thượng cổ sống đời Thượng nguơn Thánh Ðức, ngây thơ, vô tội. Người và thúđối xử và thương nhau như bạn. Người và người không ghét nhau và không giết hại nhau. Ðức Chúa Trời dạy trực tiếp cho loài người mọi việc theo luật đồng thanh tương ứng, đòng khí tương cầu như sự diễn tả của Ðức Mose trong Kinh Thánh.
    Sau biến cố đổi thay của các lục địa nên có đại hồng thủy, loài người phải mưu sanh thoát hiểm để tồn tại.
    Sau những trận cháy rừng, loài người tìm thấy xác thú bị cháy nướng, ăn thử thấy ngon rồi ăn mãi thành thói quen.
    Về sau loài người mới chăn nuôi để thú nhà sanh sản thêm mà giết để ăn. Loài người sanh sản ngày càng đông, giành nhau miếng ăn, giết hại nhau bằng chiến tranh.
    Ðức Chúa Trời sai chư Tiên Tri giáng thế viết Cựu Ước với 10 điều răn và cấm giết người để dạy dỗ (ở Trung Ðông).
    Ngài cho Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật giáng thế ở Ấn Ðộ mở Phật Ðạo dạy dân, đồng thời Ngài cũng cho chư Thánh giáng trần ở Trung Hoa mà cai trị dạy dân cho hiền lương.Ðó là Nhứt Kỳ Phổ Ðộ.
    Nhân loại dữ nhiều lành ít, chánh giáo bị sai lạc đi và thất truyền, nên Ðức Chúa Trời sai chư Giáo Tổ giáng thế mở Ðạo, chỉnh đốn lại các Tôn giáo có từ trước. Ðó là Nhị Kỳ Phổ Ðộ.
    Hai Kỳ Phổ Ðộ trước : do chư Tiên Tri và chư Giáo Chủ thay mặt Ðức Thượng Ðế mở Ðạo dạy dân tại từng vùng:
    Nhứt Kỳ Phổ Ðộ vào thời Thượng Cổ : -Trung Hoa : có Ðức Thái Thượng Ðạo Tổ mở Tiên Ðạo, Ðức Văn Xương Ðế Quân mở Thánh Ðạo và Vua Phục Hi mở Nhơn Ðạo. Ấn Ðộ : có Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật mở Phật Ðạo. Ở Trung Ðông : có Ðức Mose mở Thánh Ðạo.
    Nhị Kỳ Phổ Ðộ vào thời Trung Cổ, các Ðấng phục sinh lại, mở Ðạo lần thứ hai : Ở Ấn Ðộ : có Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni mở Phật Ðạo, Ở Trung Hoa : có Ðức Lão Tử mở Tiên Ðạo, Ðức Khổng Tử mở Thánh Ðạo và Ðức Khương Tử Nha mở Thần Ðạo, truyền sang Nhựt Bổn là Shintoism (Shintoismus, Shintoisme). Ở Do Thái có Ðức Giê-su mở Thánh Ðạo.
    Tiếp theo sau đó có Ðức Mohammed mở Ðạo Hồi cũng ở Trung Ðông, cũng là Ðấng Tiên Trisau cùng trong Thánh Ðạo.
    Tam Kỳ Phổ Ðộ : do chính Ðức Chí Tôn Thượng Ðế mở cơ tận độ cho nhơn loại bằng huyền diệu cơ bút chớ không giao cho tay phàm như trước. Ðấng Giáo Chủ Ðạo Cao Ðài : do chính Ðức Thượng Ðế khai mở Ðạo Cao Ðài trong Tam Kỳ Phổ Ðộ.
    Nơi khai mở Ðạo Cao Ðài : Thánh Ðịa Việt Nam - vào năm 1926 - Tổ Ðình tại Tòa Thánh Tây Ninh.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:57 ngày 05/01/2006
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 05/01/2006
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
  9. TaTu4tuoi

    TaTu4tuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bạn Huỳnh Đình là gì vậy?
    Trước đây tôi thấy 1 cuốn sách khá dày là "Lược khảo Huỳnh Đình kinh", mở ra toàn âm dương bát quái..., có liên quan gì tới việc tu tiên ở đây không?
  10. langduk3

    langduk3 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Đình là cái Đình màu vàng .
    Bác Kenvinmitnick lắm chuyện quá, lại còn phân biệt Thoát Khổ với Giải Khổ ....

Chia sẻ trang này